« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích kênh phân phối và giá trị gia tăng của cá chét (Eleutheronema tetradactytum) khai thác bằng lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH KÊNH PHÂN PHỐI VÀ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA CÁ CHÉT (Eleutheronema tetradactytum) KHAI THÁC BẰNG LƯỚI RÊ VEN BỜ Ở TỈNH BẠC LIÊU.
- Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2018 nhằm mô tả được kênh phân phối và phân tích giá trị gia tăng của sản phẩm cá chét khai thác lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu.
- Số liệu nghiên cứu được thu thập thông qua phỏng vấn ngẫu nhiên 70 tàu khai thác cá chét với lưới rê, năm thương lái và 15 vựa thu mua thủy hải sản.
- Kết quả cho thấy cá chét được phân phối chủ yếu theo kênh 1: Ngư dân đến Vựa thu mua đến Xuất khẩu, chiếm 67,6% sản lượng cá chét toàn chuỗi.
- Đối với kênh này tổng GTGT toàn chuỗi là 205,8 ngàn đồng, trong đó ngư dân nhận được 90,3% và vựa thu mua là 9,7% tổng GTGT.
- Ngư dân mang về lợi nhuận là 173,8 ngàn đồng/kg (chiếm 93,0% tổng lợi nhuận) và tỷ suất sinh lời là 3,8 lần.
- Vựa thu mua mang về lợi nhuận là 13 ngàn đồng/kg (chiếm 7,0% tổng lợi nhuận) và tỷ suất sinh lời là 0,06 lần.
- Để nâng cao hiệu quả cho chuỗi giá trị cá chét khai thác lưới rê ở tỉnh Bạc Liêu cần có sự liên kết chuỗi nhằm chia sẻ lợi nhuận và rủi ro trong sản xuất..
- Phân tích kênh phân phối và giá trị gia tăng của cá chét (Eleutheronema tetradactytum) khai thác bằng lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu.
- Bạc Liêu là một tỉnh duyên hải vùng Đồng bằng sông Cửu Long và là vùng có ngư trường khai thác rộng với nguồn tài nguyên thủy hải sản phong phú, có khả năng đạt sản lượng khai thác và giá trị kinh tế.
- Hoạt động khai thác thủy sản là một trong những ngành kinh tế mang lại nhiều lợi nhuận và giải quyết việc làm, thu nhập cho hàng nghìn lao động của tỉnh Bạc Liêu, trong đó lưới rê là nghề khai thác chính với ngư trường khai thác vùng ven bờ hoặc cửa sông là chủ yếu.
- Sản lượng thủy sản khai thác của tỉnh tăng khoảng 9,3% trong giai đoạn 2013-2016 và sản lượng thủy sản khai thác ven bờ chiếm 10% tổng sản lượng vào năm 2016.
- Số lượng tàu lưới rê ven bờ chiếm 65,3% số lượng tàu lưới rê của tỉnh và chiếm 71,2% tổng số lượng tàu có công suất nhỏ hơn 90 CV của tỉnh Bạc Liêu (Chi cục Khai thác và Bảo vệ.
- Tuy nhiên, chi phí hoạt động khai thác thủy sản có xu hướng tăng và giá bán sản phẩm thủy sản khai thác biến động đã và đang tác động đến lợi ích của ngư dân.
- Mặt khác, sản phẩm thủy sản khai thác được phân phối chủ yếu thông qua vựa và thương lái thu mua thủy hải sản (Phan Lê Diễm Hằng và Nguyễn Ngọc Duy, 2013.
- Đặng Thị Phượng và ctv., 2019) nên vấn đề đầu ra của sản phẩm thủy sản khai thác của ngư dân phụ thuộc rất lớn vào thương lái và vựa thu mua, ảnh hưởng ít nhiều đến lợi ích của ngư dân.
- Nghề lưới rê ven bờ khai thác được thành phần loài cá tôm đa dạng và cá chét (Eleutheronema tetradactytum) là loài cá có giá trị kinh tế cao, được khai thác với tỷ trọng khá cao trong tổng sản lượng thủy sản khai thác của nghề lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu, chiếm 7,64% sản lượng và tương ứng là 39,0 kg/chuyến (Đặng Thị Phượng và ctv., 2018).
- Cá chét là loài cá được người tiêu dùng ưu thích lựa chọn, tạo ra món ăn với nhiều dưỡng chất (Abu Henna et al., 2011) nên có tiềm năng phát triển nuôi kết hợp với khai thác ở vùng biển ven bờ.
- Chính vì vậy, việc xác định kênh phân phối chủ lực của sản phẩm cá chét khai thác bằng lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu là cần thiết nhằm góp phần nâng cao giá trị sản phẩm cá chét nói riêng và sản phẩm thủy sản khai thác nói chung..
- Nghiên cứu sử dụng số liệu được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp ngư dân nghề lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu từ tháng 1 đến tháng 12 năm.
- Sau đó, nghiên cứu áp dụng phương pháp kênh dòng chảy sản phẩm để thu thập thông tin các tác nhân tiếp theo trong kênh phân phối cá chét..
- Tổng số quan sát là 90 quan sát, bao gồm: 70 hộ ngư dân làm nghề lưới rê ven bờ, 5 thương lái thu mua cá chét và 15 vựa thu mua cá chét tại Bạc Liêu..
- Phương pháp phân tích số liệu được tiếp cận theo lý thuyết chuỗi giá trị theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (GTZ Eschborn, 2007) được áp dụng để nghiên cứu và phân tích các tác nhân chính tham gia chuỗi giá trị cá chét khai thác lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu.
- Các khoản chi phí cho cá chét được tính dựa trên tỷ trọng sản lượng của cá chét trong tổng sản lượng thủy sản khai thác..
- Đối với ngư dân khai thác, chi phí trung gian là chi phí đầu vào bao gồm chi phí trực tiếp khai thác hay chi phí biến đổi (nhiên liệu, lao động, lương thực thực phẩm, nước đá, sửa chữa nhỏ, bảo hiểm tàu và người, thuế và phí các loại), còn các chi phí khấu hao của ngư dân là chi phí tăng thêm..
- 3.1.1 Ngư dân.
- Nghề lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản khai thác trung bình là 601,7 kg/chuyến biển, sản lượng cao nhất là 1 tấn/chuyến biển và thấp nhất là 400 kg/chuyến biển.
- So với 5 năm trước đó, lưới rê ở tỉnh Bạc Liêu có sản lượng thủy sản khai thác cao hơn so với mặt bằng chung của toàn vùng đồng bằng sông Cửu Long, với sản lượng thủy sản khai thác của toàn vùng là 100 kg/chuyến (Nguyễn Thanh Long, 2014), nguyên nhân là thời gian khai thác cho mỗi chuyến biển của nghiên cứu dài ngày hơn với sáu ngày so với 1,24 ngày.
- Thời gian khai thác của ngư dân trong năm trung bình là 6-7 tháng và tập trung từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau, tính theo tháng dương lịch.
- Số lao động tham gia khai thác của nghề lưới rê ven bờ trung bình là 7 người/tàu với lao động gia đình chiếm 24,2% và lao động thuê chiếm 75,8% số lao động trên tàu.
- Nghề lưới rê ven bờ khai thác được thành phần loài cá tôm đa dạng, trong đó sản lượng cá chét chiếm 19% tổng sản lượng, tương đương khoảng 113,7 kg/chuyến..
- Tổng chi phí cho hoạt động khai thác của nghề lưới rê ven bờ mỗi chuyến biển khoảng 20,6 triệu đồng, doanh thu bình quân là 31,3 triệu đồng và mang về lợi nhuận khoảng 10,7 triệu đồng.
- 3.1.2 Thương lái thu mua thủy hải sản.
- Kinh nghiệm kinh doanh thủy hải sản của chủ thương lái thu mua hải sản khoảng 7-8 năm.
- Sản lượng được các thương lái thu mua khoảng 7,5 tấn/tháng, trong đó sản lượng cá chét khoảng 1,25 tấn/tháng.
- 3.1.3 Vựa thu mua thủy hải sản.
- Sản lượng thủy hải sản được các vựa thu mua khoảng 12,8 tấn/tháng và chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra khoảng 21,0 ngàn đồng/kg.
- Trong đó, sản lượng cá chét khoảng 1,67 tấn/tháng.
- 3.2 Kênh phân phối của sản phẩm cá chét Kênh phân phối sản phẩm thủy sản cá chét khai thác lưới rê ven bờ ở tỉnh Bạc Liêu được trình bày ở Hình 1.
- Kênh phân phối cá chét dựa vào yếu tố đầu vào có sáu kênh thị trường chính:.
- Kênh 1: Ngư dân khai thác → Vựa thu mua → Xuất khẩu.
- Kênh 1 cho thấy có 58,3% sản lượng cá chét được ngư dân bán cho vựa thu mua hải sản với giá bình quân là 220 ngàn đồng/kg, là kênh phân phối chính là cũng là kênh giá bán cao nhất toàn chuỗi giá trị.
- Ngoài ra, vựa thu mua hải sản còn mua 20,4%.
- sản lượng cá chét được các thương lái bán lại.
- Vậy, sản lượng cá chét đầu vào của các vựa thu mua hải sản là 78,7% trong đó xuất khẩu khoảng 67,6% sản lượng cá chét sang các thị trường như Đài Loan và Trung Quốc..
- Kênh 2: Ngư dân khai thác → Thương lái → Chợ đầu mối.
- Kênh 2 là một trong những kênh phân phối chính trong chuỗi giá trị cá chét chiếm tỷ trọng 15,7% sản lượng toàn chuỗi.
- Kênh này thương lái mua cá chét từ ngư dân khai thác cá chét và phân phối lại cho các tiểu thương ở các chợ đầu mối, đặc biệt là chợ đầu mối Bình Điền ở Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kênh 3: Ngư dân khai thác → Vựa thu mua → Tiêu dùng ngoài tỉnh.
- Sản lượng cá chét được ngư dân khai thác bán cho các vựa thu mua và sau đó phân phối lại ở các chợ truyền thống ở các tỉnh lân cận tỉnh Bạc Liêu..
- Kênh 4: Ngư dân khai thác → Thương lái → Tiêu dùng trong tỉnh.
- Kênh này có tỷ trọng khoảng 5,6% sản lượng toàn chuỗi với các thương lái mua cá chét trực tiếp từ hộ khai thác và phân phối lại cho các hộ bán lẻ ở các chợ truyền thống trong tỉnh..
- Kênh 5: Ngư dân khai thác → Thương lái → Vựa thu mua → Tiêu dùng trong tỉnh.
- Kênh 5 cho thấy ngư dân khai thác bán cá chét cho thương lái.
- sau đó, thương lái bán lại cho vựa và vựa thu mua hải sản phân phối trực tiếp lại cho thị trường trong tỉnh, với 4,9 % sản lượng toàn chuỗi..
- Kênh 6: Ngư dân khai thác → Vựa thu mua → Tiêu dùng trong tỉnh.
- Sản lượng cá chét được ngư dân khai thác bán cho các vựa thu mua và sau đó phân phối lại ở các chợ truyền thống trong tỉnh Bạc Liêu.
- Hình 1: Sơ đồ kênh phân phối sản phẩm cá chét khai thác lưới rê 3.3 Phân tích giá trị gia tăng của các tác.
- nhân tham gia chuỗi giá trị cá chét.
- Ngư dân khai thác bán cho vựa thu mua hải sản với giá 220 ngàn đồng/kg và giá thành sản xuất là 46,2 ngàn đồng.
- Vậy, GTGT mà ngư dân tạo ra trong kênh phân phối này là 185,8 ngàn đồng/kg.
- Sau khi trừ đi chi phí tăng thêm, ngư dân có lợi nhuận là 173,8 ngàn đồng/kg và vựa thu mua là 13 ngàn đồng/kg.
- Tỷ suất sinh lời của hoạt động khai thác cá chét là 3,8 lần đối với ngư dân và 0,06 lần đối với vựa thu mua (Bảng 1)..
- Bảng 1: Phân tích giá trị gia tăng thuần của kênh 1.
- Diễn giải Ngư dân Vựa Tổng.
- Tổng chi phí .
- Ngư dân bán trực tiếp cho thương lái với giá là 200 ngàn đồng/kg với lợi nhuận là 153,8 ngàn đồng/kg đối với ngư dân và 8,4 ngàn đồng/kg đối.
- Tổng GTGT được tạo ra trong chuỗi là 177,8 ngàn đồng/kg và lợi nhuận của toàn chuỗi là 162,2 ngàn đồng/kg, trong đó lợi nhuận mà ngư dân nhận được 94,8% và thương lái là 5,2%.
- Tỷ suất sinh lời của ngư dân khai thác cá chét là 3,3 lần đối với ngư dân và 0,04 lần đối với vựa thu mua..
- Bảng 2: Phân tích giá trị gia tăng thuần của kênh 2.
- Diễn giải Ngư dân Thương lái Tổng.
- 182,2 ngàn đồng/kg.
- Trong đó, ngư dân khai thác tạo ra GTGT thuần là cao nhất với 173,8 ngàn đồng/kg và vựa thu mua là 8,4 ngàn đồng/kg.
- Tỷ suất sinh lời của ngư dân khai thác cá chét là 3,76 lần đối với ngư dân và 0,04 lần đối với vựa thu mua..
- Bảng 3: Phân tích giá trị gia tăng thuần của kênh 3.
- 170,2 ngàn đồng/kg.
- Trong đó, ngư dân khai thác tạo ra GTGT thuần là cao nhất với 153,8 ngàn đồng/kg và thương lái là 16,4 ngàn đồng/kg.
- Tỷ suất sinh lời của ngư dân khai thác cá chét là 3,33 lần đối với ngư dân và 0,08 lần đối với thương lái..
- Bảng 4: Phân tích giá trị gia tăng thuần của kênh 4.
- 183,2 ngàn đồng/kg, trong đó hộ khai thác có GTGT là cao nhất (153,8 ngàn đồng/kg), kế đến là thương lái với 11,4 ngàn đồng/kg và vựa thu mua là 4,6 ngàn đồng/kg.
- Tỷ suất sinh lời của hộ ngư dân là 3,33 lần, thương lái 0,1 lần và vựa thu mua là 0,04 lần..
- Bảng 5: Phân tích giá trị gia tăng thuần của kênh 5.
- Diễn giải Ngư dân Thương lái Vựa Tổng.
- đồng/kg.
- Trong đó, GTGT thuần của hộ khai thác là cao nhất (173,8 ngàn đồng/kg) và vựa thu mua chỉ 1,4 ngàn đồng/kg.
- Tỷ suất sinh lời của hộ ngư dân là 3,76 lần trong khi vựa thu mua là 0,01 lần..
- Bảng 6: Phân tích giá trị gia tăng thuần của kênh 6.
- Cá chét được phân phối thông qua các kênh trên cho thấy vựa và thương lái thu mua tạo ra GTGT thuần cho mỗi kg cá là khá thấp so với ngư dân khai thác.
- Tuy nhiên, vựa và thương lái thu mua có lợi thế lớn về khả năng thu mua với sản lượng lớn cá nguyên liệu từ ngư dân khai thác và có rất ít rủi ro do hoạt động mua đi và bán lại trong khi ngư dân dân khai thác chịu nhiều rủi ro nhất do hoạt động khai thác phụ thuộc vào điều kiện thời tiết và giá bán cá phụ thuộc vào vựa và thương lái thu mua.
- Kênh phân phối cá chét khá đơn giản và các tác nhân chính là ngư dân khai thác, vựa thu mua hải sản và thương lái.
- Kênh phân phối quan trọng nhất là kênh 1: Ngư dân khai thác → Vựa thu mua.
- Xuất khẩu, chiếm 67,6% sản lượng của toàn chuỗi giá trị.
- Ngư dân khai thác lưới rê ven bờ là tác nhân có khả năng ảnh hưởng bởi điều kiện sản xuất với sản lượng khai thác trong một chu kỳ là thấp và ảnh hưởng bởi giá bán của thị trường nhiều nhất mặc dù họ nhận được GTGT thuần cao so với các tác nhân khác.
- Thách thức lớn nhất của kênh phân phối sản phẩm cá chét là xu hướng phụ thuộc vào thị trường xuất khẩu..
- Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu, 2016.
- Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản năm 2016 và Phương hướng, nhiệm vụ năm 2017.
- Chuỗi giá trị họ cá đù (Sciaenidae) khai thác ở vùng cửa sông Cửu Long.
- Hiện trạng khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản tỉnh Bạc Liêu.
- Liên kết và hỗ trợ ngư dân để phát triển kinh doanh cho sản phẩm thủy sản – Trường hợp mặt hàng cá cơm, tỉnh Khánh Hòa.
- Tiếp cận chuỗi giá trị nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm thủy sản khai thác – trường hợp mặt hàng cá ngừ sọc dưa tại Khánh Hòa.
- Giáo trình phân tích chuỗi giá trị sản phẩm