« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích khổ 2 của bài thơ “Viếng lăng Bác” của Viễn Phương


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích khổ 2 của bài thơ Viếng lăng Bác.
- Phân tích khổ 2 bài viếng lăng bác - Bài tham khảo 1.
- Viếng lăng Bác là bài thơ hay và nổi tiếng của nhà thơ Viễn Phương viết về Bác..
- Nổi bật trong bài thơ là khổ thơ thứ hai nói lên tâm trạng của tác giả khi nhìn thấy hình hài của Bác:.
- “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày mặt trời đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân".
- Hai câu thơ đầu là hình ảnh ẩn dụ đầy độc đáo.
- Mặt trời của tự nhiên trong câu thơ đầu là mặt trời của tự nhiên, là nguồn sống cho muôn loài và hàng ngày mọc rồi lặn như một quy luật, một sự tuần hoàn của cuộc sống.
- Mặt trời ấy quan trọng, quý giá và chỉ có một mà thôi.
- Ấy nhưng mặt trời tự nhiên lại bắt gặp một mặt trời nữa cũng đẹp, cũng sáng..
- Ấy là “mặt trời trong lăng”- ẩn dụ chỉ Bác Hồ với những hi sinh lớn lao dành cho dân tộc.
- Điệp từ thời gian “ngày ngày” lần nữa được sử dụng với dụng ý khẳng định tính chất thường xuyên liên tục.
- Đoàn người vào lăng viếng Bác nối nhau thành “dòng”.
- Và tất cả “dòng người” đều chung một nỗi niềm, cảm xúc là thương yêu Bác.
- Thông qua nghệ thuật ẩn dụ, dòng người nối tiếp nhau kết thành “tràng hoa” dâng Bác hiện lên thật đẹp.
- Viễn Phương mượn ẩn dụ “bảy mươi chín mùa xuân” để nói về tuổi của Bác.
- Phân tích khổ 2 bài viếng lăng bác - Bài tham khảo 2.
- Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:.
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ..
- Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ.
- Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ.
- Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no.
- Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời.
- Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương.
- Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:.
- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân..
- Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác.
- Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ”.
- Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái.
- Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp.
- Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa.
- “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”.
- Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác.
- Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác..
- Phân tích khổ 2 bài viếng lăng bác - Bài tham khảo 3.
- Bài thơ không chỉ thể hiện dòng cảm xúc trào dâng của nhà thơ mà còn thể hiện hình tượng lãnh tụ Hồ Chí Minh bằng hình ảnh quen thuộc vừa giàu sức khái quát vừa lung linh gợi cảm.
- Bằng cảm xúc chân thực và lời thơ gợi cảm ấy Viễn Phương đã nói hộ chúng ta chân lý “Bác Hồ sống mãi trong lòng nhân dân ta trong sự nghiệp của Đảng, của nhân dân..
- Mạch cảm xúc của bài thơ chính là cảm xúc chung của con dân miền Nam khi ra thăm lăng Bác.
- Khi tác giả đứng ở ngoài nhìn cảnh vật đã thấy bồi hồi, xúc động nhưng khi càng tiến dần vào lăng Bác thì ta càng thấy tình cảm của tác giả được thể hiện rõ hơn qua khổ thơ thứ 2 đó là cảm xúc của Viễn Phương mất.
- “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”.
- Ở hai câu thơ thứ đầu, ta thấy tác giả nhắc tới 2 “mặt trời”.
- “Mặt trời trên lăng” đó chính là vầng thái dương của vũ trụ, là mặt trời thực, còn “mặt trời trong lăng” đó là hình ảnh ẩn dụ cho Bác.
- Trước đây đã có nhiều tác giả ví Bác là mặt trời như Tố Hữu đã từng viết:.
- “Người rực rỡ như mặt trời cách mạng Mà đế quốc là loài dơi hốt hoảng.
- Nhưng cái sáng tạo và mới lạ là đã kết hợp các hình ảnh ẩn dụ “mặt trời” với phép nhân hóa.
- Nếu như mặt trời thực chói lọi, bao la, rực rỡ mà vẫn phải người mộ trước vẻ đẹp nhân cách và trí tuệ Hồ Chí Minh.
- Bằng cách so sánh Bác với “mặt trời” thì tác giả vừa ca ngợi sự vĩ đại vừa nhấn mạnh được tư tưởng ngời sáng của Bác, vừa bộc lộ được lòng tôn kính của người đối với nhân dân, của nhà thơ đối với Bác Hồ..
- “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
- Cảm nhận về hai câu thơ đầu của khổ 2 thì giáo sư Trần Đình Sử có viết: “ví Bác như mặt trời là hình ảnh đã quen nhưng đem so sánh với mặt trời trên lăng với mặt trời trong lăng là một sáng tạo mới, xuất thần, mà chưa hề có.
- Mặt trời rất đỏ làm nhớ tới trái tim nhiệt huyết, chân thành, trái tim thương nước, thương dân”.
- Như vậy dù dùng những hình ảnh quen thuộc nhưng với trái tim chân thành và sáng tạo của mình đã khiến hình ảnh thật đẹp và độc đáo..
- Tác giả còn miêu tả lần lượt mọi người vào lăng:.
- “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.”.
- Đối chiếu với hai câu thơ trên, tác giả sử dụng điệp từ “ngày ngày” có nghĩa là ngày tiếp ngày, tháng tiếp tháng, vòng tuần hoàn vô tận của thời gian.
- Với thể thơ 8 chữ được viết xuyên mạch thì ở câu cuối của khổ 2 tác giả đã viết thành 9 chữ làm cho câu thơ dài, khiến cho nhịp thơ chậm, lại kết hợp hình ảnh ẩn dụ và sáng tạo, từ ngữ giàu sức biểu cảm miêu tả cảnh đoàn người vào lăng viếng Bác với lòng thành kính và biết ơn sâu sắc.
- Một người là một bông hoa thì đoàn người là tràng hoa dâng lên Bác..
- Phân tích khổ 2 bài viếng lăng bác - Bài tham khảo 4.
- Viếng lăng Bác là tác phẩm thể hiện rất sâu sắc cảm xúc của Viễn Phương khi lần đầu tiên vào lăng viếng Bác.
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Tác giả khi ấy là người con miền Nam ra thăm miền Bắc, cùng đoàn người hành hương vào lăng viếng Người.
- Khổ thơ đầu tiên khái quát cảm xúc của tác giả khi đứng trước lăng với những ấn tượng về hàng tre xanh bát ngát.
- Đến với khổ thơ thứ hai, người đọc thấy được cảm xúc của Viễn Phương khi cùng đoàn người xếp hàng vào lăng viếng Bác..
- Xuyên suốt cả khổ thơ là nỗi niềm thương nhớ khôn nguôi của tác giả khi đứng trước thềm lăng.
- Trước tiên, đó là tấm lòng thành kính, biết ơn lãnh tụ được gói trọn trong hình ảnh ẩn dụ:.
- "Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ"..
- Mặt trời được nhắc đi nhắc lại sóng đôi trong hai câu thơ.
- Nếu "mặt trời đi qua trên lăng".
- là hình ảnh tả thực miêu tả bước dịch chuyển của mặt trời hàng ngày, hàng giờ gắn với bối cảnh không gian quen thuộc là "trên lăng".
- thì "mặt trời trong lăng".
- nhấn mạnh vầng thái dương vũ trụ chứng kiến "mặt trời trong lăng rất đỏ".
- Mặt trời thiên tạo gợi ra sự kì vĩ, vĩnh hằng, nguồn gốc của sự sống và là cái nôi đem lại ánh sáng cho con người.
- Từ láy "ngày ngày".
- phần bất tử hóa hình ảnh Bác Hồ trong lòng mọi người.
- Trước lăng Bác, cảm xúc của tác giả cứ thế trào dâng:.
- "Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.".
- Nghệ thuật điệp cấu trúc "ngày ngày".
- Hai câu thơ như vẽ ra một bức tranh từng dòng người xếp hàng, bước chân chầm chậm lắng đọng nỗi niềm xúc động bồi hồi - "đi trong thương nhớ".
- Dòng người ấy như đang "kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân", mỗi người là một bông hoa, cả đoàn người là một tràng hoa đẹp diệu kì kính dâng lên Người.
- Hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân".
- để chỉ số tuổi của Bác, đồng thời cũng là hình ảnh ẩn dụ ngợi ca cuộc đời sống đẹp và trọn vẹn, cống hiến những gì tinh túy nhất cho dân tộc của Bác.
- Câu thơ nhẹ nhàng mà kết tinh bao cảm xúc biết ơn ấy như chạm vào trái tim của biết bao bạn đọc..
- Khổ thơ là cảm xúc của tác giả khi cùng dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác..
- Nhà thơ sử dụng các hình ảnh ẩn dụ, hoán dụ có ý nghĩa sâu sắc khiến vẻ đẹp của vị lãnh tụ như càng ngời sáng hơn bao giờ hết.
- Phân tích khổ 2 bài viếng lăng bác - Bài tham khảo 5.
- Những vần thơ của Viễn Phương cũng vậy, thơ ông dung dị và cảm xúc sâu lắng.
- Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng..
- Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.
- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.
- Hai câu thơ đầu được tạo nên bởi hai hình ảnh sóng đôi, hô ứng với nhau.
- Mặt trời của vũ trụ vô hạn vẫn ngày ngày tỏa ánh sáng ấm áp cho muôn loài.
- Còn hình ảnh mặt trời trong lăng là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho Bác – người cha già kính yêu của dân tộc Việt Nam, đã lặng yên trong giấc ngủ ngàn thu.
- làm cho câu thơ có hình ảnh đẹp gây ấn tượng sâu xa hơn, nói lên tư tưởng cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn của Bác.
- Ví Người như mặt trời chói lọi để thấy được sự trường tồn vĩnh cửu trong trái tim mỗi người con Việt Nam.
- Sử dụng hình ảnh mặt trời để nói về Bác vừa thể hiện sự tôn kính, vừa nói lên niềm yêu thương vô hạn của nhà thơ dành cho người cha già kính yêu của dân tộc..
- Ở hai câu thơ tiếp theo, là hình ảnh của dòng người vào lăng viếng Bác:.
- Dòng người vào lăng như kéo dài vô tận.
- Mọi người từ khắp mọi miền Tổ quốc trở về đây như kết thành tràng hoa muôn sắc ngát hương kính dâng lên Bác.
- “dâng bảy mươi chín mùa xuân”, hay chính là hình ảnh hoán dụ về con người đã sống bảy mươi chín đời người sống ngập tràn niềm hân hoan như ngày xuân..
- Khổ thơ kết lại trong hình ảnh đóa hoa dâng Người với niềm tiếc thương vô hạn, những câu thơ bảy, tám và chín chữ với nhịp thơ chậm rãi như kéo dài hơn những nỗi nhớ thương khôn nguôi.
- Nhà thơ truyền được cảm xúc của mình đến người đọc chính bở cảm xúc của tác giả cũng là cảm xúc của đồng bào nam bộ nói riêng, của dân tộc nói chung.