« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao


Tóm tắt Xem thử

- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 1.
- ĐỀ BÀI: PHÂN TÍCH TÁC PHẨM CHÍ PHÈO CỦA NAM CAO.
- Giới thiệu tác phẩm Chí Phèo và nhà văn Nam Cao - Dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 2.
- Xuất xứ: Nam cao đặt tên cho tác phẩm này là Cái lò gạch cũ, 1941 đổI lạI là Đôi lứa xứng đôi, 1945 sửa lạI là Chí Phèo, in trong tập Luống cày..
- o Đề tài: Viết về người nông dân nghèo trước CMT8..
- Nhan đề đầu tiên: Cái lò gạch cũ (nhan đề giản dị, có ý nghĩa, nơi lần đầu tiên phát hiện ra Chí, nơi Chí bị bỏ rơi, qui luật hiện tượng Chí Phèo...).
- Nhan đề thứ ba: Chí Phèo do chính Nam Cao thay đổi khi in truyện ngắn này vào tập Luống Cày năm 1946.
- o Chủ đề: Qua số phận của nhân vật Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã lên án sâu sắc xã hội tàn bạo, chà đạp lên nhân phẩm con người đồng thời thể hiện tình thương yêu sâu sắc và niềm tin vào bản chất lương thiện của con người..
- Nhân vật Chí Phèo..
- o Quá trình tha hóa trước khi gặp Thị Nở..
- Là con người bất hạnh: “...trần truồng và xám ngắt...bên cái lò gạch bỏ không, người làng nuôi, bị Bá Kiến ghen đẩy vào tù...”.
- Là con người lương thiện: Hắn cảm thấy nhục khi bà ba kêu hắn bóp chân, mà cứ bóp lên trên nữa, hắn từng ao ước “...ao ước có một gia đình nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải...”.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 3.
- Chính nhà tù thực dân phong kiến là nguyên nhân dẫn đến sự tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính của Chí Phèo..
- o Ý nghĩa tiếng chửi Chí Phèo.
- Về nội dung: Khao khát muốn giao tiếp với mọi người nhưng bị xã hội cự tuyệt..
- Là con người lương thiện bị xã hội tha hóa thành quỷ dữ, bị loại ra khỏi xã hội con người..
- o Qúa trình muốn trở thành người lương thiện sau khi gặp Thị Nở..
- Đến với Thị Nở bằng bản năng: ăn nằm với nhau...ngủ say dưới trăng..
- Từ quỷ dữ, thức tỉnh lương tâm thành người lương thiện..
- Thể hiện tình thương của Thị Nở dành cho Chí Phèo..
- Là ngọn lửa nhen nhóm cho tính thiện bị vùi tắt bấy lâu nay trong con người Chí.
- Tình cảm nhân đạo của nhà văn.
- Thể hiện tài năng miêu tả, phân tích tâm lí nhân vật của Nam Cao..
- o Chí Phèo chết trên ngưỡng cửa trở thành người lương thiện..
- Bà cô Thị Nở ngăn cản mối tình Chí-Thị.
- ai lại đi lấy thằng Chí Phèo...”.
- Đến nhà Bá Kiến đòi lương thiện: đâm Bá Kiến rồi tự sát..
- Định kiến xã hội đối với Chí Phèo: “Thằng nào chứ thằng ấy chết thì không ai tiếc...tre già măng mọc, thằng ấy chết còn thằng khác...”.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 4.
- Hình tượng nhân vật Bá Kiến o Tàn bạo, quỷ quyệt, lọc lõi.
- Những đặc sắc nghệ thuật tác phẩm.
- o Cấu trúc đối thoại làm cho tác phẩm có cái nhìn đa giọng điệu, đa điểm nhìn..
- o Xây dựng nhân vật điển hình..
- Kết cấu truyện : kết cấu vòng tròn, hiện tượng Chí Phèo tiếp tục được lặp lại ở làng Vũ Đại.
- Nêu nhận xét, đánh giá chung về truyện ngắn Chí Phèo.
- “Chí Phèo” chỉ là một truyện ngắn và là một truyện ngắn sáng tác trong những ngày đầu mới cầm bút của Nam Cao viết về đề tài nông dân, nhưng tác phẩm chính là sự tổng hợp, kết tinh đỉnh cao của ngòi bút nhà văn.
- Có thể nói rằng, “Chí Phèo” là một bản án cáo trạng đanh thép đối với một xã hội phong kiến đầy bất công đã đẩy người nông dân vào con đường bần cùng hóa trước Cách mạng.
- Đồng thời, tác phẩm cũng là một câu chuyện chứa đựng nhiều ý nghĩa nhân văn sâu sắc..
- Trước hết, tác phẩm “Chí Phèo” của Nam Cao đã khắc họa tấn bi kịch của người nông dân trước Cách mạng.
- Trong tác phẩm này, Nam Cao không đi vào nạn sưu thuế hay thiên tai dịch họa mà nhà văn lại hướng đến một phương diện khác, đó là hình tượng người.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 5.
- nông dân cố cùng bị xã hội phá hủy về tâm hồn, hủy diệt cả nhân tính và bị phủ nhận tư cách làm người.
- Nỗi thống khổ ghê gớm của Chí Phèo chính là bị cướp đi hình hài của một con người, bị đẩy ra khỏi xã hội loài người và phải sống kiếp sống đớn đau như thú vật..
- Chí từ một anh canh điền lương thiện khỏe mạnh, vì hầu hạ bà Ba, khiến cụ Bá ghen ghét đẩy vào lao tù.
- Từ đây, con đường tha hóa của người nông dân chất phác bắt đầu như trượt dốc không phanh.
- Ra khỏi tù, người ta không nhận ra thằng Chí Phèo trước đây nữa mà thay vào đó là một hình hài quỷ dữ: “Cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm.
- Với ngòi bút hiện thực, nhà văn Nam Cao đã chỉ ra rằng, để tồn tại thì những người nông dân hiền lành khốn khổ đã dần trở nên lưu manh hóa và bất cần.
- Họ không chỉ bị tha hóa về nhân hình mà còn bị tha hóa cả về nhân tính..
- Trở thành tay sai đòi nợ cho Bá Kiến: “Hắn đã đập nát biết bao nhiêu cảnh yên vui, làm chảy máu và nước mắt của biết bao nhiêu người dân lương thiện”.
- Không ai thèm chửi nhau với hắn, không ai công nhận hắn, ngay cả Thị Nở – người phụ nữ “xấu ma chê quỷ hờn” cũng không cần hắn.
- Hắn kêu lên: “Ai cho tao lương thiện? Làm thế nào cho mất được những vết mảnh chai trên mặt này? Tao không thể là người lương thiện nữa”.
- Lương thiện của con người là ở trong chính mỗi người chúng ta.
- Vậy mà Chí lại phải đi “đòi” lương thiện.
- Chính cái xã hội vô nhân tính đã cướp mất lương thiện và còn.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 6.
- khốn nạn hơn, ngay cả cái quyền được làm một con người tử tế cũng bị xã hội ấy tước đoạt mất..
- Qua tấn bi kịch của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao đã cho người đọc thấy một hiện thực xót xa về cuộc sống và số phận của người nông dân trước Cách mạng.
- Đó chính là cuộc sống bế tắc và bần cùng, người nông dân từ tha hóa đã dẫn đến lưu manh hóa.
- Phản ánh bi kịch ấy, nhà văn Nam Cao cũng chỉ rõ nguyên nhân là mẫu thuẫn xã hội sâu sắc đã đẩy người nông dân đến bước đường cùng..
- Trong tác phẩm, một bên, nhà văn xây dựng hình tượng giai cấp phong kiến thống trị mẫu thuẫn với một bên là người nông dân lương thiện nghèo đói.
- Hình tượng điển hình cho giai cấp phong kiến thống trị ở nông thôn chính là nhân vật Bá Kiến.
- Chân dung lão cường hào cáo già Bá Kiến dần dần hiện rõ trong tác phẩm những nét tính cách được thể hiện hết sức sinh động, đầy ấn tượng.
- Trong khi giai cấp thống trị lọc lõi khôn đời thì người nông dân thấp cổ bé họng lại lâm vào đường cùng, trở thành nạn nhân bị bóc lột và bị đẩy vào con đường tha hóa đến tội nghiệp..
- Bị đẩy vào tù một cách oan ức, ra tù, Chí muốn tìm đến nhà Bá Kiến để tính sổ.
- Vậy mà từ chỗ hung hăng đòi “liều chết với bố con” lão Bá Kiến, chỉ sau mấy câu ngọt nhạt và mấy hào lẻ của cụ Bá, Chí Phèo đã trở thành một tên tay sai mới của lão.
- Xây dựng nên hình tượng nhân vật Chí Phèo, Nam Cao đã cho người đọc thấy được số phận, tình cảnh của người nông dân trước Cách mạng bị xã hội phong kiến đầy bất công đẩy vào con đường tha hóa, bị tước hết giá trị và tư cách của một con người.
- Mâu thuẫn giữa người nông dân và giai cấp địa chủ ấy được đẩy lên cao trào khi mà Chí đã nhận ra người đã đẩy mình đến cảnh tha hóa chính là Bá Kiến và người cần giết cũng chính là lão ta..
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 7.
- Tuy Chí Phèo đã thức tỉnh được tình cảnh tha hóa của mình và nhận diện được kẻ thù của mình nhưng lúc đó đã là quá muộn.
- Đây cũng chính là một bi kịch đau đớn của người nông dân và của một con người.
- “Chí Phèo” là một bản cáo trạng đanh thép đối với xã hội phong kiến bất công đã đẩy con người ta và con đường tha hóa cùng cực nhất.
- Tuy vậy, nhưng tác phẩm cũng là một minh chứng về tình yêu thương và sự thực tỉnh lương tri của con người..
- Tình cờ gặp Thị Nở trong một đêm say đã khiến Chí trở thành một con người khác..
- Được Thị Nở chăm sóc, thương yêu, hắn bỗng nhớ lại mơ ước về một mái ấm gia đình “chồng cày thuê cuốc mướn, vợ ở nhà dệt vải” thời trai trẻ.
- Có thể thấy rằng, dù Thị Nở là người đàn bà dở hơi, xấu ma chê quỷ hờn nhưng lại là người không hề chê bai Chí, là người săn sóc, quan tâm đến anh ta một cách dịu dàng và ân cần nhất.
- Chính tình yêu ấy làm cho “Xấu mà e lệ thì cũng đáng yêu”, làm cho con quỷ dữ bao năm đã biến mất, thay vào đó là một con người khao khát lương thiện, khao khát làm người chân chính..
- “Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui” như một lời cầu hôn của Chí với Thị Nở.
- Bày tỏ mong muốn ấy một cách rất chân thực, giản dị mà chất phác đúng kiểu một anh nông dân, Chí mong muốn được làm lại từ đầu, được sống một cuộc đời khác, cuộc đời bình dị giống như bao người mà Thị Nở chính là cầu nối, là người vun trồng cùng hắn xây dựng.
- Phải nói rằng, tác giả đã khéo lựa chọn những chi tiết đắt giá để qua đó thể hiện ý nghĩa của sự hồi sinh và khẳng định sức sống của thiên lương, lương thiện trong mỗi con người.
- Phát hiện và miêu tả tài tình sự thức tỉnh lương tri của Chí Phèo chính là một thành công nghệ thuật đặc sắc của Nam Cao..
- Thế nhưng, điều đáng nói là con người đã biết hoàn lương nhưng xã hội ấy lại không thể nào chấp nhận lại họ được nữa.
- Chí Phèo vừa mới mơ ước về một gia đình thì đã bị bà cô Thị Nở tạt ngay cho một gáo nước lạnh.
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net T Trang | 8.
- kịch cho mình, Chí đã tìm đến nhà Bá Kiến kết liễu lão ta và cả chính mình.
- Với tác phẩm “Chí Phèo”, Nam Cao không chỉ phơi bày bộ mặt xã hội đen tối, bất công mà nhà văn còn đồng cảm với những bi kịch khổ đau của người nông dân thấp cổ bé họng trước Cách mạng.
- Đồng thời nhà văn cũng kịp thời phát hiện và trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của con người và khao khát thay đổi thực tại để vươn đến một cuộc sống tốt đẹp hơn..
- W: www.hoc247.net F: www.facebook.com/hoc247.net Y: youtube.com/c/hoc247tvc 1 Website HOC247 cung cấp một môi trường học trực tuyến sinh động, nhiều tiện ích thông minh, nội dung bài giảng được biên soạn công phu và giảng dạy bởi những giáo viên nhiều năm kinh nghiệm, giỏi về kiến thức chuyên môn lẫn kỹ năng sư phạm đến từ các trường Đại học và các trường chuyên danh tiếng.