« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích nghệ thuật miêu tả ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ ÁNH SÁNG VÀ BÓNG TỐI TRONG CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ VÀ HAI ĐỨA TRẺ.
- Giới thiệu khái quát về hai tác giả Thạch Lam, Nguyễn Tuân và hai bài Chữ người tử tù, Hai đứa trẻ.
- Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ:.
- Ánh sáng: vừa mang ý nghĩa vật lý (những nguồn sáng xuất hiện trong tác phẩm như: Phương tây đỏ rực, ngọn đèn chị Tí, bếp lửa của bác Siêu, chuyến tàu…) vừa mang ý nghĩa biểu tượng cho ước mơ, khát vọng + Bóng tối: vừa mang ý nghĩa vật lý (dãy tre làng đen lại, bóng tối mù mịt dày đặc trong đêm…).
- Tương quan ánh sáng, bóng tối: tồn tại trong thế giao tranh từ đầu đến cuối tác phẩm trong đó bóng tối càng lúc càng chiếm ưu thế để rồi thắng thế còn ánh sáng thì nhỏ bé, tội nghiệp.
- Ánh sáng và bóng tối trong Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân:.
- Ánh sáng: vừa có dạng thức vật lý ( ngọn đèn của Quản ngục, ánh sáng của vì sao Hôm , ngọn đuốc tẩm dầu.
- vừa mang tính biểu tượng cho vẻ đẹp của nghệ thuật cao quý và thiên lương trong sáng tốt đẹp của con người..
- Bóng tối: Vừa có dạng thức vật lý (Bóng tối bao trùm trong đêm quản ngục ngồi suy nghĩ cùng cái chật hẹp, tối tăm, bẩn thỉu của buồng giam.
- Tương quan ánh sáng, bóng tối và ý nghĩa: Có sự giao tranh gay gắt nhưng ánh sáng đã nổi bật trên nền cái tăm tối, bẩn thỉu ( như ánh sáng của bó đuốc và màu trắng của tấm lụa nổi bật trên nền của nhà giam bẩn thỉu, chật chội.
- Cả ánh sáng và bóng tối trong hai tác phẩm đều xuất hiện với một tần số lớn.
- Ánh sáng đều biểu tượng cho những điều tốt đẹp còn bóng tối biểu tượng cho hiện thực đen tối, nghiệt ngã..
- Ánh sáng và bóng tối ở cả hai tác phẩm đều tồn tại trong thế giao tranh với nhau một cách gay gắt.
- Trong Hai đứa trẻ, ánh sáng nhỏ bé, yếu ớt còn bóng tối bao trùm, chiếm ưu thế còn trong Chữ người tử tù ánh sáng lại nổi bật rực rỡ trên nền bóng tối..
- Thông điệp mà Thạch Lam muốn gửi gắm là hãy thay đổi hiện thực để con người có thể sống trọn vẹn với ước mơ hi vọng của mình còn của Nguyễn Tuân lại là cái đẹp có một sức mạnh kì diệu, nó có thể nối liền mọi khoảng cách, có thể thanh lọc tâm hồn cho con người.
- Về Nghệ thuật: Thạch Lam miêu tả ánh sáng, bóng tối bằng thứ ngôn ngữ giàu chất thơ, giàu nhạc điệu hình ảnh còn Nguyễn Tuân sử dụng ngôn ngữ góc cạnh, giàu tính tạo hình..
- Có những điểm tương đồng là do cả Nguyễn Tuân và Thạch Lam đều là những nhà văn lãng mạn, cùng sống trong hiện thực tăm tối trước 1945.
- Khẳng định đây đều là hai chi tiết nghệ thuật đặc sắc thể hiện rõ phong cách của hai nhà văn..
- Đề bài: Em hãy phân tích nghệ thuật miêu tả ánh sáng và bóng tối trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam..
- Ánh sáng và bóng tối vốn là hai phương diện quan trọng của cuộc sống, luôn luôn tồn tại bên cạnh nhau, bổ sung cho nhau.
- Trong hội họa, ánh sáng và bóng tối là một thủ pháp cơ bản được dùng để khắc họa con người và sự vật trong cuộc sống..
- Trong văn chương, ánh sáng và bóng tối cũng được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nhằm tạo tình huống truyện, chuyển tải nội dung tư tưởng, chủ đề của tác phẩm.
- Với Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân và Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ánh sáng và bóng tối được sử dụng như một thủ pháp nghệ thuật nòng cốt.
- của tác giả.
- Nguyễn Tuân và Thạch Lam tuy cùng thuộc dòng văn học lãng mạn nhưng mỗi người có một cách sử dụng các thủ pháp nghệ thuật hoàn toàn khác nhau, tạo nên những thế giới nghệ thuật riêng biệt và độc đáo, mang đậm phong cách cá nhân của tác giả..
- Trước hết nghệ thuật đó được thể hiện rất rõ trong tác phẩm chữ người tử tù.
- Như chúng ta đã biết thì nghệ thuật này được sử dụng thành công trong đoạn miêu tả cảnh Huấn Cao cho viên quản ngục chữ.
- chính nghệ thuật này đã mang lại những giá trị biểu đạt nôi dung của cảnh tượng đó và cũng có lẽ thế mà cảnh tượng ấy được xem là cảnh tượng chưa từng có..
- Đầu tiên là ánh sáng trong đoạn ấy.
- Có thể nói trong cảnh cho chữ ấy ánh sáng duy nhất chỉ có một ngọn đuốc soi sáng căn phòng.
- Ánh sáng ấy không thể rực rỡ mà chi đủ để huấn Cao có thể nhìn rõ mà viết chữ tặng quản ngục mà thôi.
- Thật vậy, nhà văn Nguyễn Tuân đã miêu tả thật chính xác cái ánh sáng ấy.
- Thế mà bóng tối thì lại dày đặc, dường như ở đây không chỉ có sự tương phản giữa không gian cho chữ và không gian nhà tù, giữa người cho chữ và người nhận chữ thái độ của họ mà còn tương phản giữa ánh sáng và bóng tối.
- Chúng ta không thể nào quên được cái không gian bóng tối bao trùm ấy.
- Lấy bóng tối để làm nên cho ánh sáng ấy Nguyễn Tuân nhằm nói lên sự thức tỉnh của con người khỏi những.
- Về truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam có thể nói đây là một truyện ngắn "phi cốt truyện".
- Đó là điểm đặc biệt đồng thời cũng là một trong những nét làm nên phong cách riêng trong nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam..
- Ánh sáng và bóng tối trong Hai đứa trẻ được sử dụng như một thủ pháp chính trong nghệ thuật dựng truyện của Thạch Lam.
- Sở dĩ nói như vậy bởi ánh sáng và bóng tối được tác giả sử dụng trong cách xây dựng bối cảnh tác phẩm, nhân vật lẫn trong các chi tiết nhỏ nhằm biểu đạt chủ đề của tác phẩm..
- Bối cảnh của Hai đứa trẻ là không gian phố huyện buồn tẻ - một không gian nghệ thuật đặc trưng xuất hiện khá nhiều trong truyện ngắn của ông.
- Khung cảnh phố huyện trong bóng tối gợi không khí buồn buồn, hiu hắt, chậm chậm, đơn điệu của cuộc sống nơi đây.
- Bóng tối ngập đầy trong đôi mắt của Liên.
- Số phận của lũ trẻ bới rác và những người lao động nghèo ở đây cũng nhạt nhòa trong bóng tối.
- Trong ánh sáng của ngọn đèn leo lét trên chõng hàng chị Tý, trong bếp lửa của bác Siêu và những hạt sáng lọt qua phên nứa từ ngọn đèn của chị em Liên, con người hiện lên như những cái bóng vật vờ không số phận, không tính cách.
- Ngoài cuộc sống mò cua bắt ốc ban ngày ra, tối đến họ tập trung ở đây như để bắt đầu một cuộc sống thứ hai trong bóng tối, nhưng là để hướng đến ánh sáng.
- Tuy nhiên hai nhà văn, hai cách sử dụng nghệ thuật khác nhau nhằm mục đích để nói lên những ý nghĩ của mình..
- Trước hết là Nguyễn Tuân thì ở đây ông đã nói đến bóng tối nhiều hơn để cho thấy được sự tỏa sáng của ngọn đuốc kia dẫu cho nó chỉ là một nguồn ánh sáng.
- Bóng tối kia dù dày đặc nhưng lại không thể nào che lấp được ánh sáng kia.
- Còn Thạch Lam thì lại khác.
- Ông miêu tả ánh sáng nhiều hơn là bóng tối, nào khe sáng, hột sáng…bóng tối chỉ được diễn tả trong một hai câu văn..
- Thế nhưng chúng ta lại thấy được ý đồ nghệ thuật của nhà văn đó chính là làm nổi bật bóng tối để cho thấy sự tối tăm đói nghèo của những con người nơi đây..
- Chính từ tính quy phạm của ánh sáng và bóng tối trong hội họa, vào văn chương nó đã vừa kế tục vừa phá vỡ tạo ra hiệu quả thẩm mỹ mới, góp phần đắc lực cho xây dựng tình huống truyện, được sử dụng như một tình tiết nghệ thuật đặc sắc.
- So sánh hai tác phẩm để thấy sự giống nhau và khác nhau trong nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối, lý giải nó từ quan niệm nghệ thuật, vốn văn hóa của tác giả để thấy tài năng của nhà văn và giá trị nghệ thuật to lớn của tác phẩm.
- không nằm ngoài mục đích khám phá các vẻ đẹp tiềm ẩn của tác phẩm văn chương khiến nó luôn mới mẻ, lấp lánh nhiều giá trị..
- Một tác phẩm hay không chỉ cần có nội dung hấp dẫn mà còn cần đến những đặc sắc nghệ thuật nhất định..
- Có thể nói rằng có những đặc sắc nghệ thuật đã mang đến thành công và sự hấp dẫn cho tác phẩm.
- Ngoài cốt truyện hấp dẫn bất ngờ, chi tiết nghệ thuật mang những ý nghĩa sâu xa, những ngôn ngữ đậm chất vùng miền nào đó thì còn nhiều nghệ thuật khác nữa.
- Trong truyện ngắn Chữ người tử tù và Hai đứa trẻ cũng vậy.
- Hai tác phẩm có những đặc sắc nghệ thuật khác nhau thế nhưng nghệ thuật chung mà cả hai tác phẩm cùng có đó chính là nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối..
- Đúng như những nhà phê bình văn học đã cho thấy nội dung hấp dẫn không thể kéo người đọc nhớ và ghi nhận những đóng góp của tác phẩm đó mà phải kể tới những nét nghệ thuật đặc sắc.
- Và một trong những nghệ thuật nổi bật lên đó chính là cách mà Nguyễn Tuân sử dụng mảng sáng tối trong tác phẩm của mình..
- Hay nói cách khác đó chính là cách sử dụng ánh sáng và bóng tối ở trong tác phẩm văn học của ông.
- Nó mang tới cho người đọc những cái nhìn mới lại và những cái đặc sắc cho tác phẩm về triết lí nhân văn..
- Ngoài cốt truyện hấp dẫn bất ngờ, chi tiết nghệ thuật mang những ý nghĩa sâu xa, những ngôn ngữ đậm chất vùng miền nào đó thì còn nhiều nghệ thuật khác nữa..
- Có thể nói Nguyễn Tuân và Thạch Lam là hai nhà văn đa tài của nền văn học Việt Nam.
- Chưa nói tới nội dung và cốt truyện của những tác phẩm, Thạch Lam và Nguyễn Tuân luôn để lại dấu ấn cho người đọc người nghe thông qua những nghệ thuật đặc sắc trong đó có nghệ thuật sử dụng ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm Hai đứa trẻ và Chữ người tử tù..
- Trong tác phẩm Hai đứa trẻ, ánh sáng và bóng tối được tác giả miêu tả một cách tinh tế, lãng mạn thế nhưng lại mang những màu sắc u buồn, trầm lắng thể hiện cuộc sống nghèo nàn nơi phố huyện.
- Ánh sáng trong tác phẩm được thể hiện qua nhiều dạng thức và nhiều nguồn, với cường độ khác nhau, ví như ánh hoàng hôn đỏ rực, thi vị, rực rỡ thế nhưng lại không đem đến sắc thái tươi vui, sôi động vốn có của màu đỏ, mà ánh nắng ấy cũng là báo hiệu cho một buổi chiều tàn lụi, gợi xúc cảm buồn bã.
- Những nguồn sáng leo lét bé nhỏ xuất phát từ ngọn đèn dầu của chị Tí, từ bếp lửa bập bùng tỏa sáng một vùng mờ mờ của bác Siêu, hay là những hột sáng, tia sáng lọt ra từ những khe cửa của những căn nhà trên phố huyện cũng đều là thứ ánh sáng đem đến sự yếu ớt, ảm đạm của khu phố huyện.
- Thứ ánh sáng tù mù, lẻ tẻ ấy không chỉ bộc lộ khung cảnh buồn bã ảm đạm nơi phố huyện nghèo, mà còn là biểu trưng cho những kiếp người tàn, đang sống lay lắt từng ngày như chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm, chị em Liên, bà cụ Thi điên, những đứa trẻ.
- Hai tác giả thông qua nghệ thuật sử dụng ánh sáng bóng tối tác giả khắc họa cảnh sống ở chốn phố huyện cũng như hình ảnh tối tăm nhưng bừng sáng ở trong không gian của ngục lao.
- Tuy nhiên khác với Thạch Lam, Nguyễn Tuân cũng là người sử dụng nghệ thuật ánh sáng bóng tối thành công đặc biệt ở đoạn trích Chữ người tử tù hình ảnh bóng tối dù dày đặc hơn nhưng cũng không thể lấn át đi ánh sáng của ngọn đuốc của thiên lương và những tâm hồn cao cả.
- Còn mặc dù đã sử dụng nhiều hình ảnh ánh sáng trong tác phẩm nhưng người ta vẫn mường tượng ra một phố huyện với cảnh nghèo nàn trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam..
- Về điểm khác biệt, thì trong Hai đứa trẻ cách sử dụng nghệ thuật sáng tối của Thạch Lam thiên về khuynh hướng mềm mại, lãng mạn trữ tình, phảng phất sự u buồn, tịch liêu, trái lại trong Chữ người tử tù thì ánh sáng và bóng tối được khắc họa tạo hình sắc nét, sống động và mạnh mẽ.
- Thêm nữa so với Chữ người tử tù thì ánh sáng ở Hai đứa trẻ được tác giả dựng lên một cách yếu ớt, lẻ tẻ, nhạt nhòa dường như bị màn đêm nuốt chửng, phản ánh đúng với cuộc sống của con người nơi phố huyện, bế tắc và tối tăm vô cùng..
- Trái lại trong Chữ người tử tù ánh sáng và bóng tối được tác giả miêu tả ở thế cạnh tranh ngang bằng, kịch liệt, trong đó có vẻ ánh sáng được miêu tả một cách nổi bật, áp đảo bóng tối của sự xấu xa, độc ác.
- Từ đó suy ra thông điệp Thạch Lam muốn gửi gắm là sự vươn lên, vẻ đẹp sức sống tiềm tàng, niềm khát khao hy vọng tốt đẹp của những kiếp người nhỏ bé trong cuộc sống còn nhiều tối tăm, ảm đạm.
- Còn Nguyễn Tuân lại muốn thông qua chi tiết ánh sáng và bóng tối khẳng định chân lý vẻ đẹp thiên lương và tâm hồn thanh cao sẽ luôn thắng và tỏa sáng rực rỡ, gắn kết tâm hồn con người lại với nhau dù cho có ở điều kiện khắc nghiệt, tối tăm và bẩn thỉu đến thế nào..
- Như vậy có thể thấy rằng tuy cùng có chung một chi tiết nghệ thuật về ánh sáng và bóng tối trong tác phẩm của mình, thế nhưng ngoài những điểm tương đồng chung nhất, thì bản thân mỗi tác giả lại có cách thể hiện khác nhau từ giá trị hình ảnh đến giá trị biểu tượng.
- Điều đó đã khẳng định được phong cách nghệ thuật cũng như tài năng của mỗi nhà văn trong sự nghiệp sáng tác, sự nỗ lực sáng tạo của họ đã đem lại cho độc giả những tác phẩm xuất sắc với những tầng ý nghĩa khác nhau, góp phần là phong phú văn đàn Việt Nam hiện đại.