« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích tác phẩm Tinh thần thể dục – Nguyễn Công Hoan


Tóm tắt Xem thử

- Trung tâm Luyện thi Amax – 39 LK 6A Làng Việt Kiều Châu Âu TINH THẦN THỂ DỤC.
- (NGUYỄN CÔNG HOAN) 1.Nguyễn Công Hoan là một cây bút có sức viết hết sức dồi dào.
- Quá trình sáng tác của ông trải dài từ trước năm 1930 đến những năm 60, 70 sau Cách mạng tháng Tám 1945, để lại một sự nghiệp văn học đồ sộ gồm hàng chục tiểu thuyết và hàng trăm truyện ngắn.
- Tuy nhiên nói đến Nguyễn Công Hoan, người ta thường nghĩ đến những truyện ngắn rất ngắn và rất vui của ông viết trước Cách mạng tháng Tám 1945.
- Đóng góp độc đáo, không gì thay thế được của ông đối với lịch sử văn học Việt Nam hiện đại cũng là ở đấy.
- Truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan thường viết về hai đề tài, có thể phân biệt một cách khái quát là đề tài xã hội, đề tài về luyến ái nam nữ và quan hệ gia đình.
- Người ta gọi ông là nhà văn hiện thực lớn vì, dù là truyện ngắn hay truyện dài, ông chủ yếu viết về đề tài thứ nhất.
- Nói riêng về truyện ngắn đề tài xã hội, người ta thấy Nguyễn Công Hoan có một quan điểm hầu như xuyên suốt mọi tác phẩm, gọi là quan điểm giàu nghèo.
- Tất nhiên Nguyễn Công Hoan đứng về phía người nghèo để lên án hạng người giàu có (chủ yếu là bọn quan lại, cường hào địa chủ, bọn tư sản và tay sai của chúng), để minh oan chiêu tuyết cho người nghèo và lên án xã hội.
- Theo dõi quá trình sáng tác của Nguyễn Công Hoan trước Cách mạng tháng Tám, thấy truyện ngắn của ông có sự chuyển biến rất rõ qua ba giai đoạn : giai đoạn từ vài năm trước 1930 đến 1935 .
- giai đoạn từ 1936 đến 1939 .
- giai đoạn từ 1940 đến 1945.
- Giai đoạn thứ nhất : Những truyện ngắn tiêu biểu của Nguyễn Công Hoan giai đoạn này được tập hợp trong cuốn Kép Tư Bền xuất bản năm 1935.
- Nhân loại nghèo khổ của Nguyễn Công Hoan ở giai đoạn này nói chung thuộc tầng lớp dân nghèo thành thị như phu xe, các chị sen, anh nhỏ, gái điếm, lưu manh.
- Quan niệm về giàu nghèo của ông còn chung chung, chưa có nội dung xã hội thật cụ thể.
- Giai đoạn thứ hai : Đây là thời kì Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- Chịu ảnh hưởng của phong trào đấu tranh rộng lớn của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Nguyễn Công Hoan có những chuyển biến rất tiến bộ về tư tưởng.
- Nội dung hiện thực của các tác phẩm của ông sâu hơn, rộng hơn, tính chiến đấu cao hơn.
- Vẫn là sự đối lập giữa giàu và nghèo, nhưng giờ đây, giàu là quan lại, địa chủ, tư sản, đôi khi có cả thực dân nữa, với bản chất chính trị, xã hội cụ thể.
- Còn nghèo thì bên cạnh các nhân vật của giai đoạn trước còn có thêm công nhân, nông dân.
- Và họ không phải chỉ là những nạn nhần bất lực cam chịu số phận của mình, mà đôi khi còn có tinh thần phản kháng dũng cảm nữa.
- Táo bạo hơn nữa, ngòi bút đả kích của Nguyễn Công Hoan giai đoạn này nhiều khi còn nhằm cả vào những chủ trương, chính sách, những thủ đoạn chính trị của Nhà nước thực dân(1\ Tinh thần thể dục ra đời năm 1938, tức là được viết trong giai đoạn sáng tác tiến bộ nhất của Nguyễn Công Hoan.
- 2.Tinh thần thể dục nhằm đả kích vào chính sách thể thao thể dục bịp bợm của thực dân Pháp.
- Để thống trị nhân dân ta, chúng thường dùng các biện pháp : đàn áp, khủng bố, chia rẽ và mị dân, vừa đe dọa vừa ru ngủ và đánh lạc hướng tinh thần đấu tranh của nhân dân.
- Với thanh niên, học sinh, chính sách thể thao thể dục của thực dân có thể giải quyết được cùng một lúc hai yêu cầu : mị dân và chia rẽ dân tộc.
- Không phải ngẫu nhiên mà chính quyền thực dân giao hẳn việc này cho một viên quan năm Pháp tên là Đuy-cua-roa (Ducouroy) phụ trách.
- Bọn thực dân luôn tổ chức thi đấu giữa ba kì : Bắc Kì, Trung Kì, Nam Kì.
- Chính sách thể thao thể dục của thực dân không phải không có hiệu quả nhất định theo yêu cầu lừa bịp của chúng.
- Bọn quan lại các tỉnh, các huyện, muốn được khen thưởng, được thăng quan tiến chức tất phải tỏ ra sốt sắng trong việc tổ chức thể thao thể dục ở địa phương mình.
- Nguyễn Công Hoan đã "tóm" được tính bịp bợm ấy ở khâu trắng trợn nhất, ở dạng cục cằn thô lỗ và hài hước nhất để dựng nên tác phẩm của mình.
- 3.Nguyễn Công Hoan rất sở trường về loại truyện ngắn trào phúng.
- Muốn gây cười trước hết phải phát hiện ra mâu thuẫn trào phúng và kết cấu tác phẩm xoay quanh tình huống ấy.
- Mâu thuẫn trào phúng trong Tinh thần thể dục là gì ? Như trên đã nói, ấy là mâu thuẫn giữa mục đích bề ngoài rất tốt đẹp (vì sức khoẻ và niềm vui của con người) với thực chất bịp bợm (là tai hoạ, là điêu đứng, đói khát, thậm chí là ốm, là chết) của chính sách thể thao thể dục của thực dân.
- Để gây cười, tác giả phải phóng đại mâu thuẫn đó lên.
- Tài nghệ và sự tinh quái của Nguyễn Công Hoan thể hiện chủ yếu ở đây.
- Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng là hai tài năng trào phúng cùng thời.
- Nhưng nếu sở trường của tác giả Số đỏ là sáng tạo những tính cách tráo phúng độc đáo thì sở trường của Nguyễn Công Hoan lại chủ yếu là ở khâu trần thuật rất có duyên.
- còn đọc Nguyễn Công Hoan, người ta nhớ những câu chuyện rất buồn cười.
- Tinh thần thể dục thể hiện rất rõ tài năng này của tác giả.
- Ở Tinh thần thể dục, tác giả đã sáng tạo ra một cách thuật kể riêng : dựng nhiều cảnh khác nhau, nhân vật khác nhau, lời lẽ, giọng điệu khác nhau.
- Tất cả đều thể hiện mâu thuẫn trào phúng chung thống nhất, đều thể hiện chủ đề chung của tác phẩm, nhưng luôn luôn chuyển cảnh, đổi giọng.
- Mỗi màn, mỗi cảnh lại có một dạng riêng, với những nhân vật riêng và qua mỗi cảnh, mâu thuẫn trào phúng lại được tô đậm thêm một bậc, tạo cho tiếng cười ngày một hả hê, khoái chá hơn.
- xem đá bóng có nghĩa là vợ con chết đói.
- xem đá bóng có nghĩa là chồng sẽ ốm nặng hơn, thậm chí có thể chết.
- xem đá bóng có nghĩa là phải mất tiền thuê người đi thay và phải hối lộ ông lí.
- Thì lòng thành, ông lí cứ nhận đi cho cháu.
- Tờ mờ sáng ngày phải đi xem đá bóng (cảnh 4.
- không khí làng Ngũ Vọng hết sức căng thẳng, dũ’ dội, đầy tinh thần khủng bố.
- Tiếng kêu khóc, van lạy, tiếng quát tháo của ông lí và tuần phu, tiếng chó sủa, tiếng chân người rầm rập, đuốc chạy khắp làng.
- Đúng là một cuộc lùng sục, "vây ráp" người đi xem đá bóng ráo riết quá chuyện đốc thuế hay bắt lính bắt phu thời xưa.
- Ông lí đích thân áp giải dân làng đi xem đá bóng (cảnh 5.
- Mâu thuẫn trào phúng được đẩy căng lên một mức nữa khi nhà văn mô tả cảnh dân quê bị giải lên huyện đi xem đá bóng hệt như giải một đoàn tù trọng tội đi thụ án chung thân hay tử hình.
- Ông lí ra lệnh : "Chín mươi tư thằng ở đây, xếp hàng năm lại, đi cho đều bước.
- Mẹ bố chúng nó, cho đi xem đá bóng chứ ai giết chết mà phải trốn như trốn giặc.
- 4.Quá trình trần thuật của thiên truyện là quá trình phóng đại mâu thuẫn trào phúng.
- Phân tích các chi tiết của truyện, thấy chúng nói chung phải thực hiện hai chức năng : một là tô đậm thêm mâu thuẫn trào phúng để gây cười, hai là tạo cảm giác chân thật.
- Còn lời lẽ của ông lí thì đúng là lời lẽ một kẻ tuy đứng đầu một làng, nhưng đối với cấp trên thì cũng là thân phận "đầu chày đít thớt.
- Hoặc cảnh hối lộ thì đúng là cảnh hối lộ : Bà cụ phó Bính phải nói khéo để ông lí nhận cho : "Thì lòng thành, ông lí cứ nhận đi cho cháu.
- Còn ông lí thì làm ra vẻ phải nhận tiền một cách bất đắc dĩ : "Tôi nhận lễ của con bà mà tôi lo lắm.
- Có những chi tiết, nếu để ý thấy chúng còn phải nhận thêm chức năng thứ ba nữa : chửi xỏ chính sách vô lí của thực dân bằng lối diễn đạt bâng quơ mà bóng gió, có thể hiểu thành hai nghĩa.
- Đây là chỗ tinh quái của nhà trào phúng.
- Chẳng hạn như lời chửi đổng của ông lí: "Om gần chết cũng phải đi.
- Ai cũng lấy cớ ốm yếu mà không đi, thì người ta đá bóng cho chó xem à.
- Tiếp đó là giễu nhại giọng sách nhiễu và nạt nộ của lí trưởng đối với những người dân vô phúc có trong danh sách phải đi xem đá bóng .
- và giọng lạy lục, van xin hoặc nài nỉ, nịnh bợ của những anh Mịch, bác Phô gái hay bà cụ phó Bính với ông lí đã dẫn ở trên