« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích đoạn trích Vĩnh Biệt Cửu Trùng Đài (trích vũ Như Tô – Nguyễn Huy Tưởng)


Tóm tắt Xem thử

- Trung tâm Luyện thi Amax – 39 LK 6A Làng Việt Kiều Châu Âu VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI.
- 1.Hồi thứ năm, hồi cuối bi kịch lịch sử Vũ Như Tô xoay quanh một sự kiện chính : Sự kiện đốt phá Cửu Trùng Đài, bắt, giết những người đã sáng tạo ra nó, chôn vùi họ trong tro tàn Cửu Trùng Đài và trong tro tàn của lịch sử một triều đại mục ruỗng của hôn quan, bạo chúa.
- Lợi dụng tình hình rối ren và mâu thuẫn giữa nhân dân, thợ xây đài với Vũ Như Tô và bạo chúa Lê Tương Dực, Trịnh Duy Sản cầm đầu một phe cánh đối nghịch trong triều đình đã dấy binh nổi loạn, lôi kéo thợ thuyền làm phản..
- Biết tin có binh biến, bạo loạn trong phủ chúa, nguy hiểm đến tính mạng Vũ Như Tô, Đan Thiềm hết lời khuyên và giục chàng đi trốn.
- Nhưng Vũ Như Tô khăng khăng không nghe vì tự tin mình "quang minh chính đại", "không làm gì nên tội" và hi vọng ở chủ tướng An Hoà Hầu..
- Đan Thiềm bị bắt.
- Khi quân khởi loạn đốt Cửu Trùng Đài thành tro, Vũ Như Tô mới tỉnh ngộ.
- Chàng trơ trọi, đau đớn vĩnh việt Cửu Trùng Đài rồi bình thản ra pháp trường..
- Những giá trị quan trọng ấy là Cửu Trùng Đài và những người đã dày công sáng tạo nên nó : Trớ trêu thay, gần cuối vở kịch, những người dân nổi loạn (trong đó có những người thợ xây đài, vốn trước đây nặng ân nghĩa với Vũ Như Tô) thậm chí, hầu như đã không mấy quan tâm đến việc trả thù bạo chúa Lê Tương Dực - việc này đã có phe cánh Trịnh Duy Sản đảm nhiệm - mà chỉ mải mê đốt phá Cửu Trùng Đài và chăm chăm truy diệt Vũ Như Tô, truy diệt người cung nữ "đồng bệnh" với ông là Đan Thiềm.
- Trong đó hình tượng đa nghĩa mang tính biểu tượng nghệ thuật cần phải nói đến trước tiên là Cửu Trùng Đài..
- Một mặt, Cửu Trùng Đài - như cái tên của nó - là một công trình kiến trúc mà tầm vóc không thể chỉ tính đếm bằng lượng gỗ cây, đá khối, cho dù đó là những con số nghe qua cũng đã đủ kinh hoàng ("hai trăm vạn cây gỗ chất đống cao như núi, toàn những gỗ quý vô ngần","hai mươi vạn phiến đá lớn, bốn mươi vạn phiến đá nhỏ, từ Chân Lạp tải ra.
- Mặt khác, đài Cửu Trùng còn là hiện thân cho cái Đẹp xa hoa.
- Đánh đổi bằng tất cả những thứ đó, đài Cửu Trùng được xây lên với mục đích gì ? Chưa biết trong tương lai thế nào, còn trước mắt, nhất là nhìn từ lợi ích của hôn quân Lê Tương Dực, thì "xây đài" chỉ là để "cho vua chơi.
- Nhưng ví thử, không gặp một ông vua hưởng thụ xa hoa như Lê Tương Dực, thì chưa chắc và cũng chưa biết đến bao giờ Vũ Như Tô được thi thố tài năng ? Cái oái oăm là ở đó, và mầm mông bi kịch của Vũ Như Tô cũng là ở đó..
- Theo đó, ý nghĩa biểu tượng thâm trầm của Cửu Trùng Đài được xác lập trên nhiều mối quan hệ.
- Cho dù đó không phải là một nhân vật bi kịch, song người đọc có thể từ hình tượng này gạch các dấu gạch nối về nhiều phía, xác lập quan hệ với nhiều nhân vật trong vở kịch để tìm hiểu ý nghĩa phong phú của nó : Với Vũ Như Tô, Cửu Trùng Đài hiện thân cho "mộng lớn".
- Với Đan Thiềm, Cửu Trùng Đài hiện thân cho niềm kiêu hãnh nước nhà.
- Với Lê Tương Dực, Cửu Trùng Đài là quyền lực và ăn chơi.
- Với dân chúng, Cửu Trùng Đài là món nợ mồ hôi, xương máu.
- Trước lúc vở kịch hạ màn, sau khi dân chúng làm cái việc họ tất phải làm (đốt phá Cửu Trùng Đài thành tro bụi), Vũ Như Tô và Đan Thiềm tột cùng đau đớn, tiếc nuối "vĩnh biệt" Cửu Trùng Đài, và vĩnh biệt nhau ("ĐAN THIÊM.
- vũ NHƯ TÔ.
- thì cái tên Cửu Trùng Đài, trong một sắc thái chua chát mỉa mai, còn toát ra một ý nghĩa khác : Cửu Trùng Đài là "mộng lớn", là biểu tượng cho sự bền vững, trường tồn, nhưng, cái Đẹp và sự tồn tại của nó hoá ra lại chỉ ngắn ngủi và mong manh như một giấc chiêm bao.
- Đó hẳn cũng là lí do để Nguyễn Huy Tưởng chọn cái tác phẩm thiên tài của người nghệ sĩ trong vở bi kịch này là một công trình kiến trúc kì vĩ (chứ không phải là một pho tượng, bức tranh, bản nhạc, cuốn tiểu thuyết.
- 2.Trong hồi kịch này, Vũ Như Tô - Đan Thiềm, cũng là cặp hình tượng bi kịch mang tính biểu tượng nghệ thuật cao..
- Vũ Như Tô hiện lên như một tính cách bi kịch, vừa bướng bỉnh vừa mềm yếu vừa kiên định vừa dễ hoang mang..
- Nhân vật bi kịch thường mang trong mình không chỉ những say mê khát vọng lớn lao mà còn mang cả những lầm lạc trong hành động, và tư duy của chính nó.
- Nhưng, không bao giờ khuất phục hoàn cảnh, nhân vật bi kịch bướng bỉnh vùng lên chống lại và thách thức số phận..
- Tính cách nổi bật nhất của Vũ Như Tô : là tính cách của người nghệ sĩ tài ba, hiện thân cho niềm khát khao và đam mê sáng tạo cái Đẹp.
- Vì thế, đi tận cùng niềm đam mê, khao khát ấy, Vũ Như Tô tất phải đối mặt với bi kịch đau đớn của đời mình.
- Nhưng chính vì quá đam mê khao khát đắm chìm trong sáng tạo mà Vũ Như Tô càng dễ xa rời thực tế đời sống .
- Hổi thứ V không nói nhiều đến tài năng của nhân vật (chỉ duy nhất có Đan Thiềm nhắc đến), mà đặt Vũ Như Tô vào việc tìm kiếm một câu trả lời: Xây đài Cửu Trùng là đúng hay sai ? Có công hay có tội ? Nhưng Vũ Như Tô không trả lời được thoả đáng câu hỏi đó bởi chàng chỉ đứng trên lập trường của người nghệ sĩ mà không đứng trên lập trường của nhân dân, trên lập trường cái Đẹp mà không đứng trên lập trường cái Thiện.
- Vũ Như Tô đã từng "tranh tinh xảo với hoá công", giờ lại bướng bỉnh tranh phải - trái với số phận và với cuộc đời.
- Hành động kịch hướng vào cuộc đua tranh này thể hiện qua diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô..
- Nếu Vũ Như Tô là người đam mê cái Đẹp và khát khao sáng tạo cái Đẹp thì tính cách của Đan Thiềm là tính cách của người đam mê cái Tài, cụ thể là tài sáng tạo nên cái Đẹp.
- Đan Thiềm có thể quên mình để khích lệ, bảo vệ cái tài ấy, nhưng nàng luôn tỉnh táo, sáng suốt trong mọi trường hợp vì nàng hiểu người, hiểu đời hơn, thức thời, mềm mại và dễ thích ứng với hoàn cảnh hơn Vũ Như Tô.
- Hai lần nàng khuyên nhủ Vũ Như Tô đều hết sức sáng suốt, nhưng lần thứ nhất lời khuyên có hiệu lực, lần thứ hai thì không và bi kịch của Đan Thiềm chủ yếu gắn với thất bại này.
- Tất nhiên nàng chỉ đau xót và tiếc thay cho Vũ Như Tô chứ không oán trách chàng.
- Giữa nàng với người đồng bệnh Vũ Như Tô vẫn có một khoảng cách không thể vượt qua.
- Tâm lí của Đan Thiềm ở hồi V tập trung diễn biến theo sự thành bại của lời - cũng là hành động - khuyên can này..
- ở hồi cuối, cả Vũ Như Tô và Đan Thiềm đều lâm vào trạng thái khủng hoảng với một nỗi đau chung : sự "vỡ mộng" thê thảm.
- Đan Thiềm cũng đau đớn nhận ra thất bại của giấc "mộng lớn” xây Cửu Trùng Đài, nhưng nhạy bén, sớm sủa, kịp thời hơn Vũ Như Tô.
- Tâm trí của nàng giờ đây không còn hướng vào thành bại của việc xây Cửu Trùng Đài mà hướng vào sự sống còn của Vũ Như Tô, người nghệ sĩ "tài trời" nghìn năm có một.
- Trong mấy lớp liên tiếp của hồi V, Đan Thiềm đã năm lần bảy lượt khuyên Vũ Như Tô "trốn đi” (15 lần khuyên trốn, điệp khúc trốn đi, lánh đi, chạy đi vang lên đến 14 lần .
- Lời nói của nàng khẩn khoản như đẫm máu và nước mắt ("Đan Thiềm.
- Đến lúc nhận ra đến cả việc đổi mạng sống của mình để cứu Vũ Như Tô cũng không được nữa thì Đan Thiềm đành buông lời vĩnh biệt tất cả.
- Đó cũng là lời vĩnh biệt mãi mãi Cửu Trùng Đài, vĩnh biệt một "giấc mộng lớn" trong máu và nước mắt..
- Vũ Như Tô, trái lại, vẫn không thể thoát ra khỏi trạng thái mơ màng, ảo vọng của chính mình.
- Sự "vỡ mộng" của Vũ Như Tô vì thế đau đớn, kinh hoàng gấp bội so với Đan Thiềm.
- Nỗi đau ấy bộc lộ thành tiếng kêu bi thiết và âm điệu não nùng, khắc khoải của nó thành âm hưởng chủ đạo bao trùm đoạn kết đã đành mà nó còn thành một thứ chủ âm dội ngược lên toàn bộ những phần trước của vở bi kịch.
- "Ôi mộng lớn ! Ôi Đan Thiềm ! Ôi Cửu Trùng Đài.
- đó cũng là những tiếng kêu cuối cùng của Vũ Như Tô khi ngọn lửa oan nghiệt đang bùng bùng thiêu trụi Cửu Trùng Đài, trước khi tác giả của nó bị dẫn ra pháp trường.
- Trong tiếng kêu ấy "mộng lớn", "Đan Thiềm", "Cửu Trùng Đài" đã được Vũ Như Tô đặt liên kế với nhau, nỗi đau mất mát như nhập hoà làm một, thành một nỗi đau bi tráng tột cùng..
- Như vậy diễn biến tâm trạng của hai nhân vật ở hồi cuối này góp phần thể hiện tính cách bi kịch ở mỗi người cũng như những gì được xem là "đồng bệnh", "tri âm" (hay đồng điệu) ở họ, đồng thời qua đó, góp phần khơi sâu hơn chủ đề của tác phẩm..
- Chứng "đồng bệnh" ở Đan Thiềm và Vũ Như Tô được chính hai người nói ra, cả khi tự nói về mình - "đôi mắt thâm quầng này do những lúc thức khi người ngủ, khóc khi người cười, thương khi người ghét.
- lẫn khi nói về Vũ Như Tô — "Tài làm luỵ ông, cũng như nhan sắc người phụ nữ.
- xuất phát từ sự tự ý thức sâu xa về bi kịch của tài và sắc (hay là sự bạc bẽo của thân phận nghệ sĩ và giai nhân, được thâu tóm cô đúc trong chữ luỵ).
- 3.Bằng một ngôn ngữ kịch có tính tổng hợp rất cao, nhất là trong hồi cuối Vũ Như Tô, nhà văn đã đồng thời khắc họa tính cách, miêu tả tâm trạng, dẫn dắt hành động, xung đột kịch rất thành công, tạo nên một bức tranh đời sống bi kịch rất hoành tráng trong nhịp điệu bão tố của nó..
- Nhịp điệu được tạo ra thông qua nhịp điệu của lời nói - hành động (nhất là qua khẩu khí, nhịp điệu, sắc thái lời nói - hành động của Đan Thiềm - Vũ Như Tô đối đáp với nhau và với phe đối nghịch .
- Nguyễn Vũ tự tử bằng dao (ngay trên sân khấu), Đan Thiềm suýt bị bọn nội giám thắt cổ ngay tại chỗ .
- Vũ Như Tô ra pháp trường.
- Nhưng đây lại là một bi kịch lịch sử.
- Điều quan trọng là tác giả khai thác, vận dụng các sử liệu ấy như thế nào cho phù hợp với yêu cầu của bi kịch.
- Cái lõi lịch sử được nhà văn khai thác ở đây là câu chuyện Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực (theo như sách Đại Việt sử kí và Việt sử thông giám cương mục ghi lại).
- Đài xây dang dở, người thợ tài hoa Vũ Như Tô đã phải chịu cái chết oan khốc, ở đây, để góp phần làm nên cái khung cảnh và không khí bi tráng của lịch sử, tác giả đã đặt hành động kịch vào trong "một cung cấm", nhiều nhân vật kịch là những nhân vật lịch sử.
- 4.Thực tại được phản ánh trong bi kịch theo lối cô đặc các mâu thuẫn bên trong, phơi bày những xung đột sâu sắc của thực tại dưới dạng bão hoà và căng thẳng đến cực độ mang ý nghĩa tượng trưng nghệ thuật.
- Trong lời Đề tựa viết một năm sau khi viết xong vở kịch, chính Nguyễn Huy Tưởng đã công khai bày tỏ nỗi băn khoăn của mình : "Đài Cửu Trùng không thành, nên mừng hay nên tiếc ? Chẳng biết Vũ Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải.
- Than ôi, Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải ? Ta chẳng biết.
- Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm"..
- Cho đến khi bi kịch hạ màn, người xem vẫn chưa thấy đâu câu trả lời dứt khoát của tác giả.
- Cửu Trùng Đài sụp đổ và bị đốt cháy, nhân dân trước sau vẫn không hiểu gì việc sáng tạo của nghệ sĩ, không hiểu nổi Đan Thiềm, Vũ Như Tô cũng như "mộng lớn" của hai nhân vật hiện thân cho tài sắc này.
- về phía khác, Đan Thiềm không cứu được Vũ Như Tô và họ Vũ vẫn không thể, không bao giờ hiểu được việc làm của quần chúng và của phe cánh nổi loạn..
- Mâu thuẫn mà vở bi kịch nêu lên thuộc loại mâu thuẫn không bao giờ và không ai giải quyết cho thật dứt khoát, ổn thoả được, nhất là trong thời đại Vũ Như Tô.
- nhưng mặt khác, trên tinh thần nhân văn, vở kịch đã ca ngợi những nhân cách nghệ sĩ chân chính và tài hoa như Vũ Như Tô, những tấm lòng yêu quý nghệ thuật đến mức quên mình như Đan Thiềm.