« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích nét cổ điển và hiện đại trong Đây thôn Vĩ Dạ


Tóm tắt Xem thử

- Hàn Mặc Tử là nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn hiện đại Việt Nam..
- Bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ là một kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại..
- Dẫn dắt vấn đề: Nét cổ điển và hiện đại trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ..
- Khái quát về bài thơ:.
- Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ điên về sau đổi thành Đau thương, được gợi cảm hứng từ tấm ảnh về phong cảnh Huế và lời hỏi thăm của Hoàng Cúc - người mà Hàn Mặc Tử ôm ấp mối tình đơn phương khi còn làm ở sở Đạc Điền..
- Giá trị nội dung: Bài thơ là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu đời, yêu người..
- Hình ảnh hàng cau, lá trúc, vườn cây quen thuộc của thôn quê Việt Nam, là tình tự dân tộc trong ca dao và tâm hồn Việt Nam trong thơ cổ điển..
- Phân tích nét hiện đại.
- thể hiện rõ qua sự thay đổi tâm trạng giữa các khổ thơ, các yếu tố không gian thời gian bị đảo lộn, không theo quy luật khách quan từ gần đến xa từ xa đến gần, không theo dòng chảy của thời gian mà theo dòng chảy của tâm trạng..
- Bài thơ liên kết với nhau không tuân theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian, mang tính chủ quan gắn với tâm lí và cảm quan của nhà thơ..
- Thời gian mở đầu là buổi sớm tinh khôi nhưng đột ngột chuyển sang đêm trăng đầy mong ngóng, lo âu, buồn đến nao lòng và kết thúc trong thời gian mộng ảo, không xác định..
- Không gian trong bài thơ là không gian xứ Huế, cách trở, huyền hồ "mờ nhân ảnh”.
- Không gian xa xôi, ngăn cách ấy không phải vì không gian địa lí mà đó là sự cách trở của hai tâm hồn, là nỗi niềm thổn thức của Hàn thi sĩ.
- Không gian ở đây được soi chiếu qua lăng kính cảm xúc chủ quan của nhà thơ..
- Những hình ảnh vừa quen thuộc dân dã đã được Hàn Mặc Tử biến trở thành mới lạ hiện đại..
- Hình ảnh "trăng".
- không còn là ánh trăng của thi ca cổ điển nữa, nó đã được làm mới qua hình ảnh “sông trăng” toát lên thứ ánh vàng kì lạ, như sáng bừng một góc xứ Huế, sáng dậy một góc trong tâm thức thi sĩ.
- Xưa nay mây đi theo gió, gió thổi mây bay, giờ thì gió theo lối gió, mây đường mây, một hình ảnh siêu thực, hình ảnh của chia li..
- Bài thơ có cấu trúc rất lạ: sự việc, con người được kể lại không theo bút pháp kể chuyện, sự vận động của hình tượng thơ cũng không phải là nhịp điệu chuyển hoá tâm trạng của nhân vật trữ tình..
- Khái quát lại nét cổ điển và hiện đại của bài thơ..
- Nếu Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong tất cả những nhà thơ mới thì Hàn Mặc Tử là nhà thơ lạ vào bậc nhất của phong trào Thơ mới.
- Trong thơ Hàn, nhiều bài thơ mang khuynh hướng siêu thoát vào thế giới siêu nhiên, tôn giáo…nhưng đó là hình chiếu ngược của khát vọng sống, khát vọng giao cảm với đời.
- "Đây thôn Vĩ Dạ".
- là bài thơ hay và tiêu biểu nhất cho phong cách tâm hồn thơ Hàn Mặc Tử, bài thơ đã được nhà phê bình Hoài Thanh chọn in trong tập "Thi nhân Việt Nam".
- Đây có thể xem là một chủ âm trong cây đàn thơ muôn điệu của Hàn Mặc Tử, là một thi phẩm xuất sắc của thi đàn Thơ mới.
- Hàn Mặc Tử quan niệm “Ta không nên quên thơ ta là thơ quốc âm, ta phải giữ cái tinh thần Việt Nam của ta.
- cũng theo tinh thần ấy, bài thơ là sự kết hợp giữa nét truyền thống và hiện đại..
- Trong bài thơ "Đây thôn Vĩ Dạ", yếu tố truyền thống trước hết thể hiện ở thể thơ 7 tiếng tuân thủ chặt chẽ hiệp vần, đối, điệp..
- Hình ảnh hàng cau, lá trú, vườn cây là hình ảnh cuả thôn quê Việt Nam.
- Hình ảnh ấy đã trở thành tình tự dân tộc trong ca dao, và tâm hồn VN trong thơ cổ điển.
- Nét truyền thống trong thơ trung đại được Hàn Mặc Tử vận dụng trong việc gợi tả, chấm phá "nắng hàng cau vườn ai mướt quá xanh như ngọc", khắc họa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, tinh khôi của xứ Huế chỉ bằng 2 câu thơ.
- Nhịp điệu thơ nhẹ nhàng: Toàn bài thơ luôn duy trì một âm điệu trầm buồn, sâu lắng, rất thích hợp để diễn tả tâm trạng của nhà thơ.
- Câu thơ của Hàn Mặc Tử về bến sông trăng và thuyền ai gợi nhớ đến vần ca dao thuyền nhớ bến… bến đợi thuyền..
- Toàn bài thơ có 4 từ “ai” đại từ phiếm chỉ cùng xuất hiện trong các câu hỏi tu từ, không chỉ góp phần tạo nên âm điệu lâng lâng, ngỡ ngàng mà còn dẫn hồn người đọc nhớ về một miền dân ca Huế man mác sâu lắng, bồi hồi, thiết tha:.
- Nét Hiện đại:.
- thể hiện rõ qua sự thay đổi tâm trạng giữa các khổ thơ, các yếu tố không gian thời gian bị đảo lộn, không theo quy luật khách quan từ gần đến xa từ xa đến gần, không theo dòng chảy của thời gian mà theo dòng chảy của tâm trạng:.
- Tất cả chỉ là những cung bậc khác nhau nhưng cốt lõi vẫn là một nỗi niềm thiết tha giao cảm với đời, với con người.từ góc độ không- thời gian nghệ thuật, bài thơ liên kết với nhau không tuân theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian: cảnh vườn thôn Vĩ tươi sáng trong ánh nắng mai với cảnh sắc bình dị mà tinh khôi, đơn sơ mà thanh tú, nghiêng về cảnh thực.
- Không- thời gian nghệ thuật của bài thơ được sáng tạo mang tính chủ quan gắn với tâm lí và cảm quan của nhà thơ..
- Thời gian trong bài thơ tồn tại không có tính liên tục, bị đứt nối, ngắt quãng:.
- cảnh thôn Vĩ vào buổi sớm tinh mơ- cảnh sông nước đêm trăng và cuối bài thơ chỉ còn là thời gian vô thức, không xác định.
- Thời gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ”.
- Thời gian nghệ thuật là một biểu tượng thể hiện một quan niệm thẩm mĩ của nhà văn về cuộc đời và con người.
- Thời gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ” đã thể hiện quan niệm của Hàn Mặc Tử về thế thái nhân sinh.
- Cuộc đời là một chuỗi thời gian đứt gãy, chắp nối và cuối cùng tan vào hư vô.
- Mở đầu bài thơ, thời gian bắt đầu một ngày mới “Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”, cảnh vật tràn.
- Thời gian thường vận động theo dòng vận động tuyến tính, một chiều.
- Thế nhưng, nét mới, nét hiện đại ở đây là thời gian trong bài thơ không liên tục mà ngắt quãng.
- Thời gian mở đầu là buổi sớm tinh khôi nhưng đột ngột chuyển sang đêm trăng đầy mong ngóng, lo âu, buồn đến nao lòng và kết thúc trong thời gian mộng ảo, không xác định.
- Sự đứt nối thời gian trong bài thơ như một nỗi niềm tâm sự của nhà thơ về cuộc đời và kiếp sống mong manh, đứt đoạn của con người, của Hàn Mặc Tử- một kiếp người dang dở tình duyên và sự nghiệp văn chương..
- Thời gian của bài thơ không mang tính liên tục còn không gian lại không tuân theo tính duy nhất.
- Không gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ” là không gian của sự chia lìa.
- Không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học là mô hình thế giới độc lập, có tính chủ ý và mang ý nghĩa tượng trưng của tác giả, là không gian tinh thần của con người, là không gian sống mà con người cảm thấy trong tâm tưởng.
- Không gian nghệ thuật là loại không gian topos, là không gian cảm giác được, là không gian nội cảm chứ không phải như không gian mặt phẳng kiểu Euclid.
- Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống.
- Do đó không thể quy không gian trong “Đây thôn Vĩ Dạ” về không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất..
- Không gian trong bài thơ là không gian xứ Huế, cách trở, huyền hồ ”mờ nhân ảnh”.
- Không gian ở đây được soi chiếu qua lăng kính cảm xúc chủ quan của nhà thơ.
- Hình ảnh:.
- Những hình ảnh vưà quen thuộc dân dã đã được Hàn Mặc Tử biến trở thành mới lạ hiện đại.
- Hàn Mặc Tử đã truyền vào những chất liệu ấy một màu sắc thẩm mỹ mới.
- vưà là ấn tượng xứ Huế trong linh hồn đau thương cuả Hàn Mặc Tử, cảnh vưà trong thực tại hôm nay trong cõi đời này, lại vưà như ở nơi xa mờ ngoài cõi nhân gian.
- Trong không gian cuả thế giới đa chiều ấy, linh hồn Hàn Mặc Tử vưà hy vọng vưà tuyệt vọng, vưà hướng ra xa tìm kiếm mong đợi, vưà nhìn vào trong thương cho số phận mình.
- Điều lay động sâu xa nơi người đọc vẫn là tấm lòng thiết tha cuả Hàn Mặc Tử với cuộc đời, với đất nước, con người quê hương..
- Điều kỳ diệu là, trong nỗi bi thương và tuyệt vọng không cùng ấy, hình ảnh quê hương, con người xứ Huế hiện lên thật trong trẻo khôi nguyên.
- Nắng mới trên hàng cau, vườn cây xanh ngọc, con thuyền đậu bến sông trăng, áo em trắng quá…Đó cũng là linh hồn tinh khôi cuả Hàn Mặc Tử, người đã vượt lên trên cái bi thương tuyệt vọng , vượt lên trên sự nhạt nhoà cõi chết, để sống mãi với đời trong niềm khát khao vô hạn cõi nhân sinh tuyệt diệu này.
- “Trăng” là hình ảnh khá quen thuộc trong thơ ca trung đại để tỏ chí, tỏ lòng nhưng trong bài thơ này không còn là ánh trăng của thi ca cổ điển nữa, nó đã được tác giả làm mới qua hình ảnh “sông trăng”.
- Hình ảnh Trăng xuất hiện rất nhiều trong thơ Hàn Mặc Tử, nó gần như trở thành một nỗi ám ảnh trong thơ ông.
- Trăng trong thơ Hàn Mặc Tử không chỉ là ánh sáng huyền ảo và hắt hiu mà nó như một vật cụ thể khả xúc”..
- Khách tham quan có thể ghé vào thưởng thức những trái bắp ngọt … Đêm trăng sông Hương là một không gian tuyệt vời, bầu trời rất trong và thoáng đãng, không gian tràn ngập ánh trăng.
- dòng , Hàn Mặc Tử gọi đó là sông trăng.
- Những nét vẽ cảnh vật cuả Hàn Mặc Tử sắc xảo, tinh tế và có thần.
- Ai đã từng thả thuyền trên sông Hương ban ngày hoặc xuôi theo dòng trong đêm trăng đều nhận ra cái tài hoa rất mực cuả Hàn Mặc Tử trong tứ thơ.
- Khổ 2 là bức tranh Siêu thực về cảnh sắc xứ Huế qua tâm trạng cuả Hàn Mặc Tử.
- Hàn Mặc Tử nhìn đâu cũng thấy sự chia ly.
- Giờ thì gió theo lối gió, mây đường mây, một hình ảnh Siêu thực, hình ảnh cuả chia ly.
- Mây, gió trở thành ẩn dụ cho sự chia xa không sao hàn gắn được trong tâm thức Hàn Mặc Tử.
- Trong mắt nhìn cuả Hàn Mặc Tử, thực tại bây giờ là thực tại vô duyên, lạnh nhạt, thê thiết.
- Hàn Mặc Tử đã xa lạ với thực tại ấy, đang mất dần những mối quan hệ với thực tại ấy, chẳng thể giữ được điều gì.
- Hàn Mặc Tử đã đem đến cho thơ ca VN những mới mẻ cuả nghệ thuật Siêu thực.
- Quả thật khó có nhà thơ nào viết được những tứ thơ hay hơn, độc đáo hơn về trăng như dòng sông trăng cuả Hàn Mặc Tử.
- Bức tranh thiên nhiêu Siêu thực đã làm thay đổi phẩm chất thơ trữ tình: Thơ trữ tình Hàn Mặc Tử trở thành thơ trữ tình hướng nội..
- Còn Hàn Mặc Tử lại tự hỏi, con thuyền đậu bến sông trăng kia “có chở trăng về kịp tối nay.
- phong cách thơ Hàn Mặc Tử: tượng trưng, siêu thực.
- Nhạc điệu thơ Hàn Mặc Tử là nhạc điệu của tâm hồn có nhiều trạng thái đặc biệt.
- Hàn Mặc Tử hay dùng cách kết hợp các từ láy hay chú công trong thanh điệu dể diển tả những khúc nhạc lòng buồn miên man hoặc trầm lắng du dương..
- Câu thơ mở đầu bài Đây thôn Vỹ Dạ của Hàn Mặc Tử: "Sao anh không về chơi thôn Vỹ".
- Người hỏi là ai ? Một cô gái hay chính thi sĩ ? Có lẽ cả hai! Hay đúng hơn, chính Hàn Mặc Tử phân thân để tự đối thoại.
- Tình yêu đồng vọng với tình quê khiến hình ảnh thôn Vỹ hiện về tràn ngập tâm hồn thi sĩ..
- Bài thơ có cấu trúc rất lạ.
- Sự việc, con người được kể lại không theo bút pháp kể chuyện, sự vận động cuả hình tượng thơ cũng không phải là nhịp điệu chuyển hoá tâm trạng cuả nhân vật trữ tình.
- Nhưng cái mạch chính cuả bài thơ là ấn tượng cuả Hàn Mặc Tử về cảnh sắc, con người xứ Huế đẹp, thơ mộng, êm đềm.
- Mỗi khổ thơ là một bức tranh xứ Huế trong những thời gian khoảnh khắc khác nhau.
- Mạch phát triển tình cảm xuyên suốt bài thơ cũng là mạch thống nhất, đó là tình cảm đằm thắm sâu nặng cuả Hàn Mặc Tử với quê hương xứ Huế, dù cung bậc và sắc thái tình cảm có khác nhau, song tình cảm ấy cuả Hàn Mặc Tử là vẫn là một khối tinh ròng và lấp lánh những sắc màu cuả tình quê hương, tình tự dân tộc, vì thế bài thơ có sức lay động mạnh mẽ tâm hồn người đọc..
- Không thể có một nhân vật trữ tình vưà là em đối thoại với anh, vưà là mình đối thoại với ai, lại vưà là anh đối thoại với em trong cùng một bài thơ.
- Và ngay cả những dấu tích ấy, cũng nhoà đi trong tâm tưởng Hàn Mặc Tử.
- Hàn Mặc Tử đang đâu đó khuất trong bóng tối, nhìn ra ngoài kia, thấy rất rõ đường nét, linh hồn cuả mây, gió, sông nước, và dòng sông trăng soi sáng con thuyền chở trăng đang đậu bến.
- Đến khổ thơ III, Hàn Mặc Tử đã ở nơi xa lắm, ngoài cõi nhân gian, nhìn thấy mình đã “ mờ nhân ảnh.
- Hàn Mặc Tử đã đem đến một bút pháp mới lạ cho thơ VN.
- Hơn thế, Hàn Mặc Tử còn dẫn thơ ca vào cõi tâm linh nhưng lại rất dân dã và hiện thực.
- Bài thơ tiêu biểu cho Thơ mới, có sự kết hợp giữa tinh hoa thơ trung