« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH HÀO KHÍ ĐÔNG A TRONG BÀI THƠ TỎ LÒNG 1.
- “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão là trang thơ mang đậm tinh thần của thời đại mà nó ra đời như thế, thời đại quân dân nhà Trần kháng chiến chống quân Mông Nguyên, dội vang âm hưởng của hào khí Đông A..
- Hào khí Đông A:.
- Hào khí Đông A là khí thế chiến đấu hào hùng của một thời đại vàng son lịch sử, là thời kì bùng lên sức mạnh dân tộc tự lập tự cường, ý chí quyết thắng của quân và dân..
- Hào khí Đông A là sản phẩm của thời đại hào hùng của đất nước, là kết tinh sức mạnh toàn dân, là ngọn lửa vút cao ý chí dân tộc..
- Âm vang của hào khí Đông A có lẽ cũng là một nguồn cảm hứng cho sáng tác “Thuật hoài” của Phạm Ngũ Lão..
- Hào khí Đông A trong bài thơ “Thuật hoài”.
- Hào khí Đông A thể hiện ở sự ngợi ca vẻ đẹp sức mạnh con người thời đại nhà Trần: "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu".
- Người tráng sĩ có tầm vóc sánh ngang với vũ trụ, khí thế như bao trùm trời đất..
- Thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ, tự hào của nhà thơ: "Tam quân tì hổ khí thôn ngưu".
- “Tam quân”: cách nói ước lệ, chỉ toàn thể quân đội nhà Trần..
- “Tì hổ”: so sánh ngầm quân nhà Trần có sức mạnh dũng mãnh như loài hổ báo..
- “Khi thôn ngưu”: khí thế trận đấu tiêu diệt giặc của quân đội nhà Trần.
- Đó có thể hiểu là khí thế của những con người trẻ tuổi có khí phách anh hùng, cũng có thể hiểu là khí thế ra trận dũng mãnh làm mờ cả sao Ngưu..
- Cả hai cách hiểu trên đều làm bật lên sức mạnh kì vĩ, khí thế chiến đấu hào hùng của quân đội nhà Trần..
- Người lính ra trận với tư thế quyết chiến quyết thắng, đã chiến đấu là phải chiến thắng, lập nên kì tích lẫy lừng trong lịch sử, tạo thành sức mạnh dội vang cho thời đại..
- Hai câu thơ đã thể hiện cảm xúc ngưỡng mộ, tự hào về sức mạnh tự cường, ý thức tự tôn về dân tộc, làm bừng lên khí thế hào hùng, là thời đại cao đẹp với những con người cao đẹp..
- Hào khí Đông A thể hiện qua nỗi băn khoăn, suy tư về khát vọng lập công danh của con người thời loạn - "Nam nhi vị liễu công danh trái”.
- Câu thơ nhắc đến chí hướng của nam nhi.
- Trong văn học trung đại, chữ “nam nhi” gắn liền với lí tưởng công danh.
- Lí tưởng công danh đã khích lệ biết bao nam tử hán, để họ sẵn sàng rèn luyện, tu thân sao cho đủ phẩm chất để lập được công danh cho riêng mình..
- Thời điểm viết bài thơ này, Phạm Ngũ Lão đã lập nên công danh kì tích, vẫn mà vẫn băn khoăn "Nam nhi vị liễu công danh trái” thể hiện ý chí vươn lên, không ngừng tu thân để hoàn thiện chính mình.
- Nó là biểu hiện của nhiệt tâm nhiệt huyết của một người chí sĩ muốn cống hiến cho đất nước dân tộc..
- “Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu".
- “Vũ Hầu”: nhiều mưu lược, vị quân sự nổi tiếng với tài dùng binh.
- Vũ Hầu từng giúp Lưu Bị lập nên Thục Hán, sau đã xả thân nơi trận mạc..
- Phạm Ngũ Lão lấy Vũ Hầu làm mẫu mực cho công danh sự nghiệp của mình, lấy làm thẹn khi chưa lập được công danh như Vũ Hầu..
- Câu thơ đã nâng cao nhân cách của Phạm Ngũ Lão, thể hiện lòng nung nấu khát vọng lập công, bày tỏ lòng tận trung với đất nước và khát vọng cống hiến cả đời cho dân tộc..
- Nỗi thẹn của Phạm Ngũ Lão mang tầm vóc lớn lao, là nỗi thẹn tu thân với ý chí lập công sắt đá.
- Hào khí Đông A đã góp phần tạo nên chiến thắng lẫy lừng, tạo nên một thời đại với những kì tích rực rỡ lưu danh sử sách..
- Hào khí Đông A không chỉ là tư tưởng chung của bài thơ mà còn là của cả thời đại nhà Trần, khiến cho thế hệ trẻ phải suy nghĩ mình sẽ làm gì để xứng đáng với cha ông..
- Hào khí Đông A là dòng mạch chung của văn học cùng thời kì với bài thơ..
- Ví dụ: Thời đại nào, văn thơ đó.
- “Thuật hoài” mang đậm sắc màu anh dũng hào hùng, mang theo mạch nguồn hào khí Đông A đi từ cuộc sống vào trang giấy.
- Bài thơ đã đưa người đọc sống lại một thời rực rỡ đã qua và khiến ta phải suy ngẫm về bổn phận và trách nhiệm của chính mình..
- Đề bài: Em hãy viết bài văn ngắn phân tích hào khí Đông A trong bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão..
- Phải chăng chính những chiến thắng vang dội ấy đã tạo nên một hào khí vô cùng to lớn, mạnh mẽ, chỉ có ở thời Trần mà không phải bất kì một triều đại nào khác của Việt Nam - hào khí Đông A.
- Chỉ có ở thời Trần, người ta mới cảm được sức mạnh to lớn mà hào hùng vô cùng của hào khí này.
- của Phạm Ngũ Lão..
- Nhắc về hào khí Đông A, hẳn không ít người đã từng nghe thấy rất nhiều lần nhưng vẫn luôn băn khoăn tự hỏi, hào khí Đông A là gì? Tại sao nó lại được phát huy mạnh mẽ nhất vào thời nhà Trần? Hào khí Đông A là hào khí của thời Trần, hai chữ Đông và A khi ghép lại trong nguyên văn chữ Hán sẽ tạo nên chữ Trần, vậy nên mới nói, hào khí này là hào khí của nhà Trần, của quân và dân đời Trần.
- Nó cũng là cái khí thế oai hùng, hào sảng của nhà Trần, khi mà ở thời kì này, chúng ta đã ba lần đánh thắng quân Mông - Nguyên - đội quân hung hãn nhất thế giới thời bấy giờ.
- Hào khí Đông A cũng chính là cái khí thế đầy nhiệt huyết, hừng hực trong niềm vui chiến thắng kẻ thù, là sự khát khao mang tính thời đại bởi đói ai cũng muốn góp một phần sức lực bảo vệ non sông, xây dựng Tổ quốc mình.
- Đồng thời, cũng phải nói rằng hào khí Đông A là kết tinh sâu sắc của lòng yêu nước nồng nàn của con người Việt Nam ta thời đó..
- Bài thơ Thuật hoài thể hiện rõ hào khí Đông A thời Trần.
- Hai câu thơ đầu là tiêu biểu cho sự thể hiện đó:.
- “Hoành sóc giang sơn” có nghĩa là cầm ngang ngọn giáo để trấn giữ đất nước.
- Thời nhà Trần phải chống lại kẻ thù nguy hiểm nhất, mạnh nhất thời bấy giờ.
- Thế nhưng đất nước ta phải đối mặt với những tên giặc nguy hiểm này thì quân dân nhà Trần không hề sợ sệt.
- Trên dưới một lòng bảo vệ đất nước giang sơn.
- Ngọn giáo giống như quốc bảo của người quân tử thời Trần, nó được đo bởi chiều rộng và chiều cao của đất nước.
- Sứ mệnh của quân dân nhà Trần là bảo vệ đất nước, từ bấy lâu nay vẫn thế há gì gặp giặc ngoại xâm nguy hiểm nhất lại phải chùn bước..
- Câu thơ thể hiện ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước và người quân tử thời Trần tự ý thức được trách nhiệm của mình với đất nước.
- Chính bởi đồng lòng cho nên ba quân của nhà Trần mạnh.
- mẽ như hổ báo, khí thế át cả sao Ngưu trên trời.
- Khí thế ấy tưởng chừng có thể nuốt hết một con trâu lớn..
- Hai câu thơ thể hiện sự hào hùng, bất khuất của quân đội nhà Trần.
- Đó chính là sự thể hiện của hào khí Đông A..
- Nếu hai câu thơ đầu, nhà thơ thể hiện hào khí Đông A của một thời đại đầy hào hùng thì đến hai câu thơ cuối nhà thơ bày tỏ nỗi “thẹn” của mình:.
- “Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu”.
- (“Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”).
- Xưa kia, sinh thời phận làm trai thì phải có công danh và sự nghiệp.
- Một người nam nhi chân chính là phải có danh với núi sông, có công với đất nước.
- Cái nợ công danh của nhà thơ vẫn còn trong khi ông đã từng đánh nam dẹp bắc, chặn biết bao nhiêu con đường của giặc đi.
- Phạm Ngũ Lão – một vị tướng tài ba của nhà Trần thế nhưng ông vẫn khiêm tốn về công danh của mình với vua, với nước.
- Ông “thẹn” khi nghe chuyện Vũ Hầu bởi vì Vũ Hầu cũng là phận bề tôi như ông.
- Nhưng Vũ Hầu làm được nhiều việc có công lớn với đất nước với vua hơn..
- Chính vì thế mà dù Phạm Ngũ Lão tài giỏi và hết lòng vì đất nước nhưng bản thân nhà thơ vẫn không cảm thấy hài lòng với những gì mình đã làm.
- Theo nhà thơ, có lẽ bấy nhiêu thôi chưa đủ để gọi là công danh với đất nước..
- Qua đây ta có thể thấy rõ được hào khí Đông A thời nhà Trần và nỗi thẹn của người quân tử, người tướng quân hết lòng ra sinh vào tử vì vua vì nước.
- Có thể nói hào khí Đông A là yếu tố cơ bản làm nên ba lần chiến thắng giặc nguyên Mông.
- Đồng thời ta có thể thấy được tấm lòng của vị tướng quân tài ba với đất nước mình.
- Dẫu có bao nhiêu chiến công hiển hách, Phạm ngũ Lão vẫn thấy chưa đủ để phục vụ cho vua và cho đất nước..
- Tỏ lòng là một tác phẩm nổi tiếng của danh tướng đời Trần Phạm Ngũ Lão.
- Dù được xếp vào loại thơ trữ tình, nhưng từng câu từng chữ lại toát lên cái hào khí Đông A ngút trời của thời đại đó..
- Phạm Ngũ Lão là một người văn võ song toàn, sống thời thời Trần, là vị danh tướng trăm trận trăm thắng.
- Phạm Ngũ Lão sáng tác không nhiều, hiện nay tác phẩm còn lại của ông chỉ có hai bài thơ chữ Hán, trong đó có bài thơ thất ngôn tứ tuyệt Tỏ lòng.
- Bài thơ được chia làm hai phần rất rõ ràng.
- Hai câu mở đầu thể hiện hình tượng của quân đội và con người thời Trần, hai câu sau chính là lời bày tỏ nỗi lòng của tác giả..
- Qua hai câu thơ này, hình ảnh đấng nam nhi lẫm liệt oai phong đang xả thân vì nước như hiện lên rõ ràng trước mắt.
- Cũng từ đó, ta cảm nhận được một hào khí Đông A ngút trời của một thời đại anh hùng trong lịch sử..
- Trong đó, câu thơ "Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu".
- thể hiện hình ảnh người lính cầm ngang ngọn giáo, luôn trong một tư thế hiên ngang, sẵn sàng tấn công, áp đạo quân thù xâm lược một cách dũng mãnh để bảo vệ giang sơn rộng lớn suốt thời gian dài.
- Câu thơ thứ hai "Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu".
- (dịch thơ: Ba quân hùng khí át sao Ngưu), dịch nghĩa là khí thế của ba quân mạnh như hổ báo, át cả sao Ngưu trên trời, còn có cách dịch khác là "Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu".
- Là một thành viên của đạo quân anh hùng ấy, Phạm Ngũ Lão từ một chiến binh dày dạn đã trở thành một danh tướng khi tuổi còn rất trẻ.
- Trong con người ông luôn sôi sục khát vọng công danh của đấng nam nhi thời loạn.
- Mặt tích cực của khát vọng công danh ấy chính là ý muốn được chiến đấu, cống hiến đời mình cho vua, cho nước.
- Như bao kẻ sĩ cùng thời, Phạm Ngũ Lão tôn thờ lí tưởng trung quân, ái quốc và quan niệm: Làm trai đứng ở trong trời đất, phải có danh gì với núi sông (Chí làm trai - Nguyễn Công Trứ).
- Bởi thế cho nên khi chưa trả hết nợ công danh thì tự lấy làm hổ thẹn:.
- Vũ Hầu tức Khổng Minh, một quân sư tài ba của Lưu Bị thời Tam Quốc.
- Là một tùy tướng thân cận của Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn, Phạm Ngũ Lão luôn sát cánh bên cạnh chủ tướng, chấp nhận xông pha nơi làn tên mũi đạn, làm gương cho ba quân tướng sĩ, dồn hết tài năng, tâm huyết để tìm ra cách đánh thần kì nhất nhằm quét sạch quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
- Suy nghĩ của Phạm Ngũ Lão rất cụ thể và thiết thực;.
- một ngày còn bóng quân thù là nợ công danh của tuổi trẻ với giang sơn xã tắc vẫn còn vương, chưa trả hết..
- Mà như vậy là phận sự với vua, với nước chưa tròn, khát vọng công danh chưa thỏa.
- Cách nghĩ, cách sống của Phạm Ngũ Lão rất tích cực, tiến bộ, ông muốn sống xứng đáng với thời đại anh hùng..
- Hai câu thơ sau âm hưởng khác hẳn hai câu thơ trước.
- Phạm Ngũ Lão là một võ tướng tài ba nhưng lại có một trái tim nhạy cảm của một thi nhân.
- Thuật hoài là bài thơ trữ tình bày tỏ được hùng tâm tráng trí và hoài bão lớn lao của tuổi trẻ đương thời.
- Bài thơ có tác dụng giáo dục rất sâu sắc về nhân sinh quan và lối sống tích cực đối với thanh niên mọi thời đại.
- Thuật hoài đã làm vinh danh vị tướng trẻ văn võ song toàn Phạm Ngũ Lão.