« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích nghệ thuật lập luận trong bản Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi


Tóm tắt Xem thử

- Nghệ thuật lập luận trong Đại cáo bình Ngô Văn mẫu 10.
- Kì thực trong lịch sử văn học dân tộc, có không nhiều tác phẩm xuất sắc, đạt đến trình độ mẫu mực, đỉnh cao cả về nội dung lẫn nghệ thuật.
- Muốn có được điều đó phải dựa trên rất nhiều yếu tố, trong đó chắc chắn phải dựa vào tài năng trác việt của tác giả.
- Nguyễn Trãi là nhà văn như vậy và Bình Ngô đại cáo là tác phẩm kiệt xuất của văn học dân tộc.
- Tài năng, tâm sức và nhiều khát vọng được ông dồn tụ vào áng văn chính luận bất hủ này.
- Và một trong những điểm sáng lớn nhất của bài cáo chính là ở nghệ thuật lập luận tài tình của nhà văn..
- Cáo vốn là một thể văn chính luận trung đại, thường dùng cho mục đích hành chính quan phương của vua chúa.
- “đất diễn” này có thể trở thành một tác phẩm văn chương đúng nghĩa.
- Nhưng Bình Ngô đại cáo lại khác, có nhiều yếu tố để Nguyễn Trãi đã biến nó trở thành một tác phẩm giàu chất văn chương, mà trước hết là ở nghệ thuật lập luận.
- Một tác phẩm văn chính luận (dù ở hình thức thể loại nào) đạt đến trình độ nghệ thuật đỉnh cao phải xác định được đối tượng, mục đích rõ ràng, có kết cấu chặt chẽ, cách lập luận sắc bén, giọng điệu hùng hồn, đanh thép, ngôn ngữ giàu tính luận chiến, có độ khái quát cao.
- Nếu xét ở tất cả các phương diện này, Bình Ngô đại cáo là một áng văn chính luận bất hủ, kiệt xuất..
- Nói tới đối tượng và mục đích sáng tác văn chương không phải là nói đến yếu tố nghệ thuật mà là nội dung.
- Nhưng đối với văn chính luận hai điều này lại vô cùng quan trọng chi phối đến kết cấu và cách thức lập luận của tác phẩm.
- Nếu xét ở bề nổi, đối tượng của Đại cáo bình Ngô chính là nhân dân bá tánh, mà vua Lê Lợi và Nguyễn Trãi muốn thông báo rộng rãi về nền hòa bình độc lập sau hơn hai mươi năm chịu ách đô hộ và kháng chiến chống giặc Minh.
- Nhưng tính chiến đấu của văn chính luận luôn ẩn chứa ngay từ đối tượng và mục đích mà văn bản đó được sáng tác.
- Vì vậy, bản đại cáo đã tạo nên những cơ sở lí luận và thực tiễn đầy xác đáng, chân thực như gọng kìm cuối cùng để khóa chặt mọi âm mưu xâm lược của kẻ thù..
- Kết cấu của bản đại cáo rất chặt chẽ, bao gồm bốn phần rõ ràng và được tạo từ hai cơ sở rất quan trọng để đi đến việc có thể tuyên bố hòa bình.
- Mở đầu Nguyễn Trãi đã tạo một căn cứ pháp lí không gì có thể chối cãi được, đó chính là tư tưởng nhân nghĩa và những yếu tố để xác lập chân lý chủ quyền dân tộc..
- Trong đó tư tưởng nhân nghĩa đóng vai trò cốt lõi, xuyên suốt của tác phẩm..
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân, Quân điếu phạt trước lo trừ bạo..
- Chưa kể cách Nguyễn Trãi đề xuất đầy mới mẻ, nhân văn trong quan điểm nhân nghĩa này, mà nó còn giữ vai trò chủ đạo để thực thi, phán xét mọi hành động của kẻ thù và quân ta.
- Nhân nghĩa là yên dân, muốn cho dân được yên thì phải lo trừ bạo ngược, mà trước mắt là diệt trừ họa xâm lăng.
- Vì vậy bao đời nay, trên tinh thần nhân nghĩa dân ta đã và luôn là một quốc gia độc lập, bất khả xâm phạm tới chủ quyền.
- Bất cứ kẻ nào đem quân đi xâm lược nước ta là trái với nhân nghĩa, chà đạp lên quyền độc lập tự do của dân tộc mình đều bị trừng trị thích đáng..
- Những dẫn chứng thực tiễn đẫm máu và nước mắt trong những ngày tháng đó được bài cáo đưa ra một cách chân thực..
- Đó là những nhân chứng, vật chứng đanh thép mà nhà văn - vị “luật sư” thiên tài đệ ra trước “tòa án nhân nghĩa”.
- Kết cấu của bài cáo vì thế mà vô cùng chặt chẽ..
- Bản Đại cáo bình Ngô còn được coi là đỉnh cao của nghệ thuật văn chính luận phải kể đến cách lập luận đầy sắc bén của nhà văn Nguyễn Trãi.
- Ngay ở phần mở đầu khi đưa ra chân lý độc lập, tác giả không đơn thuần khẳng định một cách chung chung mà từ các lí lẽ đến dẫn chứng đều khiến mọi người tỏ ra tâm phục khẩu phục.
- Ông liệt kê, so sánh rất chính xác qua các yếu tố xác lập chủ quyền độc lập như nền văn hiến, lãnh thổ, phong tục, lịch sử, hào kiệt giữa hai quốc gia Đại Việt và Đại Hán.
- Vừa là thể hiện niềm tự hào về một quốc gia đã độc lập từ lâu đời, vừa là cách khẳng định vị thế ngang hàng với một đất nước lớn như Trung Quốc.
- Chưa bao giờ trong lịch sử, tính tới thời điểm đó, vấn đề độc lập chủ quyền của nước ta lại được khẳng định một cách chắc chắn và vững trãi như vậy.
- Bởi vậy, mở đầu bài cáo một cơ sở pháp lí không còn gì thuyết phục hơn được đặt ra..
- Trong khi đó, đến cơ sở thực tiễn ông cũng luận tội kẻ thù bằng những dẫn chứng đanh thép.
- Điều đó càng chứng thực cho những gì thuộc về nhân nghĩa bọn chúng đều vi phạm hết.
- Bởi vậy lập luận.
- Sự kết hợp nhịp nhàng giữa lí luận và thực tiễn đã tạo sức nặng rất lớn trong cách lập luận của Đại cáo bình Ngô..
- Song bên cạnh đó bút pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng cũng là một trong những yếu tố làm nên giá trị đỉnh cao của tác phẩm này.
- Ở bài cáo có sự kết hợp hài hòa, nhuần nhuyễn giữa các yếu tố hiện thực và trữ tình, tả thực và ước lệ tượng trưng.
- Trong đó, bút pháp tương phản, đối lập được vận dụng một cách tài tình và linh hoạt nhất.
- Ngay ở đoạn văn luận tội kẻ thù, Nguyễn Trãi đã phơi bày một bức tranh đen tối của dân tộc dưới ách đô hộ của bè lũ cướp nước..
- Có thể nhận thấy, tác giả không sử dụng một bút pháp nào độc tôn, mà linh hoạt, mới mẻ trong từng đoạn, từng phần.
- Bởi vậy đọc bài cáo người đọc mới không thấy sự nhàm chán, khô khan như một văn bản hành chính thông thường.
- Hơn thế bút pháp trong bài cáo còn được thăng hoa nhờ có sự phối hợp nhịp nhàng giữa yếu tố tâm lý và chất anh hùng ca.
- Bài cáo vì thế như một lời tự sự từ tận trái tim nhưng là hơi thở của cả một thời đại hào hùng..
- Chưa dừng lại ở đó, việc sử dụng hình ảnh, ngôn ngữ đến âm hưởng, giọng điệu cũng tạo nên giá trị nghệ thuật lớn lao cho bài cáo này.
- Chắc chắn ai đọc Đại cáo bình Ngô không thể quên được những hình ảnh vừa khái quát vừa chân thực như nướng dân đen, vùi con đỏ, đứa há miệng, thằng nhe răng, hay khí thế hừng hực của đội quân chính nghĩa:.
- Ngôn ngữ giàu tính sáng tạo giữa việc sử dụng những điển cố văn chương với cách vận dụng ngôn ngữ cá nhân rất gần gũi, thân thuộc, khiến người đọc khó mà phân biệt được đâu là những ngôn từ sách vở, đâu là ngôn ngữ của chính nhà văn..
- Nhưng chất chính luận rất riêng của tác phẩm này còn phải kể đến âm hưởng, giọng điệu.
- Nhưng Đại cáo bình Ngô còn mang đến nhiều cảm xúc hơn thế.
- Có sự đanh thép, cứng rắn trong việc luận bàn việc nhân nghĩa.
- thúc bài cáo, giọng điệu thư thái, nhẹ nhàng mà hảo sảng, sướng vui vang lên để tuyên bố độc lập.
- Cả bài cáo là sự hòa quyện của muôn vàn giọng điệu, chỉ có thể được tạo ra bởi một trí tuệ tài năng, một trái tim say mê, một thực tế đã từng trải.
- Vì thế nghệ thuật lập luận của bài cáo đạt đến mức độ đỉnh cao là điều dễ hiểu..
- Thế nhưng trong sáng tác văn chương Nguyễn Trãi cũng thể hiện sự đa tài hiếm có.
- Chưa kể đến những yếu tố về thời đại, về hoàn cảnh lịch sử chống quân Minh, về những bức thư đầy tính luận chiến trong Quân trung từ mệnh tập và ngay cả sự bạo ngược của giặc Minh, Nguyễn Trãi đã đem đến một bài cáo rất đặc biệt trong cách lập luận mà trước nay chưa từng có.Vì thế ông xứng đáng là nhà văn chính luận kiệt xuất, Bình Ngô đại cáo trở thành áng văn chính luận mẫu mực, có giá trị cổ điển đưa Nguyễn Trãi trở thành cây bút bậc thầy ở thể loại này..
- Trên phương diện văn chương, Nguyễn Trãi được coi là một trong không nhiều các nhà văn xuất sắc nhất của văn học Việt Nam thời kì trung đại.
- Không chỉ là nhà thơ trữ tình sâu sắc, Nguyễn Trãi còn là nhà văn chính luận kiệt xuất.
- Ông để lại khối lượng khá lớn văn chính luận (Quân trung từ mệnh tập, chiếu biểu viết dưới triều Lê.
- nhưng chỉ cần Bình Ngô đại cáo cũng đủ để chứng minh chứng cho nghệ thuật chính luận tài tình của ông..
- Có thể nói, Bình Ngô đại cáo đạt tới trình độ mẫu mực từ việc xác định đối tượng, mục đích để sử dụng bút pháp thích hợp đến kết cấu chặt chẽ và lập luận sắc bén..
- Đối tượng của văn bản chính luận này không chỉ là giặc Minh với những tội ác tày trời chúng ta đã gieo cho nhân dân, đất nước ta mà còn là nghĩa quân Lam Sơn, nhân dân đất nước Đại Việt.
- Bình Ngô đại cáo là áng văn yêu nước lớn của thời đại, là bản tuyên ngôn về chủ quyền độc lập dân tộc, bản cáo trạng tội ác kẻ thù, bản hùng ca về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
- Đó cũng chính là mục đích mà Nguyễn Trãi hướng tới..
- Nghệ thuật chính luận của bài cáo được thể hiện trước hết ở nghệ thuật kết cấu Nguyễn Trãi đã kết cấu văn bản này một cách sáng tạo theo kết cấu chung của thể cáo.
- Bình Ngô đại cáo có kết cấu bốn đoạn rất chặt chẽ.
- Đoạn thứ nhất, Nguyễn Trãi nêu nguyên lí chính nghĩa làm căn cứ xác đáng để triển khai toàn bộ nội dung Bình Ngô đại cáo..
- Trong nguyên lí chính nghĩa, Nguyễn Trãi trình bày hai nội dung chính là tư tưởng nhân nghĩa:.
- Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân Quân điếu phạt trước lo trừ bạo..
- Sang đến đoạn thứ hai, bằng mười hai cặp tứ lục, tác giả đã hoàn thiện bản cáo trạng đanh thép về tội ác của giặc Minh.
- Ban đầu, tác giả vạch trần âm mưu xâm lược:.
- Tiếp đó tác giả lên án chủ trương cai trị thâm độc, tố cáo mạnh mẽ các hành động tội ác:.
- Tương ứng với hai giai đoạn của cuộc khởi nghĩa Nguyễn Trãi đã khắc họa hình tượng chủ tướng Lê Lợi và bức tranh toàn cảnh cuộc khởi nghĩa..
- Và cuối cùng, ở đoạn văn thứ tư, nhà văn đã kết thúc bài cáo bằng lời tuyên bố nền độc lập của dân tộc đã được lập lại và rút ra bài học lịch sử:.
- Sự điêu luyện của nghệ thuật chính luận Nguyễn Trãi không chỉ được thể hiện trong kết cấu chặt chẽ mà còn được thể hiện ở cách lập luận tài tình của nhà văn.
- Tư tưởng nhân nghĩa và độc lập dân tộc là cơ sở chân lí làm cơ sở để lập luận.
- Trước hết, tác giả nêu tiền đề có tính chất chân lí làm cơ sở để lập luận..
- Tiền đề đó được khai sáng vào thực tiễn, giúp tác giả chỉ đâu là phi nghĩa để tố cáo, lên án, đâu là chính nghĩa để khẳng định, ngợi ca cơ sở tiền đề và thực tiễn, kết luận được rút ra..
- Nghệ thuật chính luận còn được thể hiện qua sự gắn bó chặt chẽ giữa lí lẽ với thực tiễn.
- Như khi luận giải về chân lí khách quan sự tồn tại độc lập có chủ quyền của nước Đại Việt, tác giả đã đưa ra những cơ sở chắc chắn từ thực tiễn lịch sử trên mọi phương diện cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, văn hiến, lịch sử riêng, chế độ riêng:.
- Sự gắn bó giữa chính luận và thực tiễn cũng được thể hiện rất đậm nét ở các đoạn văn sau này..
- Một phương diện khác làm nên sự tài tình trong nghệ thuật chính luận của Nguyễn Trãi là bút pháp.
- Bình Ngô đại cáo có sự kết hợp giữa bút pháp tự sự, trữ tình và bút pháp anh hùng ca.
- Nhà văn không độc tôn một bút pháp nào mà luôn hài hòa chúng trong lời văn của mình.
- Ở đoạn thứ ba, khi phản ánh giai đoạn đầu của cuộc khởi nghĩa, khắc họa hình tượng Lê Lợi chủ yếu trên phương diện tâm lí, Nguyễn Trãi đã kết hợp bút pháp trữ tình với bút pháp tự sự:.
- Như vậy từ kết cấu đến cách lập luận, đến bút pháp nghệ thuật, tất cả đều thể hiện Bình Ngô đại cáo là một áng văn chính luận xuất sắc.
- Với Bình Ngô đại cáo, Nguyễn Trãi xứng đáng là cây bút chính luận lỗi lạc của văn học trung đại Việt Nam.