« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KỸ THUẬT CỦA NÔNG HỘ SẢN XUẤT CAM SÀNH Ở HUYỆN CÁI BÈ, TỈNH TIỀN GIANG.
- Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả theo quy mô, cam sành Cái Bè, phân tích màng bao dữ liệu, hồi quy Tobit.
- Bài viết tập trung ước lượng hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả theo quy mô và phân tích các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Số liệu sơ cấp của đề tài được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 nông hộ sản xuất cam sành.
- Phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis) được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả theo quy mô.
- Kết quả cho thấy, hiệu quả kỹ thuật trung bình của các hộ sản xuất cam sành là 0,616 và hiệu quả theo quy mô trung bình là 0,686.
- Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Tobit cũng cho biết, các yếu tố như tín dụng, trồng xen đóng góp tích cực vào việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ và yếu tố tham gia hiệp hội làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật của nông hộ trồng cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang..
- Phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Trong những năm qua, diện tích trồng cam sành ở Đồng bằng sông Cửu Long không ngừng được mở rộng vì cam sành là loại cây có giá trị dinh dưỡng và mang lại lợi ích kinh tế cao..
- Huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang có hơn 15.500 ha đất vườn, nơi đây được xem là trung tâm sản xuất các loại cây ăn trái, lớn nhất so với các tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (Anh Thư, 2016)..
- Cái Bè là địa phương có diện tích trồng cam nói chung và cam sành nói.
- Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, 2015).
- Tuy nhiên, diện tích cam sành ở huyện Cái Bè đang có chiều hướng bị thu hẹp do dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhất là bệnh vàng lá Greening gây thiệt hại nặng nề cho các vườn cam.
- Mặt khác, việc sản xuất cam sành của phần lớn nông hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và huyện Cái Bè vẫn mang tính đặc thù là manh mún, quy mô nhỏ và chưa ứng dụng nhiều kỹ thuật sản xuất hiện đại vào sản xuất nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất, sản lượng và thu nhập của người trồng (Viện Nghiên cứu Rau quả, 2016).
- Từ những thực trạng trên nên việc “phân tích hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang” là vấn đề cần được nghiên cứu..
- Trên địa bàn huyện Cái Bè cam sành được trồng tập trung ở 5 xã An Thái Đông, An Thái Trung, Mỹ Lương, Mỹ Lợi A và An Hữu như năm 2015 thì các xã này chiếm trên 80% tổng diện tích cam sành của toàn huyện (Phòng Nông nghiệp &.
- Nghiên cứu sử dụng số liệu sơ cấp của 60 nông hộ sản xuất cam sành bằng phương pháp chọn mẫu hạn ngạch (phân tầng theo diện tích cam tại 5 xã trên).
- Việc thu thập số liệu sơ cấp nông hộ được tiến hành phỏng vấn trực tiếp hộ sản xuất dựa trên bảng câu hỏi thiết kế sẵn..
- Bảng 1: Phân bố cỡ mẫu điều tra theo độ tuổi của vườn cam sành.
- 2.2.1 Ước lượng hiệu quả kỹ thuật (TE) Cách đây gần 60 năm, Farrell (1957) lần đầu tiên giới thiê ̣u khái niê ̣m phân chia hiê ̣u quả kinh tế.
- ra thành hiê ̣u quả kỹ thuật và hiê ̣u quả phân bổ nguồn lực.
- Trong mô hı̀nh của Farrell, hiê ̣u quả kỹ thuâ ̣t là khả năng ta ̣o ra mức sản lượng cao nhất tại một mức sử dụng đầu vào và công nghệ hiê ̣n có.
- dụng rất nhiều trong các nghiên cứu về ứng dụng trong sản xuất và lý thuyết trong những năm qua..
- Có 2 phương pháp tiếp cận chủ yếu được sử dụng để ước lượng hiệu quả kỹ thuật là: phương pháp tham số (parametric methods) và phương pháp phi tham số (non-parametric methods) (Quan Minh Nhựt, 2012).
- Trong nghiên cứu này, hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp phi tham số.
- Phương pháp phi tham số dựa vào kỹ thuật chương trình tuyến tính toán học (mathematical linear progamming) để ước lượng cận biên sản xuất..
- Phương pháp DEA được vận dụng trong nghiên cứu này bởi vì DEA dựa vào kỹ thuật chương trình tuyến tính toán học để ước lượng cận biên sản xuất chứ không yêu cầu phải xác định một dạng hàm cụ thể và có thể thực hiện trong phạm vi hẹp (cỡ mẫu nhỏ) (Quan Minh Nhựt, 2012)..
- Hiệu quả kỹ thuật (TE) có thể được đo lường bằng cách sử dụng mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo quy mô cố định (the Constant Returns to Scale Input-Oriented DEA Model, CRS-DEA Model).
- Hoạt động sản xuất cam sành trong nghiên cứu này liên quan đến việc sử dụng nhiều yếu tố đầu vào và một sản phẩm đầu ra.
- Giả định một tình huống có N đơn vị tạo quyết định (decision making unit-DMU), mỗi DMU sản xuất S sản phẩm bằng cách sử dụng M biến đầu vào khác nhau.
- (1993), việc ước lượng mức hiệu quả của mỗi DMU là dựa vào việc so sánh giá trị thực tế và giá trị tối ưu của các yếu tố đầu vào và đầu ra của nó..
- Trong đó: θ : vô hướng, đo lường mức độ hiệu quả của DMU thứ p.
- y pi : lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ p,.
- Tỷ lệ này được coi như chỉ số hiệu quả kĩ thuật của DMU thứ p, có giá trị từ 0 đến 1..
- 2.2.2 Ước lượng hiệu quả theo quy mô sản xuất Hiệu quả kỹ thuật phần trình bày ở trên là được ước lượng trong trường hợp giả định thu nhập theo qui mô cố định (TE CRS.
- Thực tế thì không phải đơn vị sản xuất nào cũng được như vậy.
- Mức hiệu quả qui mô (SE) của mỗi DMU chính là tỷ lệ TE CRS /TE VRS .
- Để ước lượng TE VRS thì mô hình sử dụng công cụ lập trình toán để xây dựng thêm đường biên sản xuất VRS cong lồi dựa trên mô hình (1) và bổ sung thêm điều kiện.
- Trong đó: θ = giá trị hiệu quả.
- y kp : lượng sản phẩm k được sản xuất bởi DMU thứ p,.
- 2.2.3 Ước lượng các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.
- Có nhiều phương pháp tiếp cận để đo lường và đánh giá tác động của các yếu tố đến hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất (Quan Minh Nhựt, 2010)..
- Tuy nhiên, các chỉ số hiệu quả kỹ thuật của các hộ sản xuất cam sành được ước lượng chỉ dao động từ 0 đến 1 nên việc phân tích hồi quy Tobit (Tobit regression) là thích hợp để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của hộ trồng cam sành ở huyện Cái Bè trong nghiên cứu này.
- Căn cứ vào các nghiên cứu đã thực hiện trước đây và thực tiễn tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đề xuất mô hình hồi quy Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Gianggồm 6 biến sau:.
- Trong đó: E i : Giá trị của chỉ số hiệu quả kỹ thuật được ước lượng bằng phương pháp DEA (biến phụ thuộc hay biến được giải thích)..
- Kinhnghiem Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ (năm) Mar et al.
- 3.1 Hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất.
- DEA để tính toán TE và SE trong sản xuất cam sành của nông hộ được trình bày trong bảng sau:.
- Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra, 2016 Kết quả ước lượng hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất cam sành theo mô hình phân tích màng bao dữ liệu định hướng dữ liệu đầu vào theo biên cố định theo quy mô (CRS-DEA) được thể hiện ở Bảng 5..
- Bảng 5: Hiệu quả kỹ thuật sản xuất cam sành của nông hộ ở huyện Cái Bè.
- Mức hiệu quả Tần số (hộ) Tỷ trọng.
- Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra, 2016 Hệ số hiệu quả kỹ thuật vào nằm trong khoảng từ 0 đến bằng 1.
- Nếu hệ số này bằng 1 có nghĩa là hộ sản xuất cam sành đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu, nhỏ hơn 1 có nghĩa là hộ sản xuất cam sành chưa đạt hiệu quả kỹ thuật tối ưu.
- Mức hiệu quả kỹ thuật trung bình của 60 hộ trồng cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được khảo sát là 0,616 với độ rộng khá lớn .
- Kết quả ước lượng cho thấy có sự chênh lệch lớn về mức hiệu quả kỹ thuật giữa các hộ trồng cam sành.
- Trong 60 hộ trồng cam sành được khảo sát, có 25% số hộ đạt mức hiệu quả kỹ thuật dưới 0,40, có 33,33% số hộ đạt được mức hiệu quả kỹ thuật từ.
- chỉ có 31,66%số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật từ 0,800 trở lên.
- Điều này cho thấy, phần lớn các nông hộ trồng cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang chưa nắm bắt tốt được kỹ thuật sản xuất cam sành..
- 3.2 Hiệu quả theo quy mô của nông hộ sản xuất cam sành.
- Từ kết quả ở Bảng 6 cho thấy, giá trị hiệu quả theo quy mô trung bình (mean scale efficiency) của các hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là 0,686.
- Điều này nói lên rằng hộ sản xuất cam sành tại địa bàn nghiên cứu có thể thay đổi quy mô sản xuất hợp lý hơn để năng suất cam sành tiếp tục được cải thiện..
- Bảng 5: Hiệu quả theo quy mô của nông hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè.
- Hộ sản xuất có hiệu quả.
- tăng theo quy mô (IRS) 47 78,33 Hộ sản xuất có hiệu quả.
- giảm theo quy mô (DRS) 2 3,33 Hộ sản xuất có hiệu quả.
- Tổng số hộ sản xuất cam.
- Hiệu quả theo quy mô.
- Nguồn: Kết quả tính toán từ số liệu điều tra, 2016 Bên cạnh đó, Bảng 6 còn cho thấy, đa số các hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang có quy mô nhỏ lẻ nên có đến 78,33% số hộ được khảo sát đang ở khu vực có quy mô nhỏ hơn mức tối ưu và có thể tăng hiệu quả theo quy mô (IRS)..
- Số hộ đang ở khu vực có hiệu quả giảm theo quy mô (DRS) hay nói cách khác là cần giảm quy mô sản xuất để có thể đạt hiệu quả tối ưu chiếm 3,33%..
- Có 18,33% số hộ được khảo sát đang ở khu vực có hiệu quả không đổi theo quy mô (CRS) hay nói cách khác là đang ở khu vực tối ưu về quy mô..
- 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất cam sành.
- Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Tobit để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật của các nông hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được thể hiện ở Bảng 8..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, có 4 yếu tố tác động đến hiệu quả kỹ thuật của nông hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang bao gồm: diện tích, tín dụng, thành viên hiệp hội và trồng xen..
- Tác động của các biến độc lập đến hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất cam sành được giải thích như sau:.
- Tín dụng: Với hệ số ước lượng β = 0,232 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5%, điều này cho thấy rằng tín dụng có một vai trò tích cực trong việc nâng cao hiệu quả kỹ thuật của mô hình sản xuất cam sành của nông hộ ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Khi tiếp cận tín dụng thì các hộ này sẽ có nhiều áp lực trong việc trả nợ vay, do đó họ có xu hướng cẩn trọng hơn trong việc sử dụng đầu vào để hoạt động sản xuất có hiệu quả hơn.
- Đối với những hộ vay thực sự khó khăn về tài chính thì họ sẽ bị hạn chế trong việc lựa chọn các yếu tố đầu vào, nếu lựa chọn sản phẩm thay thế có chi phí thấp hơn nhưng chất lượng không đảm bảo và không đáp ứng được nhu cầu sử dụng thì sẽ làm cho năng suất của cam sành bị mất đi.
- Nhưng khi tiếp cận được tín dụng, các khó khăn về tài chính trong nông nghiệp có thể được thuyên giảm, nông hộ có điều kiện tiếp cận tốt hơn và nhiều hơn các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kỹ thuật của người trồng.
- này cho biết, các hộ không có tham gia hội, đoàn thể ở địa phương đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với những hộ có tham gia.
- Thực tiễn nghiên cứu cho thấy, vai trò của hội đoàn thể địa phương trong việc hỗ trợ các hộ trồng cam sành vẫn còn hạn chế, một số hộ đã từng là thành viên của các hiệp hội này cho biết, các kỹ thuật sản xuất được giới thiệu bởi các tổ chức này không mang lại hiệu quả thực sự khi áp dụng vào điều kiện sản xuất, cụ thể là năng suất cam sành đã bị giảm đi, điều này đã khiến cho hiệu quả kỹ thuật của các hộ có tham gia hiệp hội đạt thấp hơn..
- Trồng xen: Là biến giả quy ước nhận giá trị 1 nếu vườn cam sành của hộ có trồng xen với loại cây khác và nhận giá trị 0 nếu vườn cam sành của hộ không có trồng xen với loại cây khác.
- Biến trồng xen có hệ số β = 0,162 và có ý nghĩa thống kê ở mức 5% đã cho biết, trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì vườn cam sành có trồng xen đạt hiệu quả kỹ thuật cao hơn so với hộ không có trồng xen.
- Loại cây được các hộ trồng xen cam sành ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang là ổi.
- cam sành có xen ổi thì mật độ sâu vẽ bùa thấp hơn 3 - 4 lần so với vườn không xen ổi.
- Từ mô hình này, nông hộ trồng cam sành có thể hạn chế được bệnh hại vừa có thêm thu nhập..
- Đối với biến tập huấn, mặc dù có tham gia tập huấn nhưng có thể họ chưa thực sự tin tưởng để áp dụng vào thực tế sản xuất..
- Đối với biến kinh nghiệm, hiệu quả kỹ thuật giữa các hộ có kinh nghiệm khác nhau không có ý nghĩa thống kê là do huyện Cái Bè là vùng sản xuất cam sành từ rất lâu đời, số năm kinh nghiệm trồng cam sành bình quân là 18,68 năm.
- Hoạt động sản xuất cam sành của phần lớn nông hộ ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang chủ yếu dựa vào kinh nghiệm bản thân, chưa áp dụng nhiều khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên vai trò của yếu tố trình độ học vấn chưa được phát huy, do đó, biến trình độ học vấn không có tác động đáng kể đến hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng cam sành trong nghiên cứu này..
- Dựa trên kết quả khảo sát 60 nông hộ sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang, nghiên cứu đã ước lượng hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả theo quy mô dựa trên phương pháp phân tích màng bao dữ liệu (DEA).
- Kết quả cho thấy, nông hộ sản xuất cam sành đạt hiệu quả kỹ thuật ở mức trung bình (TE=0,616) và hiệu quả theo quy mô của nông hộ sản xuất cam sành ở huyện Cái Bè cũng đạt mức trung bình khá (SE=0,686).
- Kết quả ước lượng mô hình hồi quy Tobit đã chỉ rằng, các yếu tố như tín dụng, trồng xen đóng góp tích cực vào việc cải thiện hiệu quả kỹ thuật của hộ và yếu tố thành viên hiệp hội làm hạn chế khả năng cải thiện hiệu quả kỹ thuật của các hộ trồng cam sành huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số kiến nghị sau đây: các hộ cần xem xét việc phát triển quy mô diện tích trồng cam sành (mua thêm hay thuê đất để trồng cam sành để nâng cao hiệu quả kỹ thuật và cải thiện hiệu quả theo quy mô.
- chính quyền địa phương cần phối hợp với các tổ chức tín dụng để tạo điều kiện cho hộ trồng cam sành có thể tiếp cận được nguồn vốn có lãi suất thấp hơn phục vụ cho nhu cầu sản xuất.
- áp dụng kỹ thuật trồng xen ổi trong vườn cam sành để hạn chế sâu bệnh và tăng thu nhập.
- lượng hoạt động theo hướng tăng cường lồng ghép các hoạt hỗ trợ sản xuất cho nông hộ trong các chương trình hành động của mình..
- Trồng xen ổi trong vườn cam sành tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Thái Nguyên, số 9/2012, trang 19 – 22..
- Phát triển nông thôn huyện Cái Bè, 2015.
- Thống kê tình hình sản xuất cam sành trên địa bàn huyện Cái Bè năm 2015..
- Các nhân tố tác động đến hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp chế biến thủy sản khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.Tạp chí Khoa học - Đại học Cần Thơ, số 13, trang 137-143..
- Ưu điểm mô hình phi tham số (Data Envelopment Analysis) với trường hợp cỡ mẫu nhỏ và ứng dụng công cụ Meta-frontier để mở rộng ứng dụng mô hình trong đánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất, Kỷ yếu Khoa học 2012 - Đại học Cần Thơ, trang 258-267..
- Đánh giá hiệu quả sản xuất cao su thiên nhiên của các hộ gia đình tại tỉnh Kontum bằng phương pháp phân tích đường giới hạn (DEA) và hồi quy Tobit Regression