« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích nhân vật Huấn Cao


Tóm tắt Xem thử

- Phân tích nhân vật Huấn Cao.
- Dàn ý Phân tích nhân vật Huấn Cao.
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và truyện ngắn Chữ người tử tù: Nguyễn Tuân là một cây bút xuất sắc của nền văn học hiện đại Việt Nam, ông đã để lại cho đời nhiều tác phẩm tiêu biểu trong đó phải kể đến truyện ngắn Chữ người tử tù..
- Chữ người tử tù là truyện ngắn rút từ tập Vang bóng một thời của Nguyễn Tuân (1940).
- Giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm bộc lộ tập trung trong hình tượng nhân vật Huấn Cao..
- Vẻ đẹp của Huấn Cao trước hết là vẻ đẹp của con người nghệ sĩ tài hoa..
- Huấn Cao là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp.
- Ngay cả viên quản ngục của một huyện nhỏ vô danh cũng biết “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm.
- Có được chữ ông Huấn Cao mà treo trong nhà là có một báu vật trên đời”.
- Cho nên, “sở nguyện của viên quan coi ngục này là có một ngày kia treo ở nhà riêng mình một câu đối do tay ông Huấn Cao viết”.
- Để có được chữ ông Huấn Cao, viên quản ngục không những phải dụng công, phải nhẫn nhục, mà còn phải dũng cảm.
- Huấn Cao là người có “thiên lương” trong sáng, cao đẹp..
- Trong truyện “Chữ người tử tù”, khái niệm “thiên lương” được Nguyễn Tuân sử dụng với nhiều ý nghĩa khác nhau.
- Với quản ngục và thơ lại, thì “thiên lương” là tấm lòng yêu quý cái tài, cái đẹp rất chân thành của họ.
- Với Huấn Cao, thì “thiên lương” lại là ý thức của ông trong việc sử dụng cái tài của mình..
- Không phải ai Huấn Cao cũng cho chữ.
- Ông chỉ trân trọng những ai biết yêu quý cái đẹp, cái tài..
- Cho nên, suốt đời, Huấn Cao chỉ viết hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân.
- Ông tỏ thái độ khinh bạc vì tưởng quản ngục có âm mưu đen tối gì, khi thấy viên quan ấy biệt đãi mình.
- của quản ngục và thơ lại, khi biết họ thành tâm xin chữ.
- Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng ở hình tượng Huấn Cao..
- Trong cảnh cho chữ ở cuối tác phẩm, Nguyễn Tuân đã để cho vẻ đẹp của cái tâm, của “thiên lương” chiếu rọi, làm cho vẻ đẹp của cái tài, cái khí phách anh hùng bừng sáng, tạo nên nhân cách chói lọi của Huấn Cao.
- Sự thống nhất của cái tài, cái tâm và khí phách anh hùng là lí tưởng thẩm mĩ của Nguyễn Tuân đặt nhân vật truyện dưới ánh sáng của lí tưởng ấy để các hình tượng của nhà tù, quản ngục và thơ lại là hai điểm sáng, bên cạnh cái vầng sáng rực rỡ Huấn Cao.
- Cũng chính là lí tưởng thẩm mĩ ấy đã chi phối mạch vận động của truyện, tạo thành cuộc đổi ngôi kì diệu: kẻ tử tù trở thành người làm chủ tình huống, ban phát cái đẹp, cái cao cả cho viên quản ngục - người xin chữ..
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật Huấn Cao..
- Để làm nổi bật vẻ đẹp của Huấn Cao, Nguyễn Tuân đã đặt nhân vật vào một tình huống truyện độc đáo: cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao với quan coi ngục, nhưng cũng là cuộc hội ngộ của những kẻ “liên tài tri kỉ”..
- Miêu tả Huấn Cao, để làm nổi bật sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm và khí phách ngang tàng, Nguyễn Tuân triệt để sử dụng sức mạnh của nguyên tắc tương phản, đối lập của bút pháp lãng mạn: đối lập giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cái đẹp, cái cao cả với phàm tục, dơ bẩn.
- Có sự tương phản ở những chi tiết tạo hình được sử dụng để miêu tả không khí của cảnh cho chữ (bóng tối phòng giam, ánh sáng đỏ rực của bó đuốc, tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ.
- Có sự đối lập tương phản giữa việc cho chữ (công việc tạo ra cái đẹp “nói lên hoài bão tung hoành của một đời con người”) với hoàn cảnh cho chữ (nơi hôi hám, bẩn thỉu, nơi giam cầm cùm trói tự do).
- Có sự đối lập ở phong thái của người cho chữ (đường hoàng) với tư thế của kẻ nhận chữ (khúm núm)….
- Ngôn ngữ miêu tả nhân vật của Nguyễn Tuân giàu chất tạo hình.
- Ông sử dụng nhiều từ Hán Việt, lời ăn tiếng nói mang khẩu khí của người xưa làm tăng thêm vẻ đẹp của một “thời vang bóng” ở hình tượng Huấn Cao..
- Nhân vật Huấn Cao thể hiện tài năng nghệ thuật của Nguyễn Tuân.
- Đó là biểu tượng cho sự chiến thắng của cái tài, cái đẹp, cái tâm trước cái phàm tục, dơ bẩn, của khí phách ngang tàng đối với thói quen nô lệ.
- Hình tượng Huấn Cao được xây dựng trên cơ sở nguyên mẫu: Cao Bá Quát, một nhà nho có tài văn thơ, viết chữ đẹp nổi tiếng một thời và cũng là người tham gia lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn trong thế kỉ XIX.
- Xây dựng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân bộc lộ tình cảm yêu nước và tinh thần dân tộc thầm kín của mình..
- Văn mẫu Phân tích nhân vật Huấn Cao.
- Nguyễn Tuân là cây bút xuất sắc của nền văn học Việt Nam cả trước và sau Cách mạng.
- Trước Cách mạng, Nguyễn Tuân nổi tiếng với các tác phẩm: Vang bóng một thời, Chiếc lư đồng mắt cua, Chùa Đàn… sau cách mạng nhà văn để lại dấu ấn sâu sắc qua một số tùy bút: Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi, Sông Đà… Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc nhất của Nguyễn Tuân trích trong tập Vang bóng một thời.
- Nổi bật trong tác phẩm Chữ người tử tù đó chính là hình tượng người anh hùng Huấn Cao mang vẻ đẹp tài hoa và khí phách anh hùng lẫm liệt khiến mỗi lần gấp trang sách lại ta không thể nào quên..
- Là nhà văn “duy mỹ”, suốt đời đi tìm cái đẹp, Nguyễn Tuân đã thổi hồn vào những trang viết mang đến cho người đọc bao hình tượng đẹp.
- Tập truyện Vang bóng một thời có lẽ là nơi hội tụ những nét đẹp cao quý: thú uống trà đạo, thú chơi thư pháp, thả thơ, đánh thơ…Gắn liền với những thú chơi tao nhã ấy là những con người tài hoa bất đắc chí.
- Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc của Nguyễn Tuân trích trong tập truyện ấy và Huấn Cao là nhân vật được ông miêu tả đặc sắc nhất.
- Đó là anh hùng thời loạn hội tụ những phẩm chất tài năng: khí phách hiên ngang – thiên lương trong sáng – tài hoa uyên bác.
- Huấn Cao là một nguyên mẫu lịch sử có thật của thế kỉ XIX, là hiện thân của võ tướng – người anh hùng của cuộc khởi nghĩa.
- Ngay từ đầu tác phẩm, Huấn Cao đã hiện lên như ánh hào quang phủ kín cả bầu trời tỉnh Sơn.
- Qua lời trò chuyện của quản ngục và thơ lại ta thấy tiếng tăm của Huấn Cao đã nổi như cồn.
- Huấn Cao mang cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu.
- Trước uy quyền của nhà lao, con người ấy càng sáng tỏa.
- Huấn Cao.
- Đối với quản ngục, Huấn Cao rất: lạnh lùng, khinh bạc xưng hô “ta – ngươi”, miệt thị hạ nhục “Ngươi bảo ta cần gì, ta chỉ cần ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”..
- Cách trả lời ngang tàng, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường.
- Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn “cặn bã” của xã hội.
- Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào.
- Theo ông, chỉ có “thiên lương”, bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý.
- Bên cạnh dũng khí ngất trời của một bậc hảo hán, vẻ đẹp của Huấn Cao còn là vẻ đẹp của con người tài hoa.
- Tài viết chữ đẹp của Huấn Cao do đó là biểu hiện của nét đẹp của văn hoá một thời.
- “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”.
- Tuy nhiên, ông lại là người có ý thức giữ gìn cái đẹp, có lòng tự trọng: “Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ”.
- Nỗi khổ của quản ngục là có Huấn Cao trong tay, dưới quyền mình nhưng lại không thể nào có được chữ ông Huấn.
- Quản ngục và Huấn Cao là hai con người ở hai thế giới cách biệt, đối lập nhau: Quản ngục đại diện cho thế lực nhà tù, nắm giữ pháp luật.
- Huấn Cao là kẻ tử tù.
- Huấn Cao là người sáng tạo cái đẹp.
- quản ngục là người yêu quý cái đẹp lại là người bị ông trời “chơi ác, đem đày ải những cái thuần khiết vào giữa một đống cặn bã”.
- Lúc hiểu được tấm lòng viên quản ngục: Ông Huấn “lặng nghĩ”, “mỉm cười”, ngạc nhiên “ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài… thiếu chút nữa ta đã phụ mất một.
- Điều này cho thấy Huấn Cao là một người hiên ngang, khí phách nhưng cũng rất có nghĩa khí.
- Hai con người đồng nhất tỏa sáng trong đêm cho chữ “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.
- Nguyễn Tuân đã dồn hết bút lực của mình vào cảnh này.
- Đó là sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng.
- giữa sự dơ bẩn của xã hội nhà tù và thiên lương trong sáng, khí phách rạng ngời.
- “Ở đây sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối cứ giằng co nhau quyết liệt.
- Bóng tối quánh đặc như muốn nuốt tươi ánh sáng.
- ánh sáng của sự lương tri, của nhân tâm, của thiên lương trong sáng đã chiến thắng bóng tối của cường quyền, bạo lực.
- Với ánh sáng ấy đã cảm hóa con người một cách mạnh mẽ, nâng đỡ những con người có đức, mến mộ cái tài, nhưng yếu ớt trở về cuộc sống lương thiện… Sự chiến thắng đó là bản hùng ca, ca ngợi chữ tâm của con người thiên lương” (Lưu Thế Quyền).
- Nhưng sự ô uế dần dần biến mất, bởi “Cái đẹp là địa hạt của sự sống, cái đẹp đã lên ngôi thay thế cho cái xấu xa, thấp hèn, cái đẹp nâng đỡ con người”..
- Người tù ấy đã ngự trị nơi bóng tối này với một dáng vóc uy nghi, lẫm liệt thật đường hoàng làm cho bọn quản lý nhà ngục phải khiếp sợ, kính nể: “viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa” và “thầy thơ lại gầy gò run run bưng chậu mực”.
- Nét chữ của ông như rồng bay phượng múa, thiên lương của ông tỏa sáng lồng lộng chốn ngục tù.
- Tài hoa và thiên lương và khí phách đã hợp nhất thành Huấn Cao.
- Uy quyền và bạo lực giờ đây đã tan biến, nó bị khuất phục bởi cái đẹp, cái thiên lương.
- Ở đó không còn tử tù và quản ngục, thơ lại.
- Ở đó chỉ còn những con người yêu quý và biết thưởng thức cái đẹp.
- Cái xấu xa, cái ác, cái chết chóc nhường chỗ cho cái đẹp, cái bất tử.
- “Điều đó cho thấy rằng trong nhà tù tăm tối, hiện thân cho cái ác, cái tàn bạo đó, không phải cái ác, cái xấu đang thống trị mà chính cái Đẹp, cái Dũng, cái Thiện, cái cao cả đang làm chủ.
- Với cảnh cho chữ này, cái nhà ngục tăm tối đã đổ sụp, bởi vì không còn kẻ phạm tội tử tù, không có quản ngục và thư lại, chỉ có người nghệ sĩ tài hoa đang sáng tạo cái đẹp trước đôi mắt ngưỡng mộ sùng kính của những kẻ liên tài, tất cả đều thấm đẫm ánh sáng thuần khiết của cái đẹp, cái đẹp của thiên lương và khí phách.
- Lời khuyên của Huấn Cao đối với quản ngục lại một lần nữa khẳng định cái đẹp, cái thiên lương của con người: “Ở đây lẫn lộn ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi.
- Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông vắn, tươi tắn nó nói lên cái hoài bão tung hoành của một đời con người”.
- Lời khuyên của Huấn Cao đã khẳng định rằng: cái đẹp, cái thiên lương không bao giờ và không khi nào lại có thể chung sống với cái xấu, cái ác: “Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững được và rồi cũng nhen nhuốm mất cả cái đời lương thiện đi”..
- Một lời khuyên thật thiện tâm, thiện ý của Huấn Cao đã làm cho viên quản ngục cảm động: “vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.
- Câu nói: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh” đã cho thấy rằng: cái đẹp, cái thiện, cái tài hoa đã chiến thắng tuyệt đối.
- Cái đẹp của nghệ thuật đã xóa nhòa mọi khoảng cách và ranh giới đưa con người đến với nhau trong vẻ đẹp Chân – Thiện – Mỹ..
- Thành công của Chữ người tử tù là ở cách tạo tình huống truyện độc đáo.
- Nguyễn Tuân đã sử dụng một loạt từ Hán Việt rất đắt (pháp trường, tử tù, tử hình, nhất sinh, bộ tứ bình, bức trung đường, lạc khoản, thiên hạ, thiên lương, lương thiện, v.v…) tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính, bi tráng.
- Đúng Nguyễn Tuân là bậc thầy về ngôn ngữ, rất lịch lãm uyên bác về lịch sử, về xã hội.
- văn Nguyễn Tuân không phải thứ văn để người nông nổi thưởng thức”.