« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA NÔNG HỘ TRỒNG LÚA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- ĐBSCL, hiệu quả kinh tế, lợi nhuận, sản xuất lúa.
- Hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được đánh giá bằng hàm lợi nhuận biên Cobb-Douglas kết hợp với hàm phi hiệu quả theo phương pháp ước lượng một bước.
- Kết quả ước lượng chỉ ra rằng, hiệu quả kinh tế ở vụ Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2017-2018 đạt ở mức khá lần lượt là 77,9% và 82,8.
- Bên cạnh đó, đối tượng thu mua lúa, hình thức thanh toán tiền vật tư nông nghiệp và nhóm giống lúa gieo sạ cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
- Để gia tăng hiệu quả kinh tế sản xuất lúa ở ĐBSCL, việc sử dụng hợp lý các yếu tố đầu vào tương ứng với giá cả thị trường, lựa chọn hợp lý kênh phân phối sản phẩm đầu ra phù hợp và cải thiện đặc điểm kinh tế - xã hội của nông hộ cần được chú trọng..
- Phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tuy nhiên, ngành sản xuất lúa hiện đang đối mặt với những khó khăn từ hiệu quả canh tác chưa được tối ưu, nông dân chưa được hưởng lợi từ sự phát triển của ngành (Nguyễn Văn Bộ, 2016).
- Nhiều nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả sản xuất lúa ở ĐBSCL chưa được tối ưu hóa (Phạm Lê Thông và ctv., 2011), chỉ đạt từ 57% đến 72% trong các vụ lúa, có xu hướng giảm từ 89,2% vào năm 2008 xuống còn 88,7% vào năm 2011, trong giai đoạn 2011-2015 giảm 1,9% (Nguyễn Hữu Đặng, 2012;.
- Nguyên nhân là do nông hộ chủ yếu sản xuất theo tập quán và thiếu áp dụng kỹ thuật mới, làm cho chi phí sản xuất gia tăng và giảm hiệu quả sản xuất (Hà Vũ Sơn và Dương Ngọc Thành, 2014.
- và Kaka et al., 2016) để ước lượng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa.
- Bên cạnh đó, hàm phi lợi nhuận thường được kết hợp để tìm ra các yếu tố kinh tế - xã hội tác động đến tính phi hiệu quả nhằm có những giải pháp hợp lý giúp cải thiện tình hình sản xuất.
- Hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên xem xét giá các yếu tố đầu vào để ước tính trực tiếp mức độ hiệu quả kinh tế được thực hiện (Ali and Flinn, 1989.
- hiệu quả sản xuất bao gồm hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ trong mối quan hệ của hàm lợi nhuận..
- Hiệu quả kinh tế lúc này là khả năng của một nông hộ đạt được lợi nhuận cao nhất phụ thuộc vào giá các yếu tố đầu vào và mức độ đầu vào cố định của nông hộ đó, trong khi phần phi hiệu quả được định nghĩa là phần lợi nhuận mất đi vì không nằm trên đường biên sản xuất tối ưu..
- u i thể hiện phần kém hiệu quả của nông hộ thứ i..
- Khi đó, hiệu quả kinh tế được ước lượng:.
- Sai số u i thể hiện mức độ không hiệu quả của nông hộ.
- ý là lợi nhuận của nông hộ nằm ở đường biên hiệu quả (có nghĩa là đạt được hiệu quả kinh tế 100.
- còn nếu u i >0 hàm ý rằng lợi nhuận của nông hộ nằm dưới đường biên hiệu quả, tồn tại mức phi hiệu quả..
- Trong nghiên cứu này, mô hình hàm lợi nhuận biên Cobb-Douglas được sử dụng để ước lượng hiệu quả kinh tế theo phương pháp ước lượng một bước bằng phần mềm Frontier 4.1 của Coelli (1996), nghĩa là hàm lợi nhuận và hàm phi hiệu quả lợi nhuận được ước lượng đồng thời..
- Mô hình hàm lợi nhuận biên Cobb-Douglas nhằm phân tích sự ảnh hưởng của giá cả đầu vào đến hiệu quả đạt được đã có nhiều nghiên cứu trước đây sử dụng.
- Mô hình ước lượng hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL có dạng như sau:.
- u i : thể hiện mức phi hiệu quả của nông hộ thứ i..
- Hàm phi hiệu quả lợi nhuận được xác định theo công thức:.
- u i là mức độ phi hiệu quả kinh tế của nông hộ;.
- 0,…,10 : là các hệ số cần được ước lượng trong mô hình phi hiệu quả;.
- Z 1,…10 : là các yếu tố ảnh hưởng đến mức phi hiệu quả của nông hộ bao gồm:.
- Theo Battese and Corra (1977), phương sai của các sai số ngẫu nhiên là  v 2 , phương sai của mức phi hiệu quả là  u 2 và phương sai tổng thể của mô hình là  2.
- u 2 nằm trong khoảng từ 0 đến 1 sẽ giải thích phần sai số liên quan đến mức phi hiệu quả..
- Nếu  =1, tức là hiệu quả kinh tế bằng 1, có nghĩa là lợi nhuận của nông hộ đạt tối đa, khi đó sẽ không tồn tại các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế (u i =0), do vậy phương pháp ước lượng bình phương bé nhất (Ordinary Least Squares - OLS) được sử dụng.
- Nếu >0, tức chỉ số hiệu quả kinh tế nhỏ hơn 1, nghĩa là nông hộ chưa đạt hiệu quả tối ưu, khi đó tồn tại các yếu tố tác động gây ra mức phi hiệu quả (u i >0), do đó phương pháp ước lượng khả năng tối đa (maximum likelihood esmimation – MLE) sẽ được sử dụng để giải thích kết quả.
- 3.1 Đặc điểm nguồn lực của nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL.
- Đối tượng mua lúa của nông hộ.
- Để ước lượng mức hiệu quả kinh tế dựa vào mô hình lợi nhuận biên ngẫu nhiên theo dạng hàm Cobb-Douglas, các biến số ở Bảng 3 được sử dụng để tính toán và ước lượng..
- Sử dụng biến chi phí thuốc để ước lượng có nghĩa là nghiên cứu đang giả định nông hộ sử dụng thuốc đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu..
- Hệ số  trong mô hình thể hiện sự kém hiệu quả kinh tế giải thích đến 97,0% hoặc 97,3% về sự biến động của lợi nhuận lần lượt ở vụ Hè Thu và Đông Xuân.
- Sự kém hiệu quả này là do nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào kiểm soát được như giống lúa, phân, thuốc và lao động gây ra.
- Như vậy, việc sản xuất lúa kém hiệu quả chủ yếu do nông hộ sử dụng các yếu tố đầu vào không hợp lý cao hơn là do các yếu tố ngẫu nhiên khác.
- Từ đó cho thấy yếu tố con người trong việc chọn lựa, phối hợp sử dụng các yếu tố đầu vào là rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế cũng như lợi nhuận của nông hộ..
- Bảng 4: Kết quả hàm lợi nhuận biên và hàm phi hiệu quả kinh tế ở vụ Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2017- 2018.
- Hàm phi hiệu quả kinh tế.
- 3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế.
- Để xác định mối quan hệ giữa các yếu tố về kinh tế, xã hội, đặc điểm của nông hộ sản xuất lúa với mức phi hiệu quả kinh tế.
- Kết quả trong mô hình cho thấy xu hướng tác động của từng biến số có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL.
- phi hiệu quả thể hiện mối quan hệ nghịch chiều hoặc thuận chiều tương ứng với mức phi hiệu quả kinh tế, tức là có mối quan hệ thuận chiều hoặc nghịch chiều tương ứng với mức hiệu quả kinh tế..
- đối tượng bán lúa (X 6 ) tác động tiêu cực đến mức phi hiệu quả kinh tế ở mức ý nghĩa 1%.
- động tích cực với mức phi hiệu quả ở mức ý nghĩa 1%.
- Giải thích trong mối quan hệ với mức hiệu quả kinh tế có nghĩa là nông hộ có trình độ học vấn càng cao thì đạt hiệu quả kinh tế càng lớn.
- Nông hộ có tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật sản xuất lúa thì sẽ có hiệu quả cao hơn những nông hộ chưa từng tham gia tập huấn.
- Bên cạnh đó, nông hộ sẽ có hiệu quả kinh tế cao hơn nếu nông hộ bán lúa cho công ty/doanh nghiệp thay vì bán lúa cho thương lái.
- Tuy nhiên, số lao động gia đình tham gia sản xuất lúa càng nhiều thì mức hiệu quả càng thấp.
- Nông hộ thanh toán chậm VTNN (trả vào cuối vụ) cho các đại lý thì đạt hiệu quả kinh tế thấp hơn khi nông hộ trả tiền mặt hoặc được các công ty/doanh nghiệp liên kết sản xuất cung cấp VTNN..
- Tương tự, đối với vụ Đông Xuân các biến số tác động theo chiều hướng sẽ làm giảm mức phi hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ bao gồm: kinh nghiệm trồng lúa của người quản lý hộ (X 2.
- Bên cạnh đó, các biến số tác động theo chiều hướng làm tăng mức phi hiệu quả là tuổi của người quản lý hộ (X 1.
- Trong mối quan hệ giữa các biến số với mức hiệu quả kinh tế được giải thích như sau: kinh nghiệm sản xuất và số năm đến trường của chủ hộ càng cao thì sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế của nông hộ sản xuất lúa.
- nông hộ được tham gia tập huấn có hiệu quả cao hơn những nông hộ chưa được tập huấn.
- và gieo trồng nhóm giống lúa thơm, đặc sản cho hiệu quả kinh tế tốt hơn gieo trồng các nhóm giống lúa khác.
- Đó là những yếu tố tác động làm tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ trong vụ Đông Xuân..
- số lao động gia đình tham gia sản xuất lúa tăng thì hiệu quả giảm.
- thanh toán tiền VTNN vào cuối vụ có hiệu quả thấp hơn khi trả tiền mặt cho các đại lý cung cấp VTNN..
- Xu hướng tác động của trình độ học vấn đến hiệu quả kinh tế lúa nông hộ trong nghiên cứu này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Abdulai and Huffman (2000).
- Nông hộ có trình độ học vấn cao sẽ giúp ích trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật trong canh tác lúa, đặc biệt trong việc chọn lựa các loại đầu vào phù hợp giúp nâng cao hiệu quả.
- Xu hướng tác động tích cực của việc tham gia tập huấn đến hiệu quả sản xuất lúa được phát hiện trong nghiên cứu này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đặng (2012);.
- Vì thế nông hộ tham gia các khóa tập huấn sẽ gia tăng kiến thức, áp dụng vào thực tiễn sản xuất lúa đạt hiệu quả cao hơn những nông hộ chưa tham gia tập huấn.
- Số năm kinh nghiệm nông hộ càng cao thì hiệu quả càng lớn giống với nghiên cứu của Rahman (2003).
- Phương thức bán lúa cho công ty/doanh nghiệp sẽ tác động làm tăng hiệu quả kinh tế và phương thức thanh toán chậm tiền VTNN (trả vào cuối vụ) làm giảm hiệu quả tương tự với kết quả trong nghiên cứu của Nguyễn Tiến Dũng và Lê Khương Ninh (2015)..
- Hình thức thanh toán chậm vào cuối vụ làm giảm hiệu quả do nông hộ chịu chi phí sản xuất cao vì phải gánh chịu một phần lãi suất mua chịu từ các đại lý, với lại nông hộ không kiểm soát được giá cả cũng như chất lượng VTNN ở các đại lý.
- Số lao động tham gia sản xuất lúa nhiều sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả kinh tế, vì cơ giới hóa đã dần thay thế sức lao động, cơ giới hóa sẽ giúp làm giảm tổn thất, giảm chi phí và tăng chất lượng sản phẩm hơn là sử dụng sức lao động (Nguyễn Thị Bé Ba và Nguyễn Thị Hồng, 2015).
- Sản xuất giống lúa thơm, đặc sản ở vụ Đông Xuân sẽ giúp tăng hiệu quả hơn vì nhóm lúa này rất nhạy cảm với dịch hại, rầy nâu, gieo trồng vụ Đông Xuân sẽ thuận lợi cho năng suất và giá thành cao hơn..
- 3.5 Phân bổ mức hiệu quả kinh tế.
- Từ kết quả ước lượng của hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên, mức hiệu quả kinh tế của nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL ở vụ Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2017-2018 được tính toán và trình bày ở Bảng 5..
- Kết quả cho thấy, mức hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa mà nông hộ đạt được ở mức khá, thể hiện theo xu hướng có sự thiên lệch về mức hiệu quả 70%.
- Mức chênh lệch về hiệu quả kinh tế giữa những nông hộ sản xuất lúa ở ĐBSCL trong cả hai vụ là khá lớn (hộ đạt được hiệu quả thấp nhất là 2,3% và cao nhất là 96,5.
- Không có nông hộ sản xuất lúa nào trong mẫu khảo sát đạt được hiệu quả kinh tế tối đa (100.
- Số nông hộ đạt được mức hiệu quả kinh tế tập trung từ 80-90% chiếm tỷ lệ cao nhất trong cả hai mùa vụ.
- Số hộ có mức hiệu quả kinh tế thấp.
- Sự khác biệt về mức hiệu quả kinh tế giữa những nông hộ sản xuất lúa là do sự khác biệt về trình độ kỹ thuật sản xuất, kỹ năng.
- Bảng 5: Mức hiệu quả kinh tế lúa vụ Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2017-2018.
- Mức hiệu quả.
- Đối với vụ Hè Thu 2017, mức hiệu quả kinh tế trung bình là 77,9%.
- Kết quả này cũng thể hiện mức phi hiệu quả kinh tế là 22,1%.
- Điều này cũng ngụ ý rằng nông hộ có thể tăng được phần lợi nhuận tương ứng là 22,1% bằng cách cải thiện được hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân bổ của nông hộ sản xuất.
- (2011) thì trung bình hiệu quả kinh tế ở vụ Hè Thu là 56,9% (thấp nhất 3,6%, cao nhất 89,5.
- còn trong nghiên cứu này mức hiệu quả kinh tế 77,9%.
- Từ đó cho thấy nông hộ trồng lúa ở ĐBSCL có sự cải thiện đáng kể về hiệu quả kinh tế trong 7 năm qua, trình độ kỹ thuật và khả năng chọn lựa các yếu tố đầu vào của nông hộ được tốt hơn.Tương tự, đối với vụ Đông Xuân nông hộ sản xuất lúa đạt được mức hiệu quả kinh tế trung bình là 82,8%, cao hơn so với vụ Hè Thu, chủ yếu do điều kiện sản xuất ở mùa vụ này thuận lợi.
- Tuy vậy cũng không có nông hộ nào đạt được hiệu quả kinh tế tối ưu.
- Từ đó cho thấy rằng, mức phi hiệu quả cần được cải thiện tương ứng là 17,2% để đạt được lợi nhuận tối đa với lượng đầu vào không đổi..
- Đối với các quốc gia sản xuất lúa khác, kết quả cho thấy rằng không có sự chênh lệch nhiều về hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa ở cấp nông hộ.
- Nghiên cứu của Rahman (2003) đối với người sản xuất lúa gạo ở Bangladesh cho hiệu quả lợi nhuận trung bình là.
- Ogundari (2006) đối với sản xuất lúa ở Nigeria có hiệu quả kinh tế là .
- (2016) cho kết quả về hiệu quả kinh tế đối với hộ sản xuất lúa ở Malaysia là 73,2% (dao động từ 30,5.
- Nhìn chung, nông hộ trồng lúa ở các quốc gia đều chưa đạt hiệu quả kinh tế tối đa, từ đó cho thấy rằng vẫn còn phạm vi đáng kể để gia tăng lợi nhuận khi cải thiện được hiệu quả kỹ thuật và phân bổ của nông hộ trồng lúa..
- Hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở vụ Hè Thu 2017 và Đông Xuân 2017-2018 đạt ở mức khá lần lượt là 77,9% và 82,8% với mức phi hiệu quả tương ứng là 22,1% và 17,2%.
- Chênh lệch về mức hiệu quả kinh tế giữa những hộ sản xuất là rất lớn (hộ có hiệu quả thấp nhất là 2,3% và hộ có hiệu quả cao nhất là 96,5% tính trong hai mùa vụ)..
- Một số khuyến nghị để tăng hiệu quả sản xuất là nông hộ cần tham gia các khóa tập huấn để nâng cao kỹ thuật, nắm bắt thông tin thị trường kịp thời, liên kết bán lúa cho công ty/doanh nghiệp theo hợp đồng tránh rủi ro về giá, chủ động nguồn vốn để mua vật tư nông nghiệp.
- Đồng thời, ưu tiên chọn nhóm giống lúa thơm, đặc sản canh tác ở vụ Đông Xuân để mang lại hiệu quả kinh tế được tối ưu..
- So sánh hiệu quả tài chính giữa mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và mô hình không ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long.
- Hiệu quả kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng lúa ở đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam trong giai đoạn 2008-2011.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất lúa của nông hộ ở thành phố Cần Thơ.
- So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở đồng bằng sông Cửu Long