« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC: TRƯỜNG HỢP CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH TRÀ VINH


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG TIẾP CẬN NGUỒN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC:.
- TRƯỜNG HỢP CỦA NÔNG HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH TRÀ VINH Bùi Văn Trịnh 1 và Trương Thị Phương Thảo 2.
- Khả năng tiếp cận, nguồn vốn, tín dụng chính thức Keywords:.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của các hộ nuôi phụ thuộc vào các yếu tố sau: thu nhập của hộ, thời gian làm nghề (kinh nghiệm sản xuất), lãi suất vay của hộ, khoảng cách từ nơi hộ sinh sống đến trung tâm huyện, số lần hộ có giao dịch vay vốn với các tổ chức tín dụng và số tổ chức tín dụng tại địa phương.
- Trong đó có 05 yếu tố có mối tương quan thuận là: thu nhập của hộ, thời gian làm nghề (kinh nghiệm sản xuất), lãi suất vay của hộ, số lần hộ có giao dịch vay vốn với các tổ chức tín dụng và số tổ chức tín dụng tại địa phương.
- với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
- Trên cơ sở kết quả phân tích, đề xuất các giải pháp giúp nông hộ nói chung và nông hộ nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh có khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức ngày càng tốt hơn..
- doanh đạt hiệu quả không cao, có một số hộ thua lỗ nặng, đa số các hộ nuôi thu hẹp sản xuất do nguồn vốn hạn hẹp.
- Việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm nói riêng và cả ngành nuôi trồng thủy sản của tỉnh Trà Vinh nói chung đang gặp trở ngại lớn..
- Vì vậy, việc nghiên cứu khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm là cần thiết.
- Nhằm xác định vai trò của nông hộ trong đầu tư và sử dụng vốn vay, tìm ra những nguyên nhân làm hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ, đồng thời đề xuất một số giải pháp phù hợp để giúp cho nông hộ nuôi tôm có khả năng tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức tốt hơn và qua đó các tổ chức tín dụng chính thức cũng có cơ hội để thực thi nghiệp vụ tín dụng hiệu quả hơn..
- Các nhân tố có thể tác động đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm được chia thành hai nhóm: Nhóm nhân tố đặc điểm của hộ nuôi, gồm: qui mô nhân khẩu của hộ, thu nhập bình quân năm của hộ, hình thức nuôi, thời gian làm nghề (kinh nghiệm sản xuất), diện tích đất nuôi tôm, khoảng cách từ nơi sinh sống đến trung tâm huyện.
- Nhóm nhân tố thuộc các tổ chức tín dụng, gồm: lãi suất vay của hộ, thủ tục vay vốn, số tổ chức tín dụng tại địa bàn nghiên cứu..
- Biến phụ thuộc là biến nhị phân nhận 2 khả năng nhận được khoản vay hay không nhận được khoản vay từ nguồn tín dụng chính thức.
- i X i + ε i (2.2) Y i : là biến phụ thuộc, thể hiện khả năng nhận được nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi và được đo lường bằng hai giá trị 1 và 0..
- Y i = 1, nông hộ nuôi tôm nhận được nguồn tín dụng chính thức, Y i = 0, nông hộ nuôi tôm không nhận được nguồn tín dụng chính thức..
- X i : là biến độc lập có ảnh hưởng đến khả năng nhận được nguồn tín dụng chính thức..
- Dựa vào mô hình hồi quy tổng quát và các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhận được nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ nuôi trong mẫu khảo sát, mô hình hồi quy được xây dựng như sau:.
- Trong đó:VAY TCTD : là khả năng nhận được nguồn vốn tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm.
- VAY TCTD = 1 hộ nuôi tôm nhận được khoản tín dụng chính thức, VAY TCTD = 0 nông hộ nuôi tôm không nhận được nguồn tín dụng chính thức..
- 3.1 Đặc điểm của nông hộ nuôi tôm qua mẫu điều tra.
- Nguồn tín dụng chính thức 130 53,72 Nguồn tín dụng bán chính thức 1 0,4 Nguồn tín dụng phi chính thức 147 60,74 Nguồn: Thông tin thu thập qua mẫu khảo sát nông hộ nuôi tôm.
- Trong số nông hộ tiếp cận được nguồn tín dụng thì chỉ có 53,72% nông hộ tiếp cận được nguồn vốn tín dụng chính thức, số nông hộ nuôi tôm còn lại phải tiếp cận từ nguồn tín dụng phi chính thức với hình thức biểu hiện là mua chịu vật tư sản xuất (Bảng 1).
- Như vậy, không phải nông hộ nào trên địa bàn cũng có khả năng tiếp cận được nguồn tín dụng chính thức để có vốn nuôi tôm..
- Qua kết quả phân tích ở Bảng 2 ta thấy, lượng vốn tín dụng trung bình mỗi nông hộ nuôi tôm từ.
- các tổ chức tín dụng chính thức là 41,17 triệu đồng với mức lãi suất trung bình/năm là 13,59%.
- Nhưng vay được từ tín dụng phi chính thức trung bình tới 73, 73 triệu đông/hộ với lại suất quá cao (56,32%/năm).
- Trong đó, số hộ tham gia tín dụng.
- Theo thuật ngữ chuyên môn trong lý thuyết tín dụng, thì hình thức tín dụng này có thể được gọi là Tín dung thương mại..
- Bảng 2: Lượng tiền vay của hộ nuôi.
- 1.Tín dụng chính thức .
- Các TCTD và Qũy tín dụng .
- 2.Tín dụng bán chính thức .
- 3.Tín dụng phi chính thức .
- Nguồn: Phân tích từ t hông tin thu thập qua mẫu khảo sát nông hộ nuôi tôm 3.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng đến khả.
- năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nhân tố Từ kết quả phân tích mô hình Binary logistic ở Bảng 3 cho thấy, Kiểm định giả thuyết về độ phù hợp tổng quát có mức ý nghĩa quan sát Sig.
- Trong đó, có 5 biến tác động cùng chiều với biến phụ thuộc là các biến: thu nhập bình quân năm của hộ, thời gian làm nghề của chủ nông hộ (kinh nghiệm sản xuất), lãi suất tiền vay của nông hộ, số lần vay tiền của hộ và số tổ chức tín dụng chính thức tại địa phương có tương quan thuận với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm.
- Hay nói khác hơn là thu nhập bình quân năm, lãi suất tiền vay, thời gian làm nghề của chủ hộ (kinh nghiệm sản xuất), số lần vay được tiền và số tổ chức tín dụng tại địa phương là những nhân tố ảnh hưởng khả năng tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm.
- làm giảm khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm..
- Bảng 3: Mức độ ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn TDCT của hộ nuôi tôm.
- Nguồn: Phân tích từ t hông tin thu thập qua mẫu khảo sát nông hộ nuôi tôm.
- Cụ thể, từng biến tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm như sau:.
- Thu nhập bình quân năm của hộ (X 2 ) có mối quan hệ thuận với biến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm.
- Thu nhập cũng góp phần làm cho hộ vay dễ dàng tiếp cận tín dụng hơn từ khu vực chính thức.
- Những hộ có thu nhập bình quân hằng năm cao thì dễ tiếp cận vốn tín dụng chính thức hơn những hộ có thu nhập thấp.
- từ các tổ chức tín dụng chính thức là khả năng tạo ra thu nhập của người vay..
- Thời gian làm nghề (X 3 ) có mối quan hệ thuận với biến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm.
- Lý do hộ nuôi có nhiều năm trực tiếp sản xuất trong lĩnh vực này.
- Đồng thời tạo được lợi nhuận cao và trả được nợ tốt thường được các tổ chức tín dụng ủng hộ cao hơn nên dễ dàng tiếp cận được vốn tín dụng chính thức hơn..
- Lãi suất vay của hộ (X 6 ) có mối quan hệ thuận với biến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm.
- Vì lãi suất thể hiện số tiền lãi mà hộ vay trả cho tổ chức tín dụng khi sử dụng tiền vay.
- Lãi suất tín dụng tác động tới hoạt động sản xuất và đời sống của hộ.
- Cho thấy là lãi suất các tổ chức tín dụng có tác động đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của hộ nuôi..
- Khoảng cách từ nơi hộ sinh sống của hộ đến trung tâm huyện (X 7 ) có mối quan hệ nghịch với biến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm.
- Vì trung tâm huyện thường tập trung nhiều trung tâm thương mại, nhiều tổ chức tín dụng..
- Số lần hộ vay vốn từ nguồn vốn tín dụng (X 8 ) có tương quan thuận với biến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm.
- Những hộ đã từng vay vốn từ các tổ chức tín dụng sẽ thể hiện được uy tín về việc trả nợ của những lần vay trước đó của mình với các tổ chức tín dụng là khách hàng truyền thống, với những khách hàng này các tổ chức tín dụng cũng hiểu rõ tình hình sản xuất, năng lực tài chính và kinh nghiệm làm nghề..
- Đồng thời với những hộ này sẽ thông thạo hơn về qui trình, thủ tục cho vay cũng như điều kiện vay vốn của các tổ chức tín dụng như thế chấp của ngân hàng nên họ dễ dàng lập được một bộ hồ sơ hoàn chỉnh được các tổ chức tín dụng chấp nhận cho vay..
- Số tổ chức tín dụng ở địa phương (X 10 ) có tương quan thuận với biến khả năng tiếp cận vốn.
- tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm.
- Nếu số ngân hàng và quỹ tín dụng càng nhiều thì người đi vay sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn vì tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng..
- 4 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG CHÍNH THỨC CỦA HỘ NUÔI TÔM Ở TỈNH TRÀ VINH.
- 4.1 Nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng của hộ nuôi tôm.
- Thu nhập: Để tăng thu nhập hộ nuôi cần quản lý tài chính và sử dụng vốn hiệu quả mới có thể hạn chế rủi ro, làm tăng thu nhập của hộ.
- Nhà nước nên thiết lập hệ thống các doanh nghiệp xuất khẩu bao tiêu sản phẩm, nhất là xuất khẩu thủy sản, tạo điều kiện hình thành vùng chuyên canh và xây dựng được mặt hàng xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, cũng như tạo thuận lợi cho việc cấp tín dụng ngân hàng.
- Các tổ chức tín dụng chính thức ngoài việc cho vay nên có chủ trương hướng dẫn người vay sử dụng vốn hợp lý, xây dựng phương án phù hợp với chu kỳ sản xuất..
- Kinh nghiệm sản xuất: Hộ nuôi phải tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản để nắm vững quy trình nuôi và học hỏi kinh nghiệm.
- Lãi suất: Các tổ chức tín dụng cần có chính sách lãi suất hợp lý để hộ nuôi dễ dàng chấp nhận mức lãi suất và mạnh dạng đầu tư.
- Đồng thời, Nhà nước cũng cần có giải pháp để hỗ trợ tín dụng trong lĩnh vực cho vay nuôi tôm.
- Các tổ chức tín dụng cần tăng cường tập trung mở rộng phạm vi phục vụ và các dịch vụ hỗ trợ đến các vùng xa, vùng sâu.
- Số lần vay vốn của hộ nuôi ở các tổ chức tín dụng: Khi hộ nuôi vay vốn các tổ chức tín dụng cần tuân thủ nguyên tắc vay vốn, các thủ tục, qui trình cho vay của các tổ chức tín dụng và phải trả nợ đúng hạn.
- Số tổ chức tín dụng tại địa phương: Các tổ chức tín dụng nâng cao năng lực tài chính, các định chế cho vay các lĩnh vực nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ nhất định tạo điều kiện mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch về vùng nông thôn nhiều hơn nữa.
- Tăng cường sự chỉ đạo của các Chính quyền địa phương trong việc hỗ trợ các hoạt động tín dụng trên địa bàn, như tuyên truyền chính sách vay vốn tín dụng đến từng hộ dân và hỗ trợ cho hoạt động mở rộng dịch vụ các ngân hàng..
- Đối với hộ nuôi tôm.
- Hộ nuôi phải biết tính toán chi phí sản xuất, phân bổ chi phí và sử dụng vốn hợp lý.
- Hộ nuôi cần qui hoạch phát triển nuôi tôm công nghiệp để có thể đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, hình thành những trang trại lớn thông qua hình thức hợp tác xã, tổ hợp tác… Với hình thức nuôi này sẽ nâng cao sản xuất có hiệu quả, tăng thu nhập thì mới đảm bảo được khả năng trả nợ của hộ nhằm nâng cao uy tín và tạo lập được lòng tin đối với các tổ chức tín dụng..
- Thứ hai, nâng cao năng lực sản xuất và kinh nghiệm sản xuất của hộ: Hộ nuôi phải tự trang bị cho mình những kiến thức và kỹ thuật nuôi trồng thủy sản để nắm vững quy trình nuôi và học hỏi kinh nghiệm.
- Thứ ba, khắc phục nhược điểm do điều kiện nơi sinh sống ở nông thôn và thành thị: Để hạn chế sự cản trở do khoảng cách địa lý nơi hộ sinh sống làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng.
- Mặt khác, các hộ nuôi phải thường xuyên quan tâm đến các chính sách tín dụng của Nhà nước áp dụng cho vay ngành nuôi trồng thủy sản, cũng cần tìm hiểu thêm thông tin về quy trình và thủ tục cho vay, lãi suất, các khoản phải trả, quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn… của các tổ chức tín dụng.
- Để có phương hướng sản xuất phù hợp, hiệu quả và chuẩn bị tốt điều kiện và có thể tiếp cận được vốn tín dụng tốt hơn..
- Thứ tư, tạo lập uy tín với các tổ chức tín dụng:.
- Thông qua số lần vay vốn của hộ nuôi tại tổ chức tín dụng cho nên khi những hộ nuôi có vay vốn từ các tổ chức tín dụng cần phải thực hiện đúng nghĩa vụ của người đi vay, là luôn tuân thủ đúng các thủ.
- Cụ thể là những hộ đã từng vay vốn từ các tổ chức tín dụng sẽ thể hiện được uy tín về việc trả nợ của những lần vay trước đó với các tổ chức tín dụng và trở thành khách hàng truyền thống..
- Các tổ chức tín dụng.
- Hoàn thiện chính sách tín dụng cải cách Chính sách tín dụng chính là tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng với lãi suất hợp lý, hoàn thiện môi trường kinh tế và pháp luật nhằm tạo nhiều cơ hội thuận lợi hơn cho hoạt động tín dụng chính thức cũng như phát triển thị trường tín dụng nông thôn.
- Trước mắt cần tập trung xây dựng định chế tín dụng về lãi suất hợp lý mềm dẻo, thời hạn cho vay phù hợp.
- Cung cấp thông tin về hoạt động tín dụng ngoài việc cung cấp vốn cho người dân các tổ chức tín dụng cần phải tìm mọi biện pháp để giúp người dân biết rõ thông tin về hoạt động cho vay thông qua các hình thức phổ biến, thông qua chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể địa phương, tuyên truyền, báo đài….
- Mở rộng mạng lưới các tổ chức tín dụng về nông thôn: Hiện nay đa phần các tổ chức tín dụng thường đặt phòng giao dịch hay trụ sở nơi thị trấn và các trung tâm.
- Các tổ chức tín dụng cần mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch về vùng nông thôn nhiều hơn nữa để các hộ sản xuất có điều kiện tiếp cận được vốn khi có nhu cầu, góp phần xây dựng kinh tế nông nghiệp vùng nông thôn phát triển mạnh, người dân có đủ vốn sản xuất..
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn tín dụng chính thức của nông hộ nuôi tôm đã sử dụng mô hình Binary logistic để phân tích các thông tin thu thập từ 242 nông hộ được phỏng vấn, nhằm tìm ra mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức đối với họ..
- Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm là: thu nhập của hộ, thời gian làm nghề nuôi tôm (kinh nghiệm sản xuất), lãi suất vay của hộ, khoảng cách từ nơi hộ.
- sinh sống đến trung tâm huyện, số lần vay các tổ chức tín dụng và số tổ chức tín dụng tại địa phương.
- Trong 6 yếu tố, có 5 yếu tố tác động cùng chiều với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức.
- Ngược lại, yếu tố khoảng cách từ nơi hộ sinh sống đến trung tâm huyện có mối tương quan nghịch với khả năng tiếp cận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm.
- Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tiếp nhận vốn tín dụng chính thức của hộ nuôi tôm ở tỉnh Trà Vinh..
- Bên cạnh những kết quả đạt được, đề tài không tránh khỏi những vấn đề còn hạn chế: Thứ nhất, trong quá trình nghiên cứu tác giả đưa các biến kỳ vọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng chưa đầy đủ.
- Thứ hai, hạn chế lớn nhất là quá trình nghiên cứu chưa có đầy đủ cơ sở để đưa khuyến cáo hộ nuôi tôm nên tham gia hình thức nuôi nào là tốt nhất (thâm canh hay bán thâm canh)..
- Bùi Văn Trịnh và Nguyễn Quốc Nghi (2011), “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu tín dụng chính thức trong triển khai ứng dụng tiến bộ kỹ thuật: Trường hợp nông hộ sản xuất lúa ở Đồng Tháp”, Tạp chí Khoa học 2011 – Trường Đại học Cần Thơ..
- Huỳnh Trung Thời (2011), Các nhân tố ảnh hưởng đến tiếp cận tín dụng chính thức của nông hộ trên địa bàn tỉnh An Giang, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Cần Thơ..
- Nhóm nghiên cứu Kinh tế và phát triển (DERG Tính sẵn có và hiệu quả của tín dụng nông thôn Việt Nam: bằng chứng điều tra Tiếp cận nguồn lực của hộ gia đình ở Việt Nam