« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích đoạn trích Ra-ma buộc tội của sử thi Ra-ma-ya-na


Tóm tắt Xem thử

- ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH RA-MA BUỘC TỘI.
- Giới thiệu đoạn trích Ra-ma buộc tội - Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích 2.
- Sử thi Ra-ma-ya-na.
- o Theo truyền thuyết câu chuyện về hoàng tử Ra ma được lưư truyền trong dân gian từ xưa về sau được tu sĩ Bàla môn tên là Vamiki – người có nguồn cảm hứng đặc biệt và trí nhớ kì lạ ghi lại bằng văn vần bằng tiếng Xăngcrít vào khoảng thế kỉ III trước công nguyên..
- o Tác phẩm bao gồm 24000 câu thơ đôi kể về những kì tích của hoàng tử Ra- ma.
- Đoạn trích:.
- Đoạn 1: Lời buộc tội của Ra-ma.
- Đoạn 2: Lời đáp và hành động của Xi-ta.
- o Tóm tắt nội dung đoạn trích: Đoạn trích “Ra-ma buộc tội” là đoạn đã kể về sự kiện hoàng tử Ra-ma sau khi hạ gục quỷ vương Ra-va-na đã giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta kiều diễm.
- Vợ chồng Xi-ta đã gặp lại nhau, Xi-ta quá đỗi vui mừng khôn xiết.
- Nhưng Ra-ma lại đang nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng.
- Nàng Xi-ta đau khổ và tuyệt vọng không thể thanh minh nên đành bước lên dàn hoả thiêu, nhờ thần Lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình.
- Qua đoạn trích “Ra-ma buộc tội”, tác giả đã thể hiện quan điểm về vị vua mẫu mực (Ra-ma) và về người phụ nữ lí tưởng (Xi- ta) của dân tộc Ấn Độ cổ xưa..
- Lời buộc tội của Ra-ma.
- o Ra-ma dùng lời lẽ trịnh trọng, thái độ xa cách, lạnh lùng tuyên bố: giao tranh với quỷ Ra-va-na, tiêu diệt hắn để giải cứu Xi-ta vì động cơ bảo vệ danh sự o Nêu lí do mà Ra-ma buộc tội Xi-ta: Ra-ma đã phải nghi ngờ tư cách của nàng,.
- vì nàng đã lưu lại lâu trong nhà một kẻ xa lạ, không hề biết đến, và danh dự không cho phép người anh hùng chấp nhận một người vợ đã chung chạ với kẻ khác  Bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ.
- o Ra-ma buộc tội Xi-ta bằng những lời lẽ giận dữ, gay gắt, giọng điệu đi từ trân trọng đến phũ phàng, thô bạo, xúc phạm đến phẩm hạnh và tâm hồn Xi-ta.
- Diễn biến tâm trạng của Ra-ma và Xi-ta sau lời buộc tội của Ra-ma.
- o Xi-ta: ngạc nhiên đau đớn và cất tiếng thanh minh bằng những lời lẽ thấu tình đạt lí.
- Sau đó, nàng yêu cầu Lắc-ma-na lập dàn hỏa thêu và bước lên dàn lửa o Trước hành động của Xita, Ra-ma “ngồi im” và “dán mắt xuống đất.
- o Xi-ta đã chọn hành động quyết liệt bước lên dàn hỏa thêu và nàng khẩn cầu thần A-nhi chứng giám  lựa chọn cái chết để chứng minh phẩm hạnh.
- o Khi Xi-ta tỏa sáng trong ngọn lửa của thần A-Nhi: Ra-ma thức tỉnh.
- Động cơ và thái độ của Ra-ma trong đoạn trích đi theo trách nhiệm và tâm lí của một anh hùng coi trọng danh dự.
- Đoạn trích đẩy nhân vật Rama vào tình huống ngặt nghèo đòi hỏi có sự lựa chọn quyết liệt.
- Danh dự hay tình yêu  Ra-ma chọn danh dự  tuy cách lựa chọn chưa thấu tình đạt lý nhưng bộc lộ phẩm chất cao quý của một anh hùng, một đức vua mẫu mực..
- Xi-ta đã bước qua mạng sống của bản thân, lựa chọn cái chết để khẳng định, chứng minh lòng chung thủy, sự trong sạch..
- Đoạn trích cho ta thấy Xi-ta xứng đáng hình tượng người phụ nữ Ấn Độ cổ đại toàn thiện, toàn mĩ đáng được ngưỡng mộ.
- Nêu cảm nghĩ, nhận xét, đánh giá của bản thân về đoạn trích - Mở rộng vấn đề bằng suy nghĩ và liên tưởng của cá nhân C.
- Người Ấn Độ thường tự hào rằng: “chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì sử thi Ramayana còn làm say lòng người và cứu giúp họ ra khỏi tội lỗi”..
- Đoạn trích Ra-ma buộc tội kể về sự kiện hoàng tử Ra-ma sau khi hạ gục quỷ vương Ra-va-na đã giành lại được người vợ yêu quý là nàng Xi-ta kiều diễm.
- nhau, Xi-ta vui mừng khôn xiết.
- Nhưng hoàng tử Ra-ma nghi ngờ vợ mình không giữ được trọn vẹn danh tiết trong thời gian bị quỷ Ra-va-na bắt cóc nên đã tuyên bố từ bỏ nàng.
- Xi-ta không thể thanh minh nên đành bước lên dàn hoả thiêu, nhờ thần Lửa A-nhi chứng giám cho đức hạnh trung trinh của mình.
- Qua nội dung đoạn trích, các tác giả đã thể hiện quan điểm về vị vua mẫu mực (Ra-ma) và về người phụ nữ lí tưởng (Xi-ta) của dân tộc Ấn Độ cổ xưa..
- Ra-ma là nhân vật hội tụ đầy đủ tính cách của một vị anh hùng mà dân tộc Ấn Độ lúc bấy giờ..
- Tính cách cao quý của chàng được thể hiện rõ trong mọi tình huống và ở đoạn trích này là khá đặc biệt..
- Nhưng Ra-ma lại đi ngược lại với lẽ tự nhiên.
- Chàng nói với Xi ta: “Hỡi phu nhân cao quý, Ta đã đưa nàng tới đây sau khi đã đánh bại kẻ thù.
- Ta đã làm tất cả bằng khả năng của mình.
- Ta đã trả thù kẻ lăng nhục ta và cơn giận của ta đã hả.
- Ta đã làm tròn lời hứa và giờ đây không còn gì vướng mắc với chính mình.
- Nàng đã bị gã Ra-va-na tâm địa xảo trá bắt cóc khi vắng mặt ta, đó là do số phận của nàng xui nên, nhưng ta đã gỡ cho nàng khỏi điều vu khống.
- Coi danh dự của bản thân hơn cả tính mạng con người.
- Ra-ma đã đi ngược lại với lẽ tự nhiên.
- Ra-ma đã chiến đấu và chiến thắng quỷ vương Ra-va-na trước hết là vì danh dự dòng dõi cao quý của mình, vốn là người thẳng thắn, trung thực, chàng không giấu diếm suy nghĩ về người vợ mà chàng vừa giành lại được từ tay quỷ vương:… Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đã đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè.
- Cuộc gặp gỡ giữa Ra-ma và Xi-ta không chỉ có hai người mà diễn ra trước đông đảo anh em, bạn hữu và dân chúng.
- Vì thế Ra-ma không thể chỉ cư xử với tự cách của một người chồng mà còn với tư cách của một vị anh hùng vừa chiến thắng kẻ thù một cách vinh quang và cao hơn nữa là tư cách của một đấng quân vương.
- Do vậy ta không thể trách Ra-ma quá lạnh lùng, tàn nhẫn, vì con người của giai cấp, con người của xã hội trong chàng buộc chàng phải cư xử như vậy với người vợ mà chàng trân trọng gọi là phu nhân cao quý..
- Đối với Ra-ma thì danh dự của bản thân, gia đình và dòng tộc là quan trọng nhất, cho nên dẫu yêu thương người vợ hiền thục, xinh đẹp đến mấy đi chăng nữa thì chàng vẫn phải chối từ vì không thể vượt lên trên dư luận..
- Những lời nói của hoàng tử Ra-ma khiến Xi-ta tan nát cả cõi lòng.
- Nghe những lời tố cáo chưa từng có, trước mặt đông đủ mọi người, Xi-ta xấu hổ cho số kiếp của nàng.
- Mỗi lời nói của Ra-ma xuyên vào trái tim nàng như một mũi tên.
- Trong cơn tuyệt vọng và trước thái độ khó lay chuyển của hoàng tử Ra-ma Xi-ta chi còn cách duy nhất là nhờ thần Lửa A-nhi minh oan cho mình: Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra-ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con.
- Ra-ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A-nhi phù hộ cho con.
- Đức hạnh trung trinh cùng lòng dũng cảm tuyệt vời của nàng Xi-ta đã làm chấn động cả thần thánh, con người và ma quỷ.
- Qua sử thi chúng ta thấy dân tộc Ấn Độ đã dựng lên một vị anh hùng của chính dân tộc họ và qua đó cũng thấy được sự đức hạnh, thủy chung của người phụ nữ Ấn Độ lúc bấy giờ..
- Là một trong những cái nôi văn minh đầu tiên của loài người, nền văn học của Ấn Độ cũng sớm được hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhắc đến văn học Ấn Độ chắc hẳn sẽ có nhiều người nhớ đến hai bộ sử thi nổi tiếng Ramayana và Mahabharara.
- Đoạn trích Ra- ma buộc tội là một phần trong cuốn Ramayana..
- Bàn về vai trò của sử thi Ramayana đối với đời sống tinh thần của người Ấn Độ đã có lời nhận xét rằng: “Chừng nào sông chưa cạn, núi chưa mòn thì sử thi Ramayana còn làm say lòng người và cứu họ ra khỏi tội lỗi”.
- Đoạn trích Rama buộc tội là một trích đoạn tiêu biểu của cuốn sử thi này,đoạn trích kể về sự kiện Ra-ma sau khi chiến thắng quỷ vương Ra-va-na đã cứu được người vợ của mình là Xita, hai người đã có giây phút đoàn tụ với những sự kiện phức tạp đã diễn ra..
- Sau những ngày bị chia cắt khi Xi-ta bị quỷ vương bắt đi, hai vợ chồng Ra-ma và Xi- ta đã được đoàn tụ, nhưng đó không phải phút giây hàn nguyên vợ chồng cảm động mà lại là thời điểm giải quyết những mâu thuẫn, xung đột..
- Gặp lại chồng, Xi-ta vô cùng vui mừng, thế nhưng đáp lại sự nhớ thương, chờ mong của nàng thì Ra-ma đối xử với nàng vô cùng lạnh lùng bởi trong Ra-ma luôn tồn tại mối nghi ngờ vì Xi-ta đã bị quỷ vương bắt đi một thời gian, liệu nàng có chung chạ chăn gối với hắn ta không là điều không ai biết.
- Nghi ngờ danh tiết của vợ nên Ra-ma có ý muốn chối bỏ dù rất yêu thương vợ..
- Xi-ta đã hết lời thanh minh nhửng Ra-ma vẫn không chịu tin, cuối cùng nàng đã tìm đến Lửa thần A-nhi để nhờ người chứng minh cho tấm lòng trinh bạch, thủy chung cả nàng.
- Đoạn trích Ra-ma buộc tội đã thể hiện được thái độ và quan điểm của nhà văn về Ra-ma - một vị vua mẫu mực, lí tưởng của đất nước Ấn Độ và hình tượng người phụ nữ Ấn Độ Xi-ta..
- Ra-ma là người quân vương hội tụ được đầy đủ phẩm chất, năng lực của người đứng đầu một nước.
- Phẩm chất cao quý của chàng được thể hiện rõ nét qua đoạn trích này.
- Trong cuộc gặp gỡ với Xi- ta dù lòng rất nhớ thương vợ nhưng Ra-ma vẫn tỏ ra lạnh lùng và chối bỏ vợ vì lúc này chàng không chỉ là một người chồng mà nàng còn là một người quân vương, người đứng đầu đất nước, do vậy chàng đã đặt trách nhiệm với quốc gia dân tộc lên trên tình cảm cá nhân, cần suy xét rõ ràng, minh bạch mọi chuyện, dù đó có là vợ mình đi chăng nữa..
- Trước đông đảo quần thần và bạn hữu, nếu Ra-ma không xử lí tốt chuyện gia đình thì sẽ gây nên những điều tiếng đáng tiếc, ảnh hưởng đến uy tín của bậc quân vương..
- Đối với Ra-ma thì uy tín và danh dự của bản thân và gia tộc là điều quan trọng hàng đầu, dù yêu thương vợ nhưng chàng không thể bất chấp tất cả, vượt lên những điều tiếng không hay của dư luận mà đón nàng về cung điện..
- Nếu Ra-ma là mẫu quân vương lí tưởng thì Xi-ta lại là hình tượng người phụ nữ lí tưởng của người phụ nữ Ấn Độ xưa, ở nàng hội tụ nhiều phẩm chất tốt đẹp: son sắc, thủy chung.
- Trong cuộc hội ngộ với Ra-ma, không những không có những phút giây đoàn viên hạnh phúc mà nàng đã phải chịu nhiều đau khổ, ê chề từ thái độ lạnh lùng và hành động rũ bỏ của chồng mình là Ra-ma..
- Trước những lời nói của Ra-ma, Xi-ta đã vô cùng đau lòng, nàng đau đớn đến nghẹt thở, cảm giác như có sợi dây leo thít chặt vào da thịt.
- Đặc biệt, những lời hàm nghi của Ra-ma lại được nói trước đông đảo dân chúng và bạn hữu, nàng đã tủi thân, xấu hổ cho số phận của mình.
- Nàng đã cố gắng minh bạch tấm lòng trong sạch của mình nhưng Ra- ma đều nhẫn tâm phũ bỏ tất cả..
- Cuối cùng, không còn cách nào khác, Xi-ta đã phải nhờ đến sự giúp đỡ của thần lửa A- nhi, nàng đã bước lên giàn hỏa thiêu để nhờ thần Lửa chứng minh cho sự trung trinh, trong sạch của mình..
- Cảm động trước tấm lòng của nàng, thần lửa A- nhi đã xuất hiện mà chứng minh sự trong sạch của Xi-ta trước tất cả dân chúng, quần thần, bạn hữu.
- Nhờ vậy mà Ra-ma hiểu được tấm lòng và sự thủy chung của vợ, hai người đã được đoàn tụ thực sự mà không có bất kì khoảng cách nào khác..
- Hơn nữa, sự chung thủy, son sắc của Xi-ta đã làm cảm động cả thần lửa A-nhi.
- Qua đoạn trích Ra-ma ta có thấy được những khát vọng của người Ấn Độ và mẫu hình người anh hùng và người phụ nữ lí tưởng của thời đại bấy giờ, qua đoạn trích ta cũng hiểu được phần nào vì sao mà sử thi Ramayana lại có thể làm say đắm nhiều thế hệ đến vậy.