« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích khả năng thu hút du khách của vùng duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THU HÚT DU KHÁCH CỦA VÙNG DUYÊN HẢI PHÍA ĐÔNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- Du lịch, duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long, thu hút du lịch.
- Vùng liên kết du lịch các tỉnh Duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) gồm các tỉnh: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long và Trà Vinh..
- Tuy vùng có nhiều tiềm năng du lịch nhưng lượt du khách và doanh thu từ các hoạt động kinh doanh du lịch chưa tương xứng so với tiềm năng du lịch của từng địa phương.
- Hiểu được các yếu tố cấu thành khả năng thu hút du khách là vấn đề có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động khai thác và phát huy thế mạnh du lịch.
- Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính cho thấy, các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch của vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL lần lượt theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến thấp là: yếu tố tự nhiên, văn hóa xã hội và các đặc tính hỗ trợ..
- Phân tích khả năng thu hút du khách của vùng duyên hải phía Đông Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng liên kết du lịch Duyên hải phía Đông Đồng bằng Sông Cửu Long có tổng diện tích khoảng gần 14.000 km 2 , chiếm 21,5% diện tích ĐBSCL, có 162 km bờ biển, được bao bọc bởi các nhánh sông (sông Tiền, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và sông Hậu) thuộc hệ thống sông Cửu Long.
- đây là bốn địa phương gắn liền nhau chung một điểm đến.
- sử chung, có cùng cội nguồn, đời sống sinh hoạt cũng có nét tương đồng, giống nhau về sông nước miệt vườn có tiềm năng du lịch đa dạng, nhưng có nhiều sản phẩm đặc thù khác nhau đem lại cho du khách một điểm đến hấp dẫn.
- đặc biệt là du lịch sinh thái sông nước miệt vườn, du lịch văn hóa, lịch sử, du lịch homestay, du lịch nông thôn (Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Trà Vinh, 2018).
- Nhiều điểm du lịch hấp dẫn trong cụm du lịch Duyên hải phía Đông ĐBSCL như: hệ thống các cồn nổi, các làng nghề thủ công mỹ nghệ từ dừa (Bến Tre).
- Tại hội thảo “Định hướng liên kết phát triển du lịch tiểu vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL” vào ngày các chuyên gia và nhà quản lý cho rằng: mặc dù có nhiều tiềm năng lợi thế nhưng hiện nay cụm Duyên hải phía Đông ĐBSCL chưa thu hút được nhiều du khách.
- Tiềm năng và thế mạnh của cụm vẫn chưa khai thác đúng mức và hiệu quả, sự đóng góp của ngành du lịch mỗi tỉnh cho nền kinh tế tỉnh nhà còn thấp.
- Để vùng có những định hướng đúng đắn và chiến lược phát triển du lịch ngày càng phù hợp, thì việc nắm bắt các yếu tố thu hút du khách là cần thiết.
- Hiểu được các yếu tố thu hút khách sẽ giúp các nhà quản lý du lịch có cơ sở tốt hơn để phát huy và cải thiện sản phẩm, dịch vụ của mình.
- Với ý nghĩa này, mục tiêu của bài viết nhằm hướng đến phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thu hút du khách tại tiểu vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL..
- 2.1.1 Điểm đến du lịch và khả năng thu hút của điểm đến.
- World Tourism Organization - Tổ chức Du lịch Thế giới (2007) đã đưa ra khái niệm về điểm đến du lịch: “Điểm đến du lịch là vùng không gian địa lý mà khách du lịch ở lại ít nhất một đêm, bao gồm các sản phẩm du lịch, các dịch vụ cung cấp, các tài nguyên du lịch thu hút khách, có ranh giới hành chính để quản lý và có sự nhận diện về hình ảnh để xác định khả năng cạnh tranh trên thị trường”..
- Rubies (2001) định nghĩa: “Ðiểm đến là một khu vực địa lý trong đó chứa đựng một nhóm các nguồn lực về du lịch và các yếu tố thu hút, cơ sở hạ tầng, thiết bị, các nhà cung cấp dịch vụ, các lĩnh vực hỗ trợ khác và các tổ chức quản lý mà họ tương tác và phối hợp các hoạt động để cung cấp cho du khách các trải nghiệm họ mong đợi tại điểm đến mà họ lựa chọn”.
- Tương tự, Page and Connell (2006) cho rằng“Điểm đến là một hỗn hợp có các đặc điểm.
- Như vậy, điểm đến du lịch chứa đựng rất nhiều yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch của con người và là một động lực thu hút khách đến du lịch.
- Những yếu tố này rất phong phú và đa dạng, nhưng điều quan trọng là nó phải tạo ra sự chú ý và sức thu hút khách du lịch không chỉ ở trong nước mà cả nước ngoài..
- Trong du lịch, yếu tố thu hút du khách tiềm năng lựa chọn tới thăm và quay trở lại là do cảm xúc gần gũi, hấp dẫn với điểm đến.
- Do đó, việc xây dựng và quản lý điểm đến phải dựa trên cơ sở nhận thức đúng về hình ảnh điểm đến và giá trị đích thực mà điểm đến mang lại cho du khách.
- Theo Hu and Ritchie (1993), khả năng thu hút của điểm đến “phản ánh cảm nhận, niềm tin và ý kiến mà mỗi cá nhân có được về khả năng làm hài lòng khách hàng của điểm đến trong mối liên hệ với nhu cầu chuyến đi cụ thể của họ”.
- Có thể nói một điểm đến càng có khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách thì điểm đến đó càng có cơ hội để được du khách lựa chọn.
- Điều này phù hợp với quan điểm của Mayo and Jarvis (1981) cho rằng khả năng thu hút của điểm đến là “khả năng của điểm đến mang lại các lợi ích cho du khách”..
- Các khả năng này phụ thuộc vào các thuộc tính của điểm đến và cũng là những yếu tố thúc đẩy du khách đến với điểm đến (Vengesayi, 2003.
- Như vậy, khả năng thu hút của điểm đến có thể được nhận thức bởi du khách mỗi khi họ được tiếp cận thông tin về điểm đến mà không nhất thiết phải có trải nghiệm thực tế ở điểm đến..
- 2.1.2 Mô hình đánh giá khả năng thu hút du khách.
- Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã xây dựng các mô hình nhằm đánh giá khả năng thu hút du khách của một điểm đến du lịch.
- Các mô hình này bao gồm các thuộc tính đa chiều, kết hợp với nhau để xác định khả năng thu hút của điểm đến đối với một cá nhân khi họ lựa chọn du lịch.
- Dựa trên mô hình 5 yếu tố của Gearing et al.
- (1) yếu tố địa lý: bao gồm các thành phần như vị trí địa lý của điểm đến, khả năng tiếp cận của điểm đến có dễ dàng hay không, thời tiết, khí hậu, nét độc đáo của điểm đến so với các điểm đến khác.
- (2) yếu tố văn hóa – xã hội: là lối sống bản địa, lòng hiếu khách, mức giá tại địa phương.
- Theo Vengesayi (2003), các yếu tố nguồn lực của điểm đến và hỗn hợp các hoạt động là tiêu chí cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến.
- Đây cũng chính là lí do tại sao du khách đánh giá, lựa chọn điểm đến này hơn điểm đến khác.
- Cụ thể đó là 5 nhóm yếu tố: văn hóa, tự nhiên, các sự kiện, các hoạt động du lịch, và hoạt động vui chơi giải trí tại điểm đến.
- Các yếu tố nguồn lực của điểm đến và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du khách có thêm nhiều lựa chọn, giữ họ lưu lại điểm đến lâu hơn, và đó chính là yếu tố “kéo” đối với du khách..
- Tại Việt Nam, nghiên cứu về đánh giá khả năng thu hút của điểm đến Huế của Bùi Thị Tám và Mai Lệ Quyên (2012) được hình thành dựa trên cơ sở là mô hình của Hu and Ritchie (1993) và bổ sung thêm thuộc tính “an toàn của điểm đến”.
- Một nghiên cứu tương tự là đánh giá khả năng thu hút của điểm đến di tích Đại Nội Huế của Lê Thị Ngọc Anh và Trần Thị Khuyên (2014).
- Mô hình này vận dụng các thuộc tính về khả năng thu hút du khách của điểm đến được đề xuất bởi Aziz (2002) phù hợp với quy mô, đặc điểm của điểm đến được nghiên cứu là điểm di tích Đại Nội, đưa ra 6 nhân tố tác động đến khả năng thu hút của Đại Nội - Huế là: (1) phong cảnh và môi trường du lịch, (2) giá trị của di tích Đại Nội, (3) khả năng tiếp cận, (4) nhân viên, (5) hàng lưu niệm, (6) dịch vụ/ hoạt động hỗn hợp.
- Nguyễn Thị Minh Nghĩa và Trần Hữu Tuấn (2017) cũng đề xuất 5 yếu tố đại diện cho khả năng thu hút khách nội địa đối với Hội An.
- Tuy nhiên, kết quả phân tích cho thấy chỉ có yếu tố “Thiên nhiên và khí hậu” và “Lưu trú ẩm thực” có ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách, những yếu tố còn lại chưa đủ cơ sở để kết luận..
- Nhìn chung, các mô hình nghiên cứu liên quan đều cho thấy các thuộc tính cơ bản của điểm đến du lịch trong 5 nhóm nhân tố chính sau: (1) các yếu tố tự nhiên, (2) các yếu tố văn hóa – xã hội, (3) các yếu tố lịch sử, (4) các điều kiện giải trí và mua sắm (điều kiện vật chất), (5) cơ sở hạ tầng, ẩm thực và lưu trú (các đặc tính bổ trợ).
- hút của điểm đến du lịch Duyên hải phía Đông ĐBSCL, bao gồm:.
- (1) Các yếu tố tự nhiên: môi trường trong lành;.
- (2) Các yếu tố văn hóa – xã hội: các làng nghề thủ công mỹ nghệ.
- (3) Các yếu tố lịch sử: khu nhà cổ, di tích lịch sử, bảo tàng văn hóa – lịch sử..
- (4) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và lưu trú: giao thông thuận tiện cho việc di chuyển đến điểm du lịch, thuận tiện trong quá trình di chuyển giữa các điểm du lịch.
- Ngoài ra, số liệu về lượng khách, doanh thu… được thu thập từ cổng thông tin của các Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch của các tỉnh trong vùng nghiên cứu, sau đó tiến hành phân tích, đánh giá, tổng hợp khai thác những thông tin và tài liệu ở dạng thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu.
- Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua khảo sát khách du lịch bằng bảng câu hỏi có cấu trúc được thiết kế sẵn..
- Kết quả khảo sát được xử lý và phân tích hồi quy tuyến tính nhằm xác định yếu tố nào ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách của vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó như thế nào đến khả năng thu hút khách của vùng.
- 3.1 Tình hình du lịch tại tiểu vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL.
- Theo đề án phát triển du lịch ĐBSCL đến 2020 của Thủ tướng Chính phủ (2016), tiểu vùng Duyên hải phía đông ĐBSCL tập trung phát triển các sản phẩm chủ đạo, bao gồm du lịch sông nước, miệt vườn, nghỉ tại nhà dân (homestay), tham quan làng nghề, di tích lịch sử cách mạng.
- Tổng doanh thu đạt 2.365 tỷ đồng, chiếm 23,3% tổng doanh thu du lịch toàn vùng ĐBSCL.
- Cũng như du lịch của cả vùng ĐBSCL, dù có cải thiện đáng kể, nhưng hoạt động du lịch vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL chưa đạt như kỳ vọng..
- Một trong những nguyên nhân chính là do sản phẩm du lịch trùng lắp, thiếu nét độc đáo, không rõ tính đặc thù trong phát triển tour, tuyến.
- Trong khi đó, việc liên kết giữa các địa phương chưa thật sự chặt chẽ khiến tiềm năng du lịch của vùng chưa được khai thác xứng tầm..
- 3.2 Đặc điểm khách du lịch từ kết quả của mẫu khảo sát.
- Qua kết quả còn cho thấy sự đa dạng về độ tuổi, cụ thể như sau: Du khách có độ tuổi từ 25-35 chiếm tỷ lệ cao nhất (67,2%) đây là những người còn trẻ, có thu nhập và thích khám phá đến những điểm du lịch mới lạ.
- nhóm khách này họ thường là những người có công việc ổn định, đi du lịch cùng với gia đình.
- Vì vậy, những nhóm du khách này thường có nhu cầu cao về du lịch nghỉ dưỡng, tìm hiểu văn hóa bản địa và tín ngưỡng..
- 3.3 Phân tích khả năng thu hút du khách tại tiểu vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL.
- Kết quả phân tích cho thấy có 6 nhân tố rút trích được từ phân tích EFA: (1) “các yếu tố tự nhiên”, (2) “các yếu tố lịch sử”, (3) “các điều kiện giải trí và mua sắm”, (4) “đặc tính hỗ trợ”.
- riêng 2 nhân tố là (5) “yếu tố con người” và (6) “các yếu tố văn hóa – xã hội” được trích ra từ nhân tố “văn hóa – xã hội”..
- 3.4 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Mô hình hồi quy tuyến tính đa biến được sử dụng để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL.
- Trong đó KNTH là “khả năng thu hút của điểm đến”, TN là “tự nhiên”, LS là “lịch sử”, VH là “văn hóa - xã hội”, GT là “giải trí và mua sắm”, CN là.
- “con người”, HT là “đặc tính hỗ trợ”, e là các yếu tố khác..
- Có thể kết luận 3 yếu tố trên của mô hình nghiên cứu đề xuất có sự tương quan với biến phụ thuộc với độ tin cậy trên 95%.
- 3.5 Thảo luận và một số các hàm ý quản lý “Yếu tố tự nhiên” là yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng thu hút khách du lịch của vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL.
- Các yếu tố tự nhiên và khí hậu là thuộc tính cơ bản để thu hút và hấp dẫn nhất có thể dẫn đến hiệu ứng truyền miệng trong du khách, đặc biệt là đối với vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL, vốn nổi tiếng là vùng đất hiền hoà, khí hậu mát mẻ, cây lành trái ngọt và nhiều sản vật thiên nhiên ban tặng.
- Đây cũng là yếu tố cao nhất khi các đáp viên đánh giá về du lịch vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL (giá trị trung bình – mean = 4,3)..
- Yếu tố quan trọng tiếp theo là yếu tố văn hóa – xã hội.
- Nếu yếu tố tự nhiên là điều thu hút du khách đến với vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL thì yếu tố liên quan đến đời sống phong tục tập quán, nếp sinh hoạt của cộng đồng dân cư,… là những điều khiến du khách hài lòng và níu chân du khách quay trở lại (mean = 3,95).
- (2003) cũng đồng ý với quan điểm này khi cho rằng khả năng thu hút của điểm đến được nâng cao nhờ khả năng của nó cung cấp các dịch vụ và tiện ích mà du khách có thể sử dụng khi họ ở tại điểm đến.
- Tuy nhiên, các đáp viên khi đánh giá chưa hài lòng về các dịch vụ hỗ trợ khi đến du lịch vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL (mean = 2,95).
- điển hình như hiện tượng nước biển dâng cao, xâm nhập mặn vào các dòng sông, khô hạn nhiều nơi, sạt lở đất… ngày càng tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp và sự phát triển du lịch.
- Cần có các biện pháp giảm thiểu các tác hại của biến đổi khí hậu và phát huy được những thế mạnh hiện có của vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL, đặc biệt là các yếu tố về tự nhiên và văn hóa - xã hội như đã trình bày ở trên.
- Vùng có thể phát triển du lịch gắn với các mô hình độc đáo: Phát triển du lịch nghỉ dưỡng trên sông (tận dụng được nguồn tài nguyên sông nước dồi dào mà thiên nhiên ban tặng để xây các khu nghỉ dưỡng với sông nước, thu hút khách có chi tiêu cao, thích gần gũi với môi trường tự nhiên).
- Mô hình du lịch khám phá thiên nhiên vùng biến đổi khí hậu (cho khách đi và thỏa sức khám phá những vùng đất, loài cây, sinh vật….
- Hay du lịch phiêu lưu và giải trí với.
- cũng như sự tương đồng về đặc thù sinh thái, cảnh quan thiên nhiên đã dẫn đến du lịch của cụm liên kết chưa phát triển mạnh so với các vùng khác trên bản đồ du lịch Việt Nam.
- Những sản phẩm du lịch đặc thù của vùng như lễ hội, chợ nổi, chèo ghe trên sông rạch, thăm vườn trái cây, thưởng thức đờn ca tài tử, ẩm thực thời khẩn hoang.
- đặc biệt là các mô hình du lịch sinh thái trong vùng còn giống nhau, gây nhàm chán cho du khách.
- Ví dụ như khi nhắc đến Bến Tre, du khách nghĩ ngay đến “xứ dừa” và các hoạt động du lịch liên quan đến “cồn nổi”.
- Tuy nhiên khi nhắc đến Vĩnh Long hay Trà Vinh, nhiều người chỉ mơ hồ liên tưởng đến “cây ăn trái”, “du lịch sông nước.
- Tính chất độc đáo, giá trị nguyên bản và ý tưởng của sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, liên kết chắp vá, trùng lặp, chưa có chiều sâu giữa các địa phương.
- Vì vậy, mỗi tỉnh phải tìm được thế mạnh du lịch của mình để định vị được đặc trưng thương hiệu.
- Bên cạnh việc xây dựng và phát huy bản sắc riêng của từng tỉnh, liên kết vùng cần được các địa phương quan tâm và chủ động tích cực phát triển cơ sở hạ tầng giao thông, nâng cấp và mở rộng cơ sở lưu trú, hoàn thiện các dịch vụ công cộng một cách đồng bộ giữa các điểm đến trong vùng..
- Kết quả nghiên cứu về khả năng thu hút du khách của vùng Duyên hải phía Đông ĐBSCL đã cho thấy các yếu tố tự nhiên, văn hóa và xã hội, dịch vụ hỗ trợ là những thành phần quan trọng trong việc xây dựng sự thu hút khách du lịch.
- Trong đó, với thế mạnh hiện nay là tự nhiên và văn hóa phong phú đa dạng, vùng có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và thu hút nhiều du khách đến với vùng.
- Ngoài ra, yếu tố về hạ tầng giao thông, lưu trú và các dịch vụ hỗ trợ khác cần phải được cải thiện đầu tư đúng mức..
- Các nhà quản lý điểm cần đưa ra các chiến lược liên kết phát triển du lịch của vùng để cùng nhau phát triển, cải thiện dịch vụ lưu trú và ẩm thực giúp đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, tạo sự hài lòng và quay trở lại đối với các điểm đến của vùng..
- Đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế.
- Đánh giá khả năng thu hút khách du lịch của điểm đến Đại Nội - Huế.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thu hút khách du lịch nội địa của điểm đến Hội An.
- Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch Trà Vinh, 2018.
- Phát triển du lịch tiểu vùng duyên hải phía Đông ĐBSCL thế nào?, ngày truy cập 23/05/2019.
- Quyết định số 2227/QĐ- TTg, ngày về việc “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, ngày truy cập 23/05/2019