« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất muối của diêm dân ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH SẢN XUẤT MUỐI CỦA DIÊM DÂN Ở VÙNG VEN BIỂN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả tài chính của diêm dân sản xuất muối ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
- Số liệu của nghiên cứu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 375 diêm dân ở 4 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu.
- Các chỉ số tài chính và phân tích hồi qui tuyến tính đa biến được sử dụng trong nghiên cứu, kết quả phân tích cho thấy: (1) Mô hình sản xuất muối của diêm dân đạt hiệu quả tài chính không cao, phần lớn diêm dân sản xuất muối theo phương thức “lấy công làm lời”.
- (2) Lợi nhuận của diêm dân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: diện tích sản xuất, trình độ học vấn, chi phí lao động và khả năng tiếp cận tín dụng.
- Trong đó, chi phí lao động là yếu tố có sự tương quan nghịch với lợi nhuận sản xuất của diêm dân.
- Một số khuyến nghị đã được đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho diêm dân ở vùng ven biển ĐBSCL..
- Phân tích hiệu quả tài chính sản xuất muối của diêm dân ở vùng ven biển Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là một trong những “vựa muối” lớn, chiếm hơn 50% diện tích sản xuất và sản lượng muối hằng năm của cả nước.
- Trong đó, diện tích sản xuất của vùng tập trung nhiều nhất ở các vùng ven biển thuộc các tỉnh: Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc.
- Không những là nghề truyền thống mà nghề làm muối đã trở thành một trong những thế mạnh của cư dân ven biển vùng ĐBSCL, góp phần giải quyết việc làm và tạo thu nhập ổn định cho diêm dân.
- Tuy nhiên, hoạt động sản xuất của diêm dân vùng ĐBSCL đang đối mặt với nhiều khó khăn ảnh hưởng đến hiệu quả và lợi nhuận, có thể kể đến.
- như: thị trường đầu ra không ổn định, phương thức sản xuất lạc hậu, khí hậu biến đổi thất thường..
- Nguyên nhân ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất muối trên thực tế rất đa dạng.
- Ngoài các yếu tố khách quan như khí hậu, thời tiết, thị trường thì các yếu tố đầu vào trực tiếp trong sản xuất cũng ảnh hưởng rất nhiều hiệu quả tài chính của diêm dân..
- Bên cạnh đó, việc áp dụng các mô hình sản xuất muối tiên tiến với hình thức trải bạt cao su “chưa tới”, chưa tính toán đến hiệu quả tài chính, chưa quan tâm nhiều đến cân đối lợi ích và chi phí trong tính toán hiệu đầu tư cũng là những “mấu chốt”.
- làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của diêm dân vùng ĐBSCL.
- Chính vì vậy, việc đánh giá hiệu quả tài chính của diêm dân là thật sự cần thiết và có ý nghĩa..
- 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Phương pháp thu thập số liệu.
- Đối tượng khảo sát gồm 375 diêm dân thuộc 4 tỉnh: Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng và Bạc Liêu..
- (2) Tiến hành điều tra thử diêm dân sản xuất muối tại một xã điển hình.
- Phương pháp thống kê mô tả kết hợp với biểu đồ biểu bảng được sử dụng trong nghiên cứu để phân tích thực trạng sản xuất muối của diêm dân vùng ĐBSCL.
- Bên cạnh đó, các tỷ số tài chính như doanh thu (DT), chi phí (CP), lợi nhuận (LN), tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (LN/CP) được ứng dụng để đánh giá hiệu quả tài chính trong sản xuất của diêm dân.
- Đồng thời, phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến cũng được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của diêm dân..
- Thông qua lược khảo các tài liệu nghiên cứu và khảo sát thực địa, mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận trong sản xuất của diêm dân ở vùng ven biển ĐBSCL được đề xuất như sau:.
- Trong đó, Y là lợi nhuận (triệu đồng/1000m 2.
- Diện tích sản xuất X 1 Diện tích đất sản xuất muối của diêm dân trong vụ nghiên cứu (1000 m 2 ) Kinh nghiệm X 2 Kinh nghiệm sản xuất muối của diêm dân được đo lường bằng số năm làm.
- muối tính đến thời điểm nghiên cứu (năm)..
- Lao động gia đình X 3 Tổng số lao động gia đình của diêm dân tham gia sản xuất muối (số người)..
- Học vấn X 4 Học vấn của diêm dân được đo lường bằng số năm đi học tính đến thời điểm nghiên cứu (năm)..
- Tập huấn X 5 Biến giả, nhận giá trị 1 nếu diêm dân có tham gia tập huấn, nhận giá trị 0 nếu không tham gia..
- Tiếp cận tín dụng X 6 Biến giả, nhận giá trị 1 nếu diêm dân có tiếp cận tính dụng chính thức và giá trị 0 nếu ngược lại..
- Chi phí sản xuất X7 Tổng chi phí mà diêm dân đầu tư cho sản xuất muối trong vụ nghiên cứu (triệu đồng).
- 3.1 Thực trạng sản xuất muối của diêm dân 3.1.1 Đặc điểm của diêm dân sản xuất muối Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là những diêm dân có sản xuất muối trong mùa vụ tại 4 địa bàn: Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh và Sóc Trăng.
- Trình độ học vấn.
- Giới tính: Tỷ trọng diêm dân là nam giới chiếm khá cao (80.
- Chính vì thế, theo kết quả khảo sát, nam giới là đối tượng sản xuất chính trong hoạt động sản xuất muối là phù hợp với thực tế..
- Tuổi tác: Theo số liệu khảo sát cho thấy, độ tuổi trung bình của diêm dân khoảng 48 tuổi..
- Ở độ tuổi này, diêm dân vẫn còn đủ sức khỏe để trực tiếp tham gia sản xuất.
- Trình độ học vấn: Trình độ học vấn của diêm dân chủ yếu là trình độ tiểu học, (60,53.
- Diêm dân có trình độ học vấn trung học cơ sở chiếm tỉ trọng 31,20%.
- diêm dân mù chữ.
- Nhìn chung, trình độ học vấn của diêm dân khá thấp.
- như tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong sản xuất..
- Bảng 4: Kinh nghiệm sản xuất của chủ hộ Kinh nghiệm sản.
- Kinh nghiệm sản xuất: Trong nông nghiệp, kinh nghiệm là một trong những yếu tố có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả sản xuất.
- Kinh nghiệm sản xuất được thể hiện qua số năm sản xuất muối của diêm dân.
- Dựa vào kết quả thống kê ở Bảng 4 cho thấy, đa số diêm dân tham gia sản xuất muối từ rất lâu, mức kinh nghiệm trung bình của diêm dân là 24 năm, thấp nhất là 1 năm và lâu nhất là 60 năm.
- Diêm dân có kinh nghiệm nhỏ hơn 10 năm chiếm tỉ trọng 17,07%.
- Diêm dân có kinh nghiệm từ 11 đến 20 năm và từ 21 đến 30 năm chiếm tỉ trọng khá cao, lần lượt là 34,67% và 24,53%.
- Diêm dân có kinh nghiệm từ 31 đến 40 năm chiếm tỉ trọng rất thấp (10,13.
- Phần lớn diêm dân có kinh nghiệm thấp là những người mới chuyển đổi nghề sang làm muối trong những năm gần đây..
- Bảng 5: Diện tích sản xuất muối của diêm dân Diện tích sản xuất muối Tần số Tỷ lệ.
- Diện tích đất canh tác: Kết quả khảo sát thể hiện ở Bảng 5 cho thấy, diện tích sản xuất của diêm dân tương đối lớn so với một số ngành nông nghiệp khác bởi do tính chất của hoạt động sản xuất cần phải phân chia diện tích thành nhiều ruộng nhỏ để lấy nước, phơi và thu hoạch.
- Số diêm dân có diện tích sản xuất muối dưới 1 ha và từ 1,1 đến 2 ha chiếm tỉ trọng lớn nhất, gần 40%.
- Tiếp đến là nhóm diêm dân có diện tích từ 2,1 đến 3 ha chiếm tỉ trọng 14,13%.
- Nhóm diêm dân có diện tích sản xuất muối từ 3,1 đến 4 ha chiếm tỉ trọng 4,53%..
- Nhóm diêm dân có diện tích sản xuất muối trên 4 ha chiếm tỉ trọng rất thấp 1,87%..
- Diêm dân đánh giá khả năng đáp ứng chất lượng sản phẩm của vùng so với nhu cầu thị trường.
- 5: rất cao Tiêu thụ sản phẩm: Sau khi thu hoạch, diêm dân bán sản phẩm cho các đối tượng đầu ra tại ruộng muối, một số rất ít diêm dân tự chở sản phẩm đi nơi khác bán.
- Hầu hết diêm dân bán muối tại ruộng cho các thương lái tại địa phương vì sự thuận tiện và cũng có mối quen biết từ trước với các thương lái.
- Những diêm dân thiếu vốn sản xuất thường được thương lái đầu tư vốn sản xuất và thu sản phẩm cuối vụ.
- Tuy vậy, các diêm dân sẽ bị động trong tiêu thụ, không nắm bắt được thông tin thị trường rất dễ xảy ra tình trạng ép giá của thương lái địa phương..
- Bảng 7: tình hình tiêu thụ sản phẩm của diêm dân Hình thức bán Tần số Tỷ trọng.
- Dựa vào số liệu khảo sát, có 55,3% diêm dân dự trữ muối một thời gian rồi chọn thời điểm giá cao thì bán.
- Có 34,7% diêm dân bán muối ngay sau khi thu hoạch để lấy tiền trang trải chi phí sinh hoạt hằng ngày hay để trả chi phí thuê lao động hoặc để lấy vốn đầu tư loại hình sản xuất khác.
- hoạch sản xuất và dự đoán của từng người mà họ quyết định thời gian bán sản phẩm khác nhau..
- Bảng 8: Tình hình dự trữ muối sau khi thu hoạch của diêm dân.
- 3.2 Phân tích hiệu quả tài chính của diêm dân Theo kết quả tính toán được thể hiện ở Bảng 9 cho thấy, chi phí sản xuất muối của diêm dân ở vùng ven biển ĐBSCL trung bình là 4,42 triệu đồng/1.000 m 2 .
- Doanh thu của diêm dân thu được là 5.029.150 đồng/1.000 m 2 , lợi nhuận diêm dân đạt được là 608,850 đồng/1.000 m 2 .
- Theo đó, tỷ suất lợi nhuận đạt được của diêm dân là 0,35 lần.
- Nếu so với lãi suất bình quân liên ngân hàng theo chu kỳ sản xuất tại thời điểm nghiên cứu thì hiệu quả tài chính của diêm dân đạt được là không cao lắm..
- Bảng 9: hiệu quả tài chính trong sản xuất muối của diêm dân.
- Lợi nhuận 1000đồng/1000m .
- Lợi nhuận/tổng chi phí Lần .
- 3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của diêm dân.
- Kết quả phân tích hồi qui tuyến tính, mức ý nghĩa của mô hình nghiên cứu (Sig.F= 0,000) nhỏ hơn rất nhiều so với mức α = 5% nên mô hình hồi quy có ý nghĩa thống kê, tức là các biến độc lập có ảnh hưởng đến lợi nhuận của diêm dân.
- của mô hình là 30,6%, các biến trong mô hình giải thích được 30,6% sự biến thiên lợi nhuận của diêm dân.
- Bảng 10: Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của diêm dân.
- Diện tích sản xuất X 1.
- Lao động gia đình X 3.
- Trình độ học vấn X .
- Chi phí sản xuất X 7 ns .
- hưởng đến lợi nhuận sản xuất muối của diêm dân, đó là diện tích đất sản xuất, trình độ học vấn, số lao động gia đình và khả năng tiếp cận tín dụng.
- Trong khi đó, các yếu tố về kinh nghiệm, tập huấn và chi phí sản xuất không có ý nghĩa thống kê trong mô hình.
- Biến diện tích sản xuất muối (X 1 ) có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% và mang có tác động thuận chiều với lợi nhuận.
- Điều này cho thấy diêm dân có hiệu quả sản xuất theo qui mô, tức là nếu diêm dân mở rộng qui mô sản xuất, biết tận dụng nguồn lực hợp lý thì lợi nhuận đạt được sẽ cao hơn..
- Đây là khám phá quan trọng cho chiến lược phát triển mô hình cánh đồng muối lớn, mang lại lợi nhuận cao hơn cho diêm dân..
- Biến lao động gia đình (X 3 ) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và mang dấu âm, tức có tác động nghịch chiều đối với lợi nhuận sản xuất muối.
- Thực tế cho thấy, diêm dân bỏ ra nhiều công lao động gia đình cho hoạt động sản xuất muối, trong chừng mực nào đó, do hạn chế về sức khỏe, kiến thức và kỹ thuật canh tác, việc sử dụng nhiều công lao động nhà chẳng những gây lãng phí mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.
- Biến trình độ học vấn (X 4 ) có ý nghĩa thống kê ở mức 10% và có mối quan hệ thuận chiều với lợi nhuận.
- Trình độ học vấn cao giúp diêm dân nắm bắt thông tin, dễ dàng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất..
- Trong sản xuất muối, diêm dân có trình độ cao sẽ có điều kiện thuận lợi hơn trong việc tiếp thu kỹ thuật sản xuất tiến bộ, nắm bắt thông tin thị trường và tiếp cận các nguồn đầu ra linh hoạt hơn..
- Biến tiếp cận tín dụng (X 6 ) có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có tác động dương đối với lợi nhuận.
- Từ đó cho thấy, nếu diêm dân được tiếp cận nguồn tín dụng chính thức thuận lợi hơn, tăng khả năng tài lực để đầu tư sản xuất muối theo hình thức trải bạt sẽ góp phần cải thiện hiệu quả đầu tư của diêm dân..
- Nhìn chung, diêm dân sản xuất muối ở vùng biển ĐBSCL đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, có thể kể đến như: hạn chế về trình độ học vấn, hạn chế về kỹ thuật sản xuất, khó khăn trong thị trường đầu ra cho sản phẩm và những thách thức của biến đổi khí hậu.
- Từ đó, hiệu quả tài chính mà diêm.
- dân đạt được là chưa cao, chưa tương xứng với công sức đầu tư của diêm dân, không ít diêm dân còn chịu lỗ trong sản xuất.
- Lợi nhuận của diêm dân tương quan thuận với các yếu tố: diện tích sản xuất muối, trình độ học vấn và tiếp cận tín dụng.
- Ngược lại, yếu tố lao động gia đình tương quan nghịch với lợi nhuận đạt được của diêm dân.
- Với kết quả nghiên cứu này, nhóm tác giả đề xuất một số khuyến nghị đối với diêm dân ở vùng biển ĐBSCL như sau: (1) Nghiên cứu mở rộng qui mô sản xuất hoặc liên kết sản xuất theo mô hình cánh đồng muối lớn để nâng cao hiệu quả sản xuất theo qui mô