« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối.
- Dàn ý Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối - Bài mẫu 1.
- Giới thiệu tác giả Tố Hữu, bài thơ Từ Ấy và tác giả Hồ Chí Minh, bài thơ Chiều tối..
- Phân tích bài thơ Từ ấy.
- Khổ thơ đầu: sự giác ngộ lí tưởng cách mạng của tác giả khi được ánh sáng của Đảng và nhà nước soi sáng.
- Phân tích bài thơ Chiều tối.
- Hai câu thơ đầu: Thời gian: Chiều tối sự chuyển giao giữa ngày với đêm và cảm xúc của Bác - một con người xa quê.
- Khái quát lại giá trị nội dung, nghệ thuật của hai bài thơ đồng thời rút ra bài học, liên hệ thực tiễn..
- Dàn ý Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối - Bài mẫu 2.
- Hồ Chí Minh là lãnh tụ cách mạng vĩ đại, đồng thời cũng là nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.
- Chiều tối (Mộ -1942) là bài thơ được trích từ tập thơ này..
- Tố Hữu là nhà cách mạng, cũng là nhà thơ trữ tình chính trị tiêu biểu nhất của nền thơ ca cách mạng.
- Sự nghiệp cách mạng của Tố Hữu gắn bó chặt chẽ với sự nghiệp thơ ca của ông.
- Từ ấy (1938) là bài thơ hay được trích trong tập thơ cùng tên ghi lại thời khắc đặc biệt trong cuộc đời cách mạng và nghệ thuật của Tố Hữu khi nhà thơ được giác ngộ lí tưởng cách mạng, tìm thấy con đường đi cho cuộc đời mình và thơ ca..
- Cả hai bài thơ đều hướng tới khắc họa vẻ đẹp trong tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp của người chiến sĩ cách mạng..
- Vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Chiều tối (Hồ Chí Minh).
- Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh đặc biệt: khi Hồ Chí Minh sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ của phe Đồng minh.
- Chúng đã hành hạ Người bằng cách giải đi khắp các nhà lao của tỉnh Quảng Tây trong hơn một năm trời nhằm tiêu diệt ý chí của người chiến sĩ cách mạng.
- Bài thơ này cũng giống như nhiều các sáng tác khác được viết trên hành trình chuyển lao từ Tĩnh Tây đi Thiên Bảo, vào khoảng bốn tháng sau khi Người bị bắt.
- Tác phẩm là bức chân dung tự họa của con người Hồ Chí Minh ở thời điểm gian nan thử thách nhất trên con đường cách mạng..
- Đó là người chiến sĩ cách mạng có tâm hồn rộng mở, phóng khoáng, đón nhận vẻ đẹp của cảnh thiên nhiên núi rừng.
- Đó cũng là người chiến sĩ có tấm lòng nhân đạo, bao la, yêu thương, quan tâm chia sẻ với con người lao động, một tâm hồn luôn hướng về sự sống và ánh sáng..
- Bút pháp khắc hoạ chân dung người chiến sĩ cách mạng: là bút pháp gợi tả, những hình ảnh đậm đà màu sắc cổ điển mà vẫn thấm đẫm tinh thần hiện đại.
- Vẻ đẹp của người chiến sĩ cách mạng hiện qua bức tranh cảnh vật thiên nhiên và bức tranh sinh hoạt lao động của con người.
- Đó là con người ung dung, hoà hợp với thiên nhiên nhưng vẫn luôn trong tư thế làm chủ hoàn cảnh, hướng về con người, sự sống và ánh sáng, chất thi sĩ và chất chiến sĩ hoà quyện làm một..
- Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ Từ ấy (Tố Hữu).
- Bài thơ ra đời với một bước ngoặt trong cuộc đời và sự nghiệp nghệ thuật của Tố Hữu.
- Ngày nhà thơ được kết nạp vào Đảng cộng sản, đứng vào hàng ngũ những người cách mạng chiến đấu vì một lí tưởng chung, ông đã viết bài thơ này.
- Đặt trong hoàn cảnh sáng tác ấy, bài thơ đã cho thấy tình yêu, niềm say mê với lí tưởng cách mạng và lẽ sống cao đẹp làm nên vẻ đẹp hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ..
- Đó là con người có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lí tưởng cộng sản.
- Lí tưởng còn hồi sinh, chỉ đường, đem đến cảm xúc mới, sức sống mới cho nghệ thuật thơ ca của người chiến sĩ..
- Đó là người chiến sĩ có lẽ sống nhân đạo cao đẹp.
- Người chiến sĩ cũng ý thức rằng mình sẽ là một thành viên ruột thịt trong đại gia đình cách mạng của những người lao khổ, bị áp bức, chiến đấu vì một lí tưởng cao đẹp..
- Bài thơ làm hiện lên chân dung của một cái “tôi” chiến sĩ không cách biệt, trốn tránh cuộc đời như cái “tôi”.
- Điểm tương đồng và khác biệt ở hình tượng người chiến sĩ trong hai bài thơ d1.
- Điểm tương đồng: cả hai bài thơ đều tập trung khắc họa hình tượng người chiến sĩ cách mạng, những người con ưu tú nhất của lịch sử dân tộc có tâm hồn cao đẹp, có lí tưởng sống nhân đạo, chất thi sĩ và chiến sĩ hoà quyện trong tâm hồn, lí tưởng của họ..
- Ở “Chiều tối” là vẻ đẹp của người chiến sĩ yêu thiên nhiên, gắn bó với cuộc sống, một hồn thơ luôn hướng về sự sống và ánh sáng ở những thời điểm thử thách gay go nhất trên hành trình cách mạng.
- Vẻ đẹp tâm hồn con người được thể hiện qua bút pháp gợi tả với những hình ảnh đậm màu sắc cổ điển..
- Còn ở “Từ ấy”, đó là người chiến sĩ có tình yêu mãnh liệt với ý tưởng, có lẽ sống cao đẹp, sẵn sàng hi sinh, dâng hiến vì cuộc đấu tranh của dân tộc, giống nòi.
- Văn mẫu Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối.
- Hình tượng người chiến sĩ là một đề tài phổ biến của văn học Việt Nam trong giai đoạn kháng chiến.
- Mỗi tác giả lại đem đến những vẻ đẹp riêng cho người chiến sĩ..
- Trong những năm tháng đó, hình ảnh người chiến sĩ đẹp đẽ ở cả tâm hồn và lí tưởng sống cao đẹp đã được khắc họa thật chân thực, đầy đủ trong tác phẩm Chiều tối (Hồ Chí Minh) và Từ ấy (Tố Hữu)..
- Bài thơ Chiều tối là bài thứ 131 được rút ra từ tập Nhật kí trong tù, bài thơ có hoàn cảnh ra đời hết sức đặc biệt.
- Hồ Chí Minh bị chuyển hết từ nhà lao này đến nhà lao khác, hòng tiêu diệt ý chí sắt đá của người chiến sĩ cách mạng.
- Chiều tối là bài thơ được ra đời trong hoàn cảnh đó, Hồ Chí Minh bị chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây đến nhà lao Thiên Bảo.
- Bài thơ không chỉ phác họa được bức tranh thiên nhiên mà con cho người đọc thấy được chân dung đẹp đẽ của người chiến sĩ trên con đường cách mạng..
- Trong bài thơ, người chiến sĩ hiện lên là người có lòng yêu thiên nhiên, tâm hồn rộng mở, phóng khoáng.
- Không chỉ vậy, người chiến sĩ ấy còn mang trong mình tấm lòng nhân đạo sâu sắc:.
- Ngoài ra, người chiến sĩ luôn hướng về ánh sáng, hướng về tương lai tốt đẹp.
- Để khắc họa chân dung người chiến sĩ cách mạng, Bác chủ yếu sử dụng bút pháp gợi tả, có sự kết hợp hài hòa giữa cổ điển và hiện đại.
- Người chiến sĩ hiện lên là một con người yêu thiên nhiên, tấm lòng nhân đạo bao la, luôn hướng về tương lai tốt đẹp.
- Con người có sự hòa hợp, dung hòa với thiên nhiên, những vẫn là chủ của bức tranh ấy..
- Người chiến sĩ trong bài Từ ấy lại hiện lên với những vẻ đẹp riêng, không hòa lẫn..
- Bài thơ là khúc ca say mê, tràn đầy nhiệt huyết của người chiến sĩ cách mạng..
- Người chiến sĩ trước hết là người có tình yêu, niềm say mê mãnh liệt với lý tưởng cách mạng.
- Từ khoảnh khắc được kết nạp, Đảng đã soi chiếu tâm hồn, giúp người chiến sĩ tìm đường con đường chân lý mà bấy lâu nay mình loay hoay tìm kiếm.
- Khoảnh khắc ấy cũng đem đến cho hồn tôi những cảm xúc mới mẻ, tràn đầy sức sống, làm hồi sinh thức tỉnh phẩm chất nghệ sĩ trong con người của chiến sĩ..
- Vẻ đẹp của người chiến sĩ còn hiện lên ở lẽ sống cao đẹp, hòa nhập dâng hiến cho sự nghiệp chung của cách mạng.
- Người chiến sĩ hòa nhập vào đại gia đình quần chúng lao động và nhận thức được trách nhiệm của bản thân làm sao để có thể cứu vớt được những cuộc đời lao khổ.
- Chân dung người chiến sĩ trong bài Từ ấy chủ yếu được miêu tả trực tiếp những cung bậc cảm xúc, sự chuyển biến trong nhận thức của nhân vật trữ tình.
- Chiều tối và Từ ấy đều đã khắc họa thành công chân dung người chiến sĩ cách mạng với vẻ đẹp nhân cách sáng ngời.
- Bên cạnh những điểm tương đồng, hai bài thơ vẫn có những điểm khác biệt, thể hiện phong cách riêng của hai tác giả.
- Trong bài Chiều tối người chiến sĩ hiện lên với tâm hồn rộng mở, lòng yêu thiên nhiên, gắn bó sâu nặng với cuộc sống.
- Tâm hồn người chiến sĩ luôn tìm và hướng về ánh sáng dù hoàn cảnh nhiều khó khăn, thử thách.
- sĩ là say mê, nhiệt huyết với lý tưởng cách mạng.
- Bằng những lời thơ chân thành, tinh tế cả hai bài thơ đã dựng lên bức chân dung đẹp đẽ về tinh thần, nhân cách của những người chiến sĩ.
- Mỗi người mang trong mình những vẻ đẹp riêng, làm phong phú thêm bức tranh tâm hồn của người chiến sĩ.
- Phân tích hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ Từ ấy và Chiều tối - Bài mẫu 2.
- Nền độc lập dân tộc bị xâm lăng, đất nước bị thù trong giặc ngoài giày xéo, người dân lầm than cơ cực, chính người chiến sĩ cộng sản cùng với nhân dân làm nên sức mạnh dân tộc đánh tan quân thù.
- Người chiến sĩ không chỉ có mặt trên chiến trường bom đạn mà trong mặt trận văn học họ cũng được các nhà văn nhà thơ khắc họa.
- Tiêu biểu cho hình tượng người chiến sĩ Việt Nam với tình yêu Tổ quốc, lòng yêu thương con người và niềm tin vào lí tưởng cách mạng được thể hiện trong hai bài thơ “Chiều tối” của Hồ Chí Minh và “Từ ấy” của Tố Hữu cho ta hiểu thêm về phẩm chất người chiến sĩ cộng sản ở thời kì trước..
- Chủ tịch Hồ Chí Minh là người chiến sĩ cộng sản đầu tiên của Đông Dương.
- Từ bấy lâu người đã thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin và đưa chúng áp dụng vào hoàn cảnh thực tế cách mạng Việt Nam.
- Bài thơ “Chiều tối” là bài số 31 trong tập thơ “Nhật kí trong tù” được Bác sáng tác khi đi sang Trung Quốc tranh thủ sự viện trợ Quốc tế thì bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam vô cớ trong suốt mười ba tháng.
- Bài thơ “Chiều tối” sáng tác khi Bác bị thiên chuyển từ nhà lao Tĩnh Tây sang nhà lao Thiên Bảo, cảm hứng chiều tà cùng với tâm hồn thi sĩ đã làm nên một bức tranh thiên nhiên và con người tuyệt đẹp..
- Tố Hữu cũng là người chiến sĩ cách mạng thuộc thế hệ sau Hồ Chí Minh nhưng giữa hai con người ấy có cùng chung một lí tưởng cộng sản, chính Bác và Đảng là ánh sáng soi đường cho tầng lớp trí thức trẻ như Tố Hữu đang “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời” gặp được ánh sáng của Đảng.
- Bài thơ “Từ ấy” là mốc son đánh dấu sự kiện quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu vào năm 19378 khi ông chính thức được đứng trong hàng ngũ của Đảng.
- Tác phẩm thể hiện niềm sung sướng, hạnh phúc, niềm tin của người chiến sĩ vào Đảng và sự chuyển biến về nhận thức, tình cảm trong Tố Hữu..
- Hình tượng người chiến sĩ có ở trong hai bài thơ với những nét tương đồng và khác biệt chúng ta cùng phân tích, tìm hiểu để làm sáng tỏ vẻ đẹp của những con người làm nên hình hài đất nước.
- Trước tiên người chiến sĩ trong bài “Chiều tối” của Hồ Chí Minh là một con người có tình yêu thiên nhiên, nhạy cảm với sự biến đổi của ngoại cảnh.
- Người chiến sĩ ấy là một con người yêu đất nước sâu nặng bởi khi chiều tà là lúc tâm trạng nhớ nhà, nhớ quê hương của người khách lữ thứ trở nên da diết, khắc khoải.
- Khép lại hai câu thơ đầu tả cảnh thiên nhiên lúc hoàng hôn, dù chân dung người tù không được hiện lên nhưng ta có thể cảm nhận người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh có một tinh thần kiên cường bất khuất.
- Người chiến sĩ ấy luôn có sự đồng cảm với những người nghèo khổ, có trái tim nhân ái yêu thương con người.
- Con người ở đây đang phải lao động vất vả cực nhọc, đó là hình ảnh bé gái đang xay ngô từ chiều cho đến đêm tối.
- Chính con người lao động ấy.
- Đặc biệt là chữ “hồng” ở cuối bài thơ được nhiều ý kiến cho rằng đó là nhãn tự, là con mắt thơ trong toàn bài, nó tỏa lên ánh sáng của hiện thực, ánh sáng của tương lai.
- Qua đó cho thấy sự đồng cảm, thương xót của Bác dành cho những con người cơ cực, vất vả.
- Người chiến sĩ ấy luôn có một niềm tin vào cách mạng, luôn hướng về một tương lai tươi sáng ở ngày mai được thể hiện qua sự vận động từ bóng tối ra ánh sáng, từ nỗi buồn đến niềm vui, từ hiện đại đến tương lai.
- Còn hình tượng người chiến sĩ trong bài thơ “Từ ấy” thì như thế nào? Đó là niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp ánh sáng của Đảng được Tố Hữu ví tâm hồn mình như “Vườn hoa lá”, “Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.
- Trong một bài thơ ông có viết: “Từ vô vọng mênh mông đêm tối/Người đã đến chói chang nắng rọi/ Trong lòng tôi.
- Nhận thức ấy khác với nhân vật Hạ Du trong tác phẩm “Thuốc” của Lỗ Tấn khi đã xa rời nhân dân để rồi nhận lại bi kịch, còn Tố Hữu đã xác định hòa cái tôi cá nhân của mình vào cái ta chung của cộng đồng, xác định cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân được thể hiện trong khổ thơ thứ hai: “Tôi buộc lòng tôi với mọi người/…Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”..
- “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ những người có chung hoàn cảnh, chung lí tưởng cách mạng cũng là để chỉ tinh thần đoàn kết của đồng bào Việt Nam làm nên sức mạnh dân tộc.
- Như vậy qua phân tích hai tác phẩm ta thấy hình tượng người chiến sĩ hiện lên những nét tương đồng.
- Họ cùng là những con người có trái tim chân ái giàu lòng yêu thương, luôn tin vào lí tưởng cách mạng, tin vào tương lai tươi sáng của dân tộc và đều mượn vẻ đẹp của thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng cá nhân.
- Nếu Hồ Chí Minh là vị lão thành cách mạng với hồn thơ thâm trầm sâu sắc mang đậm chất cổ điển và hiện đại đan xen thì Tố Hữu là người trí thức trẻ vừa được giác ngộ bởi lí tưởng cách mạng mang với tính hiện đại, trong thơ giàu hình ảnh, giàu cảm xúc đậm chất trữ tình cách mạng..
- Qua hai bài thơ hình tượng người chiến sĩ cách mạng hiện lên thật đáng kính đáng phục bởi tinh thần yêu nước thương dân, niềm tin bất diệt vào ánh sáng của Đảng..
- Qua đó cho em hiểu thêm về phẩm chất đạo đức cách mạng của người chiến sĩ đáng để học tập và noi theo.
- Tuy nhiên trong xã hội ngày nay có một bộ phận nhỏ chiến sĩ quân đội, công an nhân dân_những “Con sâu làm rầu nồi canh” đã, đang làm xấu đi hình ảnh ấy.
- Như vậy hình tượng người chiến sĩ trong tác phẩm “Chiều tối” của Hồ Chí Minh và “Từ ấy” của Tố Hữu đã làm sống dây tinh thần cách mạng, vẻ đẹp của những con người đã góp phần làm nên hình hài đất nước