« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích nhân vật Đan Thiềm trong đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài


Tóm tắt Xem thử

- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 1.
- ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH NHÂN VẬT ĐAN THIỀM TRONG ĐOẠN TRÍCH VĨNH BIỆT CỬU TRÙNG ĐÀI.
- Giới thiệu về tác giả Nguyễn Huy Tưởng và đoạn trích Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài - Dẫn dắt vào vấn đề: nhân vật Đan Thiềm.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 2.
- Vị trí : Tuy là nhân vật phụ nhưng góp phần tô đậm nhân vật Vũ Như Tô và làm rõ tư tưởng chủ đạo của tác phẩm..
- Sơ lược về nhân vật: Đây là người cung nữ say mê cái đẹp, trân trọng người tài;.
- Người cung nữ say mê cái đẹp và trân trọng người tài:.
- o Đan Thiềm là người đã khích lệ Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài:.
- Vũ Như Tô là người nghệ sĩ có tài, có nhân cách, kiên quyết không xây Cửu Trùng Đài bởi đó là chốn ăn chơi sa đọa của vua chúa.
- Nhưng khao khát cái đẹp mãnh liệt và được tiếp sức, khích lệ bởi Đan Thiềm nên càng cháy sáng và biến thành hành động.( Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô T lợi dụng tiền bạc…xây cho dân tộc một công trình…).
- Cái đẹp mà Đan Thiềm tôn thờ là cái đẹp bề thế, muôn đời.
- Tình yêu cái đẹp của nàng xuất phát từ lòng tự hào, tự tôn dân tộc..
- o Khi đám thợ thuyền phản loạn, chính Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn bởi lo cho tài của Vũ Như Tô bị uổng..
- Hành động, cử chỉ: chạy, thở hổn hển vào báo tin cho Vũ Như Tô, quỳ xuống xin bọn phản loạn đừng giết Vũ Như Tô (toàn những hành động cực tả)=>.
- tô đậm tinh thần hoảng loạn đau đớn của Đan Thiềm trước tình hình tính mạng của Vũ Như Tô bị đe dọa..
- Giọng thúc bách Vũ Như Tô trốn để tài năng không mất….
- Xin chết thay cho Vũ Như Tô.
- Quý người tài, yêu cái đẹp hơn cả tính mạng mình.
- o Khuyên Vũ Như Tô lợi dụng Lê Tương Dực để xây Cửu Trùng Đài: Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài – biểu hiện của bản lĩnh người quân tử và nhân cách của người nghệ sĩ nhưng ở phương diện khác, đó là biểu hiện của sự bướng.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 3.
- Nếu Vũ Như Tô không xây Cửu Trùng Đài thì khát vọng sáng tạo cái đẹp của Vũ Như Tô không có điều kiện thực hiện và bản thân Vũ Như Tô cũng chết.
- Thấu hiểu điều đó hơn ai hết, Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài..
- o Cũng không ai khác, chính Đan Thiềm khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn, chờ cơ hội khác, bởi đại sự hỏng rồi: (khi trước trốn đi thì ông nguy, giờ trốn thì thoát chết).
- o Đan Thiềm chỉ ra nguyên nhân: nhân dân và quan lại trong triều ai ai cũng cho Vũ Như Tô là thủ phạm =>.
- Tuy nhiên, Đan Thiềm cũng gặp bi kịch vỡ mộng:.
- o Đan Thiềm vốn là người cung nữ bị ruồng bỏ, ngót 20 năm bị giam lỏng, làm thị nữ hầu hạ cho vua và đám phi tần kém nàng về cả nhân sắc và tài năng.
- Lo lắng tột độ cho cái tài của Vũ Như Tô..
- Van lơn khuyên Vũ Như Tô bỏ trốn.
- Nhưng đau đớn thay Vũ Như Tô nhất quyết sống chết với Cửu Trùng Đài..
- Chắp tay lạy Vũ Như Tô, khóc khi Vũ Như Tô bị dồn đến đường cùng..
- Xin quân khởi loạn tha cho Vũ Như Tô (đối diện với quân khởi loạn.
- Chứng kiến cảnh Vũ Như Tô bị bắt, còn mình bị dẫn đi.
- Đan Thiềm là người cung nữ tha thiết yêu cái đẹp và cảm mến người tài nhưng nàng đã gặp bi kịch không kém phần đau đớn so với Vũ Như Tô.
- Đan Thiềm phải chứng kiến cái tài, cái đẹp mà mình trân trọng bị hủy diệt.
- Yêu cái tài cái đẹp nhưng không bảo vệ được.
- Khích lệ cái tài, cái đẹp nhưng lại chứng kiến người tài bị giết..
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 4.
- Nghệ thuật.
- o Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm trạng của nhân vật một cách chân thực, xúc động..
- o Đặt nhân vật trong xung đột căng thẳng, giàu kịch tính, từ đó làm nổi bật chân dung nhân vật..
- o Ngôn ngữ nhân vật giàu tính cá thể : tha thiết, khẩn nài, van xin, thất vọng.
- Kết hợp với ngôn ngữ là hành động, cử chỉ, ngoại hình góp phần thể hiện tâm trạng nhân vật..
- o Đặt nhân vật trong nhiều mối quan hệ : với Vũ Như Tô tri kỉ, với cung nữ thì bị ghen ghét..
- Vở kịch vĩnh biệt Cửu trùng đài là một tác phẩm hay trong đó nó tái hiện sâu sắc những mâu thuẫn kịch xung quanh những nhân vật tồn tại trong tác phẩm, những nhân vật đó thể hiện được dòng diễn biến tâm trạng của nhân vật.
- Song hành với nhân vật.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 5.
- chính là những nhân vật phụ có đóng góp và làm nổi bật lên nhân vật chính, Đan Thiềm là một nhân vật như thế..
- Nhân vật Đan Thiềm là người yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, do lòng mến mộ cái đẹp cô đã khuyên Vũ Như Tô xây dựng cửu trùng đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc, cửu trùng đài là một tác phẩm kiệt tác, to lớn, và chính cô cũng không hiểu được để xây dựng cửu trùng đài người nông dân phải chịu những cực khổ, khó khăn như thế nào..
- Đan Thiềm là nhân vật để lại cho người đọc nhiều day dứt, cô là khởi nguồn của bi kịch Vũ Như Tô, cô khuyên ngăn Vũ Như Tô xây dựng cửu trùng đài..
- Yêu cái đẹp, muốn thưởng thức cái đẹp, đó là lý do cô khuyên Vũ Như Tô xây dựng cửu trùng đài, cô là người trực tiếp khuyên và tạo nên bi kịch của cửu trùng đài, nỗi khổ cực của nhân dân cô cũng không thấu hiểu được, những nổi đau khổ, xương máu mà nhân dân đang phải chịu đựng, những khó khăn khổ cực mà người nông dân đang phải hứng chịu cô chưa thấu được..
- Ở đây nhân vật Đan Thiềm cũng rơi vào bị kịch như Vũ Như Tô đó là đều yêu cái đẹp, nhưng yêu cái đẹp mà không hiểu được nổi khổ của những người nông dân nghèo khổ, họ đang phải gánh chịu những nỗi đau khổ, sự áp bức đến tận xương tủy của người nông dân..
- Đan Thiềm là một người con gái có nhan sắc, cô đã thuyết phục được Vũ Như Tô xây dựng cửu trùng đài, cô yêu cái đẹp, muốn hưởng thụ cái đẹp, trong hồi V hầu hết mọi mẫu thuẫn kịch đều được thể hiện sâu sắc, tinh tế và sâu sắc nhất, hình ảnh đó gợi lại cho người đọc nhiều xúc cảm sâu sắc trước khung cảnh thiên nhiên, ở đây nhân vật này đang đan xen với tâm hồn yêu cái đẹp với thời cuộc..
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 6.
- Nhưng có lẽ điểm khác biệt sâu sắc của Đan Thiềm với Vũ Như Tô đó là khi cuộc nổi loạn của nhân dân nổi ra, Vũ Như Tô vẫn không hiểu được lý do tại sao mình phải chạy trốn, mình có tội gì.
- Tâm trạng Đan Thiềm lo lắng, hốt hoảng chạy đi thông báo cho Vũ Như Tô, cô vẫn luôn yêu cái đẹp, yêu thương người nghệ sĩ tài ba, cả hai người đều rất mến mộ cái đẹp.
- Nhân dân đang phải chịu những nỗi khổ cực trước lý tưởng đi tìm cái đẹp của những người nghệ sĩ tài hoa..
- Nhân vật Đan Thiềm là người yêu cái đẹp đến khi cửu trùng đài bị cháy, thiêu trụi, cô đã tỉnh mộng, hiểu được nguyên nhân, và vỡ mộng trước cái đẹp cảu mình, ở đây sự khác biệt sâu sắc và rõ nét của hai nhân vậy này ở chỗ Đan Thiềm đã hiểu và thấu được nỗi khổ cực mà người nông dân đã phải chịu đựng trước cái đẹp.
- Nhưng đến cuối cùng cô vẫn quan tâm đến người nghệ sĩ tài ba, mặc dù đến khi bị thiêu trụi cửu trùng đài, nhưng cô vẫn quan tâm và lo lắng đến tính mạng của Vũ Như Tô, cô khuyên ngăn Vũ Như Tô bỏ trốn, vì lo cho tính mạng của người nghệ sĩ..
- Với tài năng trong cách xây dựng nhân vật, tác giả đã thể hiện được sâu sắc tính cách của hai nhân vật chính trong tác phẩm, mỗi nhân vật mang một tính cách riêng, điển hình, đều làm nên thành công của một tác phẩm nghệ thuật..
- “Lá cờ thêu sáu chữ vàng”, truyện “Sống mãi với Thủ Đô", kịch "Vũ Như Tô”, kịch “Bắc Sơn”, kịch “Những người ở lại.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 7.
- “Vũ Như Tô” là vở kịch lịch sử 5 hồi được Nguyễn Huy Tưởng sáng tác vào năm 1941..
- Vũ Như Tô, Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ, Trịnh Duy Sản, An Hòa Hầu, Nguyễn Hoằng Dụ….
- là những nhân vật lịch sử, những nguyên mẫu mà tác giả đã dựa vào “Đại Việt sử kí toàn thư” để sáng tạo nên.
- Nhân vật Đan Thiềm mang màu sắc lãng mạn, lí tướng nhằm làm nổi bật chất nghệ sĩ của Vũ Như Tô, đẩy xung đột kịch tới cao trào, đỉnh điểm.
- Trong lời đề tựa vở kịch “Vũ Như Tô”, Nguyễn Huy Tưởng có viết:.
- “Than ôi! Như Tô phải hay những kẻ giết Như Tô phải? Ta chẳng biết, cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm”..
- Vở kịch “Vũ Như Tô” đã nêu lên một vấn đề lịch sử – xã hội để mọi người cùng suy nghĩ.
- Người nghệ sĩ đem tài năng phục vụ ai? Mọi công trình nghệ thuật đều vì ai? Đọc vở kịch “Vũ Như Tô”, ta càng cảm hiểu và thấm thìa về những nội dung và ý nghĩa ấy.
- Xung đột kịch ở Hồi V chủ yếu xoay quanh giữa Đan Thiềm với Vũ Như Tô giữa Trịnh Duy Sản với Lê Tương Dực, Nguyễn Vũ, giữa Kim Phượng và cả cung nữ với Đan Thiềm, giữa Nguyễn Hoằng Dụ, quân khởi loạn, những người thợ xây Cửu Trùng Đài với Vũ Như Tô và Đan Thiềm..
- Bối cảnh lịch sử được phản ánh trong vở kịch “Vũ Như Tô” là từ năm 1510 đến năm 1516 dưới triều vua Lê Tương Dực, “vua lợn ” hoang dâm và xa hoa cực độ.
- Nguyễn Hoàng Dụ đốt phá kinh thành Thăng Long, bắt Vũ Như Tô là người xây Cửu Trùng Đài cho Lê Tương Dực, đem chém ở ngoại thành.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 8.
- Đan Thiềm và Vũ Như Tô là những con người đáng thương hại, luẩn quẩn mãi trong vòng chữ tình và chữ danh cuối cùng bị bao thế lực căm phẫn, bị khinh bỉ rồi bị giết chết, thật đáng thương!.
- Đan Thiềm là một cung nữ có chút ít nhan sắc và lòng nhân hậu, biết quý trọng nhân tài.
- Nàng đã dành cho Vũ Như Tô bao tình cảm đặc biệt.
- Vũ Như Tô lúc đầu không muốn đem tài năng phục vụ tên hôn quan “tướng lợn” vì hắn xa xỉ và hoang dâm.
- Trước tình cảnh đó, Đan Thiềm đã mách đường cho Vũ Như Tô chạy trốn, đã khuyên “không nên trái lệnh vua”.
- Nhưng khi quân khởi loạn đốt phá kinh thành, lùng sục kẻ xây dựng Cửu Trùng Đài, cho đó là “thủ phạm” thì Đan Thiềm chạy hớt ha hớt hải, mặt cắt không còn hột máu đi tìm Vũ Như Tô.
- Đan Thiềm thiết tha van xin vị công trình sư tài ba: “Ông phải trốn đi.
- Khi tiếng quân ầm ầm, tiếng trống, tiếng chiêng, tiếng tù và, tiếng ngựa hí nổi lên, khi quân khởi loạn truy tìm “thủ phạm” để giết, để phá Cửu Trùng Đài, thi Đan Thiềm không hề lo đến tính mạng cùa mình mà chỉ lo Vũ Như Tô bị sát hại.
- Lòng nhân ái và sự quý trọng nhân tài của Đan Thiềm thật đáng trọng..
- Có đúng là, nếu Vũ Như tô bị giết chết thì “nước ta không còn ai tô điểm nữa” không? Có đúng là “khi dân nổi lên, họ nông nổi vô cùng.
- Đan Thiềm có biết hay không biết, vua Lê Tương Dực đã ra sức vét thuế, đã “rán mỡ dân” xây dựng Cửu Trùng Đài để sống xa hoa, hưởng lạc giữa hàng trăm, hàng nghìn cung nữ.
- Đan Thiềm có biết hay không biết, vì xây dựng Cửu Trùng Đài mà hàng vạn dân phu, thợ thuyền bị lao dịch vất vả, bị đói rét, bị chết vì ốm đau, bị tai nạn, nhiều người bỏ trốn đã bị Vũ Như Tô bắt giết?.
- Đan Thiềm quá thương Vũ Như Tô, quá trọng cái tài của ông Cả, mà nàng như mê, càng ngày càng trở nên “lẩn quẩn”.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 9.
- tan tành Cửu Trùng Đài, nhưng bà ta còn quỳ lạy, van xin Ngô Hạch (một võ sĩ, một đứa tiểu nhân): “Tướng quân tha cho ông Cả.
- Đan Thiềm quá thương Vũ Như Tô, quá quý trọng cái tài của Vũ Như Tô mới có ngôn từ và cách hành xử ấy.
- Nhưng tình cảnh đất nước loạn lạc, vua thì xa xỉ, hoang dâm, nhân dân lầm than đau khổ, một trong những "thủ phạm” làm cho dân chúng oán hận là Vũ Như Tô, kẻ đã xây Cửu Trùng Đài, bà ta có biết hay không? Trước dư luận, trước những lời khen chê của đồng loại (dù đó là lời thị phi) thì cũng phải biết lắng tai nghe mà suy ngẫm.
- Nhưng Đan Thiềm vẫn bỏ ngoài tai tất cả, Thậm chí cho đến lúc đầu sắp lìa cổ vẫn lẩn thẩn, u mê!.
- Xây Cửu Trùng Đài, phá Cửu Trùng Đài là chuyện đại sự quốc gia.
- Thế mà một cung nữ (cũng như hàng trăm hàng nghìn cung nữ khác chỉ biết đem nhan sắc thỏa mãn dục vọng bọn quân vương), trí lực có là bao, thế mà vẫn “nói nhảm”, vẫn “dây vào” những chuyện tày đình! Cái chết của Đan Thiềm là một bi kịch: bi kịch về tình thương và lẽ phải, bi kịch về nhận thức mơ hồ, bi kịch giữa nghệ thuật và tội ác! Cái chết của Đan Thiềm là một bi kịch.
- Đan Thiềm đã “giúp”, đã “thương".
- Vũ Như Tô, bà ta đã quý trọng tài năng người thợ giỏi, bà ta muốn bảo vệ Cửu Trùng Đài, nhưng bà ta có biết hay không vì Vũ Như Tô xây Cửu Trùng Đài mà công khố hao hụt, dân gian lầm than! Xét cho cùng, Đan Thiềm cũng là một “đồng thủ phạm” với Vũ Như Tô, là kẻ đã “gây mầm tai họa”..
- Đó là bài học, không chỉ cho những Đan Thiềm xưa nay mà còn là những.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 10.
- Bởi vậy, Đan Thiềm là một nhân vật đáng thương hại..
- Qua cuộc đời đầy bi kịch và cái chết của nhân vật Đan Thiềm trong lịch sử.
- trong vở kịch "Vũ Như Tô” của Nguyễn Huy Tưởng, ta càng thấm thìa những vần thơ trên đây của Xuân Diệu.