« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ – Vũ trọng Phụng)


Tóm tắt Xem thử

- Trung tâm Luyện thi Amax – 39 LK 6A Làng Việt Kiều Châu Âu HẠNH PHÚC CỦA MỘT TANG GIA.
- Lấy làm hạnh phúc được ? Thế mà kì lạ và mỉa mai thay, có một "tang gia" trong tiểu thuyết Số đỏ của Vũ Trọng Phụng lại "hạnh phúc" thật, lại "nhiều người sung sướng lắm", lại "ai cũng vui vẻ cả.
- Viết về cái "tang gia" "hạnh phúc" trong tiểu thuyết của mình, nhà văn của "rừng cười nhiệt đới" đã tỏ ra rất thoải mái, ung dung trong khi làm chủ thứ nghệ thuật này.
- Ước mong này thành hiện thực khi Xuân Tóc Đỏ - trong một lần "nổi giận" vì tự ái, đã om sòm "tố cáo" trước mặt mọi người rằng ông Phán dây thép, cháu rể cụ tổ (chồng cô Hoàng Hôn) là "một người chồng mọc sừng”.
- Việc tố cáo đó - thực ra, do ông Phán dây thép thuê Xuân làm với giá mười đồng - đã trực tiếp gây ra cái "chết thật" của cụ cố tổ và có cái đám tang kì lạ này.
- Tên đầy đủ của chương truyện này có vẻ rườm rà và thiếu mạch lạc một cách đầy dụng ý : Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu.
- Thật là một cái tên xứng với những gì mà nhà văn miêu tả, trần thuật và muốn nói trong chương truyện.
- Nó chứa đựng cái bất thường mang mâu thuẫn trào phúng {Hạnh phúc của một tang gia.
- và nó bao hàm cả cái "chuẩn mực" đáng hãnh diện và đáng cho những đám ma khác phải noi theo (Một đám ma gương mẫu).
- Tuy nhiên, chỉ riêng sáu chữ Hạnh phúc của một.
- tang gia thôi cũng đã cô đặc trong đó những cái bất thường và những mâu thuẫn trào phúng của toàn bộ màn hài kịch hoành tráng mà các nhân vật Số đỏ đang diễn trong chương này.
- Mất người thân là mất mát không gì bù đắp được, nỗi buồn của tang gia thường được xem là nỗi buồn sâu sắc nhất - thành ngữ dân gian thường ví von "buồn như cha chết", "buồn như nhà có đám.
- cho nên, hai chữ tang gia thường gợi lên cả một cộng đồng gia đình khổ đau, bất hạnh.
- Nhưng cái tang gia này thì lại không thế : Cả tang gia ai cũng hạnh phúc, vui sướng.
- Niềm hạnh phúc, vui sướng toát ra từ không khí và bức tranh toàn cảnh của đám tang, đặc biệt là những nhận xét, những lời bình, lời kể hài hước của tác giả, kiểu như "Cái chết kia làm cho nhiều người sung sướng lắm" hay "tang gia ai cũng vui vẻ cả", "người ta tưng bừng đi đưả giấy cáo phó, thuê kèn đám ma.
- Ông Phán-mọc-sừng, ông cháu rể "quý hoá" của "người chết" thì sung sướng vì với sự giúp đỡ của Xuân Tóc Đỏ, kế hoạch tận dụng sự hoang dâm tai tiếng của vợ ông làm vũ khí "đào mỏ", đã thành công mĩ mãn không ngờ.
- Nhờ có cái "chết thật" của ông nội vợ mà ông cháu rể này "đã được cụ cố Hồng nói nhỏ vào tai rằng sẽ chia cho con gái và rể thêm một số tiền là vài nghìn đồng".
- Cụ cố Hồng, ông con trai trưởng "chí hiếu" của "người chết" thì sung sướng đến ngây ngất, vì nhờ cái "chết thật" của cha mình, nhờ có đám tang này mà cái danh giá sang trọng của ông sẽ được nâng lên nhiều bậc.
- Và, "Cụ chắc cả mười phần rằng ai cũng phải ngợi khen một cái đám ma như thế, một cái gậy như thế.
- Văn Minh (chồng), ông cháu đích tôn "chí hiếu" của "người chết" thì chỉ nóng lòng "mời luật sư đến chứng kiến cái chết của ông nội mà thôi".
- Ông sung sướng, vì nhờ cái "chết thật" của ông nội mình mà "cái chúc thư" chia của kia sẽ có hiệu lực thật sự "chứ không còn là lí thuyết viển vông nữa".
- Rồi, cậu Tú Tân sung sướng vì nhờ cái "chết thật" của ông nội mà sắp được dùng đến mấy cái máy ảnh mới mua .
- Văn Minh (vợ) sung sướng bởi sắp được chưng diện mốt tang phục mới .
- ông Typn sung sướng bởi được báo chí lăng xê các mẫu thời trang mà ông dày công thiết kế cho đám tang, v.v.
- Con cháu trong nhà, mỗi người một niềm hạnh phúc riêng đắ đành, ngay đến các ông cảnh sát Min Đơ, Min Toa cũng nhờ cái "chết thật" của cụ tổ mà được thơm lây : họ "sung sướng cực điểm", "vì được có đám thuê", "đã trông nom rất hết lòng".
- Sư cụ Tăng Phú thì "sung sướng và vênh váo ngồi trên một chiếc xe, vì sư cụ chắc rằng trong số thiên hạ đứng xem ở các phố, thế nào cũng có người nhận ra rằng sư cụ đã đánh đổ được Hội Phật giáo.
- Cụ bà thì "sung sướng vì ông đốc Xuân đã không giận mà lại giúp đáp, phúng viếng đến thế, và đám ma như kể đã là danh giá nhất tất cả".
- Thậm chí, đến cả "cụ tổ" cũng nhờ cái "chết thật" của chính mình mà được sung sướng : "Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng, nếu không gật gù cái đầu.
- Nỗi sung sướng, hạnh phúc bất thường, kì dị, thậm chí quái gở này, qua ngòi bút Vũ Trọng Phụng, như có sức lây lan rất rộng, rất sâu : từ người bề trên đến người bề dưới, từ người trong tang gia đến người ngoài tang gia, từ "khổ chủ" đến khách "đi đưa" đám, từ người sống đến "người chết".
- Xem thế đủ thấy niềm hạnh phúc mà cái chết kia mang lại thật là vô bờ bến và niềm sung sướng đúng là không còn bỏ sót ai.
- 2.Trong đám ma, niềm vui là thật, nỗi buồn là giả, cũng có nghĩa rằng cái đám ma kia tất cả là giả.
- Cái khó của nhà văn là phải lật tẩy sao cho người ta thấy rõ cái giả ấy đã đành mà còn phải thấy cả tính chất lập lờ giữa cái giả với cái thật.
- Một đám ma mà thiếu sự buồn đau và lòng thương tiếc chân thành, thì dù "to tát", "danh giá" đến đâu, cũng chỉ là thứ trò diễn nhố nhăng, không thể gọi là đám ma đã đành mà cũng không thể gọi là đám rước, đám hội.
- Mâu thuẫn thật - giả được nhà văn khai thác khá triệt để nhằm phóng to cái bất thường, kì dị làm bật ra tiếqg cười phê phán.
- văn minh "Âu hoá" rởm .
- Câu văn mở đầu đoạn trích hàm chứa một sự đối chiếu thật - giả rất thâm thuý : "Ba hôm sau, ông cụ già chết thật".
- Nhìn từ phía tác giả, câu văn này ẩn giấu một nụ cười châm biếm (chết mà cũng có "chết thật", chết giả.
- Cụ tổ hẳn đã có những phen "chết giả” làm cho đám cháu con kia hụt hẫng thất vọng, và cả tang gia đã chờ đợi cái "chết thật" này quá lâu rồi.
- Cho nên, khi ông cụ "chết thật" thì người ta tất phải vui sướng, hạnh phúc tột cùng.
- Và, tang gia "ai cũng" "hạnh phúc", "vui vẻ cả.
- Mỉa mai hơn, trong khi "đưa đám" người ta cũng thoáng thấy đây đó những gương mặt buồn, nhưng buồn hoàn toàn là vì những cớ khác.
- Ông Văn Minh có vẻ mặt "đăm chiêu" buồn là vì ông mải nghĩ đến việc "thực hành" cái "chúc thư kia".
- Lúc hạ huyệt, người ta cũng nghe thấy có tiếng khóc.
- Cụ Hồng khóc là cốt để người ta phải chú ý đến, khen cái gậy trong tay cụ và trầm trồ khen rằng "con giai nhớn đã già đến thế kia".
- Ông Phán mọc sừng khóc "Hứt.
- "oặt cả người đi" là cốt để người ta phải tưởng rằng, ông là một chàng cháu rể "quý hoá".
- Trong khi kể về "hạnh phúc" của "tang gia", một mặt, tôn trọng hiện thực, Vũ Trọng Phụng cố tình tạo ra sự mập mờ giữa cái thật và cái giả đúng như cái hiện thực xã hội vốn có : vàng thau lẫn lộn, đen trắng mập mờ.
- Nhưng mặt khác, ông cũng tỉnh táo vạch ra những đường biên cần thiết, giữa vàng thau, đen trắng và lật tẩy cái giả một cách thật tài tình.
- trong đoạn văn sau được dùng rất ý vị nhằm lật tẩy tính chất trò diễn ấy của đám ma : "Cả một thành Phố đã nhốn nháo lên khen đám ma to, đúng với ý muốn của cụ cố Hồng.
- Thiên hạ chú ý đặc biệt vào nhũng kiểu quần áo tang của tiệm may Âu hoá như ý ông Typn và bà Văn Minh.
- "Ý muốn của cụ cố Hồng", "ý ông Typn và bà Văn Minh" gợi nhớ đến ý của cậu Tú Tân qua hành vi : "bắt bẻ từng người một, hoặc chống gậy, hoặc gục đầu, hoặc cong lưng, hoặc lau nước mắt như thế này, như thế nọ.
- nghĩa là bấm đúng lúc - và lật tẩy được tất cả.
- Nói chung, sự lật tẩy của tác giả càng bất ngờ thì càng thú vị, hài hước.
- Nhưng điều đặc biệt thú vị là sự lật tẩy của nhà văn thường tạo được bất ngờ.
- Ông lật tẩy Văn Minh chồng : "Ông phân vân, vò đầu rứt tóc, lúc nào mặt cũng đăm đăm chiêu chiêu, thành thử lại thành ra hợp thời trang, vì mặt ông thật đúng với cái mặt một người lúc gia đình đương là tang gia bối rối." Ồng lật tẩy cô Tuyết: "Hôm nay, Tuyết mặc bộ y phục Ngây thơ - cái áo dài voan mỏng trong có coóc-sê, trông như hở cả nách và nửa vú - nhưng mà viền đen, và đội một cái mũ mấn xinh xinh.
- Với cái tráp trầu cau và thuốc lá, Tuyết mời các quan khách rất nhanh nhẹn, trên mặt lại có vẻ buồn lãng mạn rất đúng mốt một nhà có đám." Ông lật tẩy "các ông tai to mặt lớn.
- những ông tai to mặt lớn thì sát ngay với linh cữu, khi trông thấy làn da trắng thập thò trong làn áo voan trên cánh tay và ngực Tuyết, ai nấy cũng đều cảm động hơn những khi nghe tiếng kèn Xuân nữ ai oán, não nùng." Ông lật tẩy cả đám đông ! "Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện trò về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may.
- Thật là đủ giai thanh gái lịch, nên họ chim nhau, cười tình với nhau, bình phẩm nhau, chê bai nhau, ghen tuông nhau, hẹn hô nhau, bằng những vẻ mặt buồn rầu của những người đi đưa ma." Ông lật tẩy cả bầy con cháu "chí hiếu.
- "Một bầy con cháu chí hiếu chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ tổ." Và sắc sảo, bất ngờ nhất là việc ông lật tẩy cuộc "thanh toán hợp đồng" kín đáo, tinh vi giữa ông Phán mọc sừng và Xuân Tóc Đỏ : "Xuân tóc đỏ đứng cầm mũ nghiêm trang một chỗ, bên cạnh ông Phán mọc sừng.
- HứtL.Hứt Ai cũng để ý đến ông cháu rể quý hoá ấy.
- Dưới cái khăn trắng to tướng, cái áo thụng trắng loè xoè, ông Phán cứ oặt người đi, khóc mãi không thôi.
- Xuân tóc đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư.
- ở cấp độ kết cấu, hai thủ pháp chủ yếu thường được nhà văn sử dụng khá đắt: a) kết hợp tả viễn cảnh với tủ cận cảnh b) tạo tình huống kịch tính và duy trì được độ căng cần thiết cho câu chuyện.
- Các câu, đoạn tả viễn cảnh - chẳng hạn : "Đám ma đưa đến đâu làm huyên náo đến đấy.
- thường làm cho người ta có cái cảm giác là đám ma rất to tát, linh đình, "gương mẫu”.
- Trong khi đó, các câu, đoạn tả cận cảnh và đôi khi đặc tả, thì lại làm cho người ta có thể soi vào từng góc khuất, hay hành vi, chi tiết nhỏ nhất để thấy hết cái giả dối, rởm đời, nhố nhăng, kì quặc và "vô nghĩa lí" của cái đám tang này.
- Rõ ràng là chỉ khi soi mắt nhìn vào từng góc khuất, từng hành vi nhỏ nhặt thì mới thấy được sự thật này : "Ai cũng làm ra bộ mặt nghiêm chỉnh, song le sự thật thì vẫn thì thầm với nhau chuyện trò về vợ con, về nhà cửa, về một cái tủ mới sắm, một cái áo mới may.
- hoặc : "Xuân Tóc Đỏ muốn bỏ quách ra thì chợt thấy ông Phán dúi vào tay nó một cái giấy bạc năm đồng gấp tư.
- Vậy là, nhìn từ cự li xa, nhà văn thâu tóm được trung thành cái bề ngoài có vẻ giống thật, thậm chí rất "gương mẫu", "to tát" của đám ma.
- Còn nhìn từ cự ly gần, thật gần, nhà văn đã lật tẩy cái giả, cái thực chất chứa đựng và được che đậy ở bên trong của nó : sự bất hiếu, bất nghĩa và thói đạo đức giả.
- Bên cạnh việc kết hợp giữa miêu tả viễn và cận cảnh, nhà văn còn sử dụng hợp lí kĩ thuật tạo tình huống kịch tính và duy trì được độ căng cần thiết cho câu chuyện.
- Chẳng hạn, sau khi ông già "chết thật", đã "được quan trên khám qua loa", niềm vui của đám cháu con tưởng đã có thể nở rộ, thì vì một lí do nào đó, sự sung sướng có nguy cơ bị hoãn lại.
- Bà Văn Minh thì sốt cả ruột vì mãi không được mặc những đồ xô gai tân thời, cái mũ mấn trắng viền đen - demières créations.
- Những cái rất ăn với nhau mà tiệm Âu hoá một khi đã lăng-xê ra thì có thể ban cho những ai có tang đương đau đớn vì kẻ chết cũng được hưởng chút ít hạnh phúc ở đời.
- Người ta đổ lỗi cho ông Văn Minh không khéo can thiệp để mọi việc phải trì hoãn, cụ Hồng cứ nhắm mắt lại kêu khổ lắm, cụ bà hay lề lối, vẽ chuyện lôi thôi".
- Vậy đấy, người trong tang gia đã phải "la ó lên.
- Lệnh phát phục chỉ mới trì hoãn có một ngày mà người ta đã bực dọc, sốt ruột, đau khổ như vậy, giả sử ông già tám mươi này cứ "sống mãi" thì họ còn bực dọc, sốt ruột, đau khổ đến mức nào.
- Thế mới biết, có được niềm "hạnh phúc" như của "tang gia" này cũng không dễ dàng gì.
- Có khi nhà văn mỉa mai bằng lời văn có chứa các cụm từ phản nghĩa, ngược nghĩa.
- Ví dụ cụm từ "hạnh phúc của một tang gia" trong nhan đề đoạn trích, hoặc cụm từ "công hiệu đến nỗi họ mất mạng" trong đoạn văn nói về "thuốc thánh” đền Bia ("Người ta đã nghĩ đến cả thuốc thánh đền Bia vừa mới chữa một người ho lao và một người cảm thương hàn bằng bùn đen và cứt trâu, công hiệu đến nỗi họ mất mạng.
- Chẳng hạn, sau khi ghi lại hàng loạt câu nói "thì thào" trơ trẽn, nhảm nhí của đám "trai thanh gái lịch" đến dự đám tang, tác giả viết : "Và còn nhiều câu nói vui vẻ, ý nhị khác nữa, rất xứng đáng với những người đi đưa đám ma." Đến đây, có thể kết luận rằng : Từ cái "chết thật" của "ông cụ già" đến đám ma giả của tang gia, và từ cái đám ma giả của tang gia đến niềm vui thật của bọn người hám danh, hám lợi, đạo đức giả được kể trong chương truyện này là cả một hành trình sáng tạo của một tài năng lớn - tài năng trào phúng Vũ Trọng Phụng