« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích giá trị hiện và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH GIÁ TRỊ HIỆN VÀ GIÁ TRỊ NHÂN ĐẠO TRONG TRUYỆN NGẮN HAI ĐỨA TRẺ CỦA THẠCH LAM.
- Phân tích giá trị hiện và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam mà Học247 giới thiệu dưới đây sẽ giúp các em thấy được tấm lòng của tác giả đối với những con người nghèo khổ ở nơi phố huyện nghèo.
- Thạch Lam là một trong những cây bút viết truyện ngắn tài hoa.
- Dẫu là viết về cuộc sống vất vả, cơ cực, bế tắc của người nông dân, người thị dân nghèo hay viết về những khía cạnh bình thường mà nên thơ của cuộc sống thì những trang văn của ông cũng chan chứa tình người..
- Hai đứa trẻ là một truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam, in ở tập Nắng trong vườn (1938)..
- Nêu vấn đề cần nghị luận: Hai đứa trẻ của Thạch Lam có giá trị nhân đạo thật sâu sắc..
- Giá trị hiện thực thể hiện ở.
- Chất hiện thực thể hiện rất rõ ở bức tranh phố huyện nghèo nàn.
- Giá trị nhân đạo thể hiện ở tình cảm xót thương của tác giả đối với những người sống ở phố huyện nghèo:.
- Những “đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ”, “chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại”..
- Cuộc sống của chị vất vả, mòn mỏi, quẩn quanh, leo lét như ngọn đèn của chị, ánh sáng chỉ đủ toả ra một vùng nhỏ mà thôi..
- Cuộc sống gia đình bác lay lắt như ngọn đèn trước gió.
- Cuộc sống của bác bấp bênh.
- Thương chị em Liên.
- Cuộc sống của chị em Liên cũng chẳng khá hơn cuộc sống của mọi người.
- Cửa hàng tạp hoá của chị em Liên “nhỏ xíu”.
- Ông cảm thương cho cuộc sống quẩn quanh, tẻ nhạt, tù túng của những con người nơi phố huyện nghèo..
- Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự phát hiện của Thạch Lam về những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động nghèo nơi phố huyện..
- Liên thương những đứa trẻ đi nhặt nhạnh những thứ người ta bỏ lại lúc chợ tàn..
- Giá trị nhân đạo thể hiện ở sự trân trọng của nhà văn trước những ước mơ của người dân nghèo về một cuộc sống tốt đẹp hơn..
- Ông muốn thức tỉnh những con người ở phố huyện nghèo, hướng họ tới một cuộc sống tốt đẹp hơn..
- Giá trị nghệ thuật của văn bản.
- Truyện ngắn Hai đứa trẻ không có cốt truyện..
- Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh..
- Thạch Lam đã sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản, đối giữa ánh sáng và bóng tối, giữa quá khứ và hiện thực..
- Đề bài: Phân tích giá trị hiện và giá trị nhân đạo trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam.
- “Loại văn chương không đáng thờ là loại văn chương chỉ chuyên chú ở văn chương, loại văn chương đáng thờ là loại chuyên chú ở con người”.
- Chính vì vậy, văn chương luôn phải phản ánh chính xác cuộc sống con người, luôn phải hướng về con người và đồng cảm với con người..
- Đó cũng chính là hai giá trị lớn của văn chương là hiện thực và nhân đạo.
- Trong nền văn học Việt Nam giai đoạn hai giá trị này lại được nâng cao vị trí của mình để phản ánh chính xác cuộc sống của con người.
- Một trong số những tác phẩm như vậy đó chính là tác phẩm Hai đứa trẻ (Thạch Lam)..
- Đầu tiên, “Hai đứa trẻ” mang một giá trị hiện thực sâu sắc.
- Vậy giá trị hiện thực là gì? Giá trị hiện thực là phạm vi hiện thực đời sống mà tác phẩm phản ánh.
- Một tác phẩm văn học nào cũng có giá trị hiện thực vì văn học bắt nguồn từ đời sống, bắt nguồn từ hiện thực đời sống sinh hoạt hàng ngày, bắt nguồn từ hiện thực, tình cảm, tâm lí… Trong tác phẩm văn học, giá trị hiện thực là sự phản ánh chân thực, sâu sắc cuộc sống cơ cực, nỗi khổ về vật chất hay tinh thần của những con người bé nhỏ, bất hạnh.
- chỉ ra nguyên nhân gây đau khổ cho con người và miêu tả tinh tế vẻ đẹp tiềm ẩn trong con người.
- Ở mỗi tác phẩm cụ thể, giá trị hiện thực được miêu tả đa dạng.
- Truyện ngắn Hai đứa trẻ là một tác phẩm như thế..
- Trước tiên, chất hiện thực thể hiện rất rõ ở bức tranh phố huyện nghèo nàn với những cảnh đời mòn mỏi, quẩn quanh và bế tắc.
- Thứ âm thanh không vô tình và chất chứa cả nỗi niềm của con người.
- Tiếng trống thu không như một bức thông điệp báo hiệu chiều về là âm thanh của ngày tàn nơi phố huyện “từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều”.
- Đó không phải là giọng của Thạch Lam mà là giọng của Liên, một tiếng kêu ngậm ngùi trước cảnh ngày tàn.
- Đó là một buổi chiều (êm ả như ru) trong những âm thanh “văng vẳng râm ran của tiếng ếch nhái ngoài đồng ruộng” được ngọn gió nhẹ hoang vu mang vào phố huyện.
- Cảnh vật thiên nhiên trên phố huyện lúc chiều xuống càng trở nên ám ảnh khi “mùi âm ẩm bốc lên hòa vào hơi nóng của ban ngày lẫn với mùi cát bụi”.
- Phố huyện giờ đây chìm ngập trong bóng tối dày đặc và mênh mông “Tối hết cả con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng xầm đen hơn nữa”.
- Thạch Lam đã cho ta thấy cảnh sống nơi phố huyện: không ồn ào, to tát, chỉ bằng những mảnh đời nhỏ bé như những lát cắt của cuộc sống, nhà văn đã tái hiện chân thực cảnh sống quẩn quanh, nhàm tẻ nơi phố huyện nghèo.
- Giữa cái cảnh ngày tàn, chợ tàn hiện ra mấy đứa trẻ nghèo lom khom đi nhặt nhạnh những thanh nứa, thanh tre giữa những “rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía”.
- Thế nhưng lũ trẻ ở cái phố huyện này lại phải đi kiếm miếng ăn trang trải cuộc sống hàng ngày.
- Tuổi thơ của những đứa trẻ ở đây đã phải sớm giã từ, nhìn thấy cảnh ấy, Liên động lòng thương nhưng chính Liên cũng không có tiền để cho chúng nó..
- Khi trời nhá nhem tối, khung cảnh phố huyện xuất hiện thêm mẹ con chị Tí với gánh hàng nước.
- Cuộc sống của gia đình chị cũng thật vất vả.
- Đây chính là một điển hình cho cuộc sống lay lắt ngoi ngóp giữa phố huyện.
- Đó chỉ là sự cầm chừng, sự tồn tại trong vô vọng, không phải là cuộc sống thực sự..
- Phải chăng đó chính là sản phẩm của cuộc sống mòn mỏi, quẩn quanh.
- Đêm xuống, phố huyện có thêm gánh phở của bác Siêu.
- Cuộc đời con người giống như cái bóng, cái bóng ấy cứ kéo dài mãi mà lại ẩn hiện để thấy được một kiếp người lam lũ, mờ nhạt và buồn tẻ của con người.
- Tưởng rằng cái món hàng này rất sáng sủa nhưng cũng rất ế ẩm bởi phở trở thành một món quà xa xỉ ở cái phố huyện này..
- Ở cái phố huyện này, cơm còn đang chẳng có mà ăn huống chi đi nghe gẩy đàn bầu.
- Chính vì vậy, cuộc sống của họ gần với cuộc sống của loài bò sát hơn là cuộc sống của con người khi bác Xẩm sờ soạng trên manh chiếu rách và đứa con nghịch ngợm rác bẩn ngoài đất “góp chuyện bằng mấy tiếng đàn bầu bần bật trong im lặng”.
- Nhớ lại cuộc sống phong lưu giữa “một vùng sáng rực” của Hà Nội khiến hai em càng buồn hơn cho hiện tại.
- những con người dân quê chỉ có tiền mua chịu nửa bánh xà phòng, chủ nhân của gian hàng có tấm phên nứa, dán giấy nhật trình, cảnh sống bần hàn hiện lên qua từng đường nét với nhịp sống tẻ nhạt, buồn bã..
- Họ thực sự là những con người sống một cuộc đời tẻ nhạt như những con tàu không đổi chuyến.
- Không đi vào xung đột gay gắt, những số phận thê thảm như những nhà văn hiện thực, Thạch Lam đã lặng lẽ, góp nhặt những mảnh đời thường nhật, những nhịp sống quen nhàm, bình lặng những đốm sáng nhỏ bé, leo lét trong bóng tối tịch mịch để làm nên bức tranh hiện thực khó quên..
- Bức tranh hiện thực có sức ám ảnh bởi lẽ Thạch Lam đã vẽ bằng bút pháp lãng mạn.
- Bút pháp giàu cảm xúc, yêu thiên nhiên, cái tôi tự ý thức, cảm nhận cái vô nghĩa của cuộc sống quanh mình.
- Mỗi đêm chúng sống một hiện thực đầy mộng tưởng.
- Hai đứa trẻ nghèo không có tài sản gì, trừ bóng tối và từ bóng tối ấy dấy lên những đốm lửa để soi rọi tâm hồn chúng.
- Đẹp mà lành, dịu mà xót, yên ả mà khuấy động, Thạch Lam có nói gì nhiều đâu, còn Liên và An hay những người dân phố huyện chỉ yên lặng lắng nghe và lặng nhìn.
- Bên cạnh giá trị hiện thực đầy sâu sắc, “Hai đứa trẻ” còn mang một giá trị nhân đạo sâu sắc..
- Vậy giá trị nhân đạo là gì? Giá trị nhân đạo là đạo lí hướng tới con người, vì con người, là tình yêu thương giữa người với người.
- Một nhà văn chân chính là nhà văn nhân đạo chủ nghĩa, phất cao ngọn cờ đấu tranh giải phóng con người và bênh vực quyền sống cho con người.
- Trong tác phẩm văn học, giá trị nhân đạo là tình cảm, thái độ của chủ thể nhà văn đối với cuộc sống của con người được miêu tả trong tác phẩm thể hiện cụ thể ở lòng xót thương những con người bất hạnh, phê phán những thế lực hung ác, áp bức, chà đạp con người, trân trọng những phẩm chất, khát vọng tốt đẹp của con người, đòi quyền sống, quyền hạnh phúc cho con người.
- Hai đứa trẻ của Thạch Lam là tác phẩm điển hình thể hiện cảm hứng nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của văn học hiện đại Việt Nam giai đoạn .
- Đầu tiên, Hai đứa trẻ thể hiện thái độ đồng cảm, xót thương với số phận bất hạnh trong xã hội cũ trước năm 1945.
- Qua khung cảnh phố huyện nghèo đói, lụi tàn, Thạch Lam muốn bày tỏ niềm xót thương đối với những kiếp người nhỏ bé, vô danh, không bao giờ biết đến ánh sáng của hạnh phúc.
- Những người trong phố huyện này sống một cách rất tẻ nhạt, vô vị, họ như tồn tại theo chiều quay của kim đồng hồ vậy, cứ hết hôm nay lại đến ngày mai.
- Cuộc sống này đã được Xuân Diệu nói: “hết cơm mai rồi lại cơm chiều”.
- Cuộc sống thì thiếu thốn đủ thứ cả về cái ăn, cái mặc.
- Thạch Lam đã cảm thấy đau đớn, xót xa thay cho những cảnh đời sống một cách tẻ nhạt đến vô vị như vậy..
- Thạch Lam trân trọng tình người, đồng cảm với những ước mơ, nguyện vọng chính đáng, ý.
- thức cuộc sống hạnh phúc cá nhân của con người.
- Qua Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn đánh thức, lay tỉnh những tâm hồn đang uể oải, lụi tàn ngọn lửa của lòng khát khao cuộc sống có ý nghĩa hơn, khao khát được thoát ra khỏi cuộc sống tăm tối, tù đọng, mòn mỏi đang muốn chôn vùi họ.
- Sống giữa phố huyện nghèo và đầy bóng tối nên những người nơi phố huyện trong đó có chị em Liên vẫn luôn “mong đợi một cái gì tươi sáng hơn cho sự sống nghèo khổ hàng ngày”.
- Nếu có khách họ chỉ mua bao diêm hoặc phong thuốc lào là cùng, hai chị em thức chờ tàu xuất phát từ cuộc sống tinh thần..
- Cũng cùng với con tàu, hai chị em còn được sống trong một thế giới mới tốt hơn, một thế giới sáng sủa và sôi động hơn rất nhiều lần so với cuộc sống hiện tại của chúng bây giờ..
- Thạch Lam sống gắn bó và nặng lòng với tầng lớp thị dân nghèo, những kiếp người nhỏ bé sống quẩn quanh.
- Nên ông viết về họ với một niềm chân tâm, chân cảm, thấu hiểu tột cùng với muôn nỗi khốn khó trong cuộc sống của họ.
- Trước đây, văn học chú ý đến cái đói vật chất thì giờ đây văn học của ý thức cá nhân mới chạm đến được cái buồn chán cá nhân, tới nỗi đau riêng của mỗi con người.
- Nỗi đau tinh thần của con người nơi phố huyện được Thạch Lam miêu tả bằng một sắc thái nhẹ nhàng nhưng gieo vào lòng người được rất nhiều bận bịu.
- Ngòi bút Thạch Lam tin yêu con người nên trong tác phẩm của ông dù nhân vật phải sống mòn mỏi, tù túng thì nhà văn vẫn dẫn dắt nhân vật hướng về phía ánh sáng của sự sống.
- Vì thế, Hai đứa trẻ mang âm hưởng lãng mạn bay bổng..
- Để thể hiện rõ giá trị của văn bản thì nghệ thuật cũng là một phần quan trọng.
- Truyện ngắn Hai đứa trẻ không có cốt truyện nó như một bài thơ.
- Thạch Lam chú trọng đi sâu vào nội tâm nhân vật với những cảm xúc, cảm giác mơ hồ, mong manh.
- Thạch Lam đã sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản, đối giữa ánh sáng và bóng tối, giữa quá khứ và hiện thực.
- Điều đó sau những dòng chữ, ta lại thấy một tâm hồn Thạch Lam đôn hậu, tinh tế, nhạy cảm với mọi biến thái của lòng người..
- Cùng yêu thương con người, tôn trọng con người nhưng Thạch Lam chưa chỉ ra con đường.
- Họ nhìn đời, nhìn người bằng con mắt tình thương nhưng chưa gắn với tinh thần đấu tranh cách mạng, kết thúc truyện vẵn là chi tiết phố huyện trùm trong tĩnh mịch và bóng tối..
- Nhà văn Nguyễn Tuân đã có một lời nhận xét rất độc đáo “Hai đứa trẻ có một hương vị thật man mác.
- Đọc Hai đứa trẻ thấy bận bịu vô hạn về một tấm lòng quê hương êm mát và sâu kín.
- Nói theo lời Nguyễn Tuân, ta có thể thêm: đọc tác phẩm của Thạch Lam, thấy bận bịu vô hạn về một ước mơ, một khát vọng tràn đầy tinh thần nhân văn, nhân bản từ hiện thực cuộc sống.