« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau..
- Hoàn cảnh sáng tác Chiếc thuyền ngoài xa.
- “Chiếc thuyền ngoài xa”.
- Dàn ý Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng - Bài mẫu 1.
- Giới thiệu nhà văn Nguyễn Minh Châu, truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa và hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng..
- Phát hiện thứ nhất.
- Phát hiện thứ hai.
- Khái quát lại giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản cũng như ý nghĩa hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng..
- Dàn ý Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng - Bài mẫu 2.
- Giới thiệu vấn đề: Trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những đánh giá, quan điểm về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ và nhân dân..
- Trong giây lát, Phùng đã nhận ra được chân lí của sự hoàn mĩ, thì ra đứng trước cảnh đẹp, trước sự hoàn mĩ của cuộc sống, tâm hồn người nghệ sĩ có thể được thanh lọc để trở nên trong trẻo hơn..
- Phùng ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ, người nghệ sĩ đích thực không phải chỉ nhìn cuộc sống như chiếc thuyền ngoài xa mà cần thực sự thấu hiểu, đi sâu khám phá cuộc sống của con người.
- Thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu đã đặt ra mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và người dân..
- Văn mẫu Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng.
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng với sức sáng tạo dồi dào, bằng cái tâm của người nghệ sĩ, ông luôn trăn trở trước những hiện thực của đời sống và đặt ra trách nhiệm của người nghệ sĩ khi đứng trước thực tại đó.
- Trong truyện, thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu đã thể hiện được những đánh giá, quan điểm về mối quan hệ giữa cuộc đời và nghệ thuật, giữa người nghệ sĩ và nhân dân..
- Bức tranh cảnh biển hài hòa, toàn bích đã làm cho trái tim người nghệ sĩ như có cái gì bóp thắt vào.
- Dường như trong bức tranh cảnh biển với chiếc thuyền ngoài xa, người nghệ sĩ ấy đã bắt gặp được cái tận thiện, tận mĩ, tâm hồn cũng được gột rửa để trong trẻo, tinh khôi hơn..
- Anh Phùng từng là người lính, từng cầm súng đấu tranh cho tự do, bảo vệ cho con người nên anh không thể chịu được khi chứng kiến cảnh đánh đập dã man của người đàn ông với vợ của mình, anh đã ném chiếc máy ảnh, phương tiện tác nghiệp của người nghệ sĩ để lao vào ngăn cản người đàn ông để bảo vệ người đàn bà..
- Trong câu chuyện của người đàn bà tại tòa án huyện, Phùng nhận thức được chân lí éo le của cuộc sống.
- Qua đó Phùng ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ, người nghệ sĩ đích thực không phải chỉ nhìn cuộc sống như chiếc thuyền ngoài xa mà cần thực sự thấu hiểu, đi sâu khám phá cuộc sống của con người, có như vậy tác phẩm được sáng tạo mới là nghệ thuật đích thực..
- Thông qua hai phát hiện của nhân vật Phùng, tác giả Nguyễn Minh Châu đã đặt ra mối trăn trở về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời, giữa người nghệ sĩ và người dân.
- Qua truyện ngắn tác giả cũng đặt ra trách nhiệm của người nghệ sĩ:.
- trước khi người nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp thì hãy học cách thấu hiểu, đồng cảm, yêu thương đối với con người..
- Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng - Bài mẫu 2.
- Phát hiện thứ nhất của nhân vật người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đầy thơ mộng.
- Giây phút ấy đã tới, đôi mắt nhà nghề của người nghệ sĩ đã phát hiện ra một vẻ đẹp trời cho trên mặt biển sớm mờ sương, một cảnh đẹp mà cả đời bấm máy có lẽ anh chỉ bắt gặp được một lần.
- Đứng trước một sản phẩm nghệ thuật tuyệt vời của hóa công, người nghệ sĩ trở nên bối rối và trong trái tim như có cái gì bóp thắt vào.
- Chưa hết, trong giây lát, người nghệ sĩ còn khám phá thấy cái chân lí của sự hoàn thiện, khám phá thấy cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn.
- Đây chính là sự nhạy cảm của trái tim người người nghệ sĩ.
- Phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh lại đầy nghịch lí, nó bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.
- Qua đây, Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người đọc những suy ngẫm hết sức sâu sắc: mỗi chúng ta và nhất là người nghệ sĩ không nên đơn giản sơ lược để mà nhìn nhận cuộc sống bởi cuộc sống rất đa dạng và phức tạp.
- Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp thì hãy là một con người biết yêu ghét, vui buồn trước mọi lẽ thường tình, biết hành động để xứng đáng là một con người..
- Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa - Bài mẫu 3.
- "Chiếc thuyền ngoài xa".
- Nhân vật Phùng là một nghệ sĩ nhiếp ảnh có niềm đam mê nghệ thuật, trong chuyến đi công tác của mình, anh đã có được hai phát hiện độc đáo về nghệ thuật và cuộc đời..
- Đầu tiên là phát hiện của Phùng về cảnh đẹp trong nghệ thuật.
- Đối với người nghệ sĩ như anh, cảnh tượng ấy như một bức tranh mực tàu của một danh họa thời cổ, đạt đến độ mẫu mực của nghệ thuật.
- quan của người nghệ sĩ với niềm đam mê nên vẻ đẹp ấy càng thêm phần lung linh, huyền ảo.
- Phát hiện thứ hai của người nghệ sĩ Phùng chính là phát hiện về sự thật cuộc đời..
- Sự thật cuộc sống của người dân hàng chài được hiện ra khi chiếc thuyền tiến sát vào bờ với hình ảnh người đàn ông bà người đàn bà lam lũ.
- Để có được phát hiện thứ nhất, người nghệ sĩ phải trăn trở tìm kiếm và lựa chọn, cảnh đẹp ở rất xa nhưng vì niềm đam mê và khát vọng cống hiến cho nghệ thuật nên phải đi tìm kiếm.
- Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng - Bài mẫu 4.
- “Chiếc thuyền ngoài xa” là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu trong thời kì sau.
- Tác phẩm kể về chuyến đi thực tế của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, qua đó thể hiện cái nhìn sâu sắc của tác giả về vấn đề nghệ thuật và cuộc sống.
- Những phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng làm nổi bật tư tưởng của nhà văn..
- Theo yêu cầu của trưởng phòng, nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng tìm đến vùng ven biển miền Trung (Trung trung bộ), nơi vốn là chiến trường cũ của anh, để chụp những tấm ảnh phục vụ cho chủ đề thuyền và biển của bộ lịch năm sau.
- Về lại mảnh đất một thời gắn bó trong cuộc sống đời thường, người nghệ sĩ đi tìm vẻ đẹp bí ẩn của cuộc sống của người dân làng chài.
- Đứng trước một bức tranh tuyệt tác của hóa công, người nghệ sĩ nhiếp ảnh trở nên.
- Điều đó cho thấy vẻ đẹp của chiếc thuyền ngoài xa đã tác động mãnh liệt đến tâm hồn của người nghệ sĩ khơi dậy những cảm xúc thăng hoa kì diệu.
- Qua phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng về cái đẹp toàn bích, nhà văn Nguyễn Minh Châu không chỉ khám phá được phần nào hiện thực cuộc sống sau chiến tranh cũng như hành trình săn tìm nghệ thuật của người nghệ sĩ mà còn cho chúng ta thấy những chân lí cuộc đời.
- Hình ảnh chiếc thuyền ngoài xa tác động mãnh liệt.
- đến tâm hồn Phùng, điều này chứng tỏ tâm hồn của người nghệ sĩ rất dễ nhạy cảm, tinh tế trước cái đẹp của thiên nhiên con người.
- Đồng thời qua phát hiện thứ nhất này nhà văn muốn khẳng định, những tác phẩm nghệ thuật vô giá không phải tự nhiên mà có, nó là sản phẩm của một hành trình đi tìm cái đẹp, quá trình lao động miệt mài của người nghệ sĩ chân chính.
- Khi bắt gặp cảnh đẹp người nghệ sĩ thấy tâm hồn mình trong sáng vô ngần, từ đây nhà văn muốn nhấn mạnh khả năng nhân đạo hóa con người của nghệ thuật chân chính: cái đẹp có tác dụng thanh lọc tâm hồn con người.
- Phùng nhìn thấy bước ra từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ kia là một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, là đứa con muốn bảo vệ mẹ lao vào bố một cách bản năng.
- Chứng kiến cảnh tượng đó người nghệ sĩ kinh ngạc đến sững sờ, anh như chết lặng bởi vì không thể ngờ rằng đằng sau cái vẻ đẹp kì diệu của tạo hóa kia là cái ác, cái xấu đến không thể tin được.
- Nghệ sĩ Phùng là người lính từng cầm súng bảo vệ cuộc sống con người cho nên trước cảnh đó anh thấy bất bình, thấy người đàn ông thật độc ác, tàn nhẫn.
- Nhà văn muốn thể hiện cái đẹp của nghệ thuật dễ nắm bắt hơn cái đẹp của cuộc sống.
- Phát hiện thứ ba của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng là ở tòa án huyện.
- Những phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng rất độc đáo, qua đó truyền tải những bức thông điệp của nhà văn.
- Thông điệp phát đi từ hình tượng “Chiếc thuyền ngoài xa” qua những phát hiện của nghệ sĩ Phùng là sự bổ sung hết sức thuyết phục cho thông điệp đó..
- Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong Chiếc thuyền ngoài xa - Bài mẫu 5.
- Tiêu biểu cho những kiếm tìm đề tài và trách nhiệm của người nghệ sĩ là tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa, in trong tập truyện cùng tên năm 1987..
- Phần hai: tiếp theo đến “giữa phá” là câu chuyện của người đàn bà hàng chài ở toàn án huyện.
- Tác phẩm mở đầu bằng một bức tranh tuyệt đẹp được người nghệ sĩ Phùng ghi lại vào một buổi sáng mờ sương ở một phá nước miền Trung.
- Phùng là nghệ sĩ nhiếp ảnh, được cấp trên giao cho chụp một bức ảnh chủ đề thuyền và biển để đăng trong bộ lịch năm ấy.
- Tình huống truyện của "Chiếc thuyền ngoài xa".
- Tình huống của truyện được thể hiện qua hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.
- Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ Phùng là khung cảnh thiên nhiên hoàn mĩ, đẹp thơ mộng.
- Người nghệ sĩ phát hiện ra một vẻ đẹp trên mặt biển mờ sương.
- Đó là cảnh một chiếc thuyền trong buổi sớm mai đang dần tiến vào bờ, cảnh tượng khiến cho người nghệ sĩ cảm thấy may mắn và hạnh phúc khi được chứng kiến một bức tranh tuyệt vời đến như vậy.
- Nghệ sĩ Phùng tự nhận ra rằng cái đẹp chính là đạo đức.
- Người nghệ sĩ cảm thấy tràn ngập niềm hạnh phúc, anh thấy được cảm xúc trong ngần của tâm hồn, cảm nhận được chân - thiện - mĩ của cuộc đời.
- Hiện thực nghiệt ngã của con người với số phận bất hạnh của những con người nơi đây đặc biệt là người đàn bà hàng chài hiện lên.
- đã chiếu thẳng vào người đàn bà ấy vậy.
- Còn người đàn ông thì cũng chẳng hơn gì:.
- Một cảnh tượng diễn ra khiến cho nghệ sĩ Phùng không thể nào tin vào mắt mình và cái cảnh đẹp kia bỗng chốc biến thành một hình ảnh vô cùng thậm tệ.
- Người nghệ sĩ Phùng như cay đắng nhận thấy những cái ngang trái, bi kịch trong gia đình thuyền chài kia đã là thứ thuốc rửa quái đản làm những thước phim huyền diệu của cái máy ảnh mà anh dày công sáng tạo nghệ thuật bỗng hiện hình một sự thật cuộc sống xót xa.
- Sự nghịch lí ấy đặt ra vấn đề đối với người nghệ sĩ về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc sống: “Nghệ thuật không nên là ánh trăng lừa dối” (Nam Cao).
- Những giọt nước mắt của người đàn bà hàng chài nhỏ xuống lấp đầy những nốt rỗ chằng chịt kia.
- Chính vì thế mà những tâm sự của người đàn bà hàng chài tại tòa án huyện được viết ra.
- Người đàn bà cần chồng vì còn phải nuôi những đứa con kia.
- Qua câu chuyện của người đàn bà, Phùng càng thấm thía: không thể đơn giản trong cái nhìn về cuộc đời và con người.
- Cuộc sống.
- Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài đã đem đến cho người đọc một thông điệp, một triết lí.
- Như vậy nếu hiểu bức tranh thuyền và biển kia là hình ảnh của nghệ thuật và người đàn bà hàng chài bước ra từ trong tranh là hình ảnh của cuộc đời thì nghệ thuật và cuộc đời phải gắn liền với nhau.
- Phân tích hai phát hiện của nghệ sĩ Phùng - Bài mẫu 6.
- Truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa là một phát hiện về đời sống con người theo hướng đổi mới tư duy ấy.
- Bao nghịch lí cuộc đời, bao nghiệt ngã của cuộc sống được mở ra, được vỡ lẽ từ một tờ lịch “tĩnh vật” thuần tuý của người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng trong một chuyến đi thực tế.
- Người nghệ sĩ phải nhìn cho ra, phát hiện, nhận diện những mối quan hệ xã hội phức tạp, chằng chịt để từ đó hướng người đọc nhận thức cuộc sống, hình thành nhân cách.
- Nguyễn Minh Châu là một trong những nhà văn như thế, ông đã gửi gắm ý tưởng của mình, những chiêm nghiệm sâu sắc về nghệ thuật và cuộc sống qua nhân vật Phùng - một nghệ sĩ nhiếp ảnh: “Nhà văn không có quyền nhìn sự vật một cách đơn giản, và nhà văn cần phấn đấu để đào xới bản chất con người vào các tầng sâu lịch sử”..
- Trong khoảnh khắc hạnh phúc tuyệt đỉnh ấy, người nghệ sĩ bấm liên thanh một hồi một phần tư cuốn phim.
- Từ chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ kia bước ra một người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, cam chịu cùng một gã đàn ông thô kệch, dáng độc dữ.
- Thế ra đằng sau cái đẹp “toàn bích, toàn thiện” của thiên nhiên tạo hoá mà anh bắt gặp trên biển ngoài xa lại chẳng phải là “đạo đức”, là “chân lí của sự toàn thiện” mà người nghệ sĩ vẫn thường nhìn bằng đôi mắt mộng mơ của mình.
- Qua lời lẽ của người đàn bà hàng chài, Phùng đã hiểu:.
- Đó là “hạt ngọc ẩn giấu” trong tâm hồn mỗi người mà người nghệ sĩ phải đào xới vào các tầng sâu lịch sử để kiếm tìm, ngợi ca, nâng đỡ..
- thiếu thực tế? Người nghệ sĩ phải biết nhìn thấu suốt vấn đề, không thể đơn giản, dễ dãi trong mọi sự việc, hiện tượng của cuộc sống..
- Trước khi là một nghệ sĩ biết rung động trước cái đẹp, hãy là một con người biết yêu ghét, buồn vui trước mọi lẽ đời