« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM.
- Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (NHTMCP).
- Kết quả chỉ ra rằng tỷ trọng đóng góp của hệ thống NHTMCP vào tăng trưởng kinh tế hàng năm đang trên xu hướng tăng cao.
- Nhìn chung, hiệu quả kinh doanh của cả hệ thống và các nhóm NHTMCP trong giai đoạn nghiên cứu đều chịu tác động từ những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động đều giảm mạnh.
- Trong đó, các ngân hàng quy mô nhỏ chịu ảnh hưởng nhiều nhất và khả năng phục hồi cũng chậm nhất so với các ngân hàng quy mô lớn và vừa..
- Ở hầu hết các nước, ngành ngân hàng được coi là một khu vực then chốt đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia hoạt động một cách nhịp nhàng, vì vậy khu vực này được chính phủ các nước đặc biệt quan tâm và là một trong những ngành nhận được sự giám sát chặt chẽ nhất trong nền kinh tế, đặc biệt tại các nước đang phát triển như Việt Nam.
- Tuy nhiên với sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng của hệ thống NHTMCP trong thời gian qua đáng để chúng ta lưu tâm, liệu vấn đề chất lượng trong hoạt động hệ thống NHTMCP có thật sự tốt nhất hay chưa? Đòi hỏi chúng ta cần có sự nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan hoạt động của hệ thống NHTMCP để thấy được bức tranh toàn cảnh của hệ thống NHTMCP Việt Nam điểm mạnh là gì và điểm yếu là gì? Có như vậy mới giúp cho việc hoạch định.
- Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu là phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP Việt Nam từ sau khi cuộc cải cách hệ thống ngân hàng diễn ra năm 1990 đến nay..
- Đề xuất các kiến nghị nhằm cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh và tăng khả năng cạnh tranh của hệ thống NHTMCP..
- Bài viết sử dụng phương pháp đánh giá truyền thống dựa trên phân tích các chỉ tiêu tài chính lĩnh vực ngân hàng.
- Có nhiều nhóm chỉ tiêu tài chính được sử dụng để đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng.
- Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu từ các báo cáo thường niên của ngân hàng nhà nước (NHNN) giai đoạn 1990-2009 và báo cáo thường niên của đại diện gồm 22 NHTMCP Việt Nam giai đoạn 2006-2009.
- Trong số 22 ngân hàng trong mẫu nghiên cứu có 4 ngân hàng quy mô lớn (nhóm 1), 8 ngân hàng quy mô trung bình (nhóm 2), và 10 ngân hàng quy mô nhỏ (nhóm 3)..
- 4.1 Thực trạng hệ thống NHTMCP qua các năm..
- Trước 1990, hệ thống ngân hàng Việt Nam là hệ thống một cấp, không có sự tách biệt giữa chức năng quản lý và chức năng kinh doanh.
- NHNN vừa đóng vai trò Ngân hàng Trung ương vừa là Ngân hàng thương mại.
- Đến năm 1990, do nhu cầu cải tổ hệ thống chuyển đổi từ cơ chế quản lý kinh doanh xã hội chủ nghĩa sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước trong chủ trương phát triển nền kinh tế đa thành phần.
- Hai pháp lệnh này đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ hệ thống một cấp sang hệ thống hai cấp.
- Với hai pháp lệnh này, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã được tổ chức tương tự như hệ thống ngân hàng các nước có nền kinh tế thị trường..
- Cải cách hệ thống ngân hàng năm 1990 đã xoá bỏ được tính chất độc quyền nhà nước, góp phần đa dạng hoá hoạt động ngân hàng về mặt hình thức sở hữu cũng như về số lượng ngân hàng.
- Sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997, một số NHTMCP do kinh doanh không hiệu quả, bị phá sản hoặc rút giấy phép hoạt động nên con số này đã giảm.n Đến giai đoạn đây là giai đoạn các NHTMCP đẩy mạnh tiến trình tái cơ cấu lại toàn diện hệ thống ngân hàng nhằm củng cố và phát triển theo hướng tăng cường năng lực quản lý về tài chính, đồng thời giải thể, sáp nhập, hợp nhất hoặc bán lại các NHTMCP yếu kém về hiệu quả kinh doanh.
- Ngoài ra, số lượng các chi nhánh và đại diện của các ngân hàng nước ngoài có xu hướng gia tăng trong giai đoạn này theo các cam kết đã ký, trước hết là hiệp định thương mại Việt-Mỹ, hiệp định khung về thương mại dịch vụ (AFAS) của ASEAN.
- Kết quả là tỷ trọng về số lượng NHTMCP giảm xuống so với toàn hệ thống ngân hàng thương mại, từ đỉnh cao 73% ở năm 1993 xuống còn 40% vào năm 2007.
- Đến năm 2008 và 2009, do hai ngân hàng thương mại nhà nước (NHTMNN) là ngân hàng Ngoại thương và ngân hàng Công thương lần lượt chuyển đổi sang hình thức cổ phần nên tỷ lệ này đã tăng lên chiếm khoảng 42%.
- Bảng 2 trình bày chi tiết cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam qua các năm..
- Bảng 2: Cơ cấu hệ thống NHTMCP ở Việt Nam qua các năm.
- toàn hệ thống .
- Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước(2010)..
- 4.2 Vị thế cạnh tranh của hệ thống NHTMCP Việt Nam qua các năm.
- Thị phần của hệ thống NHTMCP đã có thay đổi nhiều kể từ năm 2004 đến nay..
- Những biến động lớn xảy ra kể từ năm thời kỳ mà các NHTMCP có những tăng trưởng mạnh mẽ về mạng lưới, qui mô vốn, quy mô tổng tài sản, tăng cường các hình thức huy động vốn, đa dạng hoá sản phẩm và tạo tiện ích thu hút khách hàng với làn sóng cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ, khốc liệt giữa các ngân hàng trong nước với nhau.
- Bảng 3 trình bày chi tiết thị phần tiền gởi và thị phần tín dụng của hệ thống ngân hàng qua các năm..
- Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước (2010)..
- Bên cạnh đó, đóng góp của hệ thống NHTMCP theo chiều hướng ngày càng tích cực thể hiện ở tỷ lệ dư nợ của hệ thống NHTMCP/GDP tăng lên nhanh chóng: từ mức đóng góp không đáng kể chỉ đạt 1,12% ở năm 1993, đến năm 2008 tỷ lệ này đã đạt gần 30%.
- Điều này cho thấy hệ thống NHTMCP ngày càng đóng vai trò tích cực hơn trong việc tạo vốn cho nền kinh tế.
- Tuy nhiên, mức đóng góp của hệ thống NHTMCP so với toàn hệ thống NHTM lại không tương xứng.
- Bảng 4 trình bày đóng góp của toàn hệ thống NHTM và hệ thống NHTMCP trong giai đoạn 1993-2008.
- Mặc dù số lượng các NHTMCP chiếm vị thế áp đảo so với số lượng ngân hàng toàn hệ thống nhưng mức độ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế lại chỉ đạt cao nhất là 32%.
- so mức đóng góp của toàn hệ thống ngân hàng.
- Chẳng hạn, năm 2008 tỷ lệ dư nợ/GDP của toàn hệ thống ngân hàng là 90,17% trong khi của hệ thống NHTMCP chỉ đạt 28,85%..
- Bảng 4: Dư nợ tín dụng của hệ thống NHTMCP đối với nền kinh tế qua các năm (tỷ đồng).
- tăng trưởng GDP.
- 342 Dư nợ của hệ thống.
- 4.3 Phân tích cấu trúc tài chính của hệ thống NHTMCP 4.3.1 Quy mô vốn điều lệ và tổng tài sản.
- Trong đó, nhóm 1 luôn chiếm vị trí dẫn đầu và giữ khoảng cách khá xa, luôn gấp trên hai lần so với trung bình của hệ thống.
- Đối với quy mô vốn điều lệ, khoảng cách giữa các nhóm đang ngày càng giãn ra do sự tăng trưởng nhanh chóng của nhóm 1 từ 1,83 lần so với trung bình của hệ thống vào năm 2007 đã tăng lên lên 2,16 lần ở năm 2008.
- tăng trưởng vốn điều lệ.
- tăng trưởng tổng tài sản.
- tăng trưởng tài sản cố định ròng.
- Nhìn chung, tăng trưởng dư nợ trung bình của hệ thống NHTMCP luôn có xu hướng tăng cao hơn so với tăng trưởng dư nợ toàn ngành lần lượt đạt 207,3% so với 53,89% của ngành, 27,8% so với 25,43%, và 59,7% so với 37,73% tương ứng cho các năm và 2009.
- Trong năm 2007 các ngân hàng có quy mô nhỏ có mức tăng trưởng cao hơn rất nhiều so với các ngân hàng có quy mô trung bình và quy mô lớn.
- Đến năm 2009, tăng trưởng dư nợ của các ngân hàng có quy mô lớn hơn lại có xu hướng tăng nhiều hơn so với các ngân hàng có quy mô nhỏ hơn.
- Đối với tăng trưởng tiền gửi, kết quả cho thấy trong giai đoạn 2007-2009 các ngân hàng có quy mô lớn hơn có mức tăng trưởng lớn hơn.
- Bảng 6 trình bày chi tiết tăng trưởng dư nợ và tiền gửi của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2007-2009..
- Chỉ tiêu % Tăng trưởng dư nợ % Tăng trưởng tiền gửi.
- Tăng trưởng dư nợ toàn ngành Trung bình hệ thống NHTMCP .
- Nguồn: Ngân hàng Nhà nước (2010) và Báo cáo thường niên của 22 NHTMCP (2010)..
- Tuy nhiên, mức độ an toàn trong tăng trưởng dư nợ của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2006-2009 ở mức thấp, được trình bày trong Bảng 7, cho thấy rằng do tăng trưởng tín dụng nhanh khiến hệ thống NHTMCP có nguy cơ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản rất lớn khi tỷ lệ tín dụng/tiền gửi toàn hệ thống luôn ở mức xấp xĩ hoặc trên 100%, trong đó đóng góp chính từ các ngân hàng quy mô nhỏ (nhóm 3)..
- Bảng 7: Tỷ lệ dư nợ/Tiền gửi của hệ thống và các nhóm NHTMCP, 2006-2009.
- 4.4 Phân tích hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTMCP 4.4.1 Khả năng sinh lời.
- Kết quả phân tích ở Bảng 8 cho thấy trong giai đoạn trước khủng hoảng năm 2008, các ngân hàng quy mô nhỏ (nhóm 3) hoạt động hiệu quả nhất trong hệ thống, kế đến là các ngân hàng quy mô lớn (nhóm 1).
- Các ngân hàng quy mô trung bình (nhóm 2) đạt hiệu quả thấp nhất.
- TNHĐB bình quân của hệ thống NHTMCP sụt giảm mạnh từ mức trên 2% trước đó xuống còn 1,68% ở năm 2008, và 1,91% ở năm 2009..
- Bảng 8: So sánh các chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời của hệ thống và các nhóm NHTMCP, 2006-2009.
- Năm Nhóm ngân hàng Thu nhập hoạt.
- Chỉ tiêu này phản ánh mức chênh lệch giữa thu từ lãi và chi phí trả lãi mà ngân hàng có thể đạt được thông qua việc kiểm soát chặt chẽ tài sản sinh lời và theo đuổi nguồn vốn có chi phí thấp nhất..
- Đặc điểm cố hữu của hệ thống NHTMVN là quá lệ thuộc vào hoạt động tín dụng.
- Điều này thể hiện ở tỷ trọng thu ngoài lãi bình quân của cả hệ thống NHTMCP giai đoạn 2006-2009 chỉ khoảng 14% trong tổng thu nhập trong năm.
- Tỷ trọng thu ngoài lãi trong cơ cấu thu nhập từ mức đỉnh cao 17,1% năm 2007 xuống còn 9,8% năm 2008, cho thấy tính bất ổn trong hoạt động kinh doanh của hệ thống NHTMCP..
- Trong giai đoạn các ngân hàng nhóm 1 đã đạt hiệu quả cao hơn so với các ngân hàng còn lại trong hệ thống, thể hiện qua chỉ số ROA và ROE bình quân luôn duy trì ở mức cao hơn, ngoại trừ ROA năm 2006.
- Qua biểu đồ tỷ lệ Dư nợ/Tiền gửi, dễ dàng nhận thấy nhóm 3 là nhóm đang phải đối mặt với rủi ro thanh khoản là rất lớn so với các nhóm còn lại trong hệ thống, hầu như huy động tiền gửi không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay nên phải lệ thuộc khá nhiều vào thị trường liên ngân hàng làm gia tăng sự lệ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài, mà đa phần nguồn vốn này phải chịu chi phí cao hơn so với huy động từ khách hàng và đặc biệt là tính ổn định không lớn.
- Và cũng vì thương hiệu kém nên khả năng huy động vốn của nhóm này khá thấp thể hiện ở tỷ lệ Tiền gửi/Vốn chủ sở hữu của nhóm 3 thấp nhất trong hệ thống.
- Biểu đồ 1: Tỷ lệ dư nợ/tiền gởi của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2006-2009.
- Biểu đồ 2: Tỷ lệ tiền gởi/vốn chủ sở hữu của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2006-2009 Nguồn: Báo cáo thường niên của 22 NHTMCP (2010)..
- T rung bình hệ thống NHT MCP T rung bình nhóm 1.
- Trung bình hệ thống NHTMCP Trung bình nhóm 1 Trung bình nhóm 2 Trung bình nhóm 3.
- Nhìn chung thời gian qua hệ thống NHTMCP mặc dù duy trì mức tăng trưởng dư nợ trong năm cao, song các NHTMCP vẫn kiểm soát được rủi ro ở mức độ an toàn.
- Dấu hiệu bất ổn này vẫn tiếp tục kéo dài sang 2009, trong khi chất lượng tín dụng của toàn ngành đạt cao nhất từ 2006 đến nay, thì chất lượng tín dụng của hệ thống NHTMCP vẫn chưa lấy lại được vạch xuất phát ban đầu của năm 2006.
- Điều này cho thấy khả năng quản trị rủi ro tín dụng của hệ thống NTMCP chưa theo kịp tốc độ tăng trưởng, đặc biệt là nhóm 3..
- Bảng 9: Chất lượng tín dụng của toàn ngành, hệ thống và các nhóm NHTMCP, 2006-2009.
- khối Ngân hàng Liên doanh &.
- Ngân hàng nước ngoài 10,9%.
- hệ thống QTDND: 10,5%.
- Tỉ lệ vốn chủ sở hữu/tài sản có của cả hệ thống ngân hàng đã giảm từ 10,25% (cuối năm 2008) xuống 9,32% (cuối năm 2009.
- Từ kết quả tính toán được thể hiện qua Đồ thị VCSH/Tổng tài sản có, ta nhận thấy hiện nay hệ thống NHTMCP đạt được mức độ an toàn về tổng tài sản có là khá cao so với toàn ngành, đặc biệt là các NHTMCP thuộc nhóm 3..
- Trung bình hệ thống NHTMCP .
- Biểu đồ 3: Tỷ lệ vốn chủ sở hữu/tổng tài sản có của hệ thống NHTMCP giai đoạn 2006-2009 Nguồn: Báo cáo thường niên của 22 NHTMCP (2010)..
- Các kết quả phân tích chỉ ra rằng: Thứ nhất, vị thế cạnh tranh của hệ thống NHTMCP tăng trưởng mạnh mẽ từ sau năm 2006 đến nay, thể hiện ở thị phần tiền gửi và thị phần tín dụng tăng lên nhanh chóng và dần chiếm đi phần lớn thị phần bị đánh mất của nhóm NHTMNN.
- Thứ hai, tỷ trọng đóng góp của hệ thống NHTMCP vào tăng trưởng kinh tế hàng năm đang trên xu hướng tăng cao từ 1,12% năm 1993, đến năm 2008 tỷ lệ này đạt gần 30%.
- Thứ tư, tăng trưởng dư nợ trung bình của hệ thống NHTMCP luôn cao hơn rất nhiều so với tăng trưởng dư nợ toàn ngành lần lượt đạt 207,3% so với 53,89% của ngành, 27,8% so với so với 37,73%.
- Thứ năm, Hệ thống NHTMCP còn quá lệ thuộc vào hoạt động tín dụng.
- Thứ bảy, tỷ lệ VCSH/Tổng tài sản có trung bình của hệ thống NHTMCP luôn ở mức rất cao.
- Thứ tám, nhìn chung hiệu quả hoạt động của cả hệ thống và các nhóm NHTMCP trong giai đoạn nghiên cứu đều chịu tác động từ những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 thể hiện ở hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đều đồng loạt giảm sút mạnh.
- Dư chấn của cuộc khủng hoảng vẫn còn đọng lại ở năm 2009 mặc dù hệ thống NHTMCP được đặt ra trong bối cảnh của sự nới lỏng chính sách tiền tệ nhưng hầu hết các chỉ tiêu phản ảnh hiệu quả vẫn chưa lấy lại được vị thế của những năm trước khủng hoảng.
- Đồng thời, việc nâng cao năng lực tài chính nên theo hướng chọn cổ đông chiến lược là các tập đoàn ngân hàng nước ngoài và nên đa dạng hóa danh mục các đối tác chiến lược ở nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau..
- Việc sáp nhập ngân hàng hãy để thị trường thúc đẩy và việc kiểm soát tình hình hoạt động cũng như quy mô hoạt động của các ngân hàng nên thông qua tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu hơn là mức vốn tối thiểu..
- Nâng cao chất lượng công nghệ ngân hàng và trình độ sử dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, đặc biệt là đối với nhóm ngân hàng quy mô nhỏ hiện nay..
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam trong điều kiện hội nhập KTQT.
- ngân sách của Quốc Hội: Vai trò của hệ thống ngân hàng trong 20 năm đổi mới ở Việt Nam.