« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích đoạn trích Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh


Tóm tắt Xem thử

- Trung tâm Luyện thi Amax – 39 LK 6A Làng Việt Kiều Châu Âu MỘT THỜI ĐẠI TRONG THI CA.
- Mở những trang đầu của tuyển tập Thi nhân Việt Nam người đọc được thưởng thức một bài tiểu luận xuất sắc của Hoài Thanh về phong trào Thơ mới.
- Đây là bản tổng kết một sự kiện văn học lớn, được xem là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực thơ ca ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX.
- Một bản tổng kết có giá trị khoa học, đồng thời cũng là một áng văn phê bình bất hủ.
- Bài tiểu luận không đầy bốn mươi trang in nhưng đã nói rất nhiều vế tư tưởng, tài năng và phong cách của một trong những cây bút phê bình văn học tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam hiện đại..
- Tác giả tự chia bài tiểu luận của mình ra làm nhiều đọạn.
- Phần I - Trình bày nguồn gốc lịch sử, văn hoá, cơ sở tư tưởng, tâm lí, xã hội của phong trào Thơ mới .
- quá trình hình thành, vận động, phát triển và thắng lợi của thơ mới trong cuộc đấu tranh với thơ cũ đã suy vi (từ đoạn 1 đến đoạn 4)..
- Phần II - Phân loại và nhận xét khái quát về các dòng khác nhau trong phong trào Thơ mới (dòng Pháp, dòng Đường, dòng Việt.
- những nhược điểm của thơ mới (đoạn 5, 6)..
- Phần III - Định nghĩa thơ mới, thơ cũ từ hình thức đến nội dung (đoạn 7)..
- Phê bình văn học là một dạng của thể nghị luận.
- Một thời đại trong thi ca nói rằng Hoài Thanh không chỉ viết bằng tình cảm, bằng ấn tượng (có một thời người ta đã xếp ông vào trường phái gọi là ấn tượng chủ nghĩa hay phê bình tình cảm).
- Qua bản tổng kết Một thời đại trong thi ca, thấy tác giả của nó, về năng lực trí tuệ, về tư duy lí luận, cũng tỏ ra đáo để lắm, nghĩa là chẳng kém cạnh ai, nếu chưa muốn nói là xuất sắc..
- Nội dung quan trọng nhất của phần III bài tiểu luận là xác định khái niệm thơ mới, thơ cũ, một đóng góp lí luận quan trọng nhất của bài tiểu luận.
- Qua những bài tranh luận giữa hai phái thơ cũ và thơ mới, thấy có sự không thống nhất với nhau về hiện tượng văn học gọi là thơ cũ hay thơ mới.
- Chẳng hạn về thơ cũ, người bênh vực thơ cũ thì chỉ nghĩ đến thơ Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến.
- là những "tinh hoa của mấy ngàn năm văn học.
- còn người phản đối thơ cũ, bênh vực thơ mới thì lại nghĩ đến toàn những bài thơ luật Đường nhạt nhẽo, vô vị đăng nhan nhản trên các báo chí đầu thế kỉ XX, nghĩa là những "cặn bã của một lối thơ đến lúc tàn"..
- Hoài Thanh rất có ý thức về vấn đề này.
- Tác giả bác bỏ những ý kiến định nghĩa thơ mới, thơ cũ gắn với một thể thơ cụ thể nào đấy và do đó dẫn đến lầm lẫn.
- Chẳng hạn Phan Khôi quan niệm thơ mới là thơ tự do.
- Thực ra, ở thời kì đầu của phong trào Thơ mới, không chỉ Phan Khôi, mà nhiều người khác cũng hiểu thơ mới như vậy.
- Tự do nghĩa là phá mọi luật lệ của các thể thơ truyền thống.
- Thơ tự do, kì thực chỉ là một thể trong vô số thể thơ được thơ mới sử dụng.
- Thể thơ này càng về sau càng ít thấy trong phong trào Thơ mới.
- Trái lại, nhiều bài thơ mới khá hay lại được viết theo thể thất ngôn, ngũ ngôn, lục bát, thậm chí thất ngôn bát cú Đường luật nữa (như một số bài của Hàn Mặc Tử và nhất là của Quách Tấn)..
- Như vậy là phân biệt thơ cũ, thơ mới, quả cũng có chuyện hình thức, có chuyện thể thơ này khác phải bàn.
- Hoài Thanh gọi là vấn đề "hình dáng câu thơ".
- Điều quan trọng là nội dung, là linh hồn của thơ, hay nói như Hoài Thanh : "tinh thần" của thơ.
- Ông viết: "Bây giờ hãy đi tìm cái điều ta cho là quan trọng hơn : tinh thần thơ mới"..
- Đoạn trích giảng trong sách giáo khoa bắt đầu từ vấn đề "tinh thần thơ mới"..
- Về điều này ta lại thấy sự sắc sảo trong tư duy lô gích của Hoài Thanh khi ông đưa ra hai giới hạn về đối tượng cần so sánh giữa thơ mới và thơ cũ.
- Hai là, ''muốn rõ đặc sắc mỗi thời phải nhìn vào đại thể", nghĩa là không nên căn cứ quá chi tiết ở bài thơ hay nhà thơ cụ thể, cá biệt nào.
- Đây là chuyện nhận biết sự khác biệt ở tinh thần chung của nền thơ hai thời đại.
- Vì vậy nếu so sánh những bài thơ, nhà thơ cụ thể thì chắc chắn sẽ vấp phải những trường hợp không tiêu biểu, không điển hình, ranh giới mới, cũ do đó khó phân biệt..
- 1b)Luận điểm sâu sắc.
- Trong đoạn văn trích giảng, có hai luận điểm hết sức cơ bản.
- Một là giữa thơ mới và thơ cũ không có sự ngăn cách hay đứt đoạn tuyệt đối.
- Hoài Thanh đã có một cách nhìn vấn đề rất biện chứng.
- Ông viết : "Các thời đại vẫn liên tiếp cùng nhau", "Hôm nay đã phôi thai từ hôm qua và trong cái mới vẫn còn rớt lại ít nhiều cái cũ".
- Không biết có ý thức hay không, nhưng ông đã phát biểu rất đúng về quy luật của mọi cuộc cách tân văn học chân chính : đổi mới muốn thành công, nhất thiết phải trên cơ sở kế thừa và cải tạo truyền thống cũ.
- Những cây bút thơ mới không tuân thủ quy luật này trước sau đều bị lịch sử đào thải như trường hợp Nguyễn Thị Kiêm làm những câu thơ 27 chữ, hay Nguyễn Vỹ viết những dòng thơ có đủ mười hai chân như thơ Pháp,....
- Hai là, xét trên đại thể "tất cả tinh thần thời xưa - hay thơ cũ - và thời nay - hay thơ mới - có thể gồm lại trong hai chữ tôi và ta.
- Đây là luận điểm quan trọng nhất, sâu sắc nhất, nhưng không dễ lĩnh hội.
- Vì thế tác giả phải phân tích, giải thích cho sáng tỏ : cái tôi của thơ mới thể hiện quan niệm về cá nhân chưa từng có trong xã hội ta thời phong kiến.
- Nghĩa là cái tôi tự ý thức về sự tồn tại của mình trên đời như một cá nhân cá thể.
- Tác giả khẳng định, xã hội Việt Nam xưa "không có cá nhân.
- Chỉ có đoàn thể : lớn thì quốc gia, nhỏ thì gia đình" cái cá nhân và bản sắc của nó "chìm đắm trong gia đình, trong quốc gia như giọt nước trong biển cả"..
- Đây là một luận điểm lớn.
- Thời phong kiện trung đại, ý thức cá nhân không có điều kiện được phát huy.
- Thời ấy, thái độ khinh trọng đối với cá nhân này, cá nhân khác, không phụ thuộc vào phẩm chất của chính cá nhân ấy mà tuỳ thuộc vào vị thế cao thấp, sang hèn của đẳng cấp, của gia đình, của dòng họ những cá nhân ấy.
- Nhà thơ thời trung đại phản ánh hiện thực hay biểu hiện tâm hồn mình phải thông qua một hệ thống ước lệ dày đặc, chặt chẽ, có tính phi ngã (impersonal).
- Màu sắc khác nhau của sáng tác các nhà thơ ấy, nhất là ở những cây bút lỗi lạc, không phải không có.
- (1) Pháp có thể thơ gọi là a-le-xan-đrin, mỗi dòng gồm 12 âm tiết..
- Tất nhiên đấy là nhìn bao quát trên đại thể, còn nếu theo sát từng bước thăng trầm của chế độ phong kiến, thì quan niệm về cá nhân thời ấy không phải không có những chuyển biến, ở nước ta, vào khoảng cuối thế kỉ XVIII sang thế kỉ XIX, do sự khủng hoảng sâu sắc của xã hội và ý thức hệ phong kiến, trong văn học, người ta đã thấy cái tôi cá nlịận bắt đầu cựa quậy và lên tiếng qua các tác phẩm của Phạm Thái, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ.
- tuy rằng nó chưa tự khẳng định được một cách sâu sắc với ý thức tự giác thật sự như các nhà thơ mới sau này.
- Phải đợi đến đầu thế kỉ XX, nhất là từ những năm hai mươi, ba mươi trở đi, do cơ cấu xã hội thay đổi sâu sắc, do ồự xuất hiện của những đô thị có tính chất tư bản chủ nghĩa với sự ra đòi của nhiều tầng lớp xã hội mới, và do ảnh hưởng của tư tưởng, văn hoá, văn học phương Tây hiện đại qua tầng lớp trí thức Tây học ngày càng đông đảo, trong giới cầm bút ở nước ta mới có sự thức tỉnh sâu sắc về ý thức cá nhân.
- Và các nhà thơ mới mới có nhu cầu bức xúc thoát ra khỏi hệ thống ước lệ có tính phi ngã nói trên.
- Họ tạo nên phong trào Thơ mới .
- Đó là tiếng nói thơ ca của cái tôi cá nhân cá thể (individu)..
- Luận cứ ở một bài nghị luận bao gồm cả những lí lẽ và những bằng chứng thực tế nhằm chứng minh cho tính chính xác của các luận điểm.ở trên ta đã nói đến hai luận điểm của đoạn văn : một là, về tính kế thừa của thơ mới đối với thơ cũ .
- hai là, sự khác nhau giữa thời đại của chữ tôi (thơ mới) và thời đại của chữ ta (thơ cũ)..
- Để chứng minh cho luận điểm thứ nhất, trong phần trước của đoạn trích, khi bàn về các thể thơ, tác giả đã duyệt lại một lượt các thể thơ trong phong trào Thơ mới để thấy nhiều thể thơ truyền thống đã được dùng lại và có chỗ đứng vững chắc trong thơ mới - tất nhiên có những cải biến nhất định.
- Ngay thể thơ được coi như một sáng tạo tiêu biểu của thơ mới là thể tám chữ cũng có gốc rễ ở thể hát nói chứ không phải được sáng tạo từ con số không hay hoàn toàn vay mượn của phương Tây.
- Phải nói, Hoài Thanh đã làm công việc này một cách rất công phu, rất tỉ mỉ - nhà phê bình không hề đưa ra những phán đoán theo tình cảm chủ quan hay theo ấn tượng chủ nghĩa như có người đã từng gán cho ông..
- Và để chứng minh cho luận điểm thứ hai, tác giả đã so sánh một bài thơ của Xuân Diệu với một bài phú của Nguyễn Công Trứ cùng viết về cảnh cơ hàn của nhà thơ : "Thi nhân ta (các nhà thơ mới - NĐM) cơ hồ đã mất hết cái cốt cách hiên ngang ngày trước.
- Bài tiểu luận của Hoài Thanh tuy có nội dung khảo cứu và lí luận sâu sắc, nhưng người đọc không cảm thấy khô khan..
- 2a Một là vì, trong nhiều trường hợp, tác giả đã diễn đạt các khái niệm, các quy luật không phải bằng ngôn ngữ lí thuyết trừu tượng mà bằng lời văn có hình ảnh và nhịp điệu.
- Không nên quan niệm nhà phê bình dùng hình ảnh hay nhịp điệu chẳng qua chỉ là một cách để tô thêm son phấn, đeo thêm vòng xuyến vào bài viết của mình cho màu mè, hấp dẫn.
- Không, phê bình văn học tự bản thân nội dung của nó yêu cầu phải diễn đạt như thế.
- Phê bình văn học cũng là dạng của thể văn nghị luận.
- Nhưng những phán đoán, những lí lẽ của nhà phê bình văn học lại dựa trên sự cảm thụ những áng văn chương.
- Nhưng hình ảnh trong văn phê bình có khác với hình ảnh trong văn sáng tác : nó phải thực hiện đồng thời hai chức năng : một là, diễn tả những ý niệm khái quát, những phát hiện về bản chất và quy luật của văn học .
- Phân tích những hình ảnh trong đoạn văn dẫn trên, ta thấy rất rõ văn phê bình của Hoài Thanh quả đã thực hiện được đầy đủ cả hai chức năng đó : vừa diễn tả được quy luật vận động của cái tôi thơ mới đi dần đến bế tắc, vừa giúp ta cảm nhận được đặc sắc riêng của thế giới nghệ thuật mỗi nhà thơ..
- 2b Văn phê bình của Hoài Thanh có sức hấp dẫn còn vì một lí do nữa : sự hấp dẫn của hình tượng tác giả.Ấy một cái tôi mê thơ, say thơ và hiểu thơ hơn cả chính những người làm thơ.
- Xét ra, ông cũng đích thực là con đẻ của "một thời đại trong thi ca".
- Thời đại ấy đã sinh ra những Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư, v.v.
- để làm ra thơ mới, đồng thời đẻ ra Hoài Thanh để bình về thơ mới..
- Hoài Thanh cũng thú nhận như vậy : "Có một lần viết về lịch sử phong trào Thơ mới, tôi đã định bặm miệng - y như các nhà học giả tập sự.
- Tôi dửng dưng sao được ? Tôi đã sống trong lòng thời đại.
- Kể lịch sử thời đại làm sao có thể không nhớ lại những năm vừa qua trong đời tôi"(1\.
- Là một thanh niên yêu nước, lại được thức tỉnh về ý thức cá nhân do ảnh hưởng của văn hoá phương Tây hiện đại, Hoài Thanh cũng muốn đóng góp một cái gì cho đất nước, đồng thời khẳng định sự tồn tại có ý nghĩa của mình trên đời.
- Hoài Thanh cũng biết như thế..
- Ông đành cùng với các nhà thơ mới làm cách mạng trong thi ca vậy.
- Thi nhân Việt Nam là một đóng góp có giá trị cho cuộc cách mạng ấy.
- Mang nỗi tủi hờn của một kẻ bất lực trước thời thế, anh cùng những nhà thơ mới, đành dồn tất cả tình yêu đất nước vào tình yêu tiếng nói và thơ ca dân tộc, mong làm dịu bớt phần nào nỗi sầu vong quốc.
- Cho nên Hoài Thanh viết về những nhà thơ mới mà cũng là tỏ bày chính nỗi niềm tâm sự của mình : "Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông.
- Viết những dòng này, tôi chắc nhà phê bình vô cùng xúc động.
- Văn phê bình như thế thi có khác gì thơ trữ tình.
- Người ta nói phê bình là người đại diện ý thức của các xu hướng, các trường phái văn học..
- Hoài Thanh rất xứng đáng là người đại diện ý thức của phong trào Thơ mới.