« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH ĐỘC CANH BA VỤ LÚA VÀ LUÂN CANH HAI LÚA MỘT MÀU TẠI CHỢ MỚI - AN GIANG NĂM 2004-2005


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH ĐỘC CANH BA VỤ LÚA VÀ LUÂN CANH HAI LÚA MỘT MÀU.
- Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, khoảng 80% dân số sinh sống ở vùng nông thôn và hơn 74% lực lượng lao động làm việc trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp.
- Trong đó, sản xuất lúa gạo đạt 60% trong tổng sản lượng và khoảng 65% tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của quốc gia (Niên giám thống kê, 2005)..
- Trong những năm gần đây, một bộ phận không nhỏ nông dân ở ĐBSCL đã chuyển đổi mô hình sản xuất lúa độc canh 2 sang mô hình sản xuất luân canh 3 lúa-màu để nâng cao lợi nhuận 4 .
- Tuy nhiên, do năng xuất lao động và hiệu quản sản xuất thấp, nên thu nhập từ hoạt động sản xuất của nông dân chưa mấy khả quan do (1) Khu.
- 2 Mô hình sản xuất lúa độc canh gồm 3 vụ lúa liên tục trong năm sản xuất..
- 3 Mô hình sản xuất luân canh lúa-màu gồm 2 vụ lúa và một vụ màu hoặc một vụ lúa và hai vụ màu xen kẻ trong năm sản xuất..
- 4 Lợi nhuận/ha/năm của hộ sản xuất lúa độc canh và luân canh tương ứng là 22,9 và 18,4 triệu.
- Theo kết quả điều tra 60 hộ sản xuất lúa độc canh và 60 hộ luân canh tại huyện Chợ Mới trong năm sản xuất 2004/05..
- vực sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL mang tính đặc thù với sản xuất nhỏ, manh mún cùng với thói quen sử dụng kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất truyền thống lạc hậu.
- và (2) Hơn thế nữa, do hiệu quả kỹ thuật thấp cũng như thiếu những kiến thức phù hợp trong chuyển đổi từ sản xuất lúa độc canh sang mô hình luân canh lúa-màu..
- Chợ Mới là một huyện thuần nông thuộc tỉnh An Giang và được xem như là một huyện đi đầu trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất đặc biệt trong chuyển đổi từ mô hình sản xuất lúa độc canh sang luân canh lúa-màu ở An Giang.
- Từ những đặc điểm trên, chúng ta thấy rằng, nông dân ĐBSCL đã phải đối mặt với tình huống nan giải: “Duy trì mô hình sản xuất lúa độc canh hay chuyển đổi áp dụng mô hình sản xuất luân canh lúa-màu”.
- Vì thế, việc phân tích tính hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa độc canh và trong sản xuất với mô hình luân canh lúa-màu thật sự là phù hợp và cần thiết..
- Số liệu thu thập bao gồm dữ liệu về những đặc điểm của mô hình sản xuất lúa độc canh (lúa-lúa-lúa) và mô hình sản xuất luân canh lúa-màu (lúa-đậu nành-lúa), bao gồm: diện tích canh tác, sản lượng, số lượng và giá cả của các nhân tố sản xuất;.
- tình huống hiện tại và những kế hoạch ngắn và dài hạn đối với sản xuất và phát triển nông nghiệp..
- Điều tra được thực hiện đối với hai nhóm hộ sản xuất theo hai mô hình lựa chọn:.
- mô hình sản xuất lúa-lúa-lúa và mô hình sản xuất luân canh lúa-đậu nành-lúa, và được thực hiện ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang..
- Một nhóm gồm 60 hộ sản xuất được chọn ngẫu nhiên đại diện cho những hộ sản xuất lúa-lúa-lúa và một nhóm 60 hộ sản xuất khác đại diện cho nhóm hộ sản xuất theo mô hình lúa-đậu nành-lúa trong năm sản xuất 2004/2005 ở huyện Chợ Mới..
- Để phân tích, so sánh hiệu quả kỹ thuật sản xuất (technical efficiency) giữa hai nhóm hộ sản xuất lúa độc canh và luân canh lúa-màu, số liệu sơ cấp được thu thập trong năm sản xuất 2004/2005 bao gồm ba vụ sản xuất chính: Đông-Xuân 2004/05, Hè-Thu 2005 và Thu-Đông 2005.
- Đây là trường hợp phân tích nhiều sản phẩm trong hoạt động sản xuất (multiple inputs-outputs), vì thế chúng ta không thể sử dụng các hàm sản xuất truyền thống vì chúng chỉ phù hợp trong phân tích đối với trường hợp một sản phẩm đầu ra và nhiều nhân tố đầu vào (single output- multiple inputs).
- Trong đó x Ni là nhân tố đầu vào thứ N của hộ sản xuất (xí nghiệp) thứ i;.
- q Mi là sản phẩm thứ M của hộ sản xuất (xí nghiệp) thứ i;.
- Ứng dụng dạng thức Cobb-Douglas, Mô hình (1) được viết lại như sau:.
- Ở đây, u i  lnd I i là biến không âm liên quan đến sự không hiệu quả về kỹ thuật trong sản xuất và được giả định theo phân phối độc lập có dạng chóp cụt tại giá trị 0 của phân phối, N(m i.
- Ở đây, z j là những biến có thể ảnh hưởng đến sự không hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất.
- Hiệu quả kỹ thuật của sản xuất (technical efficiency) được ước lượng theo công thức sau:.
- Ngoài ra, biến u i của công thức (4) còn cho chúng ta khảo sát chi tiết hơn đối với các biến liên quan mật thiết đến việc tiếp cận kỹ thuật sản xuất (như trình độ văn hoá, khuyến nông.
- đầu vào đến sản lượng và hiệu quả kỹ thuật, thế nhưng chúng ta cũng cần biết thêm các kết quả cụ thể thể hiện tính hiệu quả kỹ thuật của các mô hình đang đánh giá thông qua giá trị TE của công thức (6).
- Để tăng tính thuyết phục trong phân tích trong trường hợp nhiều sản phẩm, chúng ta cần phân tích tính độ co giản của sản lượng theo quy mô sản xuất dưới mô hình hàm khoảng cách nhân tố đầu vào.
- Theo đó, xãy ra trường hợp tăng, cố định hoặc giảm sản lượng theo quy mô sản xuất nếu d trả về giá trị lớn hơn 1, bằng 1 hoặc nhỏ hơn 1..
- Để ước lượng hiệu quả kỹ thuật đối với các mô hình sản xuất lựa chọn, chúng ta sử dụng số liệu đã thu thập thực tế từ hai nhóm nông hộ.
- Nhóm thứ nhất gồm 55 hộ sản xuất theo mô hình lúa độc canh (lúa-lúa-lúa), và nhóm thứ hai hồm 46 hộ1 theo mô hình luân canh lúa-đậu nành-lúa.
- Theo mô hình (4), hàm khoảng cách nhân tố đầu vào biên được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật đối với mô hình sản xuất lúa độc canh và được định nghĩa như sau:.
- Trong đó, chỉ số dưới i dùng để xác định đối với hộ sản xuất thứ i trong mẫu điều tra (i đối với mô hình sản xuất lúa độc canh.
- i đối với mô hình luân canh lúa-đậu nành);.
- Land tổng diện tích đất sản xuất (ha);.
- 1 60 hộ sản xuất được chọn phỏng vấn cho từng mô hình.
- Machine máy móc trong sản xuất (hours);.
- Trong đó, D1 là biến giả liên quan đến vốn vay, có giá trị 1 nếu hộ sản xuất có vay vốn ngân hàng và 0 trong trường hợp không vay;.
- D2 là biến giả liên quan đến quyền sở hữu đất, có giá trị 1 nếu là đất thuê và giá trị 0 nếu là đất thuộc sở hữu của hộ sản xuất;.
- Ogive 2 là biến chuyên môn hoá trong sản xuất dùng để đo lường mức biến động hiệu quả gây ra bởi sự khác biệt về tỷ lệ sản lượng giữa các vụ sản xuất và được xác định theo công thức sau:.
- (10) Trong đó, N là số lượng các vụ sản xuất, và Xn là tỷ lệ sản lượng của vụ sản xuất thứ n..
- Hàm khoảng cách nhân tố đầu vào biên đối với mô hình sản xuất luân canh lúa- màu được xây dựng như hàm số (8) và (9), ngoại trừ được bổ sung thêm một biến (giống) vì giống trong sản xuất lúa và màu (đậu nành) có sự khác biệt rất lớn..
- Việc ước lượng hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất được thực hiện trên phần mềm FRONTIER phiên bản 4.1 được viết và công bố bởi nhà kinh tế học Tim Coelli 3 .
- Ước lượng khả năng cao nhất đối với các tham số của hàm khoảng cách nhân tố đầu vào biên dưới dạng hàm Cobb-Douglass đối với hộ sản xuất theo mô hình sản xuất lúa độc canh lúa-lúa-lúa và luân canh lúa-đậu nành-lúa được trình bày trong Bảng 1..
- 4.1.1 Đối với mô hình sản xuất lúa độc canh.
- Có ba giả thuyết được kiểm định theo phương pháp “likelihood-ratio tests hay LR test1” với mức ý nghĩa 5% (5 per cent level of significance): (1) Giá trị thống kê của kiểm định giả thuyết không (null hypothesis) “Không có sự không hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất” được tìm thấy là 18.089, giá trị này lớn hơn giá trị tới hạn ứng với 9 bậc tự do (degree of freedom) là 16.919 (tra bảng thống kê phân phối Chi bình phương, 2).
- Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng mô hình (hàm số) không hiệu quả kỹ thuật (ui) là thật sự có ý nghĩa khi bổ sung vào phân tích trong hàm số khoảng cách nhân tố dầu vào biên (SFIDF).
- (2) Ba biến trong hàm số không hiệu quả kỹ thuật (Inefficiency model) là: vay vốn ngân hàng (D1), tuổi (Age), và khuyến nông (Extension) là các biến có ý nghĩa thông kê dùng để giải thích sự không hiệu quả kỹ thuật trong mô hình.
- Hai giả thuyết khác liên quan trong mô hình cũng được kiểm định theo phương pháp T-test.
- Những kiểm định này liên quan đến giả thuyết không “Không có ảnh hưởng của những nhân tố đầu vào đến sản lượng trong Mô hình (4.
- Từ kết quả trong Bảng 1, kiểm định đầu tiên chỉ ra rằng, có hai biến trong mô hình là lao động thuê (R_Labor) và máy móc (Machine) có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích đối với sự thay đổi của sản lượng bị tác động bởi các nhân tố này.
- trong mô hình được ước lượng là 0.094, với sai số chuẩn là 0.025.
- 4.1.2 Đối với mô hình luân canh Lúa-Đậu nành-Lúa.
- Tương tự như phân tích ở phần trên, theo kết quả ở Bảng 1, chúng ta nhận thấy rằng chỉ có hai nhân tố đầu vào ảnh hưởng đến sản lượng lúa và đậu nành trong mô hình là lao động thuê (R_Labor) và giống (Seed), với hệ số ảnh hưởng (coefficient) và sai số chuẩn (standard error, số trong ngoặc đơn) tương ứng là và .
- Có ba giả thuyết được kiểm định theo phương pháp “likelihood-ratio tests, thường gọi là LR test 2 ” với mức ý nghĩa 5% (5 per cent level of significance): (1) Giá trị thống kê của kiểm định giả thuyết không (null hypothesis) “Không có sự không hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất” được tìm thấy là 37.832, giá trị này lớn hơn giá trị tới hạn ứng với 9 bậc tự do (degree of freedom) là 16.919 (tra bảng thống kê phân phối Chi bình phương.
- Vì thế, chúng ta có thể kết luận rằng mô hình.
- (2) Ba biến trong hàm số không hiệu quả kỹ thuật (Inefficiency model) là: tuổi (Age), trình độ văn hoá (Education), và khuyến nông (Extension) là các biến có ý nghĩa thông kê dùng để giải thích sự không hiệu quả kỹ thuật trong mô hình.
- và (3) Chúng ta dễ nhận thấy rằng có 4 biến không có ý nghĩa thông kê trong giải thích sự không hiệu quả kỹ thuật của mô hình là: vay vốn ngân hàng (D 1.
- sở hữu đất sản xuất (D 2.
- Những kiểm định này liên quan đến giả thuyết không: “Không có ảnh hưởng của những nhân tố đầu vào đến sản lượng trong mô hình SFIDF).
- Từ kết quả trong Bảng 1, kiểm định đầu tiên chỉ ra rằng, có hai biến trong mô hình là lao động thuê (R_Labor) và giống (Seed) có ý nghĩa thống kê trong việc giải thích đối với sự thay đổi của sản lượng bị tác động bởi các nhân tố này.
- trong mô hình được ước lượng là 0.999, với sai số chuẩn là 0.000.
- 4.2 Phân tích tác động theo quy mô sản xuất (Scale efficiency) 4.2.1 Đối với mô hình sản xuất Lúa-Lúa-Lúa.
- Giá trị nghịch đảo là 1.088, điều này đã chỉ ra rằng có hiện tượng tăng sản lượng theo quy mô sản xuất mặc dù không lớn lắm..
- 4.2.2 Đối với mô hình sản xuất Lúa-Đậu nành-Lúa.
- Giá trị nghịch đảo là 1.134, điều này đã chỉ ra rằng có hiện tượng tăng sản lượng theo quy mô sản xuất..
- Chúng ta thấy rằng, có hiện tượng tăng sản lượng theo quy mô sản xuất (increasing return to scale - IRS) trong cả hai mô hình sản xuất.
- IRS chỉ ra rằng năng suất của hộ sản xuất có thể bị tác động bởi hai nguyên nhân: hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency) và hiệu quả quy mô (scale efficiency 1.
- Tuy nhiên, IRS của mô hình sản xuất luân canh Lúa-Đậu nành-Lúa cao hơn của mô hình sản xuất Lúa-Lúa-Lúa.
- Theo kết quả này, chúng ta thấy rằng, năng suất của hộ sản xuất theo mô hình Lúa-Đậu nành-Lúa sẽ tăng đáng kể nếu chúng ta thay đổi quy mô hoạt động sản xuất ngoài việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật..
- 4.3 Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất.
- Trong phần này, chúng ta chỉ đề cập đến các nhân tố có ý nghĩa thống kê trong mô hình không hiệu quả kỹ thuật (Mô hình 9) căn cứ vào kết quả kiểm định T-test..
- Bảng 1: Ước lượng khả năng cao nhất cho các tham số của hàm khoảng cách nhân tố đầu vào biên dưới dạng hàm Cobb-Douglas đối với hộ sản xuất trong các mô hình sản xuất lựa chọn tại Chợ Mới - An Giang.
- Tham biến Mô hình Lúa-Lúa-Lúa Mô hình Lúa-Đậu nành-Lúa.
- 1 Giống sử dụng cho vụ đậu nành trong mô hình Lúa-Đậu nành-Lúa..
- Theo kết quả trong Bảng 1, chúng ta thấy rằng: hệ số tương quan đối với biến tuổi (Age) của mô hình (9) đều dương trong cả hai mô hình sản xuất lúa độc canh và luân canh (mô hình chuyên canh ba vụ lúa có hệ số tương quan cao hơn mô hình luân canh, tương ứng 0.311 và 0.294.
- Điều này cho thấy rằng hoạt động sản xuất (trong cả hai mô hình sản xuất) của nhóm nông dân trẻ tuổi có hiệu quả kỹ thuật cao hơn những nông dân lớn tuổi.
- Kết quả càng khẳng định thế hệ nông dân càng trẻ thì càng năng động và có điều kiện tiếp cận phương pháp và kỹ thuật sản xuất hiện đại đặc biệt đối với mô hình chuyên canh lúa..
- Hệ số tương quan của biến khuyến nông (Extension) là số âm (-0.017) đối với mô hình luân canh và dương (0.006) đối với mô hình sản xuất lúa độc canh.
- Kết quả cho chúng ta thấy rằng nông dân với mô hình luân canh càng nhận được số giờ khuyến nông càng nhiều thì càng đạt hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất.
- Tuy nhiên, với mô hình sản xuất lúa độc canh, nông dân tiếp cận khuyến nông lại có hiệu quả kỹ thuật thấp.
- Điều này cho thấy thời gian, nội dung và phương pháp của các chương trình khuyến nông chưa thật sự phù hợp đối với nông dân sản xuất lúa độc canh..
- Giá trị ước lượng dương của hệ số tương quan (0.038) đối với biến trình độ văn hoá (Education) trong sản xuất luân canh cho thấy rằng hiệu quả kỹ thuật có xu hướng giảm với nhóm nông dân có trình độ văn hoá cao.
- Đây là xu hướng không phù hợp, tuy nhiên qua trao đổi với nông dân và cán bộ nông nghiệp địa phương được biết rằng khi chuyển sang sản xuất luân canh những nông dân có trình dộ cao họ rất bảo thủ khi tiếp thu những hướng dẫn khuyến nông.
- Họ thường vận dụng kinh nghiệm và kiến thức của mình trong sản xuất.
- Cuối cùng, vấn đề vay vốn ngân hàng (D 1 ) được tìm thấy có ý nghĩa thống kê đối với sự tác động đến hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất lúa độc canh.
- Giá trị âm của hệ số tương quan (-0.005) cho thấy nông dân rất cố gắng và có trách nhiệm trong hoạt động sản xuất của mình khi một phần vốn sản xuất được vay từ ngân hàng (mặc dù ảnh hưởng không lớn lắm), và điều đó đã giúp họ tạo ra hiệu quả kỹ thuật cao hơn trong sản xuất..
- 4.4 Phân phối hiệu quả kỹ thuật đối với các mô hình sản xuất lựa chọn.
- Hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất trong cả hai mô hình sản xuất đều nhỏ hơn 1 (Bảng 1).
- Trong đó, hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa độc canh biến động từ 0.788 đến 0.999 với giá trị trung bình và độ lệch chuẩn tương ứng là 0.973 và 0.044.
- Đối với sản xuất luân canh, hiệu quả kỹ thuật dao động từ 0.467 đến 0.999 với giá trị trung bình và độ lệch chuẩn tương ứng là 0.792 và 0.156.
- Kết quả này cho thấy rằng hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất lúa độc canh cao hơn hiệu quả kỹ thuật đối với hộ sản xuất luân canh..
- Qua Hình 1, chúng ta dễ nhận thấy rằng hiệu quả kỹ thuật đối với nhóm hộ sản xuất lúa độc canh được phân phối tiệm cận 1.
- Điều này cho thấy hầu hết hộ sản xuất lúa độc canh đều đạt hiệu quả kỹ thuật cao trong hoạt động sản xuất của mình..
- Tuy nhiên, chúng ta thấy có sự biến động rất lớn về hiệu quả kỹ thuật đối với nhóm hộ sản xuất theo mô hình luân canh..
- Nghiên cứu chủ yếu sử dụng Hàm khoảng cách nhân tố đầu vào biên (SFIDF) trong ước lượng hiệu quả kỹ thuật đối với hộ sản xuất theo mô hình Lúa-Lúa-Lúa và mô hình Lúa-Đậu nành-Lúa.
- Kết quả phân tích cho chúng ta thấy rằng hộ sản xuất lúa độc canh đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn hộ sản xuất theo mô hình luân canh.
- Tuy nhiên, chính phủ nên có những chính sách hỗ trợ cụ thể để các phòng nông nghiệp, khuyến nông, hội nông dân có điều kiện rà soát, cập nhật nội dung, phương pháp phù hợp và thiết thực hơn trong thiết kế, tổ chức và chuyển giao kỹ thuật và phương thức sản xuất đến với bà con nông dân một cách hiệu quả hơn đặc biệt đối với nhóm hộ sản xuất luân canh và có trình độ văn hoá cao, giúp họ thật sự quan tâm và nhận thức đúng đắn hơn sự cần thiết của các chương trình hỗ trợ kỹ thuật từ các hoạt động khuyến nông.