« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá lóc thâm canh trong ao ở tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2017.128 PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ LÓC THÂM CANH TRONG AO Ở TỈNH AN GIANG.
- Nghiên cứu mô hình nuôi cá lóc được thực hiện ở tỉnh An Giang từ tháng 1 đến tháng 5 năm 2015 thông qua phỏng vấn 33 hộ nuôi cá lóc nhằm phân tích khía cạnh kỹ thuật, tài chính và xác định những thuận lợi, khó khăn của mô hình.
- Kết quả cho thấy mô hình nuôi cá lóc ở tỉnh An Giang có thể nuôi 2 vụ trong năm.
- Cá lóc giống có kích cỡ trung bình là 824 con/kg, mật độ thả 26,4 con/m 2 .
- Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá lóc thâm canh trong ao ở tỉnh An Giang.
- An Giang là một tỉnh ở ĐBSCL có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi cho nghề NTTS phát triển, trong đó có nghề nuôi cá lóc thương phẩm.
- Cá lóc là đối tượng tương đối dễ nuôi và có thể nuôi với nhiều mô hình khác nhau như trong ao đất, ao nổi (nuôi trong bể bạt hoặc bể xi măng), trong vèo, lồng bè (Lê Xuân Sinh và ctv., 2009).
- Bên cạnh nghề nuôi cá lóc thương phẩm trong bể lót bạt đã được Tiêu Quốc Sang và ctv.
- (2013) nghiên cứu, nghề nuôi cá lóc trong ao đất ở An Giang cũng được phát triển.
- Tuy nhiên, sự phát triển này mang tính tự phát, người dân ồ ạt sử dụng đất ruộng để đào ao nuôi cá lóc.
- Để hiểu rõ hoạt động của nghề nuôi cá lóc trong ao ở tỉnh An Giang, nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá lóc trong ao tại tỉnh An Giang và tìm hiểu khó khăn, thuận lợi của mô hình nuôi từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho mô hình nuôi cá lóc..
- Đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp được 33 hộ nuôi cá lóc ở 2 địa điểm có nhiều hộ nuôi nhất của tỉnh An Giang là huyện Châu Phú (21 mẫu) và thành phố Long Xuyên (12 mẫu).
- Chọn hộ nuôi cá lóc để phỏng vấn theo phương pháp thuận tiện và với các tiêu chí như sau: hộ có nuôi cá lóc trong ao đất và phỏng vấn cả hộ nuôi thành công và hộ không thành công.
- Kết quả khảo sát cho thấy độ tuổi trung bình của người nuôi cá lóc ở tỉnh An Giang là 46,0 tuổi (Bảng 1).
- Phần lớn người nuôi có số năm kinh nghiệm nuôi cá lóc là 5,87 năm.
- Để đầu tư cho mô hình nuôi cá lóc trong ao đòi hỏi vốn đầu tư lớn, có kỹ thuật nuôi, có kinh nghiệm nuôi lâu năm mới đem lại hiệu quả cao.
- (2014) kinh nghiệm nuôi cá lóc ở tỉnh An Giang là 8,06 năm và ở Trà Vinh là 6,25 năm..
- Số lao động tham gia mô hình.
- Số lao động thuê mướn (người/hộ Số năm kinh nghiệm (năm Số lao động trong gia đình nuôi cá lóc ở tỉnh An Giang không cao, trung bình là 3,52 người/hộ, trong đó số lao động tham gia mô hình trung bình là 2,61 người/hộ (chiếm 74.
- Như vậy, mô hình nuôi cá lóc ở tỉnh An Giang đã góp phần lớn tạo việc làm cho hộ nuôi.
- Qua đây cho thấy mô hình nuôi cá lóc ở An Giang không những tạo việc làm cho gia đình mà còn góp phần tạo việc làm cho người dân địa phương..
- Trình độ học vấn của người nuôi cá lóc không cao, tập trung vào cấp 2 (55.
- cao hơn kết quả nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung có trình độ từ cấp 1 trở xuống) nhưng do người nuôi cá lóc có trình độ học vấn thấp nên việc tự tiếp thu và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình nuôi còn hạn chế, vì vậy người nuôi cần sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật địa phương trong kỹ thuật nuôi để mô hình ngày càng đạt hiệu quả hơn..
- (2014) năng suất cá lóc nuôi trong ao đất cao đạt 193 tấn/ha, đây cũng là nguyên nhân khiến nhiều người dân ở An Giang tiến hành chọn thực hiện mô hình nuôi cá lóc trong ao (90,1.
- Theo người dân môi trường nước ở tỉnh An Giang thích hợp cho việc nuôi cá lóc, chính vì vậy cá lóc ít bị bệnh trong quá trình nuôi (51,5.
- Nghề nuôi cá lóc trong ao có qui mô lớn và mật độ cao nên cần hiểu biết về kỹ thuật nuôi và có kinh nghiệm nuôi cá, chính vì vậy phần lớn các hộ nuôi cá lóc điều có kinh nghiệm nuôi (5,87 năm) mới mạnh dạn thực hiện mô hình.
- Mặt khác, thị trường tiêu thụ là khâu quan trọng quyết định đến sự thành công của mô hình.
- Cá lóc là nguồn thực phẩm thông dụng của người dân, cá lóc không những được sử dụng làm thức ăn tươi mà còn sử dụng làm khô và mắm (Bùi Phương Đại và ctv., 2014) nên thị trường tiêu thụ nội địa của cá lóc tốt có thể tiêu thụ dễ dàng..
- Đây cũng là lý do người dân thực hiện mô hình..
- Bảng 2: Lý do chọn mô hình nuôi cá lóc.
- Năng suất mô hình cao 30 90,1 Mô hình nuôi ít dịch bệnh 17 51,5.
- Hình thức tiếp cận kỹ thuật nuôi của các hộ nuôi cá lóc rất đa dạng, do có một số hạn chế nhất định như trình độ học vấn không cao, tình hình nuôi tự phát, nên phần lớn kỹ thuật nuôi có từ tích lũy kinh nghiệm nuôi là chủ yếu (90,9.
- Như vậy, nghề nuôi cá lóc ở An Giang chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nuôi và các kênh thông tin khác.
- Tuy nhiên, mô hình nuôi cá lóc trong ao đất thường có qui mô lớn, vốn đầu tư lớn, để tránh rủi ro cần đẩy mạnh công tác tập huấn kỹ thuật cho người dân nhằm đem lại hiệu quả cao cho mô hình nuôi..
- Bảng 3: Hình thức chuyển giao kỹ thuật mô hình nuôi.
- Cá lóc là đối tượng nuôi ở tỉnh An Giang với nhiều mô hình nuôi đa dạng như: nuôi ao đất, nuôi trong vèo, nuôi trong bè, trong bể nylon….
- Ao nuôi cá lóc ở tỉnh An Giang có diện tích trung bình 0,12 ha/ao và mực mức bình quân trong ao là 2,6 m (Bảng 4).
- So với kết quả nghiên cứu trước đây là 300-1.000 m 2 /ao (Dương Nhựt Long và ctv., 2014) thì hiện nay diện tích ao nuôi cá lóc ngày càng được mở rộng hơn do người dân thu hẹp dần diện tích lúa để tăng diện tích nuôi cá lóc nhằm gia tăng sản lượng..
- Bảng 4: Kết cấu mô hình nuôi cá lóc.
- Con giống là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất của mô hình nuôi thủy sản nói chung và nuôi cá lóc nói riêng.
- Kết quả khảo sát cho thấy cá lóc có thể thả nuôi nhiều vụ trong năm tùy thuộc vào giá cả và kích cỡ thu hoạch.
- Số vụ nuôi trung bình của hộ nuôi cá lóc là 2,35 vụ/năm.
- Hộ có số vụ cá lóc ít nhất là 1 vụ/năm và nhiều nhất là 3 vụ/năm.
- Bảng 5: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi cá lóc.
- Để đầu tư cho mô hình nuôi cá lóc trong ao đất cần 225 triệu đồng/ha bao gồm chi phí xây dựng công trình nuôi, chi phí mua máy và thiết bị sản xuất và chi phí thuê đất.
- Chi phí khấu hao của mô hình là 33,6 triệu đồng/ha/vụ.
- Nếu người nuôi cá lóc có điều kiện tận dụng diện tích có sẵn của họ sẽ giảm được nhiều chi phí khấu hao..
- Bảng 6: Chi phí cố định và khấu hao của mô hình nuôi cá lóc ở tỉnh An Giang.
- nuôi cá .
- (2014) là do mật độ thả (26 con/m 2 ) và năng suất (123 tấn/ha/vụ) của mô hình khảo sát thấp hơn ở mô hình nghiên cứu của Trần Hoàng Tuân và ctv..
- Bảng 7: Chi phí biến đổi của mô hình nuôi cá lóc.
- Qua kết quả nghiên cứu cho thấy chi phí thuốc phòng và trị bệnh trong mô hình chiếm tỉ lệ khá cao (5,06.
- Kết quả cho thấy trong quá trình nuôi, người nuôi thường sử dụng lượng thuốc lớn để phòng trị bệnh cá lóc.
- Ở mô hình nuôi cá lóc, hộ nuôi ít sử dụng lao động thuê mướn mà chủ yếu là sử dụng lao động gia đình, do lợi nhuận không cao nên người nuôi muốn giảm bớt chi phí, vì vậy mô hình tiết kiệm được chi phí nhân công.
- Trong mô hình nuôi cá lóc, ngoài việc nuôi thành công đạt năng suất cao thì giá bán cũng ảnh.
- hưởng rất nhiều đến lợi nhuận của mô hình nuôi..
- Mô hình có tổng doanh thu 3.774 triệu đồng/ha/vụ và tổng chi phí 3.530 triệu đồng/ha/vụ nên mô hình lợi nhuận 244 triệu đồng/ha/vụ (Bảng 8), thấp hơn kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Minh Thúy và Lê Xuân Sinh (2015) và Trần Hoàng Tuân và ctv.
- (2014), chỉ có 37,5% hộ nuôi cá ao có lời.
- Các hộ nuôi bị thua lỗ là do giá cả đã giảm nhiều so với các năm trước vì các hộ dân bỏ canh tác lúa đào ao chuyển sang nuôi cá lóc một cách ồ ạt nên dẫn đến tình trạng cung vượt quá cầu.
- Cá lóc chủ yếu tiêu thụ thị trường nội địa, xuất khẩu rất ít, chỉ xuất khẩu một ít sang thị trường Campuchia, vì thế khi cung vượt quá cầu và tình trạng ép giá của thương lái làm cho người nuôi lỗ nhiều hơn.
- Từ kết quả trên cho thấy mô hình nuôi cá lóc cần phải có hướng phát triển bền vững, tránh tình trạng đào ao nuôi ồ ạt, không theo định hướng quy hoạch làm ảnh hưởng đến ngành hàng nuôi cá lóc.
- Nghề nuôi cá lóc trong ao có chi phí sản xuất lớn nhưng lợi nhuận không cao, nên tỉ suất lợi nhuận đạt thấp (0,07 lần) (Bảng 8), các nghiên cứu của Lê Xuân Sinh và Đỗ Minh Chung (2009), Tiêu Quốc Sang và ctv.
- Qua kết quả khảo sát, hầu hết các hộ nuôi cá lóc tiêu thụ sản phẩm cá lóc thông qua bán cho các thương lái ở địa phương.
- Bảng 8: Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá lóc.
- Tuy nhiên, qua kết quả cho thấy mật độ thả nuôi cá lóc từ 20-30 con/m 2 thì cho lợi nhuận cao hơn (Bảng 9).
- Kết quả này phù hợp với kết quả khảo sát mật độ nuôi cá lóc trong ao của Ngô Thị Minh Thúy và Lê Xuân Sinh (2015) là 21,9 con/m 2 .
- Mật độ thả nuôi không ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi (p>0,05).
- Từ kết quả trên cho thấy để mô hình nuôi cá lóc đạt hiệu quả, người dân có thể sử dụng ao nuôi có diện tích từ m 2 và mật độ thả nuôi từ 20-30 con/m 2 để dễ quản lý và đạt hiệu quả cao..
- Theo ý kiến của người nuôi cá lóc thì mô hình nuôi có những thuận lợi được trình bày ở Bảng 11..
- Thuận lợi đầu tiên là cá lóc có thị trường tiêu thụ lớn.
- Thị trường là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của mô hình.
- Nếu có thị trường tốt thì thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm đầu ra, góp phần cho sự thành công của mô hình.
- Thuận lợi thứ 2 là cá lóc là loài tương đối dễ nuôi, thích hợp với môi trường tự nhiên ở vùng nước An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung.
- Cá lóc có thể nuôi ở nhiều mô hình nuôi khác nhau (Lê Xuân Sinh và ctv., 2009) và có thể sử dụng thức ăn tự nhiên và thức ăn chế biến (Lê Văn Liêm, 2007).
- Tóm lại, nghề nuôi cá lóc ở An Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để mô hình phát triển..
- Bảng 11: Thuận lợi của mô hình nuôi cá lóc ở tỉnh An Giang.
- Bên cạnh nhiều thuận lợi tạo điều kiện cho mô hình nuôi phát triển cũng có nhiều khó khăn gây trở ngại cho mô hình nuôi (Bảng 12).
- Khó khăn lớn nhất là giá bán cá lóc ngày càng sụt giảm.
- Giá bán không cao nên không đem lại lợi nhuận cao cho mô hình.
- Kết quả khảo sát cho thấy tỉ suất lợi nhuận của mô hình chỉ đạt 0,07 lần.
- Với chi phí đầu tư rất lớn mà tỉ suất lới nhuận không cao thì đem lại nhiều rủi ro cho mô hình.
- Chính vì vậy, cần có sự hỗ trợ của ngân hàng để người dân có thể vay vốn thực hiện mô hình.
- Vì vậy, để nghề nuôi cá lóc phát triển cần có chính sách hỗ trợ cho người dân vay vốn để sản xuất.
- của người nuôi cá lóc.
- Bên cạnh đó, người dân còn đối mặt với tình trạng ép giá của thương lái nên gây cản trở cho mô hình nuôi cá lóc phát triển..
- Bảng 12: Khó khăn của mô hình nuôi cá lóc ở tỉnh An Giang.
- Giá bán cá lóc sụt giảm 31 94.
- Nghề nuôi cá lóc phát triển mạnh ở An Giang có thể nuôi 2 vụ trong năm.
- Cá lóc giống có kích cỡ trung bình là 824 con/kg được thả nuôi với mật độ 26,4 con/m 2 .
- Đầu tư cho mô hình nuôi cá lóc cao với tổng chi phí cho 1 vụ nuôi là 3.530 triệu đồng/ha người nuôi đạt lợi nhuận là 244 triệu đồng/ha nhưng tỉ suất lợi nhuận không cao (0,07 lần).
- Chính vì vậy, nghề nuôi sẽ gặp nhiều rủi ro khi giá bán cá lóc sụt giảm và giá thức ăn tăng cao..
- Khảo sát các dạng sản phẩm và quy trình công nghệ chế biến các sản phẩm từ cá lóc tại tỉnh An Giang.
- Giáo trình kỹ thuật nuôi cá nước ngọt.
- Khảo sát tình hình cung cấp và sử dụng thức ăn trong nuôi tôm càng xanh, cá tra và cá lóc ở ĐBSCL.
- Khảo sát các mô hình nuôi cá lóc (Channa micropeltes và Channa striatus) ở Đồng bằng sông Cửu Long..
- So sánh kết quả sử dụng thức ăn cho nuôi cá lóc (Channa striatus) và sự chấp nhận của người nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Phân tích hiệu quả tài chính của mô hình nuôi cá lóc đen và nhận thức của người nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Mô hình nuôi cá rô đầu vuông ở tỉnh Hậu Giang.
- Ảnh hưởng mật độ lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả tài chính của mô hình ương nuôi cá lóc (Channa striata) thương phẩm trong bể lót bạt.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất và tác động của thay đổi thời tiết đến nuôi cá lóc (Channa striata) trong ao ở tỉnh An Giang và Trà Vinh