« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích một số khía cạnh kinh tế và môi trường của các mô hình sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín, trường hợp nghiên cứu tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang


Tóm tắt Xem thử

- CÁC MÔ HÌNH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP TRONG VÙNG ĐÊ BAO KHÉP KÍN, TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG.
- Chợ Mới, đê bao khép kín, hiệu quả sản xuất, mô hình canh tác, phỏng vấn nông hộ, sử dụng đất đai.
- Nghiên cứu tiến hành phân tích một số khía cạnh về kinh tế và môi trường giữa các mô hình canh tác nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang..
- Kết quả nghiên cứu cho thấy địa phương đang có xu hướng thay đổi cơ cấu sử dụng đất trong nông nghiệp từ diện tích đất trồng lúa kém hiệu quả lên vườn cây ăn trái với hiệu quả kinh tế cao hơn.
- Các ảnh hưởng của thời tiết cực đoan như nắng hạn, mưa kéo dài đã làm bùng phát sâu bệnh cũng như gia tăng đáng kể chi phí đầu tư cho các mô hình này do việc gia tăng số lượng phân bón và thuốc nông dược.
- Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được xem là vùng sản xuất và xuất khẩu lúa gạo lớn nhất cả nước, do đó sản xuất nông nghiệp trở thành nguồn sinh kế chính của nông hộ ở vùng ĐBSCL.
- Giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh là trên 8.000 tỷ đồng trong năm 2012 và có xu hướng tăng dần qua các năm (tăng 2,3 % so với năm 2011) (Cục Thống kê tỉnh An Giang, 2013).
- Để đạt được kết quả trên, An Giang đã thực hiện đê bao ngăn lũ nhằm mở rộng diện tích sản xuất lúa vụ 3 (Thu Đông).
- Những nghiên cứu và bài học về tác động của đê bao lên sản xuất nông nghiệp khi xét đến các khía cạnh kinh tế, môi trường và xã hội còn rất ít và chưa đánh giá đúng mức những yếu tố gây ảnh.
- hưởng đến sự ổn định sản xuất và tính bền vững của môi trường (Lê Anh Tuấn, 2015)..
- Chợ Mới là huyện cù lao nằm giữa sông Tiền, sông Hậu và sông Vàm Nao, đất đai ở đây màu mỡ quanh năm, thích hợp với việc canh tác nhiều loại cây trồng.
- Tuy nhiên, sau quá trình canh tác lâu dài trong vùng đê bao (không xả lũ) sẽ để lại nhiều ảnh hưởng về các mặt kinh tế - xã hội - môi trường (Lê Anh Tuấn, 2015).
- Ngoài ra, nông nghiệp được xem là lĩnh vực nhạy cảm với biến đổi khí hậu (BĐKH) (Le Anh Tuan, 2012).
- Do đó, người dân đang có xu hướng chuyển đổi sang các mô hình canh tác khác như mô hình lúa kết hợp màu, cây ăn trái,… nhằm nâng cao lợi nhuận.
- Tuy nhiên, hiện tại chưa có nghiên cứu nào đánh giá hiệu quả tổng hợp về kinh tế, xã hội và môi trường của các mô hình đang được canh tác trong vùng nghiên cứu.
- Vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để người dân có thể ổn định sản xuất và hướng đến phát triển nông nghiệp bền vững trước những áp lực thay đổi về nguồn nước như hiện nay.
- Vì vậy, nghiên cứu này được thực hiện sẽ góp phần hỗ trợ chính quyền địa phương cho công tác định hướng quy hoạch về sản xuất nông nghiệp trong tương lai nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và cải thiện đời sống cho người dân tại địa phương..
- Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát thực địa và tham khảo ý kiến các nhà quản lý tại địa phương chọn ra các mô hình canh tác chính tại vùng nghiên cứu để tiến hành điều tra.
- Nghiên cứu được thực hiện trên các mô hình canh tác lúa (3 vụ), màu và cây ăn trái lần lượt thuộc 3 xã Long Điền A, Kiến An và Tấn Mỹ.
- nghiên cứu đã lựa chọn 3 xã đó là Long Điền A, Kiến An và Tấn Mỹ ứng với các mô hình canh tác lần lượt là lúa, màu và cây ăn trái..
- Nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp tổng số 90 hộ dân ở cả ba mô hình canh tác (các nông hộ được lựa chọn ngẫu nhiên) nhằm đảm.
- Nội dung chính trong phiếu điều tra dạng câu hỏi cấu trúc là tìm hiểu các vấn đề xung quanh hoạt động canh tác của các nông hộ trong ba lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường, đồng thời tìm hiểu những thông tin về mức độ ảnh hưởng của nhóm yếu tố đó đối với việc lựa chọn mô hình canh tác của nông hộ.
- Ngoài ra, phiếu điều tra còn giúp thu thập thông tin về thuận lợi và khó khăn của nông hộ có thể gặp phải trong quá trình canh tác trong vùng đê bao..
- Các hộ dân canh tác trong khu vực đê bao khép kín;.
- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới;.
- 3.1 Hiện trạng sử dụng đất sản xuất nông nghiệp và các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa mô hình canh tác của người dân.
- 3.1.1 Sự thay đổi sử dụng đất nông nghiệp và những trở ngại trong quá trình canh tác tại huyện Chợ Mới.
- Các thời điểm thay đổi sử dụng đất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín với mốc thời gian từ khi xây dựng hệ thống đê bao (năm 2000) đến hiện tại được trình bày trong (Hình 2).
- Theo kết quả phỏng vấn cán bộ Phòng nông nghiệp cho thấy giai đoạn trước năm 2000, mô hình canh tác chính là lúa (02 vụ).
- Tuy nhiên, việc canh tác lúa 02 vụ mang lại hiệu quả kinh tế thấp và đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là trong mùa lũ do không có công ăn việc ổn định.
- điểm năm 2000, do hệ thống đê bao được xây dựng tạo điều kiện cho người dân trong việc chủ động nguồn nước canh tác và theo khuyến khích của chính quyền địa phương nên người dân đã chuyển từ mô hình canh tác lúa 02 vụ sang canh tác lúa 03 vụ nhằm tăng lợi nhuận và cải thiện đời sống..
- Bên cạnh đó, kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy vào khoảng năm 2007, đa số nông hộ đã bắt đầu chuyển từ mô hình chuyên canh lúa 03 vụ sang các mô hình khác như lúa và màu kết hợp, chuyên màu và cây ăn trái do vào thời điểm đó xảy ra tình trạng giá lúa bấp bênh, năng suất giảm và điều kiện đất đai không còn phù hợp.
- Trong khi đó, mô hình trồng lúa 03 vụ vẫn được duy trì canh tác tại các xã An Thạnh Trung, Nhơn Mỹ, Kiến Thành, Mỹ Hội Đông, Long Giang, Long Điền B từ năm 2000 cho đến nay, với cơ cấu diện tích trên 70% so với tổng diện tích đất nông nghiệp của từng xã.
- Nguyên nhân là do quy hoạch của chính quyền địa phương, điều kiện đất đai phù hợp và người dân chọn việc duy trì tập quán canh tác lúa.
- Tuy nhiên, việc chuyển đổi đa phần theo xu hướng tự phát do đó còn xảy ra nhiều mâu thuẫn trong quá trình canh tác..
- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này là do giá lúa không ổn định, thu nhập của người nông dân thấp hơn so với canh tác các loại cây trồng khác, đồng.
- Ngoài ra, chất lượng đất suy thoái do canh tác liên tục và lượng phù sa suy giảm cũng góp phần đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu cây trồng tại địa phương..
- Hình 3: Biến động diện tích đất nông nghiệp tại huyện Chợ Mới Kết quả phỏng vấn cán bộ Phòng Nông nghiệp.
- huyện Chợ Mới cho thấy cơ cấu chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp trên toàn huyện cụ thể là 28%.
- Hình 4: Cơ cấu chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp tại huyện Chợ Mới năm 2016.
- Kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy có tới 87% số hộ bắt đầu nhận thấy khó khăn trong quá trình canh tác và 13% không gặp ảnh hưởng bởi những vấn đề trên.
- Những điều này được người dân nhận thấy rõ rệt vào khoảng năm 2015 (Hình 5a)..
- 11% chọn giải pháp lơi vụ cho đất có thời gian nghỉ nhằm hạn chế tình trạng ngộ độc hữu cơ do quá trình canh tác liên tục.
- Một số nông hộ khác (chiếm 11%) giải quyết bằng cách chuyển đổi sang mô hình canh tác có hiệu quả kinh tế hơn nhằm tăng thu nhập và cải thiện cuộc sống gia đình.
- Hình 5: Những trở ngại trong quá trình canh tác (a) và giải pháp giải quyết vấn đề (b) 3.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn lựa.
- mô hình sản xuất.
- Kết quả nghiên cứu (Bảng 3) cho thấy khi đưa quyết định chọn lựa mô hình sản xuất thì các yếu tố thuộc lĩnh vực kinh tế được quan tâm nhiều nhất so với các yếu tố còn lại: xã hội (tập quán canh tác, tập huấn kỹ thuật, xu hướng chung của người dân) và môi trường (đất, nước, thời tiết).
- Yếu tố lợi nhuận được người dân ưu tiên xếp hạng cao nhất trong cả ba mô hình canh tác.
- Khi lựa chọn mô hình canh tác, thì lợi nhuận thu được từ mô hình canh tác là điều mà người dân quan tâm nhất vì nó cần thiết cho việc chi tiêu trong gia đình và đồng thời là nguồn vốn đầu tư cho mùa vụ tiếp theo.
- Do vậy, người dân đã chuyển đổi sang mô hình canh tác khác nếu như mô hình hiện tại không mang lại lợi nhuận cao.
- Về lĩnh vực môi trường, chất lượng đất là yếu tố quyết định hiệu quả của mô hình canh tác mà không phải yếu tố nước và thời tiết.
- người dân, việc canh tác trong vùng đê bao với thời gian dài đã làm cho đất mất đi dinh dưỡng cần thiết, dẫn đến giảm năng suất cây trồng, đồng thời khiến chi phí sản xuất gia tăng do phải tăng lượng phân bón liên tục.
- Các yếu tố thuộc về lĩnh vực xã hội không gây ảnh hưởng nhiều đến quyết định chọn lựa mô hình canh tác của người dân so với hai lĩnh vực kinh tế và môi trường.
- Cụ thể, đối với mô hình trồng lúa, đa số người dân không chuyển sang mô hình canh tác khác do tập quán canh tác lâu đời và sẽ khó khăn khi chuyển đổi với diện tích canh tác lớn sẽ cần chi phí đầu tư cao.
- Yếu tố tập huấn kỹ thuật được ưu tiên xếp hạng cao hơn trong mô hình trồng cây ăn trái so với mô hình lúa, màu vì người dân mong muốn tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm hiểu thêm về kỹ thuật canh tác phù hợp cho mô hình.
- Bên cạnh đó, việc quyết định mô hình canh tác cũng bị ảnh hưởng bởi xu hướng của cộng đồng..
- Bảng 3: Thứ tự ưu tiên các yếu tố lựa chọn mô hình canh tác theo nhận định của người dân.
- Chi phí 3 3 3.
- Xã hội Tập quán canh tác 5 7 9.
- 3.2 Các yếu tố kinh tế, xã hội và môi trường ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của các mô hình.
- 3.2.1 Kết quả điều tra về khía cạnh kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- Mô hình trồng lúa (3 vụ).
- Qua kết quả phỏng vấn nông hộ canh tác lúa (3 vụ) (Hình 6), đa số người dân nhận thấy rằng năng suất (chiếm 75% số hộ), thu nhập (70%) và lợi nhuận (70%) của họ giảm, tuy nhiên, chi phí sản xuất (85% số hộ) đã tăng lên nhiều lần so với thời gian trước năm 2015.
- nông dân, việc năng suất lúa giảm theo thời gian là do đất canh tác ngày một suy thoái cùng với ảnh hưởng của thời tiết đã làm bùng phát sâu, dịch bệnh trong thời gian gần đây.
- Vì vậy, người dân phải bỏ ra nhiều chi phí đầu tư cho phân bón, thuốc trừ sâu và các loại vật tư phục vụ sản xuất nhằm cải thiện năng suất.
- bên cạnh đó, giá cả các loại vật tư nông nghiệp có xu hướng tăng do nhu cầu sử dụng cao.
- Do đó, lợi nhuận của người dân giảm một cách đáng kể.
- Hình 6: Ý kiến của người dân về năng suất (a), thu nhập (b), chi phí (c) và lợi nhuận (d) của mô hình trồng lúa 3 vụ.
- Mặt khác, kết quả phỏng vấn đã chỉ ra các loại chi phí mà người dân cho rằng là gia tăng trong quá trình canh tác, cụ thể là các chi phí cho lao động, giống, vật tư và cơ giới tăng nhiều so với các loại chi phí sản xuất khác (Hình 7).
- Hình 7: Kết quả phỏng vấn về mức độ gia tăng chi phí sản xuất trong hoạt động canh tác lúa từ.
- Như vậy, năng suất thấp cùng với chi phí tăng cao dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp trong mô hình.
- sản xuất lúa 3 vụ trong khi chưa tính đến chi phí cho việc cải thiện môi trường đất và nước..
- Mô hình trồng hoa màu và mô hình trồng cây ăn trái.
- Đối với mô hình trồng hoa màu (Hình 8), kết quả phỏng vấn cho thấy về năng suất có 45% số nông hộ cho rằng năng suất giảm do các yếu tố thời tiết tác động, 30% cho rằng năng suất tăng và phần còn lại (30%) nhận thấy không có sự thay đổi theo thời gian (Hình 8a).
- Như vậy, năng suất của mô hình này thay đổi đa phần phụ thuộc vào kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác của người dân để đạt được năng suất như mong muốn.
- Điều này cho thấy thu nhập của người dân thay đổi là do các yếu tố thị trường chi phối.
- Chi phí sản xuất tăng do nhu cầu sử dụng vật tư nông nghiệp nhiều hơn.
- Đối với mô hình trồng cây ăn trái (Hình 9), kết quả phỏng vấn cho thấy về các yếu tố năng suất (Hình 9a), thu nhập (Hình 9b) và chi phí (Hình 9c) có gần 50% số hộ cho rằng không thay đổi theo thời gian, 30% cho rằng giảm và số còn lại từ 20 – 30% cho rằng tăng.
- Theo ý kiến người dân thì các yếu tố trên thay đổi chủ yếu phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và kỹ thuật canh tác..
- Hình 9: Ý kiến của người dân về năng suất (a), thu nhập (b), chi phí (c) và lợi nhuận (d) của mô hình trồng cây ăn trái.
- Từ các kết quả trên cho thấy hiệu quả kinh tế của hai mô hình này ít bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tự nhiên như đất đai và khí hậu vì người dân có thể chủ động trước sự thay đổi của các yếu tố đó trong quá trình canh tác.
- Điều này cho thấy vốn đầu tư rất quan trọng để phát triển mô hình hoa màu và cây ăn trái, nó tương quan thuận với lợi nhuận..
- 3.2.2 Các ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến khía cạnh môi trường.
- Kết quả phỏng vấn nông hộ cho thấy mức độ gây ảnh hưởng của các loại hình canh tác đến môi.
- Đối với mô hình trồng lúa, việc thâm canh liên tục đã làm đất đai suy thoái, gia tăng dịch bệnh và đồng thời gây ô nhiễm nguồn nước do sử dụng nhiều phân bón hóa học và thuốc trừ sâu trong quá trình canh tác.
- Tương tự, đối với mô hình trồng hoa màu, mức độ gây ảnh hưởng đến môi trường xấp xỉ bằng với mức độ ảnh hưởng của mô hình lúa trong khi lại cao hơn mô hình cây ăn trái (Hình 10)..
- Hình 10: Kết quả phỏng vấn mức độ ảnh hưởng của các loại hình canh tác đến môi trường từ thấp đến cao.
- Điều đó gây ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất (Hình 12a)..
- tác nông nghiệp.
- đánh giá người dân.
- Hình 12: Nhận định của người dân về sự thay đổi môi trường (a) đất đai và (b) nước trong vùng nghiên cứu.
- Hiện trạng sản xuất nông nghiệp tại huyện Chợ Mới từ khi xây dựng hệ thống đê bao khép kín (Dự án Nam Vàm Nao) vào năm 2000 cho đến nay đã có sự thay đổi lớn, diện tích đất lúa giảm đáng kể do chuyển sang các loại đất khác.
- Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa trong công tác đánh giá và lựa chọn mô hình phù hợp cũng như.
- sản xuất nông nghiệp trong vùng đê bao khép kín..
- Điều này góp phần giải quyết bài toán phát triển nông nghiệp bền vững cho tỉnh An Giang nói riêng và ĐBSCL nói chung..
- Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố khí tượng thủy văn và sản xuất nông nghiệp đến năng suất lúa vùng đê bao lửng tỉnh An Giang.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Bản tin sản xuất thị trường.
- Tạp chí Khoa học Công nghệ Nông nghiệp Việt Nam .
- Những yếu tố có ảnh hưởng đến tính bền vững của sản xuất lúa ba vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long