« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa luân canh với tôm sú ở v


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI TÔM CÀNG XANH - LÚA LUÂN CANH VỚI TÔM SÚ Ở VÙNG NƯỚC LỢ TỈNH BẠC LIÊU.
- Tôm càng xanh, Macrobrachium.
- Nghiên cứu được tiến hành trong năm 2013, thông qua phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi tôm càng xanh kết hợp với lúa và luân canh với tôm sú ở tỉnh Bạc Liêu.
- Mục tiêu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của nuôi tôm càng xanh, góp phần làm cơ sở cho việc phát triển mô hình trong môi trường nước lợ vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- Vùng nuôi tôm có độ mặn dao động trong năm khoảng 2 - 10‰..
- Chi phí nuôi tôm càng xanh chỉ chiếm 11,8 % tổng chi phí sản xuất, nhưng đạt đến 22,7 % tổng lợi nhuận của cả mô hình tôm càng xanh – lúa và luân canh với tôm sú.
- Ngoài ra, nghiên cứu đã xác định các yếu tố như thời gian nuôi ngắn (6 tháng), ương giống trước khi thả, cho ăn bổ sung và thu tỉa đã làm tăng hiệu quả của mô hình nuôi.
- Kết quả cho thấy mô hình này rất triển vọng để mở rộng phát triển..
- Phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm càng xanh - lúa luân canh với tôm sú ở vùng nước lợ tỉnh Bạc Liêu.
- Tôm càng xanh (Macrobachium rosenbergii) là loài phân bố rộng từ vùng nước ngọt đến nước lợ và trong tự nhiên tôm có thể được tìm thấy ở vùng cửa sông có độ mặn đến 25‰ (Nguyễn Việt Thắng, 1993).
- Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn lên tôm càng xanh đã được các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu (Yen and Bart, 2008.
- Đỗ Thị Thanh Hương và ctv., 2010) làm cơ sở khoa học tốt cho nghiên cứu tiếp theo để phát triển nuôi tôm càng xanh trong vùng nước lợ..
- Trước đây, ở Đồng bằng sông Cửu Long, tôm càng xanh chỉ được nuôi trong môi trường nước ngọt với các hình thức nuôi như: nuôi tôm trong ruộng lúa, nuôi bán thâm canh trong ao đất và nuôi trong mương vườn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao (Dương Nhựt Long và ctv, 2006).
- Tuy nhiên, trong những gần đây việc phát triển nuôi càng xanh ở một số vùng sinh thái lợ và vùng cửa sông, nơi có độ mặn đến 15‰, điển hình là ở tỉnh Trà Vinh, Bến Tre và Bạc Liêu (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh, Bến Tre và Trà Vinh, 2010).
- Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2011) diện tích nuôi tôm càng xanh – lúa năm 2010 là 5.614 ha, trong đó huyện Giá Rai là 226 ha, huyện Phước Long có 5.370 ha và huyện Hồng Dân 18 ha.
- Năm 2011, diện tích nuôi tôm càng xanh ở các huyện này tăng lên 7.497 ha.
- Tuy nhiên, việc phát triển nuôi tôm càng xanh trong vùng sinh thái nước lợ là mang tính tự phát, chưa có qui hoạch vùng nuôi cụ thể hay thông tin về kỹ thuật nuôi đối với người dân còn hạn chế.
- Do đó, nghiên cứu này được thực hiện nhằm xác định những khía cạnh kỹ thuật người dân đang áp dụng và tìm ra những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả mô hình nuôi, từ đó làm cơ sở khoa học để khuyến cáo mô nuôi tôm càng xanh trong môi trường nước lợ ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Bạc Liêu nói riêng..
- (2) Thông tin sơ cấp được thu thập bằng cách phỏng vấn trực tiếp 60 hộ nuôi tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú bằng bảng câu hỏi đã được soạn.
- khía cạnh tài chính (tổng chi phí, tổng thu nhập và lợi nhuận) và nhận thức của người dân trong quá trình nuôi bao gồm những thuận lợi và khó khăn của mô hình nuôi..
- Các số liệu được xử lý thống kê mô tả, giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm và phương pháp so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi như: ảnh hưởng của các yếu tố độ mặn, nguồn giống, khâu chăm sóc quản lý và thời gian nuôi.
- So sánh sự khác biệt của các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình nuôi thông qua phân tích phương sai một nhân tố (ANOVA, Duncan – test) và kiểm định mẫu độc lập (independent – test) bằng phần mềm SPSS 16.0 ở mức ý nghĩa p<0,05..
- 3.1 Thông tin chung về nông hộ và các khía cạnh kỹ thuật trong nuôi tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú.
- Kết quả Bảng 1 cho thấy, thời gian nuôi tôm càng xanh kết hợp lúa và luân canh với tôm sú ở Bạc Liêu từ 2 - 8 năm, trong đó có những hộ nuôi đã được 10 năm.
- Nguồn lao động phục vụ cho mô hình nuôi chủ yếu từ lao động gia đình đây cũng là yếu tố thuận lợi góp phần giảm chi phí nuôi tôm càng xanh.
- Theo các khảo sát trước đây về nuôi tôm càng xanh trên ruộng vùng nước ngọt thì diện tích nuôi dao động từ 0,7 - 1,2 ha/hộ (Huỳnh Văn Hiền, 2005).
- Như vậy, so với các nghiên cứu trước đây diện tích nuôi tôm càng xanh trong môi trường nước lợ của các hộ tại Bạc Liêu là tương đối lớn hơn so với trước đây..
- Điều này cho thấy khả năng tiếp nhận thông tin từ các buổi tập huấn và hội thảo giới thiệu về qui trình và kỹ thuật nuôi tôm sẽ rất thuận lợi.
- các hộ nuôi tôm càng xanh còn dựa chủ yếu vào kinh nghiệm (63,3% số hộ) và học hỏi từ những nông dân khác hay các thông tin kỹ thuật từ báo đài (31,7.
- Hình 1: Trình độ học vấn (A) và nguồn thông tin kỹ thuật (B) của các hộ nuôi 3.1.2 Các khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi.
- tôm càng xanh trong ruộng lúa.
- Các khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa ở Bạc Liêu được thể hiện ở Bảng 2.
- Theo Trần Thanh Hải (2007) khảo sát mô hình nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa cho biết diện tích ruộng nuôi trung bình 1,17 ha, độ sâu mương trùng bình 1,1 m và diện tích mương bao quanh, diện tích mương chiếm từ 10 - 30.
- Halwart và Gupta (2004) diện tích mương bao trong mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp với lúa chiếm khoảng 15 - 25%.
- Như vậy, kết cấu ruộng nuôi ở mô hình khảo sát cũng mang đặc tính chung của mô hình nuôi thủy sản kết hợp với lúa của vùng..
- Nhìn chung, độ mặn trên thuận lợi cho nuôi tôm càng xanh (New, 2002.
- Bảng 1: Đặc điểm kỹ thuật mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú Thông tin kỹ thuật Đơn vị tính Trung.
- Thời gian nuôi tôm càng xanh ở các hộ được khảo sát dao động từ 6 - 8 tháng (trung bình 7,2 tháng), tôm đạt kích cỡ dao động g/con (trung bình 47,9 g/con).
- Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2008), nuôi tôm xen canh trên ruộng lúa vùng nước ngọt với mật độ 2,5 - 4 con/m 2 sau 6 tháng nuôi, khối lượng trung bình của tôm đạt 43,7 g/con năng suất đạt 90 - 236 kg/ha/vụ và tỷ lệ sống đạt 8 - 25%.
- Khi nuôi tôm càng xanh xen canh với lúa ở vùng nước ngọt, với mật độ 2 - 3 con/m 2 , cho tôm ăn thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn tươi sống..
- Võ Văn Ngoan và ctv (2015), nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa ở Bến Tre trong điều kiện độ mặn từ 0 - 2‰ mật độ 3 con/m 2 cho năng suất 188 - 216 kg/ha/vụ và lợi nhuận từ triệu đồng..
- Hình 2: Tình hình bệnh tôm trong mô hình nuôi Hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm càng.
- xanh – lúa luân canh với tôm sú Kết quả Bảng 3 cho thấy, với chi phí đầu tư trung bình tương đối thấp là 3,5 triệu đồng/ha/năm triệu đồng/ha/năm) cho nuôi tôm càng xanh.
- Theo các nghiên cứu trước đây, mô hình nuôi mật độ cao, có cho ăn thức ăn nhân tạo hay thức ăn tươi sống thì chi phí thức ăn chiếm 46 - 60% và chi phí giống chỉ chiếm Lam Mỹ Lan, 2006.
- Như vậy, chi phí con giống ở mô hình tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú chiếm tỉ lệ rất cao do mật độ nuôi thấp nên chủ yếu dựa vào thức ăn tự nhiên hoặc chỉ cho ăn bổ sung phụ phẩm sẵn có ở địa phương (như khoai, cá tạp, lúa) và các chế độ chăm sóc khác như chuẩn bị ao nuôi, thay nước cũng đơn giản..
- các khoản chi phí nuôi tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú Mô hình nuôi tôm càng xanh có chi phí thấp, lợi nhuận (11,5 triệu đồng/ha/năm, dao động triệu đồng/ha/năm), 100% số hộ nuôi đều có lãi và tỷ suất lợi nhuận đạt trung bình 390%.
- Xét trên nông hộ, mức thu nhập từ tôm càng xanh đạt.
- Trong mô hình tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú, chi phí sản xuất của tôm sú (14,2 triệu đồng/ha/vụ) và lúa (12,6 triệu đồng/ha/vụ) là cao hơn so với tôm càng xanh, lợi nhuận có cao hơn (22,8 triệu đồng/ha/vụ từ tôm sú, và 16,5 triệu đồng/ha/vụ từ lúa).
- Với tổng chi phí sản xuất hàng năm của mô hình trung bình là 30,5 triệu đồng/ha/vụ (chi phí cho tôm sú chiếm 46,7%, lúa chiếm 41,5% và tôm.
- càng xanh chiếm 11,8.
- Nhìn chung, kết quả cho thấy vai trò quan trọng của đa dạng hóa đối tượng nuôi trong mô hình kết hợp, trong đó tôm càng xanh đóng góp lợi nhuận khá cao trong cơ cấu thu nhập của mô hình..
- Bảng 3: Hiệu quả tài chính của mô hình tôm càng xanh – lúa luân canh tôm sú.
- Lợi nhuận .
- Tôm sú.
- Tôm sú;.
- Hình 4: Tỷ lệ % chi phí đầu tư (A) và lợi nhuận (B) của các đối tượng trong mô hình 3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và.
- hiệu quả tài chính trong nuôi tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú.
- 3.2.1 Ảnh hưởng của độ mặn và thời gian nuôi Dựa trên thông tin thu được về độ mặn trung bình nuôi tôm càng xanh của các hộ khảo sát cho thấy, ở những ruộng nuôi có độ mặn trung bình cao (5 - 10.
- Bên cạnh đó, Bảng 5 cho thấy ở các mô hình có thời gian nuôi ngắn (6 tháng) thì chi phí sản xuất thấp (1,8 triệu/ha) và đạt tỷ lệ sống (23%) cao hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với thời gian nuôi 7 và 8 tháng.
- nhiên, năng suất đạt được, tổng thu và lợi nhuận khác biệt không ý nghĩa giữa các mô hình và làm tăng tỷ suất lợi nhuận của các mô hình nuôi 6 tháng.
- Từ kết quả nghiên cứu cho thấy triển vọng lớn cho việc nuôi tôm ở vùng nước lợ có độ mặn đến 10.
- Bảng 4: Ảnh hưởng độ mặn đến hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú.
- Tỉ suất lợi nhuận.
- Bảng 5: Ảnh hưởng của thời gian nuôi đến hiệu quả mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú.
- Năng suất.
- 3.2.2 Ảnh hưởng của các yếu tố kỹ thuật đến hiệu quả trong nuôi tôm càng xanh.
- Bảng 6 cho thấy, các hộ nuôi tôm chủ yếu sử dụng nguồn giống ngoài tỉnh (80%) và chỉ có 20%.
- Dao Huy Giap et al., (2005) nuôi tôm.
- Nguyên nhân do khi nuôi tôm càng xanh đến tháng thứ 3 thì tôm bắt đầu mang trứng, tốc độ tăng trưởng của tôm trứng rất chậm nên các hộ thu tỉa tôm mang trứng hoặc tôm càng sào làm cho mật độ tôm nuôi giảm, tôm càng lớn nhanh hơn và đồng thời giảm được chi phí thức ăn..
- Bảng 6: Một số yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả của mô hình nuôi tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú.
- Các yếu tố kỹ thuật.
- (kg/ha/vụ) Lợi nhuận.
- 3.3 Những thuận lợi và khó khăn trong nuôi tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú.
- Kết quả khảo sát ý kiến của người dân về những thuận lợi và khó khăn của nuôi tôm càng xanh vùng nước lợ tỉnh Bạc Liêu được trình bày ở Hình 5.
- Trong mô hình này (100%) hộ nuôi cho rằng các yếu tố như ruộng nuôi được sử dụng từ ruộng nuôi tôm sú, ruộng nuôi được thiết kế đơn giản, môi trường nước lợ phù hợp cho tôm phát.
- Ngoài ra, 91,7% số hộ nuôi nhận định việc nuôi tôm càng xanh ở mô hình này dễ thực hiện do không cho tôm ăn hoặc cho tôm ăn bằng các loại thức ăn sẵn có tại địa phương nên chi phí đầu tư cho thức ăn thấp.
- Điều này thuận lợi cho những nông hộ vốn ít vẫn nuôi tôm càng xanh được.
- Do đó, mô hình nuôi tôm càng xanh dễ dàng được nhân rộng..
- Hình 5: Thuận lợi và khó khăn trong nuôi tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú.
- Tuy nhiên, mô hình cũng gặp không ít khó khăn nhất là vấn đề con giống, có 75% số nông hộ được khảo sát cho rằng số lượng và chất lượng tôm giống chưa được đảm bảo, trong khi đó nguồn giống nhân tạo phải nhập từ tỉnh khác với giá cao, nhưng không rõ nguồn gốc.
- Tóm lại, mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp với lúa trong mùa mưa và luân canh với tôm sú trong mùa khô là mô hình mới phát triển gần đây ở vùng nước lợ, đặc biệt là Bạc Liêu.
- là rất tốt và góp phần quan trọng vào cơ cấu thu nhập chung của mô hình tôm càng xanh – lúa luân canh với tôm sú.
- Điều này đã chứng minh và đồng thời mở ra triển vọng to lớn cho phát triển nuôi tôm càng xanh ở vùng nước lợ, vốn có tiềm năng diện tích lớn ở ĐBSCL.
- Nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa có diện tích trung bình là 2,2 ha, mật độ 1,1 con/m 2 , độ mặn 2 - 10‰, chăm sóc rất đơn giản, đa số không cho ăn hay chỉ cho ăn bổ sung, năng suất đạt 110 kg/ha/vụ và lợi nhuận đạt 11,5 triệu đồng/ha/năm..
- Tôm càng xanh chỉ chiếm 11,8 % tổng chi phí sản xuất, nhưng đạt đến 22,7 % tổng lợi nhuận của cả mô tôm càng xanh – lúa và luân canh với tôm sú..
- Các yếu tố như: thời gian nuôi ngắn (6 tháng), có ương giống trước khi thả ra ruộng, cho ăn bổ sung và thu tỉa đã làm tăng năng suất và hiệu quả của mô hình nuôi.
- Cần có qui hoạch về việc phát triển sản xuất giống tôm càng xanh ở địa phương, nhằm đảm bảo số lượng và chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân phát triển mô hình nuôi..
- Tăng cường tập huấn kỹ thuật nuôi và biện pháp phòng trị bệnh tôm càng xanh..
- Thực nghiệm nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong ao đất tại tỉnh Long An.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn và oxy hòa tan lên đặc điểm sinh lý và tăng trưởng của tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng xanh.
- Xây dựng mô hình kinh tế - sinh học của trại sản xuất giống tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii ở ĐBSCL..
- Nguyên lý và kỹ thuật sản xuất giống tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii.
- Ảnh hưởng của mật độ đến năng suất và hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm càng xanh.
- (Macrobrachium rosenbergii) luân canh với lúa.
- Một số đặc điểm sinh học và ứng dụng qui trình sản xuất giống tôm càng xanh Macrobrachium rosenbergii ở đồng bằng Nam Bộ.
- Khảo sát các yếu tố môi trường và sinh học tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) trong mô hình.
- Báo cáo tổng kết tình hình nuôi tôm càng xanh năm 2010 và phương hướng nhiệm vụ năm 2011..
- Báo cáo tổng kết tình hình nuôi tôm càng xanh năm và phương hướng nhiệm vụ năm 2011.
- Ảnh hưởng của mật độ đến tăng trưởng và năng suất nuôi tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) nuôi luân canh trên ruộng lúa tại TP.
- Mô hình canh tác kết hợp tôm - vườn dừa thích ứng với BĐKH tỉnh Bến Tre