« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG HÔN NHÂN QUỐC TẾ - TRƯỜNG HỢP PHỤ NỮ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN/HÀN QUỐC


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH KHÍA CẠNH VĂN HÓA XÃ HỘI TRONG HÔN NHÂN QUỐC TẾ - TRƯỜNG HỢP PHỤ NỮ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
- LẤY CHỒNG ĐÀI LOAN/HÀN QUỐC Lê Nguyễn Đoan Khôi 1.
- Kinh tế- xã hội, Hôn nhân Việt Nam-Đài Loan/Hàn Quốc, ĐBSCL.
- Hôn nhân quốc tế đã nhận được sự quan tâm nhiều trong những năm gần đây, cả nghiên cứu lý thuyết lẫn thực tiễn bởi vì những vấn đề chính sách quan trọng xuất phát từ khuynh hướng phát triển loại hình này.
- Nghiên cứu này nhằm phân tích tình hình hiện tại và các nhân tố ảnh hưởng đến hôn nhân Việt Nam – Đài Loan và Hàn Quốc qua việc đánh giá khía cạnh văn hóa xã hội của hôn nhân quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa.
- Bài viết sẽ cố gắng cập nhật các kiến thức về khuynh hướng hôn nhân quốc tế trong khu vực, phân loại kiểu hôn nhân quốc tế hiện có và các thống kê quan trọng của các mối quan hệ trong một bức tranh tổng thể về hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
- Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sẽ thảo luận các nhân tố ảnh hưởng đến khuynh hướng hôn nhân quốc tế, đặc biệt trong trường hợp cô dâu Việt Nam ở đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc..
- Hôn nhân là hiện tượng xã hội, văn hóa xuất hiện rất sớm từ khi hình thành xã hội loài người..
- Hôn nhân không chỉ thuần túy là sự kết hợp giới tính mà còn qua hôn nhân, thể hiện những sắc thái văn hóa của một tộc người.
- tộc người trong một quốc gia dẫn đến sự đa dạng về hình thức và nghi lễ có liên quan đến hôn nhân..
- Việt Nam (VN) là quốc gia đa tộc người.
- Các nhà khoa học ở VN đã có nhiều công trình nghiên cứu về hôn nhân và gia đình của các tộc người sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
- nhiều công trình nghiên cứu viết riêng rẽ về hôn nhân xuyên quốc gia (hôn nhân có yếu tố nước ngoài).
- Nghiên cứu này nhằm phân tích khía cạnh văn hóa của hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam..
- 2.1 Luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam Trong luật hôn nhân và gia đình của Việt Nam năm 2000 có ghi “Hôn nhân có yếu tố nước ngoài được xác định là: quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân VN và người nước ngoài”, trong trường hợp cụ thể được nghiên cứu là phụ nữ VN lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc..
- Hôn nhân xuyên quốc gia hay hôn nhân có yếu tố nước ngoài xét trên bình diện thế giới và ngay cả ở VN, không phải là một hiện tượng mới.
- Nó xuất hiện rất sớm từ quá trình di dân trên thế giới cách nay hàng chục ngàn năm, làm cho tình trạng sống xen kẽ giữa các thành viên của các tộc người tăng lên, dẫn đến sự giao lưu văn hóa tộc người và cũng dẫn đến hôn nhân dị tộc còn gọi là hôn nhân dị chủng, hôn nhân ngoại tộc).
- Những cuộc hôn nhân giữa cư dân bản địa Nam Mỹ với những người di cư đến từ Châu Âu và Châu Phi đã vẽ nên một bức tranh văn hóa đa sắc ở các quốc gia Nam Mỹ ngày nay..
- Trong lịch sử VN, cũng đã từng xảy ra những cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài như những trường hợp công chúa Huyền Trân được gả cho Vua Chăm, công chúa Ngọc Vạn ở phía Nam..
- Hoặc như cuộc di dân của người Hoa do Trần Thượng Xuyên, Dương Ngạn Địch, Hoàng Tiến dẫn đầu đã đến cùng Đồng Nai – Gia Định vào năm 1679, cũng dẫn đến hôn nhân có yếu tố nước ngoài ở ĐBSCL, giữa người Hoa với cư dân bản địa, cụ thể giữa người Hoa với người Việt và người Khmer - lớp cư dân đã có mặt trước đó..
- Trong giai đoạn thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nước ta, cũng đã có một số phụ nữ VN lấy chồng người Pháp, người Mỹ.
- Trong những năm 80 – 90 của thế kỷ XX, chúng ta cũng chứng kiến nhiều cuộc hôn nhân giữa những công dân Việt Nam với những công dân ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ)..
- 2.2 Văn hóa trong hôn nhân với chồng Đài Loan và Hàn Quốc.
- Những cuộc hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam lấy chồng nước ngoài – mà cụ thể là phụ nữ VN lấy chồng ĐL và HQ diễn ra trong những thập niên.
- Từ năm 2005 đến nay, xu hướng phụ nữ VN lấy chồng ĐL giảm đi chỉ bằng.
- Nhưng lại có sự gia tăng số lượng phụ nữ VN lấy chồng HQ (Hoàng Bá Thịnh, 2009)..
- Ngô Văn Lệ (2007), có nêu lên một số nhận xét bước đầu về các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài xảy ra trong những năm qua.
- Thứ nhất, các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài diễn ra tại các địa phương VN, giữa người VN với người nước ngoài, diễn ra theo một chiều: phụ nữ là người VN lấy chồng là người nước ngoài.
- Thứ hai, phần lớn các cô gái lấy chồng người nước ngoài chủ yếu ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa, nơi rất khó khăn cho việc tiếp cận các nguồn lực để phát triển.
- Và vì vậy, những người sinh sống ở nông thôn trong những điều kiện như thế, cũng rất khó tiếp cận các nguồn thông tin từ bên ngoài, dễ gây ra những ngộ nhận về việc lấy chồng là người nước ngoài.
- Thứ ba, trình độ học vấn của các cô gái lấy chồng là người nước ngoài, nói chung là rất thấp.
- Phần lớn không biết tiếng Anh, tiếng ĐL, tiếng HQ nên đây là trở ngại lớn nhất trong giao tiếp, khiến các cô gái lấy chồng người nước ngoài gặp nhiều khó khăn trong đời sống thường nhật.
- Thứ tư, phần lớn các cuộc hôn nhân bị chi phối bởi yếu tố kinh tế.
- Mục đích của các cuộc hôn nhân là làm sao đạt được sự đổi đời không chỉ riêng cho cá nhân cô dâu mà còn làm sao góp phần đổi đời cho cả những người thân trong gia đình.
- Một khi gia đình nhà chồng không đủ khả năng kinh tế đáp ứng, thì các cô dâu VN phải bươn chải làm các nghề khác kiếm tiền dành dụm gửi về giúp gia đình.
- Và cuối cùng, các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài diễn ra trong những năm qua, thường thông qua môi giới.
- Do không biết ngoại ngữ, do không có những thông tin cần thiết về những người có nguyện vọng kết hôn, nên phần lớn các cuộc hôn nhân điều thông qua trung gian.
- Xét về mặt pháp lý thì các cuộc hôn nhân với người nước ngoài trong những năm qua, điều là những cuộc hôn nhân hợp pháp, tự nguyện, được pháp luật của cả hai nước thừa nhận.
- 3 ĐẶC ĐIỂM CỦA HÔN NHÂN CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI.
- 3.1 Phân tích góc độ văn hóa của hôn nhân nước ngoài.
- Ngô Văn Lệ (2007), việc nghiên cứu hiện tượng phụ nữ VN lấy chồng nước ngoài được tiếp cận dưới góc độ giao lưu văn hóa tộc người và sự tiếp biến văn hóa tộc người.
- Một trong những biểu hiện sâu sắc của quá trình giao lưu văn hóa tộc người là các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài hay hôn nhân xuyên quốc gia.
- Như vậy, các đặc điểm của hôn nhân có yếu tố nước ngoài trong bối cảnh hiện nay, sẽ được thừa nhận như thế nào dưới góc độ văn hóa?.
- Trước hết, đó là sự tiếp nhận những giá trị văn hóa mới.
- Mỗi tộc người trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, đã sáng tạo một phức hợp văn hóa, phản ánh sự phát triển kinh tế - văn hóa, xã hội và văn hóa bao giờ cũng gắn với một tộc người cụ thể, những giá trị văn hóa vật chất, tinh thần (văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể) của một tộc người, chính là sự sáng tạo của tộc người trong suốt tiến trình lịch sử, tạo nên bản sắc của tộc người đó.
- Một chướng ngại vô cùng khó khăn trong các cuộc hôn nhân dị tộc, đó là sự khác biệt văn hóa, mà khác biệt trước hết, lại dễ nhận biết, là khác biệt về ngôn ngữ.
- Ngôn ngữ bao giờ cũng gắn với một tộc người – mỗi tộc người nói một ngôn ngữ.
- Vấn đề đó thì mỗi tộc người, mỗi xã hội lại có những chuẩn mực khác nhau, nhiều khi không tắm mình trong môi trường văn hóa đó, không thể nào vượt qua được.
- Để tiếp nhận những giá trị văn hóa mới, phải có một sự chuẩn bị.
- Phần lớn, những cô gái VN lấy chồng nước ngoài, thì hầu như họ không được chuẩn bị cả về ngôn ngữ lẫn văn hóa.
- Do không được chuẩn bị trước như vậy, cho nên họ gặp rất nhiều khó khăn, khi sống trong môi trường có chuẩn mực văn hóa và lối sống khác so với chuẩn mực văn hóa và lối sống đã gắn bó với họ hàng chục năm.
- Việc chưa sẵn sàng tiếp nhận những giá trị văn hóa mới trong điều kiện cụ thể của phụ nữ VN lấy chồng nước ngoài, sẽ là những phiền toái trong quá trình hội nhập của họ (Nguyễn Thị Hồng Xoan, 2005)..
- Vấn đề thứ hai, để có thể hòa nhập vào môi trường sống mới, những người phụ nữ VN lấy.
- chồng nước ngoài cần phải thích ứng văn hóa.
- Sau khi lấy chồng, sống ở nước ngoài, thì đối với những người phụ nữ đó, tất cả đều mới lạ, từ cảnh quan xung quanh, đến những con người cụ thể.
- Một môi trường sống, một không gian văn hóa hoàn toàn mới.
- Một khó khăn trong quá trình hội nhập đã đề cập ở trên – mà những phụ nữ lấy chồng nước ngoài thường gặp – là sự không hiểu biết về ngôn ngữ của Đài Loan và Hàn Quốc (Phạm Thị Thùy Trang, 2005).
- Muốn giao tiếp thông thường với những người trong gia đình chồng cũng đòi hỏi một lượng từ vựng nhất định.
- Sự thích ứng trong môi trường mới do những khác biệt về không gian sống cũng như những khó khăn vì không biết tiếng Hàn của những phụ nữ VN lấy chồng người HQ theo dòng thời gian sẽ được khắc phục.
- Mặt khác, những người phụ nữ VN lấy chồng là người Hàn Quốc, cũng xác định rất rõ, họ sẽ định cư lâu dài, do vậy, muốn hội nhập vào xã hội nơi họ sinh sống, không có cách nào khác hơn là phải biết tiếng Hàn (Nguyễn Ngọc Tuyền, 2010)..
- Xét về những khía cạnh lịch sử, thì cả văn hóa VN và HQ chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa thông qua những tác động của nho giáo..
- Gia đình HQ hiện nay, do tác động của các yếu tố văn hóa ngoại sinh (tác động đồng đại), nhất là văn hóa phương Tây và tác động nội sinh (tác động lịch đại), nhất là quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, quá trình đô thị hóa sau chiến tranh, đã có những biến đổi sâu sắc.
- Những gia đình của người Hàn ngày nay vẫn duy trì được chế độ phụ quyền do ảnh hưởng của Nho giáo, và chế độ gia trưởng vẫn còn tồn tại sâu sắc mặc dù thế hệ và thành viên của gia đình đơn giản hóa và ít đi..
- Quan niệm phân chia công việc trong gia đình vẫn duy trì theo truyền thống.
- Người phụ nữ vẫn là người chính lo toan công việc gia đình và chăm sóc con cái..
- Phụ nữ VN lấy chồng nước ngoài là ĐL và HQ phần lớn sống ở nông thôn, chủ yếu là cùng với gia đình chồng, lại là nơi những nếp sống văn hóa truyền thống có điều kiện bảo lưu.
- Vì vậy, có những nguyên tắc ăn nói, ứng xử nhất định cả ở gia đình và ở ngoài xã hội, như người nhỏ tuổi hay bề dưới không được phép uống rượu và hút thuốc trước mặt người lớn.
- Những người phụ nữ VN lấy chồng là người HQ hầu như chưa tiếp cận với văn hóa HQ, nhất là những nguyên tắc ứng xử có tính tôn ty như vậy, sẽ rất khó khăn trong quá trình thích ứng..
- 3.2 Văn hóa hôn nhân trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
- Quá trình hội nhập của những cô dâu VN là một cuộc đấu tranh cam go giữa những giá trị văn hóa đã trở thành chuẩn mực trong cuộc sống hàng ngày và cuộc sống thực tế mà họ phải đối diện nơi đất khách quê người… Tuy nhiên, nếu nhìn nhận văn hóa dưới khía cạnh phát triển thì tất cả: "mọi hiện tượng văn hóa đều tuân thủ qui luật truyền thống và cách tân vì lịch sử luôn vận động, có lúc chậm, có lúc nhanh, có lúc đột biến".
- Những người phụ nữ VN lấy chồng là người HQ có nhu cầu thích ứng (vì xác định rõ mục đích hôn nhân, chấp nhận sống lâu dài tại HQ).
- mặt khác, lại được sống trong môi trường phải thường xuyên tiếp xúc với cư dân bản địa (trong gia đình cũng như ngoài xã hội) làm cho quá trình hội nhập diễn ra nhanh hơn.
- Quá trình hội nhập nhanh là khả năng thích ứng trong môi trường được thể hiện.
- Những người phụ nữ VN lấy chồng và sinh sống tại HQ, không chỉ cần thích ứng với văn hóa ứng xử, mà còn phải làm quen với hoạt động lao động sản xuất từ các công cụ lao động, cách gieo trồng, chăm sóc và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch.
- Một công việc gia đình khác cũng đòi hỏi người phụ nữ, phải chú tâm như là một thiên chức của mình.
- Đó là việc chăm sóc các thành viên trong gia đinh, việc nội trợ, chế biến thức ăn, đảm bảo cho gia đình luôn sống trong không khí vui tươi đầm ấm.
- Đây quả thực là những công việc gia đình không đơn giản, nhất là đối với các phụ nữ VN còn xa lạ với lối sống của gia đình người Hàn..
- Để có thể thích ứng trong môi trường văn hóa mới, những phụ nữ VN phải chủ động hội nhập.
- Những phụ nữ VN lấy chồng nước ngoài có thể có những mục đích khác nhau, loại bỏ.
- đi tất cả những trở ngại, họ vẫn mong muốn có một mái ấm gia đình.
- Mặt khác, cũng cần một sự nỗ lực của những người phụ nữ trong bối cảnh đi làm dâu nơi đất khách quê người.
- Cuối cùng là thái độ của gia đình, của cộng đồng đối với những đứa trẻ được sinh ra do các cuộc hôn nhân có yếu tố nước ngoài – những đứa con lai.
- Sống trong môi trường mà đứa trẻ dù muốn hay không, cũng sẽ chịu ảnh hưởng của hai nền văn hóa (văn hóa phía cha và văn hóa phía mẹ).
- Trong trường hợp này, do sinh sống sau hôn nhân ở quê chồng, nên những đứa trẻ sinh ra sẽ chịu ảnh hưởng văn hóa phía cha.
- Nhưng ở một chừng mực nhất định, những yếu tố văn hóa phía mẹ cũng có một sự chi phối nhất định.
- Cho nên, một môi trường thân thiện trong gia đình được đối xử công bằng và bình đẳng sẽ làm cho các em tự tin, dễ hòa nhập vào cộng đồng.
- Nhưng để có thể hội nhập, mỗi quốc gia – dân tộc phải có một bản lĩnh vững vàng, không chỉ phát huy những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh mới, mà còn đủ sức tiếp nhận những giá trị.
- văn hóa mới làm phong phú thêm những giá trị văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập quốc tế - hội nhập mà không hòa tan, vẫn giữ được bản sắc của mình.
- Trong bối cảnh của thế giới hiện tại, khi khoảng cách giữa các quốc gia, giữa các khu vực như bị thu hẹp lại, nhờ vào những tiến bộ khoa học, kỹ thuật, thì hôn nhân xuyên quốc gia diễn ra ở khắp Châu Lục và bình thường như bao việc khác của cuộc sống nhân loại.
- Việc phụ nữ VN lấy chồng nước ngoài là một hiện tượng xã hội bình thường.
- Ý kiến của Lê Văn Nuôi (2006) có thể xem như một lời kết luận ngắn gọn cho nội dung này: “Hôn nhân với người khác quốc tịch trong bối cảnh nước ta quan hệ đa phương và hội nhập toàn cầu là chuyện bình thường.
- Nhưng chỉ bình thường và đáng ủng hộ khi họ quan hệ hôn nhân bình đẳng, đến với nhau qua một quá trình giao tiếp, có tình yêu thật sự và cô dâu VN có đủ trình độ văn hóa để hội nhập văn hóa xứ người”..
- Đặng Nghiêm Vạn (2009), “Văn hóa Việt Nam đa tộc người”, NXB văn học..
- Hoàng Bá Thịnh, (2009), “Thị trường hôn nhân quốc tế trong bối cảnh đô thị hóa, công nghiệp hóa và tác động đến sự phát triển xã hội..
- Lê Văn Nuôi (2006), Dư luận xã hội về hôn nhân có yếu tố nước ngoài, Báo tuổi trẻ..
- Ngô Văn Lệ, (2007), “Hôn nhân có yếu tố nước ngoài nhìn từ khía cạnh văn hóa – Trường hợp phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan và Hàn Quốc”..
- Nguyễn Ngọc Tuyền, (2010), “Nhìn lại vấn đề hôn nhân quốc tế thương mại hóa giữa Việt Nam và Hàn Quốc”..
- Nguyễn Thị Hồng Xoan, (2005), “Hôn nhân giữa phụ nữ Việt Nam với Đài Loan-một cái nhìn từ Đài Loan”..
- Phạm Thị Thùy Trang, (2005), “Định hướng dư luận xã hội tại ĐBSCL về việc lấy chồng Đài Loan”..
- Trần Giang Linh, (2009), “Đóng góp của phụ nữ kết hôn với người nước ngoài đối với gia đình nông thôn Việt Nam”.