« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI GÀ THẢ VƯỜN BÁN CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU THÀNH A, TỈNH HẬU GIANG


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ MÔ HÌNH NUÔI GÀ THẢ VƯỜN BÁN CÔNG NGHIỆP Ở HUYỆN CHÂU.
- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích hiệu quả kinh tế mô hình nuôi gà thả vườn bán công nghiệp (NGTVBCN) ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang.
- Một số phương pháp phân tích được sử dụng trong nghiên cứu là thống kê mô tả, phân tích lợi ích-chi phí (CBA) và phân tích hồi quy tuyến tính.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, mô hình NGTVBCN mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho nông hộ.
- Các biến chi phí giống, chi phí thức ăn và chi phí thuốc tương quan nghịch với lợi nhuận của mô hình NGTVBCN, trong khi biến qui mô nuôi, trình độ học vấn và tập huấn kỹ thuật có tương quan thuận với lợi nhuận của mô hình.
- Nghiên cứu còn đề xuất một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển mô hình NGTVBCN ở huyện Châu Thành A..
- Những năm gần đây, nhiều nông hộ ở các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Hậu Giang thuộc khu vực đồng bằng sông Cửu Long đã mạnh dạng phát triển mô hình NGTVBCN.
- Tại Hậu Giang, NGTVBCN được xem là mô hình mới và đang phát triển khá nhanh.
- Nhiều nông dân ở Hậu Giang, đặc biệt là huyện Châu Thành A đã tích cực tham gia mô hình NGTVBCN với lý do mô hình này phù hợp cho điều kiện hộ gia đình có nguồn vốn hạn chế, tận dụng vườn cây và các phụ phẩm nông nghiệp.
- Mô hình NGTVBCN đã góp phần đa dạng hóa các hoạt động tạo thu nhập, nâng cao thu nhập cho nhiều nông hộ, giảm tỷ lệ hộ nghèo cho địa phương.
- Để có cơ sở đưa ra khuyến cáo nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển mô hình, nghiên cứu “Phân tích hiệu quả mô hình NGTVBCN của nông hộ ở huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang” được nhóm nghiên cứu chọn thực hiện..
- Phương pháp phân tích lợi ích-chi phí (CBA) được sử dụng để phân tích hiệu quả mô hình NGTVBCN.
- Bên cạnh đó, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình NGTVBCN.
- Thông qua lược khảo một số nghiên cứu có liên quan đến hiệu quả chăn nuôi gia cầm, có thể liệt kê số tác giả như Nguyễn Hữu Tâm (2007), Nguyễn Thị Hồng Liễu (2007), Mai Văn Nam (2008), Nguyễn Thị Ngọc Hoa (2010), Huỳnh Thị Đan Xuân (2011), nhóm nghiên cứu thiết lập mô hình hồi qui tuyến tính như sau:.
- Bảng 1: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình.
- X 1 : Chi phí.
- X 2 : Chi phí lao động.
- Chi phí lao động/kg thịt gà xuất chuồng.
- X 3 : Chi phí.
- thức ăn Chi phí thức ăn/kg thịt gà.
- X 4 : Chi phí.
- thuốc Chi phí thuốc/kg thịt gà.
- 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Một số đặc điểm của nông hộ nuôi gà TVBCN.
- Vì thực tế, trong mô hình NGTVBCN, gà được thả trong vườn và được rào xung quanh nuôi nên không cần nhiều công lao động chăm sóc như mô hình nuôi gà công nghiệp.
- Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, số năm kinh nghiệm trung bình của chủ hộ khá thấp (khoảng 2 năm), điều này cho thấy mô hình NGTVBCN vừa mới phát triển trong những năm gần đây.
- Vì trên thực tế, nhiều nông hộ nhận thấy được tính hiệu quả của NGTVBCN nên đã chuyển từ chăn nuôi heo, vịt, cá… sang mô hình này trong vài năm gần đây.
- Tỷ lệ nông hộ vay vốn % 6,70.
- Lý do thứ hai khiến nông hộ tham gia NGTVBCN là không cần nhiều lao động (46,7.
- vì thực tế thì mô hình này không đòi hỏi nhiều công chăm sóc và có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi của lao động trong gia đình.
- Theo ý kiến của nhiều nông hộ có.
- Từ đó cho thấy, phần lớn nông hộ chăn nuôi với qui mô vừa và nhỏ.
- còn lại 45% hộ nuôi với số lượng lớn hơn thì chú ý chọn con giống sạch bệnh, khỏe mạnh và mau lớn, những con giống này được đặt mua từ tỉnh khác của các trung tâm sản xuất con giống như: Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp… Chi phí vận chuyển đã được tính vào giá mua con giống nên giá mua ở các tỉnh khác thường cao hơn so với giống gà mua tại địa phương.
- 3.2 Hiệu quả mô hình nuôi gà TVBCN 3.2.1 Phân tích chi phí nuôi gà.
- Chi phí NGTVBCN bao gồm các loại: chuồng trại, công cụ dụng cụ (máng ăn, máng uống, máy bơm nước, đèn chiếu sáng), giống, thức ăn, thuốc thú y, điện, nước và chi phí lao động nhà qui ra tiền.
- Tất cả các chi phí được qui về trên kg gà xuất chuồng..
- Bảng 5: Tỷ trọng chi phí NGTVBCN vụ cuối năm 2010 Khoản mục Chi phí trung.
- Chi phí chuồng trại .
- Chi phí giống .
- Chi phí thức ăn .
- Chi phí công cụ .
- Chi phí thuốc thú y .
- Chi phí điện .
- Chi phí khác .
- Tổng chi phí chưa có lao động nhà .
- Chi phí lao động nhà .
- Tổng chi phí có lao động nhà .
- Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 5 cho thấy, khi chưa tính lao động nhà, chi phí thức ăn chiếm tỷ trọng cao nhất (66,43%) trong tổng chi phí NGTVBCN.
- Chi phí này là yếu tố đầu vào quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trọng của gà.
- Theo kết quả điều tra, hiện nay chi phí thức ăn tăng khoảng 45.000 đồng/bao (trong khoảng thời gian tháng 5/2010 đến tháng 3/2011).
- Chiếm tỷ trọng cao thứ hai (18,46%) trong tổng chi phí nuôi là chi phí con giống, cũng theo khảo sát thực tế thì chi phí con giống tăng khoảng 8.000 đồng/con từ tháng 5/2010 đến tháng 3/2011.
- Một trong các yếu tố quan trọng giúp giảm tỉ lệ hao hụt của đàn gà đó là chi phí thuốc thú y, chiếm 8,69% trong tổng chi phí chăn nuôi.
- Chi phí chuồng trại chiếm 2,61%.
- trong tổng chi phí chăn nuôi.
- Các chi phí công cụ dụng cụ là 1,55% và chi phí điện là 1,03%, chi phí khác chiếm 1,23%, trong đó bao gồm các chi phí như: chi phí chất độn chuồng, chi phí nước, chi phí lãi vay và chi phí khấu hao máy móc.
- Còn khi tính đến công lao động nhà thì thứ tự tỷ trọng các loại chi phí vẫn không thay đổi, chi phí thức ăn vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất 61,29%, kế đến là chi phí con giống (chiếm 17,03%) và chi phí chiếm tỷ trọng thấp nhất vẫn là chi phí công cụ dụng cụ chỉ có 0,95%.
- Như vậy, chi phí công lao động chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí của mô hình..
- Để thấy được hiệu quả NGTVBCN, sử dụng phương pháp phân tích lợi ích – chi phí (CBA), kết quả cho thấy, với mức chi phí trung bình để tạo ra 1 kg gà thịt là 57.644,51 đồng thì nông hộ thu được mức lợi nhuận là 2.203,41 đồng/kg/vụ.
- Như vậy, theo phương pháp phân tích CBA thì nuôi gà mang lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ.
- Do đó, có thể kết luận mô hình NGTVBCN thực sự mang lại nguồn thu nhập quan trọng cho nông hộ..
- Bảng 6: Các chỉ tiêu kinh tế mô hình NGTVBCN vụ cuối năm 2010.
- 1 Chi phí chưa có công lao động nhà Đồng/kg Chi phí lao động nhà Đồng/kg Tổng chi phí [(1.
- 5 Thu nhập [(4.
- (3)] Đồng/kg Thu nhập/Chi phí chưa lao động nhà Lần 0,125 8 Thu nhập/Chi phí lao động nhà Lần 1,494.
- 10 Lợi nhuận/Chi phí có lao động nhà Lần 0,038 11 Lợi nhuận/Chi phí lao động nhà Lần 0,494.
- Để hiểu rõ hơn về hiệu quả của mô hình, phân tích các chỉ số tài chính cho thấy, tỷ số giữa thu nhập và chi phí chưa có lao động nhà là 0,125 lần có nghĩa là 1 đồng chi phí chưa tính lao động nhà bỏ ra người chăn nuôi sẽ thu được 0,125 đồng thu nhập.
- Tỷ số giữa thu nhập và chi phí lao động nhà là 1,494 lần có nghĩa là 1 đồng chi phí lao động nhà bỏ ra người chăn nuôi nhận được 1,494 đồng thu nhập, tức là thu nhập bù đắp được công lao động nhà.
- Tỷ số giữa lợi nhuận và chi phí có lao động nhà là 0,038 lần có nghĩa là 1 đồng chi phí có tính lao động nhà bỏ ra đầu tư cho chăn nuôi, người chăn nuôi sẽ nhận được 0,038 đồng lợi nhuận.
- Tỷ số giữa lợi nhuận và chi phí lao động nhà là 0,494 lần có nghĩa là 1 đồng chi phí lao động nhà bỏ ra người chăn nuôi sẽ nhận được 0,494 đồng lợi nhuận.
- Qua kết quả phân tích cho thấy, mô hình NGTVBCN mang lại hiệu quả kinh tế khá cao cho người nuôi.
- 3.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập của mô hình NGTVBCN.
- Nhưng để xác định một cách khoa học những nhân tố nào thật sự có ảnh hưởng, và ảnh hưởng với mức độ như thế nào thì cần phải được kiểm định bằng các mô hình kinh tế lượng.
- Dựa vào mô hình hồi qui tuyến tính đa biến đã được thiết lập trong phần phương pháp phân tích, sử dụng phần mềm SPSS để hỗ trợ phân tích, kết quả như sau:.
- X 1 : Chi phí giống .
- X 2 : Chi phí lao động .
- X 3 : Chi phí thức ăn .
- X 4 : Chi phí thuốc .
- Sig.F của mô hình 0,000 Kiểm định Durbin-Watson 1,875.
- Dựa vào kết quả phân tích ở bảng 6 cho thấy, hệ số Sig.F của mô hình = 0,00 nhỏ hơn rất nhiều so với mức ý nghĩa α = 5% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa, phù hợp với tập dữ liệu và có thể sử dụng được, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Y.
- Hệ số R 2 hiệu chỉnh của mô hình là 82,2%, điều này được hiểu là sự biến thiên của lợi nhuận được giải thích bởi các yếu tố được đưa vào mô hình là 82,2%.
- Hệ số Durbin-Watson của mô hình là 1,875, chứng tỏ mô hình không có hiện tượng tự tương quan (Trọng và Ngọc, 2008).
- Kết quả phân tích còn cho thấy, trong 8 biến đưa vào mô hình thì có 6 biến có ý nghĩa thống kê (Sig.
- hai biến không có ý nghĩa là chi phí lao động và kinh nghiệm nuôi.
- Kết quả phân tích cho thấy, các biến chi phí giống, chi phí thức ăn và chi phí thuốc có tương quan nghịch với lợi nhuận của mô hình NGTVBCN, hay nói cách khác nếu nông hộ càng tăng các loại chi phí này sẽ làm giảm lợi nhuận của mô hình.
- 3.3 Thuận lợi và khó khăn của nông hộ khi tham gia mô hình NGTVBCN Qua quá trình khảo sát thực tế, một số thuận lợi quan trọng đối với hộ NGTVBCN được thể hiện như: (1) Ngoài việc làm vườn, làm ruộng thì nông hộ còn NGTVBCN, đó là điều kiện thuận lợi cho nông hộ có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
- Bên cạnh đó, nông hộ còn có thể tận dụng được nguồn phụ phẩm trong chăn nuôi để bón cho cây, góp phần tăng thêm thu nhập cho nông hộ.
- (2) Ngoài ra, điều kiện tự nhiên cũng thuận lợi cho mô hình NGTVBCN với nguồn nguyên liệu sẵn có như:.
- Mô hình chăn nuôi này cũng không cần nhiều lao động, dễ nuôi và dễ chăm sóc và thời gian nuôi.
- ngắn, với lại thịt gà của mô hình đạt chất lượng hơn gà công nghiệp nên giá bán cũng cao hơn và được nhiều người ưa chuộng hơn..
- Bên cạnh những thuận lợi thì hộ NGTVBCN còn gặp không ít khó khăn, có thể liệt kê một số khó khăn chủ yếu như: (1) Do cơ sở sản xuất con giống ở địa phương vẫn còn ít nên việc đặt mua con giống ở xa sẽ làm tăng chi phí con giống trong quá trình vận chuyển.
- (2) Ngày nay, sự biến đổi của thời tiết ngày càng phức tạp nên có nhiều loại dịch bệnh xuất hiện và gây nguy hiểm đến gia cầm, dẫn đến tỷ lệ hao hụt và chi phí thuốc thú y tăng từ đó làm giảm thu nhập của hộ chăn nuôi.
- Qua quá trình nghiên cứu cho thấy, mô hình NGTVBCN đang được nhiều nông hộ đánh giá cao và hướng phát triển rất tích cực.
- Mô hình này khá phù hợp với nguồn lực của nông hộ.
- Nhiều nông hộ đã biết tận dụng các lợi thế sẵn có để giảm chi phí chăn nuôi góp phần tăng lợi nhuận đạt được.
- Nghiên cứu còn cho thấy, các biến chi phí giống, chi phí thức ăn và chi phí thuốc có tương quan nghịch với lợi nhuận của mô hình NGTVBCN, trong khi qui mô nuôi, trình độ học vấn và tập huấn có tương quan thuận với lợi nhuận của mô hình.
- Vì thế, kết quả nghiên cứu góp phần khẳng định việc nông hộ sử dụng chưa hợp lý chi phí đầu vào, tuy nhiên hiệu quả kinh tế theo qui mô và tác động tích cực của việc tiếp cận kỹ thuật đã được thể hiện, đây là các cơ sở khoa học rất hữu ích cho việc đề xuất giải pháp nâng cao lợi nhuận cho hộ NGTVBCN.
- Để phát triển mô hình này trong thời gian tới, nhóm nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị như sau:.
- Đối với nông hộ: Người nuôi nên thay đổi tập quán chăn nuôi theo hướng hiện tại, không ngừng học hỏi, trao dồi kinh nghiệm, đặc biệt là tích cực tham gia các khóa tập huấn kỹ thuật chăn nuôi để mô hình nuôi đạt hiệu quả tốt hơn.
- Cần tính toán hợp lí các chi phí đầu vào, tận dụng triệt để các phụ phẩm nông nghiệp và lao động nhãn rồi để tiết giảm chi phí.
- Vận động những nông hộ nuôi.
- Nguyễn Hữu Tâm (2007), Phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi vịt đẻ chạy đồng của nông hộ ở Tp