« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI CẦN THƠ VÀ SÓC TRĂNG


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT LÚA TẠI CẦN THƠ VÀ SÓC TRĂNG.
- Nghiên cứu này mô tả thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất lúa của 261 nông hộ tại Cần Thơ và Sóc Trăng.
- Kết quả phân tích cho thấy, nông dân đã và đang áp dụng một số mô hình cải tiến như: giống mới, IPM, sạ hàng, ba giảm – ba tăng, lúa - thủy sản, lúa – màu.
- Hơn nữa, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả sản xuất của các mô hình canh tác lúa cải tiến cao hơn so với mô hình canh tác lúa truyền thống, cụ thể là thu nhập tăng 13,5% và lợi nhuận tăng 42%.
- Trong đó, trình độ học vấn, giống, phân bón, lao động, chuẩn bị đất, thủy lợi là các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ trên đơn vị đất canh tác lúa có áp dụng khoa học kỹ thuật..
- Từ khóa: nông hộ, kỹ thuật cải tiến, sản xuất lúa, hiệu quả, thu nhập.
- Lúa được xem là cây trồng chủ yếu ở các nước Châu Á và sản phẩm lúa gắn liền với đời sống con người gần 10.000 năm, riêng khu vực Châu Á với hơn 3 tỷ dân đang sản xuất và tiêu dùng hơn 90% sản lượng gạo của thế giới.
- “xanh” đã giúp các nước Châu Á tránh được tình trạng thiếu lương thực và cải thiện đời sống vùng nông thôn xuất phát từ việc giảm được 30% chi phí sản xuất nhờ áp dụng kỹ thuật sản xuất cải tiến.
- Thực trạng sản xuất lúa gạo của Việt Nam đã trì trệ ở thập niên 1960 và tăng nhẹ vào những năm 1970, trong giai đoạn này không có sự mở rộng diện tích cũng như.
- Tuy nhiên, đến những năm sau thập niên thì sản xuất lúa gạo đạt tốc độ tăng trưởng cao bình quân 5%/năm trong giai đoạn .
- Ngày nay, xu thế phát triển của các hoạt động kinh tế đã và đang dẫn đến việc đô thị hóa các vùng nông thôn chuyên sản xuất nông nghiệp.
- Và cuối cùng là đưa ra các đề xuất thiết thực trong việc áp dụng kỹ thuật phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế đối với nông hộ.
- Xuất phát từ hoạt động sản xuất thực tiễn và những định hướng sản xuất mang tính bền vững trong tương lai đối với nông hộ sản xuất nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Bài viết này sẽ tập trung “Phân tích tác động của khoa học kỹ thuật đến hiệu quả sản xuất lúa tại Cần Thơ và Sóc Trăng”..
- Mô tả thực trạng sản xuất của nông hộ liên quan các nguồn lực sẵn có;.
- Nhận định và phân tích các hoạt động hỗ trợ áp dụng kỹ thuật;.
- Đánh giá hiệu quả sản xuất của các mô hình áp dụng kỹ thuật.
- Đề xuất các biện pháp phát huy các mặt tích cực và khắc phục những hạn chế trong quá trình triển khai và áp dụng kỹ thuật đối với nông hộ..
- Bảng 1: Đặc điểm nông hộ được khảo sát.
- Địa bàn Địa bàn khảo sát Số mẫu Tỷ trọng Mô hình ứng dụng.
- Nguồn lực của nông hộ, khả năng tiếp cận thông tin KHKT, mức độ hưởng lợi từ KHKT, hiệu quả sản xuất của nông hộ đối với sản xuất lúa và những chính sách tác động.
- Nguồn: Kết quả khảo sát 261 nông hộ tại vùng nghiên cứu, 06/2006.
- Nguồn sơ cấp: Thu thập thông qua phỏng vấn trực tiếp nông hộ tại Cần Thơ và Sóc Trăng.
- Nông hộ được lựa chọn ngẫu nhiên theo phương pháp phân tầng đại diện theo các tiêu chí như diện tích sản xuất, mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật.
- Số mẫu khảo sát là 261 nông hộ..
- Thực trạng sản xuất lúa của nông hộ được đánh giá và trình bày bằng công cụ thống kê đơn giản như phân tích tần số, mô tả từ nguồn số liệu thứ cấp và sơ cấp.
- Hiệu quả sản xuất lúa của nông hộ theo các mô hình cải tiến được đo lường thông qua mô hình tương quan (dạng logarit) nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng và mức độ tác động đến thu nhập của nông hộ sản xuấ lúa.
- Trong đó, Y là thu nhập của nông hộ.
- Thành phố Cần Thơ và Sóc Trăng là hai địa phương thuộc ĐBSCL có điều kiện tự nhiên thuận lợi đối với sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
- Kết quả khảo sát cho thấy, nông dân sản xuất lúa chủ yếu dựa vào kinh nghiệm tập quán của họ và hạn chế tiếp cận thông tin thị trường.
- Từ năm 1994 một số giống lúa mới đã được đưa vào sản xuất đặc biệt sự đóng góp của các giống lúa mới có năng suất cao như OM3238, PSBRc20, OM3242… Chúng ta có thể lấy trường hợp của tỉnh Sóc Trăng làm minh chứng, năng suất lúa tăng bình quân từ 43,7 tạ/ha năm 2000 lên đến 48,1 tạ/ha năm 2004 so với năng suất bình quân của TP.Cần Thơ là 52 tạ/ha và của vùng là 48,6tạ/ha năm 2004..
- 4.2 Thực trạng sản xuất của nông hộ tại địa bàn nghiên cứu.
- Phần này trình bày những đặc điểm và thực trạng sản xuất lúa của 261 nông hộ được khảo sát tại Cần Thơ và Sóc Trăng.
- Nguồn lực của nông hộ được mô tả qua các chỉ tiêu như: diện tích canh tác, lựa lượng lao động, nguồn vốn sản xuất, kinh nghiệm sản xuất lúa.
- Bảng 2: Đặc điểm về nguồn lực sản xuất của nông hộ.
- Vốn sản xuất 1.000 đồng/hộ .
- Kinh nghiệm sản xuất lúa Năm .
- Đất canh tác: nguồn lực của nông hộ giữa hai địa phương có nhiều tiêu chí tương đồng nhau.
- Diện tích canh tác của nông hộ bình quân 11,6 công, trong đó diện tích sản xuất lúa đạt 10,7 công (chiếm 92,3% tổng diện tích canh tác của nông hộ)..
- Lực lượng lao động tham gia hoạt động sản xuất bình quân khoảng 3 người trong nông hộ gồm 5 thành viên, bởi vì các thành viên khác là những người phụ thuộc như người lớn tuổi, hoặc trẻ em trong độ tuổi đi học.
- Kinh nghiệm sản xuất: phần lớn đáp viên tại địa bàn khảo sát có kinh nghiệm sản xuất lúa trên 10 năm (trên 90% trong số 261 đáp viên), bình quân hộ tham.
- Hình 1: Nguồn tín dụng đối với nông hộ Nguồn: Kết quả k hảo sát 261 nông hộ tại vùng nghiên cứu, 2006.
- gia sản xuất lúa hơn 27 năm đây là yếu tố quan trọng giúp cho nông hộ có thể tiếp cận và áp dụng kỹ thuật thuận lợi hơn..
- Vốn sản xuất: do thay đổi tập quán canh tác lúa từng bước ứng dụng những giống lúa mới đạt năng suất cao cũng như hình thức canh tác như sạ hàng, IPM, 3 giảm – 3 tăng hoặc tăng vụ.
- Cho nên, nhu cầu đầu tư vốn cho các khâu chuẩn bị sản xuất cũng tương đối cao bình quân trên 5 triệu đồng.
- nhu cầu vốn đối với nông hộ tại địa bàn của Cần Thơ là 6,1 triệu đồng so với Sóc Trăng là 4,4 triệu đồng.
- Tỷ lệ nông hộ có nhu cầu vốn sản xuất từ 500 ngàn đến 10 triệu đồng chiếm khá cao (63,6%) do diện tích sản xuất lúa của nông hộ chủ yếu từ 5 – 10 công chiếm đến 40,6% trong tổng số 261 hộ được khảo sát.
- 4.3 Thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật của nông hộ 4.3.1 Mô hình sản xuất cải tiến.
- Kết quả khảo sát tại địa bàn nghiên cứu cho thấy, phần lớn nông hộ thực hiện những mô hình sản xuất lúa cải tiến chiếm 80,1%, tương ứng với 209 trong số 261 nông hộ được hỏi.
- trong đó, mức độ áp dụng khoa học kỹ thuật tại địa bàn nghiên cứu của Sóc Trăng đạt 90% so với 73,9% của Cần Thơ.
- Một số mô hình cải tiến được nông hộ áp dụng như: giống mới, sạ hàng, 3 giảm-3 tăng, lúa – thuỷ sản....
- Hơn nữa, do áp lực tăng giá của các vật tư nông nghiệp nên nông dân rất quan tâm và áp dụng mô hình ba giảm ba tăng, sạ hàng, IPM nhằm giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất lúa..
- 4.3.2 Nguồn cung cấp thông tin khoa học kỹ thuật.
- ngoài ra, nhân viên công ty thuốc bảo vệ thực vật cũng là đối tượng mà nông dân tiếp cận chủ yếu các nhân viên giới thiệu và hướng dẫn sử dụng các loại thuốc tương ứng với các mô hình sản xuất.
- hơn nữa, nông dân tại địa bàn nghiên cứu cho thấy họ còn có thể tiếp cận thông tin về khoa học kỹ thuật từ các nguồn khác như Hội nông dân, cán bộ trường đại học Cần Thơ hoặc viện lúa ĐBSCL….
- 4.3.3 Hoạt động hỗ trợ khoa học kỹ thuật cho nông dân.
- Nhìn chung, những mô hình sản xuất cải tiến xuất phát từ sự tự phát hiện, nghiên cứu của nông dân và kết quả chuyển giao khoa học kỹ thuật của các cơ quan chuyên môn.
- Do giới hạn của địa bàn nghiên cứu, vì vậy trong phần này sẽ trình bày một số hoạt động hỗ trợ khoa học kỹ thuật đối với nông dân như sau:.
- Phối hợp với hợp phần giống cây trồng do tổ chức DANIDA-Đan Mạch tài trợ để tổ thức hàng trăm lớp đào tạo nông dân sản xuất lúa..
- Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất giống lúa chất lượng như mô hình cánh đồng mẫu để sản xuất lúa giống tại Sóc Trăng 1.
- 4.4 Đánh giá chung về thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật.
- Hướng dẫn dễ hiễu Kỹ thuật có tính khả.
- Hình 3: Đánh giá khả năng áp dụng KHKT vào sản xuất Nguồn: Kết quả khảo sát 261 hộ tại vùng nghiên cứu, 2006.
- Theo thông tin thu thập từ những nông hộ tại địa bàn nghiên cứu cho thấy rằng khi tham gia các buổi tập huấn họ đưa ra một vài tiêu chí nhận xét với thang điểm từ 1 đến 10 tương ứng với mức độ tăng dần về đánh giá tốt nhất, hài lòng nhất.
- Kết quả khảo sát từ những nông hộ có tham gia tập huấn cho thấy họ đánh giá rất cao về cơ hội trao đổi kinh nghiệm, thông tin trong sản xuất khi tham gia các buổi tập huấn..
- đồng thời họ cũng dễ tiếp cận và hiểu được nội dung đề cập trong tài liệu hướng dẫn kỹ thuật, bởi vì phần lớn thông tin được truyền tải cho nông dân dưới dạng hình ảnh, hoặc ca dao, tục ngữ gắn liền với các hoạt động sản xuất..
- Tuy nhiên, khả năng ứng dụng những kiến thức từ các buổi tập huấn vào quá trình sản xuất thực tiễn tương đối thấp, giải thích vấn đề này một số nông dân cho rằng những kiến thức trong tài liệu hướng dẫn cho điều kiện sản xuất chung của địa.
- trong khi đó, điều kiện sản xuất hiện nay mang tính riêng lẻ hoặc từng tiểu vùng sinh thái cho nên khả năng ứng dụng vào sản xuất cũng bị hạn chế..
- 4.5 Phân tích hiệu quả sản xuất của các mô hình cải tiến.
- Phân tích hiệu quả sản xuất được trình bày gồm hai nội dung: thứ nhất, đánh giá năng suất lúa giữa hai địa bàn nghiên cứu.
- thứ hai, phân tích hiệu quả sản xuất theo từng mô hình sản xuất thông qua các chỉ tiêu: thu nhập, chi phí, lợi nhuận..
- 4.5.1 Phân tích hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình.
- Bảng 4: Kết quả kiểm định lợi nhuận bình quân trên 1 công đất theo mô hình Thu nhập theo.
- mô hình.
- Để có thể đánh giá chi tiết hơn về hiệu quả sản xuất, Bảng 5 bên dưới trình bày một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất.
- Cụ thể là, hiệu quả đầu tư vốn vào các mô hình sản xuất không có sự khác biệt lớn, chủ yếu dao động từ 2,1 – 2,8 lần.
- có nghĩa là giá trị sản xuất mà nông dân tạo ra lớn hơn gấp hai lần chi phí đầu tư vào sản xuất.
- Điều này dẫn đến khả năng sinh lời của vốn đầu tư của các mô này cao hơn, bình quân từ 60 đến 65% trong tổng giá trị sản xuất tạo ra (tương đương từ 10 – 12 triệu đồng/ha/vụ)..
- Bảng 5: Hiệu quả sản xuất lúa theo mô hình tính trên 1.000m 2 Tiêu chí ĐVT Truyền.
- Kết quả còn cho thấy mỗi ngày họ chỉ tạo ra được giá trị sản xuất từ diện tích đất canh tác khoảng 35.000 đồng, sau khi trừ chi phí sản xuất họ chỉ tích lũy được gần 20.000đồng/ngày.
- Tuy nhiên, đối với những nông hộ có áp dụng kỹ thuật cải tiến thì họ được hỗ trợ một phần chi phí giống tương đương 313.840 đồng/ha.
- nếu như họ không được hỗ trợ thì chi phí sản xuất của họ sẽ tăng thêm khoảng 4,28% và tương ứng lợi nhuận sẽ giảm đúng bằng phần hỗ trợ cho chi phí giống..
- 4.5.2 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận sản xuất lúa.
- Kết quả ước lượng được thể hiện ở Bảng 6 cho thấy có cơ sở để kết luận rằng các yếu tố ảnh hưởng có mối tương quan rất chặt chẽ với thu nhập với hệ số xác định (R 2 ) là 0,792 (mô hình có áp dụng tiến bộ kỹ thuật) và 0,502 (mô hình truyền thống), có nghĩa là sự biến động thu nhập của nông hộ được giải thích bởi các yếu tố được xác định trong các mô hình ở mức độ tương ứng 79,2% và 50,2% với độ tin cậy 95%.
- Tuy nhiên, số lượng các yếu tố được xem xét trong mô hình cải tiến có tương quan chặt chẽ đối với thu nhập nhiều hơn so với mô hình truyền thống;.
- ngoài ra, kinh nghiệm sản xuất là yếu tố không phản ánh có tương quan với thu nhập với mức ý nghĩa về thống kê 0,05..
- Các hệ số ước lượng của các yếu tố ở Bảng 6 chỉ ra rằng trình độ học vấn, lực lượng lao động, chi phí giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chuẩn bị đất, thủy lợi có ảnh hưởng đến thu nhập của nông hộ khi áp dụng các mô hình canh tác cải tiến.
- trong khi đó, đối với những nông hộ thực hiện mô hình canh tác truyền thống thì yếu tố học vấn không phản ánh sự ảnh hưởng đến thu nhập .
- 4.6 Những thuận lợi và khó khăn trong sản xuất lúa 4.6.1 Thuận lợi.
- Nông dân có kinh nghiệm trong canh tác lúa, phần lớn năng động tích cực trong việc tiếp cận và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật..
- Các mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thường đòi hỏi chi phí đầu tư nhiều hơn..
- Thiếu kinh phí trong việc xây dựng và nhân rộng các mô hình..
- Giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng..
- Qua quá trình khảo sát và kết quả phân tích cho thấy, thực trạng sản xuất và xu hướng áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất lúa của nông hộ tại Cần Thơ và Sóc Trăng thể hiện một số điểm nổi bật sau:.
- Việc áp dụng khoa học kỹ thuật được xem là yếu tố quan trọng nhằm tăng giá trị sản xuất trên đơn vị đất canh tác, bình quân từ 11 – 16%.
- Nông dân có thể tiếp nhận thông tin khoa học kỹ thuật qua các kênh khác nhau..
- Hiệu quả sản xuất của các mô hình áp dụng kỹ thuật cho thấy cao hơn so với mô hình truyền thống dẫn đến thu nhập của các thành viên tham gia sản xuất lúa đạt trên 30.000 đồng/người/ngày.
- Hơn nữa, kết quả phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập cho thấy trình độ học vấn, lực lượng lao động, giống, phân bón, chuẩn bị đất, thủy lợi là những yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đối với thu nhập của nông hộ áp dụng kỹ thuật..
- Báo cáo tình hình sản xuất nông nghiệp, (2004).
- “Thực trạng áp dụng khoa học kỹ thuật tại phường Thới Long, Ô Môn, Cần Thơ”.
- “Chuyển giao qui trình kỹ thuật sản xuất lúa và so sánh hiệu quả kinh tế với qui trình sản xuất của nông dân”.