« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cua biển ở tỉnh Bạc Liêu


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH KỸ THUẬT VÀ TÀI CHÍNH CỦA MÔ HÌNH NUÔI CUA BIỂN Ở TỈNH BẠC LIÊU Nguyễn Thanh Long.
- Nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cua biển ở tỉnh Bạc Liêu được thực hiện từ tháng 5/2015 đến tháng 12/2016 thông qua phỏng vấn trực tiếp 88 hộ nuôi cua biển như mô hình Cua – Tôm – Lúa (CTL) và mô hình Cua – Tôm (CT).
- Kết quả cho thấy, diện tích mặt nước trung bình và tỷ lệ mương bao của mô hình CTL và CT tương ứng là 2,46 ha/mô hình.
- 25,7% và 2,09 ha/mô hình.
- Độ sâu mực nước mương bao ở mô hình CTL là 1,13 m và CT là 1,18 m.
- Mật độ thả cua ở mô hình CTL (0,16 con/m 2 ) thấp hơn mô hình CT (0,22 con/m 2 ) nhưng tỉ lệ sống của cua biển ở mô hình CTL (27,9%) cao hơn ở mô hình CT (21,4%) (p<0,05).
- Năng suất cua của mô hình CTL (143,5 kg/ha/năm) cao hơn CT (117,7 kg/ha/năm).
- Tổng chi phí của mô hình CTL (29,4 triệu đồng/ha/năm) thì cao hơn tổng chi phí của mô hình CT (13,37 triệu đồng/ha/năm) (p<0,05).
- Lợi nhuận của mô hình CT (45,7 triệu đồng/ha/năm) nhỏ hơn so với mô hình CTL (68,3 triệu đồng/ha/năm).
- Tỷ suất lợi nhuận của mô hình CT (3,62 lần) cao hơn mô hình CTL (2,41 lần)..
- Phân tích khía cạnh kỹ thuật và tài chính của mô hình nuôi cua biển ở tỉnh Bạc Liêu.
- Cùng với sự phát triển nghề nuôi tôm biển, nghề nuôi cua biển đã cải thiện thu nhập cho nông dân và góp một phần vào sản lượng nuôi trồng thủy sản và tạo thành những sản phẩm thủy sản chủ lực của vùng nuôi thủy sản.
- Cua biển và tôm biển đang là đối tượng mang lại nguồn thu nhập chính cho nông hộ ở hình thức nuôi kết hợp đa loài..
- Chính vì vậy, nghiên cứu nhằm đánh giá hiện trạng kỹ thuật của các mô hình nuôi cua biển, xác định các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình nuôi, đánh giá những thuận lợi, khó khăn của mô hình nuôi cua biển là có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển mô hình nuôi thủy sản vùng ven biển, đặc biệt là ở tỉnh Bạc Liêu..
- Đề tài đã tiến hành phỏng vấn trực tiếp được 36 hộ nuôi Cua – Tôm – Lúa (CTL) và 52 hộ nuôi Cua – Tôm (CT).
- Dựa trên tỉ lệ diện tích của các mô hình nuôi ở các huyện, số mẫu phỏng vấn tại các khu vực được thể hiện ở Bảng 1.
- Chọn hộ nuôi cua biển kết hợp để phỏng vấn theo phương pháp thuận tiện và với các tiêu chí như sau: hộ nuôi cua biển kết hợp (Cua – Tôm - Lúa và Cua - Tôm) trong ao đất và.
- (huyện) Mô hình nuôi cua kết hợp.
- Qua kết quả khảo sát cho thấy các hộ nuôi của 2 mô hình có kinh nghiệm nuôi trung bình là 11,1 năm (CTL) và 15,9 năm (CT).
- Do mô hình tương đối dễ thực hiện và gia đình ngư dân có nhiều thời gian nhàn rỗi nên các hộ nuôi đều sử dụng lao động chủ yếu là lao động trong gia đình.
- Lao động trung bình của mô hình nuôi CTL là 2,28 lao động/hộ và mô hình CT là 1,79 lao động/hộ..
- Bảng 2: Thông tin chung của hộ nuôi cua biển kết hợp ở tỉnh Bạc Liêu.
- Nội dung Mô hình.
- nuôi cua (lao động/hộ).
- Trình độ học vấn của chủ hộ ở cả 2 mô hình CTL và CT không khác nhau nhiều.
- 3.2 Khía cạnh kỹ thuật của hai mô hình nuôi cua biển kết hợp.
- Tổng diện tích nuôi và diện tích mặt nước của mô hình CTL lớn hơn so với mô hình CT, tuy nhiên khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05) lần lượt là 2,94 ha/hộ.
- Như vậy, với diện tích nuôi cua trung bình này thì nhiều hộ ở Đồng bằng sông Cửu Long có thể tham gia nuôi cua biển theo mô hình kết hợp này..
- Bảng 3: Một số khía cạnh kỹ thuật của mô hình nuôi cua biển kết hợp.
- 27,92±6,39 b a Năng suất cua.
- Tỷ lệ diện tích mương bao ở mô hình CTL (25,8%) lớn hơn có ý nghĩa thống kê so với mô hình CT (20,3%) (p<0,05).
- Mô hình CTL có tỷ lệ diện tích mương bao lớn hơn mô hình CT là vì trên trảng của mô hình CTL có trồng lúa nên chiếm diện tích sinh.
- Độ sâu mương bao và độ sâu mặt trảng trung bình tương ứng ở mô hình CTL là 1,13 m.
- 0,53 m và mô hình CT là 1,18 m.
- Như vậy, kết cấu ao nuôi cua biển ở tỉnh Bạc Liêu không khác nhau ở tỉnh Cà Mau..
- Mật độ thả nuôi của mô hình CT cao hơn có ý nghĩa thống kê so với mô hình CTL lần lượt là 0,22 và 0,16 con/m 2 (p<0,05).
- Kết quả này thấp hơn kết quả nghiên cứu ở mô hình nuôi cua biển quảng canh cải tiến của Dương Thị Thu Vấn (2014) và Lê Quốc Việt và ctv.
- Đây cũng là lý do giải thích tại sao năng suất của các mô hình nuôi cua biển ở nghiên cứu này thấp hơn kết quả nghiên cứu của Dương Thị Thu Vấn (2014)..
- Sau thời gian nuôi 5,1 tháng đối với mô hình nuôi CTL và 4,5 tháng đối với mô hình nuôi CT, cua được thu hoạch với kích cỡ lần lượt là 2,83 con/kg và 3,02 con/kg.
- Năng suất trung bình của mô hình CTL và CT lần lượt là 143,5 kg/ha/năm và 117,7 kg/ha/năm.
- Kết quả năng suất của mô hình tương đương với khảo sát của Lê Quốc Việt và ctv.
- (2015) năng suất cua trung bình đạt 76,9 kg (24-140 kg/ha/năm) và thấp hơn kết quả của Dương Thị Thu Vấn (2014), cụ thể mô hình CTL 271±193 kg/ha, CT 192±114 kg/ha.
- Kết quả nghiên cứu có năng suất thấp là do mật độ thả nuôi ở Bạc Liêu thấp hơn mật độ thả trong nghiên cứu của Dương Thị Thu Vấn (2014) ở hai mô hình nuôi CTL và CT, lần lượt là 0,30 con/m 2 và 0,32 con/m 2 .
- Nhìn chung, do mật độ cua thả nuôi thấp (0,16 và 0,22 con/m 2 ) nên đa số các nông hộ nuôi không tập trung chăm sóc cũng như đầu tư thêm thức ăn cho ao nuôi mà chỉ nuôi theo phương thức quảng canh là không cho cua ăn, chỉ cho ăn khi có phụ phẩm tự có như cá tạp, khoai lang, khoai mì… nên mô hình đạt năng suất thấp..
- 3.3 Hiệu quả tài chính của hai mô hình nuôi biển cua kết hợp.
- Tổng chi phí cho tổng mô hình nuôi cua phụ thuộc và khả năng đầu tư của nông hộ vào mô hình nuôi.
- Kết quả khảo sát cho thấy tổng chi phí của 2 mô hình CTL và CT khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) lần lượt là 29,6 và 13,4 triệu đồng/ha (gấp 2,21 lần).
- So với kết quả nghiên cứu của Dương Thị Thu Vấn (2014) tại ĐBSCL, tổng chi phí đầu tư của cả hai mô hình thấp hơn lần lượt CTL là 30,1 triệu đồng/ha và CT là 21,8 triệu đồng/ha..
- Bảng 4: Một số chỉ tiêu tài chính ở 2 mô hình nuôi cua biển kết hợp (triệu đồng/ha/năm).
- Tổng thu của từng mô hình là 98 triệu đồng/ha (CTL) và 59,5 triệu đồng/ha (CT) khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <.
- Sự khác biệt này là do một phần thu nhập từ lúa ở mô hình CTL..
- Nhìn chung, mô hình CTL cho lợi nhuận cao hơn mô hình CT và khác biệt có ý nghĩa (p<0,05) lần.
- Tỷ suất lợi nhuận của cả 2 mô hình cũng khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) lần lượt là 2,41 lần (CTL) và 3,26 lần (CT), không có hộ nào nào lỗ vốn.
- Tuy lợi nhuận của CTL cao hơn CT nhưng tỷ suất lợi nhuận của CT lại cao của CTL, có sự khác biệt này là do chi phí đầu tư vào mô hình CTL cao hơn mô hình CT.
- Từ kết quả này cho thấy nếu tính lợi nhuận trên 1 ha thì mô hình CTL đem lại lợi nhuận cao hơn mô hình CT.
- Qua nghiên cứu này, mô hình CTL thích hợp với điều kiện nuôi trồng thủy sản của người nuôi trong vùng khảo sát..
- Xét riêng về chi phí nuôi cua và tôm ở cả 2 mô hình có sự tương đồng với nhau (không tính lúa)..
- Chi phí chiếm tỷ lệ cao nhất là chi phí giống tôm 24% (CTL) và 32% (CT), kế đến là chi phí sên vét 18% (CTL) và 15% (CT), chi phí cố định bao gồm chi phí khấu hao của mô hình CTL và CT lần lượt là 11% và 11%, chi phí khấu hao máy móc của mô hình CTL và CT lần lượt là 5% và 4%.
- Hình 1: Cơ cấu chi phí của hai mô hình nuôi cua biển kết hợp (a) CTL, (b) CT (Không tính lúa).
- 3.4 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của mô hình nuôi cua biển.
- 3.4.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi cua biển.
- Kết quả phân tích cho thấy, kinh nghiệm nuôi có ảnh hưởng đến năng suất của mô hình nuôi.
- Kinh nghiệm của người nuôi càng lâu năm thì năng suất càng cao ở cả hai mô hình.
- Tuy nhiên, nếu so sánh năng suất của mô hình CTL và CT ở cùng số năm kinh nghiệm cao thì năng suất của mô hình CTL cao hơn mô hình CT.
- Đây là do mật độ thả của mô hình CTL thấp, dễ quản lý nên có tỉ lệ sống, kích cỡ thu hoạch và năng suất cao hơn mô hình CT.
- Qua đây cho thấy mô hình nuôi cua biển cần phải có kinh nghiệm nuôi cua để quản lý mô hình đạt hiệu quả hơn..
- Hình 2: Ảnh hưởng của kinh nghiệm đến năng suất của mô hình nuôi cua biển (a) CTL (n=36), (b) CT (n=52).
- Mật độ thả nuôi có mối tương quan thuận với năng suất ở cả 2 mô hình CTL và CT.
- Tuy nhiên, do mật độ thả nuôi trung bình của mô hình CTL (0,16 con/m 2 ) thấp hơn mô hình CT (0,22.
- con/m 2 ) nên cua ở mô hình CTL tăng trưởng nhanh và có tỉ lệ sống và năng suất cao hơn cua ở mô hình CT.
- Chính vì vậy, đối với mô hình nuôi cua không chủ động cung cấp thức ăn thì nên nuôi cua ở mật độ thấp để dễ quản lý, cua tăng tưởng nhanh, có tỉ lệ sống và năng suất cao..
- Hình 3: Ảnh hưởng của mật độ nuôi đến năng suất của mô hình nuôi cua biển (a) CTL (n=36), (b) CT (n=52).
- Hình 4: Ảnh hưởng của tỷ lệ mương bao đến năng suất của mô hình nuôi cua biển (a) CTL (n=36), (b) CT (n=52).
- Mặt khác, cùng tỉ lệ diện tích mương bao, mô hình CTL có mật độ thả ít hơn mô hình CT thì có năng suất cao hơn mô hình CT..
- 3.4.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình nuôi cua biển.
- Kết quả phân tích cho thấy lợi nhuận trong cả 2 mô hình tỉ lệ thuận với năng suất.
- Năng suất càng cao thì lợi nhuận càng lớn.
- Cụ thể ở mô hình CT khi năng suất đạt 150 – 190 kg/ha thì lợi nhuận đạt trung bình 28 triệu đồng/ha, ở mô hình CTL khi năng suất tăng từ 200 – 240 kg/ha thì lợi nhuận đạt được 40 triệu đồng/ha.
- Tuy nhiên, khi năng suất nuôi càng tăng dẫn đến mật độ nuôi càng tăng mô hình nuôi càng khó quản lý làm gia tăng rủi ro, đòi hỏi kỹ thuật nuôi cao hơn..
- Hình 5: Ảnh hưởng của năng suất đến lợi nhuận mô hình nuôi cua biển (a) CTL (n=36), (b) CT (n=52).
- Ở mô hình CTL có tỷ lệ cua gạch trung bình cao hơn mô hình CT và có giá trị lần lượt là 31,6 và 26,6%,.
- Cụ thể lợi nhuận của mô hình CTL là 22,8 triệu đồng/ha và mô hình CT là 17,3 triệu đồng/ha..
- Hình 6: Ảnh hưởng của tỷ lệ cua gạch đến lợi nhuận của mô hình nuôi cua biển (a) CTL (n=36), (b) CT (n=52).
- nghiên cứu này, mô hình CTL khi giá bán cua gạch dao động từ 230 – 250 ngàn đồng/kg thì lợi nhuận thu được trung bình 33,2 triệu đồng/ha và mô hình CT là 24,4 triệu đồng/ha khi ở cùng mức giá..
- Hình 7: Ảnh hưởng của giá bán cua gạch đến lợi nhuận của mô hình nuôi cua biển (a) CTL (n=36), (b) CT (n=52).
- Theo nhận định của người dân, mô hình nuôi cua biển có những ưu điểm như: (1) Chi phí đầu tư thấp..
- Hầu hết các hộ dân có thể nuôi cua được nếu như họ có diện tích mặt nước.
- Việc nuôi cua kết hợp với trồng lúa (mô hình CTL) và trồng thêm năn tượng, năn bộp (mô hình CT)… cũng tận dụng được nguồn thức ăn tự nhiên có sẵn trong ao.
- Bảng 5: Những thuận lợi của các mô hình nuôi cua biển kết hợp.
- Ngoài những thuận lợi trên mô hình nuôi cua biển còn những thuận lợi khác như: đầu ra ổn định, cua chưa xuất hiện dịch bệnh nhiều như tôm sú và tôm thẻ chân trắng, tận dụng được lao động gia đình, hiện nay với tình hình xâm nhập mặn ngày càng tăng, cua biển là một trong những đối tượng nuôi phù hợp với thay đổi điều kiện tự nhiên này..
- Bên cạnh những thuận lợi, mô hình nuôi cua kết hợp cũng gặp không ít khó khăn như: (1) Thời gian nuôi kéo dài.
- Bảng 6: Những khó khăn của các mô hình nuôi cua biển kết hợp.
- Hai mô hình nuôi cua kết hợp CTL và CT được thả nuôi với mật độ thấp (0,16 con/m 2 đối với mô hình CTL và 0,22 con/m 2 đối với mô hình CT), vì chi phí đầu tư thấp và ít tốn công chăm sóc mô hình nuôi nên người dân vùng ven biển có thể tham gia thực hiện hai mô hình nuôi kết hợp này.
- Trong đó, mô hình nuôi CTL có mật độ thả trung bình thấp nhưng có tỉ lệ sống cao (27,9.
- hoạch lớn (2,83 con/kg) và lợi nhuận cao (68,32 triệu đồng/ha/năm) hơn mô hình CT.
- Nghiên cứu cho thấy cả hai mô hình đều thích hợp cho ngư dân vùng ven biển chọn lựa thực hiện để tăng thu nhập cho gia đình.
- Nếu người dân có điều kiện thì nên chọn mô hình CTL vì mô hình này có lợi nhuận cao hơn mô hình CT..
- Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp phát triển các mô hình nuôi cua biển chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long..
- Phân tích khía cạnh kỹ thuật và hiệu quả tài chính của mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) kết hợp với cua biển (Scylla paramamosain) ở huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
- Phân tích các chỉ tiêu tài chính - kỹ thuật chủ yếu của các mô hình nuôi tôm sú (Penaeus monodon) ở Đồng bằng sông Cửu Long