« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔ HÌNH NUÔI THỦY SẢN VEN BIỂN CHỦ YẾU Ở TỈNH SÓC TRĂNG


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH CÁC KHÍA CẠNH KINH TẾ VÀ KỸ THUẬT CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM SÚ (PENAEUS MONODON).
- Nghiên cứu được hiện từ tháng 4 năm 2008 đến tháng 9 năm 2009 tại tỉnh Sóc Trăng nhằm phân tích và đánh giá các chỉ tiêu về kinh tế và kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú thâm canh (TC) và bán thâm canh (BTC).
- Mỗi mô hình chọn 15 hộ để thu thập số liệu suốt vụ nuôi.
- Ngoài ra, mỗi mô hình chọn 3 ao để thu mẫu và xác định sự phân bố đạm lân trong mô hình nuôi.
- Kết quả cho thấy năng suất trung bình của mô hình nuôi TC (7.067 kg/ha/vụ) cao hơn mô hình nuôi BTC (2.927 kg/ha/vụ) (p<0,05).
- Tuy nhiên tỷ lệ sống của mô hình TC (80,1.
- Lợi nhuận của mô hình nuôi TC (231 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn ở mô hình nuôi BTC (71,6 triệu đồng/ha/vụ) (p<0,05).
- Kết quả cũng cho thấy khi sản xuất ra 1 tấn tôm sú thì thải ra môi trường khoảng 88 kg N và 30 kg P ở mô hình nuôi TC và 68 kg N và 25 kg P ở mô hình nuôi BTC..
- Từ khoá: Penaeus monodon, nuôi tôm sú, hiệu quả kinh tế, Đồng bằng sông Cửu Long.
- 2 Sở Khoa học và Công Nghệ tỉnh Sóc Trăng.
- Năm 2007 tổng diện tích mặt nước sử dụng cho nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đạt tới 1.018,8 nghìn ha, chiếm 89,45% tổng diện tích tiềm năng có thể nuôi thủy sản của cả nước.
- Đáng chú ý trong thực tiễn nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là ở Miền Nam Việt Nam đã phát triển mạnh, tiêu biểu là ở Đồng bằng sông Cửu Long có 723,8 nghìn ha được sử dụng để nuôi trồng thủy sản, chiếm 71,0% diện tích nuôi thủy sản của cả nước (Tổng cục Thống kê, 2008)..
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng nuôi tôm nước lợ trọng điểm trong nước.
- Năm 2005, diện tích nuôi tôm nước lợ của ĐBSCL là 535.145 ha đạt sản lượng 263.560 tấn chiếm 88,5% diện tích và 81,2% sản lượng của cả nước.
- Các mô hình nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL bao gồm quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh, nuôi kết hợp tôm rừng và luân canh tôm-lúa.
- Các tỉnh nuôi tôm nước lợ ở ĐBSCL là các tỉnh ven biển như Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và Kiên Giang (Bộ Thủy sản, 2006)..
- Hiện nay, nghề nuôi tôm nước lợ của Sóc Trăng là một trong những ngành kinh tế chủ lực của tỉnh.
- Năm 2007, nghề nuôi tôm sú tỉnh Sóc Trăng có khoảng 75% số hộ thành công, 13% số hộ hòa vốn và còn lại là bị lỗ do nhiều nguyên nhân.
- Mô hình nuôi tôm sú thâm canh và bán thâm canh tăng hàng năm, năm 2007 là 26.552 ha tăng hơn năm 2006 là 4.025 ha, chiếm 54,6% tổng diện tích nuôi (Sở Thuỷ sản Sóc Trăng, 2007)..
- Để làm cơ sở cho việc quản lý và phát triển nghề nuôi tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng được hiệu quả và bền vững, nghiên cứu này phân tích chi tiết (i) đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú TC và BTC ở tỉnh Sóc Trăng.
- (ii) mức độ đạm lân thải ra môi trường từ hai mô hình nuôi tôm sú TC và BTC .
- và (iii) đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm cải thiện hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của các mô hình này..
- Đề tài được thực hiện từ tháng 4/2008 đến tháng 9/2009 tại 3 huyện có diện tích nuôi tôm sú TC và BTC nhiều nhất tỉnh Sóc Trăng là Vĩnh Châu, Long Phú và Mỹ Xuyên.
- Mỗi mô hình nuôi tôm sú TC và BTC được chọn ngẫu nhiên 15 hộ, mỗi hộ chọn ngẫu nhiên một ao (diện tích mỗi ao biến động diện tích từ 3.000 m 2 đến 5.000 m 2 ) để tiến hành theo dõi và ghi sổ nhật ký theo dõi các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật..
- Hai mô hình nuôi tôm sú TC và BTC được thực hiện trên ao đất có diện tích mỗi ao 4.000 m 2 với hai mật độ thả lần lượt là 15 con/m 2 và 25 con/m 2 .
- Mỗi mô hình được theo dõi 3 ao.
- Cả hai mô hình đều thả tôm bột (PL15) có khối lượng trung bình là 0,024 g/con.
- Lượng N trong thức ăn cung cấp (g)/ [Khối lượng tôm lúc thu hoạch (kg.
- 3.1 Hiện trạng nghề nuôi tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2004-2008.
- Những năm gần đây thì diện tích nuôi tôm sú ở tỉnh Sóc Trăng không có biến động lớn.
- Năm 2005 có diện tích nuôi tôm sú đạt cao nhất (52.931 ha) và giảm nhẹ đến năm ha) (Hình 1).
- Tuy nhiên, nếu phân tích theo các hình thức nuôi thì diện tích nuôi quảng canh cải tiến (QCCT) thì có xu hướng giảm mạnh, diện tích nuôi BTC thì tăng nhanh trong khi diện tích nuôi TC thì ổn định trong 5 năm qua.
- Kết quả này cho thấy người dân ngày càng muốn thâm canh hóa để tăng thu nhập trên diện tích nuôi nhưng mức độ thâm canh chỉ tập trung vào mô hình nuôi tôm sú BTC.
- Diện tích nuôi tôm TC chiếm 13,4% và BTC chiếm 44,7%..
- Diện tích nuôi tôm sú giảm cũng là một phần do giá bán tôm sú thương phẩm thấp nên người dân chuyển sang nuôi tôm càng xanh và thẻ chân trắng.
- Năm 2005 thì diện tích nuôi tôm càng xanh chỉ có 21,5 ha nhưng đến năm 2008 tăng lên 304 ha..
- Bên cạnh đó, tôm thẻ cũng đã được đưa vào sử dụng để nuôi nhằm đa dạng loài nuôi tôm ở vùng ven biển tỉnh Sóc Trăng và được bắt đầu nuôi từ năm 2008 với diện tích khoảng 145 ha..
- Diện tích nuôi (ha)mm.
- Hình 1: Biến động diện tích nuôi tôm sú ở Sóc Trăng .
- Hình 2: Biến động năng suất (kg/ha) nuôi tôm sú ở Sóc Trăng .
- Hình 3: Biến động sản lượng nuôi tôm sú ở Sóc Trăng .
- Năng suất nuôi tôm sú TC (3.180 kg/ha đến 3.290 kg/ha) và BTC (1.500 kg/ha đến 1.630 kg/ha) tương đối ổn định trong 5 năm qua, tuy nhiên năng suất nuôi tôm sú ở.
- mô hình nuôi QCCT đã được cải thiện đáng kể, năm 2004 đạt 330 kg/ha và đến năm 2008 đạt 520 kg/ha (Hình 2).
- Đây là do kỹ thuật nuôi của người dân trong vùng ngày càng được nâng cao và mật độ thả nuôi ở mô hình QCCT ngày càng cao và lượng thức ăn cung cấp cho ao nuôi phần lớn là thức ăn công nghiệp..
- Tổng sản lượng tôm sú nuôi ở tỉnh Sóc Trăng tăng từ năm 2004 đến năm 2007 và giảm vào năm 2008 do diện tích nuôi giảm.
- Sản lượng tôm tăng chủ yếu là sản lượng của mô hình nuôi BCT, trong khi đó sản lượng của mô hình nuôi QCCT thì ngày càng giảm mạnh do người dân dần dần chuyển đổi diện tích nuôi sang mô hình nuôi BTC (Hình 3)..
- 3.2 Đặc điểm kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú TC và BTC.
- 3.2.1 Thông số kỹ thuật của các mô hình nuôi.
- Kết quả theo dõi 15 ao nuôi tôm sú TC và 15 ao nuôi tôm sú BTC (Bảng 1) cho thấy diện tích ao nuôi tôm sú TC m 2 ) và BTC m 2 ) khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Mức diện tích này phổ biến cho nghề nuôi tôm sú TC ở ĐBSCL vì thuận tiện cho chăm sóc và quản lý ao.
- Tỷ lệ diện tích ao lắng so với tổng diện tích nuôi ở hai mô hình TC và BTC (17±5,8%) cũng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Kết quả chứng tỏ rằng người nuôi đã xác định được các mô hình nuôi tôm sú TC và BTC thì ao lắng rất quan trọng trong xử lý nước cấp cho ao nuôi và cấp bổ sung trong quá trình nuôi.
- Thức ăn viên công nghiệp cung cấp cho mô hình nuôi tôm sú TC kg/ha) và BTC và trung bình của hai mô hình là kg/ha), kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của Đàm Thị Phong Ba (2007) là 6.752 kg và Trương Tấn Thống (2007) là kg/vụ.
- Hệ số chuyển hóa thức ăn (FCR) của mô hình TC là 1,47 và BTC là 1,45 thấp hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương et al.
- Tỷ lệ sống của tôm mô hình nuôi TC (80,1%) thì cao hơn mô hình nuôi BTC (64,8%) nhưng khác nhau không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).
- Năng suất của mô hình nuôi TC (7.067 kg/ha/vụ) cao hơn năng suất của mô hình nuôi BTC (2.927 kg/ha/vụ) (p<0,05) (Bảng 1)..
- Bảng 1: Các thông số kỹ thuật của mô hình nuôi tôm sú TC và BTC.
- Nội dung Mô hình.
- TC (n=15) BTC (n=15) Tổng diện tích ao nuôi trong khu vực nuôi (m 2 /hộ Tỷ lệ ao lắng trong diện tích khu vực nuôi.
- Diện tích ao nuôi (m a a Mực nước ao nuôi bình quân (m a 1,12±0,11 a Mật độ thả giống (con/m a 15,7±3,7 b.
- Năng suất (kg/ha/vụ a b.
- 3.2.2 Hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm sú TC và BTC.
- Kết quả các chỉ tiêu kinh tế của các mô hình thực nghiệm được trình bày ở (Bảng 2)..
- Bảng 2: Các chỉ tiêu kinh tế của của hai mô hình nuôi thực nghiệm (triệu đồng/ha/vụ).
- Chỉ tiêu Mô hình.
- Thâm canh (n=15) Bán thâm canh (n=15).
- Các chỉ tiêu kinh tế của hai mô hình nuôi tôm sú TC và BTC thực nghiệm được thể hiện ở Bảng 2 và cho thấy tổng chi phí của mô hình nuôi TC (382±95,3 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn ở mô hình BTC (154±69,7 triệu đồng/ha/vụ) (p<0,05).
- Đồng thời tổng thu nhập và tổng lợi nhuận ở mô hình nuôi TC (613±86,5 triệu đồng/ha/vụ và 231±105 triệu đồng/ha/vụ) cũng cao hơn ở mô hình nuôi BTC (226±127 triệu đồng/ha/vụ và 71,6±81,4 triệu đồng/ha/vụ) (p<0,05).
- Tuy vậy, nhưng hiệu quả chi phí và tỷ suất lợi nhuận của mô hình nuôi TC lần và lần) và mô hình nuôi BTC lần và lần) khác.
- Kết quả cũng cho thấy một điểm quan trọng là mô hình nuôi tôm thâm canh có tỷ lệ hộ lỗ vốn thấp hơn so với mô hình nuôi bán thâm canh.
- Như vậy, mô hình nuôi tôm sú TC ở Sóc Trăng đã đem lại hiệu quả rất tốt.
- 3.3 Sự phân bố đạm lân trong ao nuôi tôm sú TC và BTC.
- Thâm canh Bán thâm canh Thâm canh Bán thâm canh Mẫu nước.
- Tổng lượng đạm đầu vào chỉ có 22,6% ở mô hình TC và 27,1% ở mô hình BTC được tôm hấp thu.
- Lượng lân mà tôm hấp thu được ở mô hình TC là 12,1% và BTC là 9,83%.
- Kết quả cho thấy nếu nuôi tôm sú thâm canh với mật độ 25 con/m 2 thì khi sản xuất ra 1 tấn tôm sau 151 ngày nuôi sẽ thải ra môi trường khoảng 88 kg N và 30 kg P.
- Vì vậy, người nuôi tôm cũng như nhà qui hoạch, quản lý vùng nuôi tôm, nhất là nuôi tôm TC cần có phương pháp xử lý nước thải từ mô hình nuôi tôm sú TC hay có những mô hình nuôi kết hợp để tận dụng nguồn dinh dưỡng dư thừa này tiếp tục sản xuất để tạo ra những sản phẩm khác nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nuôi trong vùng giúp cho nghề nuôi tôm bền vững hơn..
- Bảng 4: Sự phân bố đạm, lân trong ao nuôi tôm sú lúc thu họach.
- Nội dung Thâm canh.
- Bán thâm canh (15 con/m 2 ) Đạm.
- Tổng N cung cấp từ thức ăn.
- a 21,8±18,1 b Lượng đạm (g) cần để sản xuất 1 kg tôm sú 93±5 a 114±2 b Lượng đạm (g) thải ra khi sản xuất 1 kg tôm sú 68±7 a 88±3 b Lân.
- Tổng P cung cấp từ thức ăn.
- 15,6±3,96 a 25,3±21,3 b Lượng lân (g) cần để sản xuất 1 kg tôm sú 28±2 a 33±1 b Lượng lân (g) thải ra khi sản xuất 1 kg tôm sú 25±2 a 30±1 b.
- Nghề nuôi tôm sú ven biển ở Sóc Trăng có mức độ thâm canh ngày càng cao và chủ yếu là mô hình nuôi BTC..
- Diện tích trung bình ao của mô hình nuôi tôm sú TC (5.030 m 2 ) và BTC (4.086m 2 )và cả hai mô hình đều có sử dụng diện tích ao lắng với tỷ lệ lần lượt là 20,3% và 17,0%..
- Năng suất của mô hình nuôi TC (7.067 kg/ha/vụ) thì cao hơn mô hình nuôi BTC (2.927kg/ha/vụ).
- Tỷ lệ sống của tôm ở mô hình TC là 80,1%, BTC là 64,8%.
- FCR ở mô hình TC là 1,47, BTC là 1,45..
- Lợi nhuận ở mô hình nuôi TC (231 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn mô hình nuôi BTC (71,6 triệu đồng/ha/vụ), nhưng hiệu quả chi phí của mô hình TC là 1,58 lần và BTC là 1,41 lần) và tỷ suất lợi nhuận ở mô hình nuôi TC là 0,58 lần và mô hình nuôi BTC là 0,41lần.
- Nuôi tôm sú TC ở Sóc Trăng đã đem lại hiệu quả cao hơn nhưng cần vốn đầu tư lớn và kỹ thuật nuôi cao..
- Xu hướng mô hình nuôi tôm ngày càng thâm canh hóa, các mô hình nuôi QCCT chuyển dần sang BTC và TC, chính vì vậy cần hỗ trợ kỹ thuật nuôi để đạt hiệu quả và nghề nuôi tôm được phát triển bền vững..
- Người nuôi tôm cũng như những nhà qui hoạch, quản lý vùng nuôi tôm, nhất là nuôi tôm TC cần có phương pháp xử lý nước thải từ mô hình nuôi tôm sú TC hay có những mô hình nuôi kết hợp để tận dụng nguồn dinh dưỡng dư thừa nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường để nghề nuôi tôm bền vững hơn..
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất và tiêu thụ tôm sú ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Tổng quan mô hình đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam.
- Đánh giá mức độ tích lũy đạm lân trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh.
- Phân tích khía cạnh kỹ thuật và kinh tế mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở Sóc Trăng.
- Báo cáo rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch vùng nuôi tôm công nghiệp đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, tỉnh Sóc Trăng..
- Nghiên cứu sự tích lũy đạm lân trong ao nuôi tôm sú thâm canh mùa mưa ở Sóc Trăng, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Số 8, 2007..
- Khảo sát tình tình cung cấp và sử dụng thức ăn trong các mô hình nuôi tôm ở các tỉnh ven biển Đồng bằng Sông Cửu Long