« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH ĐỊNH LƯỢNG VÀ TIỆM CẬN KHÔNG GIAN TRONG NGHIÊN CỨU NÔNG THÔN (VÍ DỤ HUYỆN DUY TIÊN, TỈNH HÀ NAM VÀ SAPA, TỈNH LÀO CAI)


Tóm tắt Xem thử

- Trong tình hình đó, việc gắn liền nông dân với nền nông nghiệp và nông thôn (tam nông) trong việc hoạch định chính sách là khuynh hướng đang được các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách đặc biệt lưu ý.
- Tuy nhiên, đây là một phạm trù phức hợp nên việc nghiên cứu đồng thời các khía cạnh của nó là vấn đề chứa đựng nhiều thách thức về phương pháp luận.
- Các hợp phần Nông dân, Nông nghiệp, Nông thôn thường bị tách rời khỏi nhau trong các nghiên cứu.
- Việc tích hợp các hợp phần này lại đòi hỏi phải gắn chúng với một quy mô không gian (spatial dimension) nào đó và việc kết nối các hợp phần này lại đòi hỏi các số liệu định lượng trên quy mô không gian nói trên (Phạm Văn Cự, 2008)..
- Bài viết này đề cập đến việc đưa phương pháp phân tích định lượng và phương pháp không gian hoá các mối quan hệ được mô tả một cách định lượng.
- thông qua hai nghiên cứu.
- Nghiên cứu thứ nhất được thực hiện tại khu vực huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các đặc điểm kinh tế - xã hội và vấn đề rác thải sinh hoạt nông thôn.
- Nghiên cứu thứ hai được tiến hành tại Sa Pa, tỉnh Lào Cai với mục đích tìm hiểu quan hệ giữa biến động sử dụng đất và các nhóm dân tộc thiểu số Hmông, Dao, Tày và Dáy.
- Với trường hợp này, các tác giả đã sử dụng 3 ảnh vệ tinh của các thời điểm và 2006 để đánh giá biến động hiện trạng sử dụng đất.
- Ở cả hai ví dụ nói trên, các tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính (PCA - Principal Component Analysis) để đánh giá các mối quan hệ cần nghiên cứu..
- Tiếp cận không gian và phương pháp định lượng trong nghiên cứu ở Duy Tiên và Sa Pa.
- Hiện nay, các nhà địa lý đã chấp nhận một cách rộng rãi rằng các quan hệ xã hội thực chất là quan hệ xã hội - không gian (socio - spatial relation) và cho rằng khía cạnh không gian của các quan hệ xã hội sẽ tác động lên cách mà các quan hệ này diễn ra trong thực tế phát triển của xã hội (Raju J.
- Không gian và các quan hệ xã hội vốn đã liên kết với nhau một cách tự nhiên và bản thân không gian đã tạo nên các thực thể xã hội khác biệt (Charlotte Spinks, 2001.
- Nhiều nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm “tính không gian quan hệ” (relational spatiality) và khẳng định vai trò của không gian trong các quan hệ xã hội biểu hiện qua tổ chức lãnh thổ ở nhiều quy mô (Massey D.
- Tác giả Fortheringham cho rằng phương pháp định lượng trong địa lý học không còn là vấn đề mới, nhưng do sự phát triển liên tục của các lý thuyết trong lĩnh vực địa lý nhân văn nên các phương pháp định lượng đã bị chỉ trích, và đã có nhiều tác giả cho rằng nó đã bị bỏ quên trong các nghiên cứu của địa lý nhân văn và trong khoa học xã hội (A.
- Tuy nhiên, những năm gần đây, giới nghiên cứu cũng nhận thức được rằng phần lớn dữ liệu sử dụng trong lĩnh vực địa lý nhân văn nói riêng và trong khoa học xã hội nói chung đều gắn với lãnh thổ ở các quy mô (scale) khác nhau (Bourrough 1986;.
- Đó là lý do các nhà địa lý nhân văn và các nhà xã hội học đã dễ đồng thuận trong việc chọn công cụ cho phép ta tích hợp cả hai khía cạnh: định lượng và không gian để nghiên cứu các đối tượng, các thực thể, các quá trình và các hiện tượng ngoài tự nhiên và trong xã hội.
- Lãnh thổ nghiên cứu được phân chia thành các đơn vị không gian (spatial unit) để ta có thể kết nối mọi dữ liệu liên quan.
- Các thông tin hiện trạng sử dụng đất cũng có mối quan hệ chặt chẽ với các điều kiện kinh tế - xã hội và sự thay đổi của nó cũng phụ.
- 2002), sự thay đổi hiện trạng sử dụng đất có tác động đến các chỉ số kinh tế chủ đạo như thu nhập từ nông nghiệp hay đầu tư lao động..
- Trong cả hai trường hợp Sa Pa và Duy Tiên, các tác giả đã sử dụng phiếu điều tra nông hộ kết hợp với các dữ liệu thống kê thu thập được trên quy mô thôn, bản, xã và toàn huyện.
- Các đơn vị hành chính này được sử dụng làm đơn vị không gian trong phân tích.
- Ở đây, các cặp quan hệ được đánh giá nhờ vào các dữ liệu thống kê thu thập được tại các địa phương, các thông tin điều tra nông hộ..
- Riêng đối với nghiên cứu ở Sa Pa, chúng tôi đã sử dụng các ảnh vệ tinh đa thời gian để đánh giá biến động lớp phủ hiện trạng.
- Các đơn vị không gian được chọn có quy mô thay đổi từ cấp thôn bản đến cấp xã.
- Trong khi đó ở Duy Tiên, đơn vị không gian được sử dụng trong phân tích là các xã.
- Một cách ngầm định, các đối tượng nghiên cứu đã được đặt vào vị trí địa lý và được đặc tả bởi các dữ liệu số cả trên bình diện không gian lẫn các thuộc tính mà chúng tôi sẽ trình bày ở phần sau..
- Do dữ liệu thu thập được tại huyện Duy Tiên bao gồm một số lượng khá lớn các biến nên phương pháp phân tích thành phần chính là công cụ phân tích thống kê chủ đạo trong đánh giá các quan hệ này.
- PCA là công cụ phân tích nhân tố sử dụng với mục đích giảm số lượng các biến (dữ liệu).
- Thuật toán PCA tìm kiếm sự kết hợp tuyến tính giữa các biến có phương sai đạt cực đại để loại bỏ chúng ra khỏi mô hình và tìm kiếm sự kết hợp tuyến tính thứ hai để có thể giải thích tối đa phần còn lại của phương sai.
- Đây được gọi là phương pháp trục thành phần chính và kết quả chỉ ra các nhân tố trực giao (Jollie, 1986.
- Trường hợp Duy Tiên.
- Duy Tiên là một trong các huyện có nhiều biến động về kinh tế - xã hội của Hà Nam, đặc biệt là về dịch chuyển cơ cấu ngành nghề (NXB Hà Nội, 2006.
- Vấn đề mà chúng tôi quan tâm là vai trò của thu nhập phi nông nghiệp và nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của các xã ở Duy Tiên và quan hệ của nó với rác thải sinh hoạt nông thôn.
- Dữ liệu sử dụng được lấy ra từ Niên giám thống kê nông nghiệp năm 2006 của 19 xã thuộc huyện Duy Tiên (dữ liệu của hai thị trấn Hoà Mạc và Đồng Văn không có trong.
- niên giám nông nghiệp).
- B ảng 1: Các biến được sử dụng trong phân tích quan hệ Thu nhập/Rác thải sinh hoạt.
- Dữ liệu được dùng cho phân tích này được liệt kê trong bảng 1 và được mô tả trong bảng 2 dưới đây.
- Việc phân tích thành phần chính được thực hiện bằng SPSS và chỉ có 17/19 xã có đủ dữ liệu để phân tích..
- B ảng 2: Các biến được lựa chọn để phân tích Tên bi ến Mô t ả biến.
- Ho_CNXD S ố hộ gia đình có thu nhập chính từ công nghiệp và xây dựng Dat_NN* Di ện tích đất nông nghiệp.
- *Trường này được tính toán trên các biến sẵn có Dat_SD (tổng diện tích đất nông nghiệp) trên Dien_tich (tổng diện tích tự nhiên)..
- Sau khi thực hiện các bước xử lý, các biến ít ý nghĩa được loại bỏ, các biến có ý nghĩa được đưa vào Bảng 3.
- Nhóm có thu nhập phi nông nghiệp là chính với các giá trị của thành phần chính 1 cao liên quan đến các biến “Số hộ gia đình tham gia vào sản xuất công nghiệp”, “Diện tích đất chuyên dùng (ha)” (dao động một cách tương ứng từ và 0.770).
- Trong khi đó giá trị của thành phần chính 1 liên quan đến các biến “Diện tích lúa [ha], Số lượng bếp củi trong xã, Diện tích đất nông nghiệp (ha)” lại có giá trị thấp (dao động một cách tương ứng và - 0.604)..
- Nhóm có thu nhập nông nghiệp là chính với các giá trị cao trong thành phần chính 2 nhưng có các giá trị thấp trong thành phần chính 1 (Bảng 3).
- Các giá trị cao trong thành phần chính 2 liên quan đến các biến “Diện tích lúa (ha), Số lượng bếp củi trong xã, Diện tích đất nông nghiệp (ha)” (dao động một cách tương ứng và 0.630)..
- Các số liệu này được gắn với từng xã, là đơn vị không gian cơ bản trong nghiên cứu này.
- Kết quả tính toán này trở thành giá trị thuộc tính của các dữ liệu không gian dùng để mô tả ranh giới vị trí các xã trên hệ thông tin địa lý (GIS).
- B ảng 3: Giá trị của hai thành phần chính được giữ lại để phân tích.
- Một dữ liệu khác cũng được đưa vào phân tích.
- Đó là dữ liệu về lượng rác thải sinh hoạt thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Duy Tiên (Bảng 2).
- Các dữ liệu này cũng được kết nối với các dữ liệu không gian là các xã và được thể hiện dưới dạng biểu đồ gắn với từng xã như ta thấy trên Hình 1.
- Độ lớn của biểu đồ tương ứng với lượng rác thải sinh hoạt của từng xã..
- Quan h ệ giữa thành phần chính.
- “Thu nh ập phi nông nghiệp”.
- v ới rác thải sinh hoạt.
- “Thu nh ập nông nghiệp” với rác thải sinh hoạt.
- Hình 1: B ản đồ biểu diễn các thành phần chính và quan hệ của nó với rác thải sinh hoạt phân tích theo s ố liệu thống kê của huyện Duy Tiên năm 2006.
- Từ các kết quả phân tích nói trên, có thể rút ra một số nhận xét sau:.
- Gần 60% các xã (4/7) có giá trị nhân tố phi nông nghiệp lớn hơn 0 có lượng rác lớn hơn trung bình..
- Tuy nhiên, xã Yên Bắc là nơi có giá trị nhân tố thu nhập phi nông nghiệp rất cao (0,8530) nhưng lại thải ra một lượng rác thải tương đối thấp.
- Cũng cần lưu ý là ở chiều kia (thành phần chính thứ hai), xã này cũng có giá trị nhân tố nông nghiệp cao thứ hai.
- Thu nhập từ các hoạt động mùa vụ này giải thích tại sao xã này lại có giá trị nhân tố cao ở thành phần thứ nhất (thu nhập từ phi nông nghiệp).
- Xã Mộc Nam có giá trị nhân tố thu nhập phi nông nghiệp trung bình và giá trị nhân tố nông nghiệp nhỏ hơn 0, lượng rác thải của xã này lớn gấp đôi lượng rác trung bình (22 kg).
- Hoạt động đó cũng giải thích tại sao lượng rác thải của xã luôn cao hơn dự đoán.
- Với các xã nằm dọc theo các trục đường bắc nam hoặc đông tây, càng gần các tuyến đường lớn thì các hoạt động kinh tế phi nông nghiệp càng phổ biến.
- Tuy nhiên, chưa có mối liên hệ rõ ràng nào về sự liên quan giữa các tuyến đường chính qua một xã và lượng rác thải tại xã đó cả..
- Bi ến động lớp phủ giai đoạn Bi ến động lớp phủ giai đoạn .
- Hình 2: Bi ến động hiện trạng lớp phủ ở Sa Pa được tính từ ảnh vệ tinh Landsat .
- Sa Pa là một huyện miền núi có nhiều cộng đồng dân tộc sinh sống, đồng thời có nhiều biến động về kinh tế - xã hội trong những năm vừa qua (Yann Roche 2000)..
- Diễn biến lớp phủ hiện trạng tại Sa Pa cũng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố tự nhiên và kinh tế - xã hội.
- Tuy nhiên trong nghiên cứu của chúng tôi, mối quan hệ giữa biến động lớp phủ hiện trạng và các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn Sa Pa mới là mối quan tâm hàng đầu.
- Chúng tôi đã sử dụng phép phân tích thành phần chính để đánh giá mối quan hệ này..
- Để theo dõi lớp phủ rừng, chúng tôi đã sử dụng ảnh vệ tinh Landsat chụp các năm và 2006 của khu vực Sa Pa.
- Kết quả phân loại các dữ liệu ảnh được trình bày trên Hình 2..
- Các dữ liệu thống kê về điều kiện kinh tế - xã hội và các phiếu điều tra nông hộ thu thập đã được rút gọn sau khi áp dụng phương pháp phân tích thành phần chính để chọn ra được 15 biến: 2 biến về dân tộc Hmông và Dao, 5 biến về diện tích lớp phủ năm 2006, 10 biến về biến động lớp phủ giai đoạn như ta thấy trên Bảng 4..
- B ảng 4: Bảng ma trận tương quan giữa 2 biến dân tộc v ới các biến diện tích lớp phủ và biến đổi lớp phủ.
- RTS93 - RK06 - R ừng thứ sinh chuyển sang rừng kín thường xanh DCT93 – RTS06 Đất canh tác chuyển thành rừng thứ sinh RTS93 - RT06 R ừng thứ sinh chuyển thành rừng trồng .
- DCT06 Đất canh tác .
- Cũng như trong trường hợp Duy Tiên, ở đây chúng tôi chỉ phân tích hai thành phần chính thứ nhất và thứ hai là các thành phần chiếm tới 50,84% tổng số lượng thông tin các biến, bao gồm các biến về lớp phủ và chuyển đổi lớp phủ thời kỳ .
- Hình 3: S ự đối lập về vị trí trong không gian 2 chiều (hai thành phần chính) c ủa các nhóm Hmông và Dao trong mối tưong quan với biến động lớp phủ hiện trạng..
- Các thành phần chính này được trình bày trên Hình 3, trong đó trục F1 (chiếm 31,8% lượng thông tin) biểu diễn thành phần chính thứ nhất cho ta thấy có sự tương quan rất gần gũi giữa diện tích rừng kín thường xanh năm 2006 cao (RK06) với sự chuyển từ rừng thứ sinh sang rừng kín thường xanh thời kỳ lớn (RTS93 - RK06), sự tương quan giữa diện tích đất canh tác (DCT06) lớn và sự chuyển từ rừng thứ sinh sang đất canh tác lớn (RTS93 - DCT06), giữa diện tích rừng trồng (RT06) lớn và sự chuyển từ rừng thứ sinh sang rừng trồng (RTS93 - RT06) lớn.
- Đối lập với sự tương quan này, bên trục âm lại cho thấy các biến với mối quan hệ nghịch đảo với các biến này, diện tích cỏ bụi năm 2006 lớn (CB06) tương quan với sự chuyển từ rừng trồng và đất canh tác từ năm 1993 sang (RT93 - CB06, DCT93 - CB06), các biến này lại tương quan gần gũi với nhóm thôn bản là dân tộc Dao..
- Ở trục thứ hai là trục biểu diễn thành phần chính thứ hai (chiếm 19,04% lượng thông tin) lại thể hiện sự đối lập khá rõ nét giữa các thôn Hmông và các thôn Dao..
- Các thôn Hmông gắn nhiều với diện tích rừng trồng lớn được chuyển từ diện tích cỏ bụi sang, đối lập với các thôn Dao gắn với diện tích rừng thứ sinh được chuyển từ đất canh tác sang, diện tích rừng trồng ít, diện tích đất canh tác lại bị chuyển nhiều sang cỏ bụi.
- Cả 2 nhóm dân tộc đều có tương quan thấp với diện tích đất canh tác..
- Trong khoảng thời gian nghiên cứu từ 1993 đến 2006 trên toàn huyện thì rừng kín đã phục hồi nhanh chóng do được chuyển nhiều từ rừng thứ sinh sang (diện tích phủ đã hơn 50%) được giả thiết là kết quả của sự tác động của công tác bảo vệ vườn quốc gia.
- Tuy nhiên vẫn có sự thay đổi sử dụng đất và lớp phủ lại rất khác nhau theo không gian tương ứng với sự phân bố các nhóm dân tộc như ta thấy rõ các cặp đối lập.
- Ta có thể thấy rằng trên vùng đất có người Hmông sinh sống, cỏ bụi và một phần đất canh tác chuyển thành rừng trồng, diện tích cỏ bụi giảm đáng kể, nhưng diện tích rừng trồng tăng ít, diện tích đất canh tác tăng nhiều, nhất là những vùng ở gần bản do chuyển từ đất rừng sang trong giai đoạn đầu và do khai phá diện tích cỏ bụi trong giai đoạn tiếp theo .
- Trong khi đó, ngược lại, trên vùng đất của người Dao sinh sống, ta thấy trong cả giai đoạn nghiên cứu thì diện tích cỏ bụi lại tăng lên đáng kể, diện tích đất canh tác tăng, rừng trồng có tăng chút ít trong giai đoạn đầu nhưng lại giảm nhiều trong giai đoạn sau .
- Điều này có thể giải thích với giả thiết cho rằng vùng lõi của Vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt nên nhiều diện tích rừng thứ sinh được chuyển sang rừng kín, nhưng ở các vùng gần khu dân cư hơn, rừng bị khai thác sau đó hoặc là bị bỏ hoá hoặc chuyển thành đất canh tác..
- Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích thành phần chính áp dụng vào khu vực Duy Tiên và Sa Pa là hai địa điểm có bối cảnh hoàn toàn khác nhau với cách đặt vấn đề để đánh giá các mối quan hệ dựa trên hai câu hỏi nghiên cứu hoàn toàn khác nhau.
- Việc thử nghiệm này khẳng định khả năng dùng phương pháp phân tích thành phần chính vào đánh giá các mối quan hệ mang tính liên ngành thông qua các chỉ số thống kê được rút gọn trong các thành phần chính..
- Sự biến đổi lớp phủ ở Sa Pa được kết luận là có quan hệ chặt chẽ với sự phân bố của các nhóm dân tộc khác nhau, cụ thể là nguời Hmông và người Dao..
- Tại Duy Tiên, các thành phần chính cho phép chỉ số hoá sự phân dị của các xã theo tính chất hoạt động kinh tế của xã và sự phân dị này cũng được GIS hoá để tìm mối liên hệ với lượng rác thải trung bình tháng của từng xã..
- Cách tiếp cận không gian này còn cho phép tìm hiểu nhiều mối quan hệ khác với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các đơn hành chính ở mức chi tiết hơn là các đơn vị thôn, bản và cần được tiếp tục thử nghiệm..
- Việc đi sâu vào điều tra nông hộ trong tương lai sẽ cho phép sử dụng phương pháp định lượng ở cả quy mô nông hộ với việc không gian hoá các dữ.
- liệu điều tra tại các đơn vị không gian cỡ thôn, bản.
- Như vậy, việc gắn người nông dân với các vấn đề nông nghiệp ở nông thôn là hoàn toàn khả thi.