« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp của ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn 1990 - 2015


Tóm tắt Xem thử

- DOI:10.22144/ctu.jvn.2020.071 PHÂN TÍCH TĂNG TRƯỞNG NĂNG SUẤT CÁC YẾU TỐ TỔNG HỢP CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG GIAI ĐOẠN .
- Nghiên cứu nhằm ước lượng tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp của ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn và phân tích sự thay đổi của năng suất tổng hợp thành các yếu tố cấu thành năng suất các yếu tố tổng hợp bao gồm thay đổi của kỹ thuật sản xuất, thay đổi hiệu quả kỹ thuật và thay đổi hiệu quả quy mô sản xuất.
- Kết quả cho thấy mức tăng trưởng bình quân của TFP là 2,57%/năm là do sự đóng góp của kỹ thuật với mức đóng góp là 2,94%/năm, trong khi hiệu quả sản xuất lại đóng góp ngược chiều với kỹ thuật sản xuất ở mức -0,37%/năm.
- Phân tích tăng trưởng năng suất các yếu tố tổng hợp của ngành nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn .
- Từ lý thuyết cho đến thực tiễn đều cho thấy vai trò to lớn của lĩnh vực nông nghiệp đối với nền kinh tế.
- tìm ra mối liên hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng lĩnh vực nông nghiệp với sự tăng trưởng của nền kinh tế, tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp, thương mại – dịch vụ (Koo and Lou, 1997.
- Meijerink and Pim, 2007), giữa tăng trưởng nông nghiệp và đa dạng thu nhập.
- Vai trò của nông nghiệp trong phát triển là đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm với sự gia tăng về dân số, mở rộng thị trường cho sản phẩm công nghiệp, mang lại nguồn ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm nông sản và cung cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến (Johnston and Mellor, 1961.
- Đạt được thành công đó chủ yếu là do sự đóng góp của nông nghiệp và nông thôn Việt Nam.
- Trong sự đóng góp đó không thể phủ nhận vai trò to lớn của nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nhất là trong hoạt động sản xuất lúa và trái cây, nuôi trồng thuỷ sản.
- Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam trong giai đoạn nông nghiệp ĐBSCL đóng góp 34,6% GDP toàn ngành nông nghiệp cả nước và 33,5% GDP chung của cả vùng.
- Mặc dù có những thành công nhất định nhưng tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, tăng trưởng vẫn chủ yếu theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào sự gia tăng đầu tư về vốn.
- hoặc do tăng lượng lao động thô mà không phải là do tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực sản xuất hay ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất (Nguyen Ngoc Que and Goletti, 2001.
- Cho đến thời điểm này có nhiều nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam, tuy nhiên nghiên cứu tăng trưởng nông nghiệp cho riêng vùng đất Cửu Long vẫn còn rất ít.
- Để phát huy hết lợi thế của vùng đất ĐBSCL cũng như hạn chế được những ảnh hưởng tiêu cực của các vấn đề về quản lý, chính sách cũng như những điều kiện tự nhiên bất lợi, cần phải hiểu được thực trạng và nguồn gốc tăng trưởng nông nghiệp vùng đất này, những yếu tố nào là ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp.
- Sự tăng trưởng của TFP do sự đóng góp của nhiều yếu tố như sự thay đổi hiệu.
- quả trong sản xuất hay thay đổi công nghệ,…Vì vậy, để làm cơ sở cho những đề xuất chính sách về nông nghiệp sau này cho vùng đất giàu tiềm năng, nghiên cứu này phân tích TPF của ngành nông nghiệp ĐBSCL và các yếu tố cấu thành của nó trong giai đoạn .
- Năng suất các yếu tố tổng hợp có thể được đo lường bằng một trong các phương pháp, bao gồm hàm sản xuất tổng hợp, chỉ số (TFP index), màng bao dữ liệu (DEA) và hàm sản xuất biên ngẫu nhiên (SFA).
- Trong đó ước lượng TFP bằng hàm sản xuất tổng hợp và hàm sản xuất biên ngẫu nhiên là những phương pháp ước lượng tham số, trong khi TFP index và DEA là các phương pháp ước lượng phi tham số.
- Với phương pháp ước lượng TFP bằng hàm sản xuất tổng hợp thì giả định là không có vấn đề không hiệu quả kỹ thuật hay nói cách khác là tất cả các đơn vị sản xuất đều đạt mức hiệu quả tối ưu.
- Tất cả các yếu tố sản xuất được đưa vào trong một hàm sản xuất và vì vậy TFP chỉ bao gồm thay đổi về công nghệ (Solow, 1957), và không thể hiện thay đổi về hiệu quả kỹ thuật.
- Một nhược điểm khác của phương pháp này là kết quả sẽ rất nhạy cảm với dạng hàm sản xuất được lựa chọn để ước lượng.
- Cũng dựa trên hàm sản xuất như phương pháp ước lượng bằng hàm sản xuất tổng hợp, phương pháp ước lượng dựa trên hàm sản xuất biên ngẫu nhiên dựa trên phần dư của kết quả ước lượng.
- Phần dư của kết quả ước lượng hàm sản xuất biên ngẫu nhiên được phân tích thành 2 phần là sai số ngẫu nhiên và phi hiệu quả kỹ thuật..
- Phương pháp chỉ số cũng được sử dụng để ước lượng TFP, nó được định nghĩa là tỷ số giữa tổng sản lượng đẩu ra trên tổng mức sử dụng các yếu tố đầu vào trong sản xuất.
- Tuy nhiên để tính được TFP theo phương pháp này thì cần số liệu về tổng sản lượng đầu ra của từng mặt hàng và giá của chúng, và cũng cần những thông tin tương tự cho từng yếu tố sản xuất đầu vào.
- Một nhược điểm khác của phương pháp chỉ số là TFP ước lượng bằng phương pháp này thì không thể phân tích thành các yếu tố cấu thành TFP là thay đổi về hiệu quả kỹ thuật và thay đổi về công nghệ sản xuất.
- Dựa vào tính toán hàm khoảng cách của mỗi đơn vị sản xuất để tính được mức độ phi hiệu quả của đơn vị sản xuất đó.
- Tuy nhiên phương pháp ước lượng này không cần quan tâm đến việc lựa chọn hàm sản xuất hay đòi hỏi số liệu về giá của các yếu tố đầu ra và đầu vào trong sản xuất.
- Mặt khác, phương pháp DEA xây dựng đường biên sản xuất thực từ những số liệu thu thập được của các đơn vị sản xuất vì vậy có thể khắc phục được vấn đề mức độ tin cậy của kết quả ước lượng.
- Dựa trên điều kiện về số liệu và cân nhắc ưu, nhược điểm của các phương pháp ước lượng TFP cũng như mục tiêu nghiên cứu của nghiên cứu này, vì vậy phương pháp chỉ số Malmquist TFP dựa trên kỹ thuật ước lượng DEA được sử dụng để ước lượng TFP của ngành nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn .
- Trung Quốc là quốc gia có nền nông nghiệp rộng lớn, vì vậy nền nông nghiệp nước này đã thu hút nhiều nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp.
- Sử dụng cùng chỉ số Malmquist TFP để ước lượng tăng trưởng năng suất của ngành nông nghiệp của Trung Quốc thì hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra tăng trưởng năng suất của nông nghiệp Trung Quốc trong các giai đoạn khác nhau chủ yếu là do thay đổi về công nghệ, trong khi hiệu quả kỹ thuật lại làm giảm năng suất (Mao and Koo, 1993.
- Cụ thể trong giai đoạn TFP nông nghiệp Trung Quốc tăng trưởng trung bình 2,37%/năm là do thay đổi về công nghệ đóng góp 3,76%/năm và hiệu quả kỹ thuật làm giảm năng suất ở mức 1,44%/năm (Wu et al., 1998).
- Với cách tiếp cận tối đa hóa đầu ra thì Shid et al., (2003) cho thấy mức tăng trưởng của TFP nông nghiệp của Trung Quốc trong giai đoạn là – 0,1%.
- (1998) cũng chứng minh mức tăng trưởng TFP chủ yếu do thay đổi về kỹ thuật hơn là cải tiến về mặt công nghệ.
- Kết quả nghiên cứu của Li et al., (2008) khá tương đồng với các nghiên cứu trước đó về tăng trưởng năng suất nông nghiệp của Trung Quốc.
- Lu et al., (2008) khi xem xét nguồn gốc tăng trưởng nông nghiệp của 8 nước và vùng lãnh thổ Đông Á trong giai đoạn bằng chỉ số Malmquist cho thấy năng suất của các quốc gia này tăng dần qua 4 giai đoạn và .
- Trong đó, Nhật Bản và Đài Loan là hai nước và vùng lãnh thổ có nền nông nghiệp phát triển thì thay đổi.
- về công nghệ cũng đóng góp vào tăng trưởng năng suất nhiều hơn là sự đóng góp của hiệu quả..
- Ở Việt Nam, do giới hạn về thông tin của số liệu nghiên cứu đặc biệt là số liệu về giá của các yếu tố đầu vào và đầu ra, khi đó các phương pháp ước lượng năng suất phi tham số được nhiều tác giả sử dụng để ước lượng và phân tích tăng trưởng năng suất trong nông nghiệp.
- Nin and Yu (2005) khi nghiên cứu về TFP nông nghiệp Việt Nam giai đoạn chỉ ra TFP tăng trưởng trung bình là 0,27%/năm là do thay đổi công nghệ đóng góp ở mức 0,75%/năm.
- Kết quả này khá tương đồng với một nghiên cứu khác về TFP nông nghiệp giai đoạn của Vu Hoang Linh (2009), với mức đóng góp của thay đổi công nghệ là 0,62%/năm vào sự tăng trưởng TFP.
- Như vậy hiệu quả kỹ thuật làm giảm tăng trưởng TFP của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn Nin and Yu, 2005).
- Giới hạn về nguồn lực canh tác trong nông nghiệp như đất đai, lao động hay điều kiện về thổ nhưỡng và khí hậu cũng ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật.
- Một nghiên cứu được đánh giá là phân tích khá sâu về TFP nông nghiệp Việt Nam, Ho Dinh Bao (2012 ) cho thấy sự thay đổi của TFP của nông nghiệp Việt Nam giai đoạn trung bình là 0,3%/năm (5,22% cho cả giai đoạn), trong đó thay đổi công nghệ đóng góp vào sự thay đổi TFP là 1,5%/năm (26,72% cho cả giai đoạn), trong khi thay đổi về hiệu quả kỹ thuật lại làm giảm TFP ở mức 1,2%/năm (16,88% cho cả giai đoạn)..
- Nghĩa là sự thay đổi TFP của nông nghiệp VN trong giai đoạn này là do dịch chuyển giới hạn hàm sản xuất hơn là thu hẹp khoảng cách giữa giữa thực tế và tối ưu hay chính là cải thiện hiệu quả kỹ thuật sản xuất..
- Như đã thảo luận và phân tích ưu và nhược điểm của từng phương pháp tiếp cận để ước lượng TFP, vì vậy trong nghiên cứu này chỉ số Malmquist được sử dụng để ước lượng TFP nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn .
- Mức tăng trưởng của năng suất của đơn vị sản xuất hay ngành sản xuất có thể được đo lường bằng mức tăng trưởng của TFP theo thời gian thay vì tăng trưởng của năng suất đơn tố.
- Tăng trưởng của năng suất các yếu tố tổng hơp có thể do đổi mới sáng tạo, cải tiến thiết kế hay chính là sự thay đổi của công nghệ, hoặc khi các đơn vị sản xuât sử dụng đầu vào một cách hiệu quả hơn trên công nghệ cho sẵn, nghĩa là với cùng loại vốn, lao động và công nghệ thì đơn.
- vị sản xuất có thể tạo ra lượng đầu ra nhiều hơn, sự gia tăng này được gọi là hiệu quả kỹ thuật.
- Hàm khả năng sản xuất được thiết lập như sau:.
- Với cách tiếp cận là tối đa hóa đầu ra thì 𝐷 0 𝑡 (𝑥 𝑡 , 𝑦 𝑡 ) đo lường khoảng cách trung bình của một đơn vị không gian tại thời thời điểm t tới giới hạn của hàm sản xuất khi cố định các yếu tố đầu vào..
- Thay đổi năng suất do công nghệ ở thời điểm t được xác định.
- (3) Tương tự thay đổi năng suất ứng với công nghệ ở thời kỳ t+1 được xác định như sau:.
- Và sự thay đổi do công nghệ hay kỹ thuật (Technical change) được xác định.
- Trong đó sự thay đổi về hiệu quả kỹ thuật có thể phân tích thành thay đổi hiệu quả kỹ thuật thuần túy (PEC) và thay đổi hiệu quả quy mô (SEC).
- Phương pháp DEA được sử dụng để ước lượng thay đổi về năng suất cũng như phân tích thành phần tạo nên sự thay đổi năng suất đó..
- ma trận đầu ra (M x K) của đơn vị ra quyết định i trong kỳ sản xuất t..
- Để phân tích tăng trưởng năng suất nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn tác giả sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập chủ yếu là Niên giám thống kê qua các năm.
- Các yếu tố đầu vào được sử dụng để ước lượng TFP bao gồm diện tích đất canh tác (1.000 ha), lượng lao động nông nghiệp nông thôn độ tuổi từ 15 tuổi đến 60 tuổi (1.000 người), lượng phân bón vô cơ sử dụng trong canh tác (triệu tấn), lượng máy bơm và máy kéo (đơn vị).
- Tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp (tỷ đồng) được sử dụng để đo lường sản lượng đẩu ra trong nông nghiệp..
- Xu hướng giảm lượng lao động nông nghiệp và gia tăng máy móc cho nông nghiệp cho thấy sự xu hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa trong sản xuất nông nghiệp ở ĐBSCL, điều này là phù hợp với xu thế phát triển tất yếu của hoạt động sản xuất nông nghiệp thế giới.
- Phân bón cũng là một nguồn lực sản xuất gia tăng đáng kể trong hoạt động sản xuất nông nghiệp của nông dân ĐBSCL từ năm bởi sự tiện lợi trong việc sử dụng cũng như những chính sách hỗ trợ của nhà nước đối với mặt hàng phân bón..
- 4.1 Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả theo quy mô và hiệu quả kỹ thuật thuần của nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn .
- Kết quả tính toán về hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency – TE), hiệu quả theo quy mô (scale efficiency- SE) và hiệu quả kỹ thuật thuần (pure technical efficiency- PE) nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn được trình bày ở bảng 2 cho thấy.
- hiệu quả kỹ thuật trung bình mà nông nghiệp ĐBSCL đạt được trong giai đoạn là .
- điều này có nghĩa là nông nghiệp ĐBSCL vẫn có thể gia tăng hiệu quả trong sản xuất.Tuy nhiên hiệu quả kỹ thuật đạt được trong giai đoạn này chủ yếu là do hiệu quả do quy mô mang lại, hay nói cách khác thì mức độ phi hiệu quả chủ.
- Kết quả khá tương đồng với những nghiên cứu trước đây khi đo lường hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp trong phạm vi cả nước hoặc phạm vi khu vực hoặc tỉnh như Ho Dinh Bao (2012)..
- Bảng 2: Hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả theo quy mô và hiệu quả kỹ thuật thuần của ngành nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn .
- 4.2 Thay đổi về hiệu quả kỹ thuật, thay đổi về kỹ thuật và thay đổi TFP của nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn .
- Bảng 3 trình bày kết quả tính toán về sự thay đổi của hiệu quả kỹ thuật (technical efficiency change – TEC), sự thay đổi của kỹ thuật sản xuất hay công nghiệ sản xuất (technical change – TC), sự thay đổi của kỹ thuật thuần (pure technical efficiency change – PEC), thay đổi về hiệu quả theo quy mô (scale.
- efficiency change – SEC) và sự thay đổi của TFP của ngành nông nghiệp của từng địa phương của ĐBSCL trong giai đoạn .
- Những địa phương có sự gia tăng về năng suất tổng hợp chủ yếu là do sự thay đổi về công nghệ sản xuất hơn là thay đổi hay nâng cao hiệu quả kỹ thuật trong sản xuất..
- Bảng 3: TC, TEC, PEC, SEC và thay đổi TFP của nông nghiệp theo địa phương giai đoạn .
- Tỉnh Thay đổi TFP TEC TC PEC SEC.
- thời gian, cũng như chỉ ra xu hướng thay đổi của từng yếu tố trong giai đoạn nghiên cứu.
- Bảng 4: TC, TEC, PEC, SEC và thay đổi của TFP của nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn .
- Trong 26 năm phát triển, sự tăng trưởng của nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn là 2,57%/năm (tương đương 64,29% cho cả giai đoạn)..
- Sự tăng trưởng này là do sự đóng góp do thay đổi công nghệ với mức độ đóng góp 2,94%/năm (73,51% cho cả giai đoạn), trong khi hiệu quả làm giảm sự tăng trưởng nông nghiệp (-0,37%/năm hay -3,02% cho cả giai đoạn).
- Sự ảnh hưởng cùng chiều của thay đổi do công nghệ và ảnh hưởng ngược chiều của thay đổi do hiệu quả ảnh hưởng đến tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL không chỉ tương đồng với các nghiên cứu khác về tăng trưởng nông nghiệp trong nước (Nin and Yu, 2005.
- Vu Hoang Linh, 2009 và Ho Dinh Bao, 2012) mà còn với các nước khác như trong các nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp Trung Quốc (Mao and Koo, 1993.
- Li et al.,2008) hay nghiên cứu về tăng trưởng nông nghiệp của 8 nước và vùng lãnh thổ Đông Á (Lu et al., 2008).
- Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế bởi vì sự tiến bộ về công nghệ ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực và khâu của quá trình sản xuất nông nghiệp như giống (lai tạo ra nhiều giống mới có khả năng chống chịu với bệnh hay khắc nghiệt của thời tiết, khí hậu nhưng đạt năng suất cao), phân bón (phân bón có chất lượng tốt hơn), thuốc hóa học trong phòng trừ sâu bệnh (thuốc chuyên biệt có những hoạt chất mạnh hơn với từng loại sâu rầy, dịch bệnh khác nhau) hay trong khâu thủy lợi.
- do sự đầu tư vào khâu thủy lợi là một trong những nguyên nhân quan trọng trong sự gia tăng sản lượng nông nghiệp ở các nước đang phát triển, ví dụ như các nước ở Nam Á và Đông Á và công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là nhân tố chính đóng góp vòa sự gia tăng năng suất của nông hộ ở các nước đang phát triển (FAO, 2003).
- Điều này tương đồng với kết quả trong nghiên cứu của Backer et al., (2004) về vai trò của đầu tư thủy lợi vào tăng trưởng nông nghiệp Việt Nam.
- Kết quả của nghiên cứu trên cho thấy đầu tư công của nhà nước vào công tác thủy lợi đóng góp 28% vào sự tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp Việt Nam giai đoạn .
- Thật vậy tổng chi tiêu của chính phủ Việt Nam tăng bốn lần từ những năm 1990 và tỷ lệ chi cho nông nghiệp chiếm 10% trong tổng chi tiêu của nhà nước, và khoản chi chiếm tỷ lệ trọng lớn trong phần chi của chính phủ cho nông nghiệp là cho công tác tưới tiêu và kiểm soát lũ ở mức 50-70%..
- Công nghệ không chỉ tạo sự khác biệt về sản lượng mà nó còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn giống cây trồng và vật nuôi theo điều kiện sinh thái nông nghiệp của địa phương, chất lượng của đầu vào (Avila and Evenson, 2010.
- Chính sự thay đổi về công nghệ dẫn đến cải thiện năng suất nông nghiệp trong dài hạn vì nó làm thay đổi trong việc sử dụng nguồn lực bao gồm các yếu tố đầu mới và việc kết hợp sử dụng các nguồn lực hiện có, cũng như phát triển những sản phẩm mới..
- Hình 1: Mức độ thay đổi.
- tích lũy của TC, TEC và TFP củangành nông nghiệp ĐBSCL giai đoạn .
- Đường biểu diễn mức độ thay đổi tích lũy của hiệu quả kỹ thuật, công nghệ sản xuất và năng suất tổng hợp cho thấy mức độ đóng góp của hiệu quả vào tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL cao hơn mức độ đóng góp của công nghệ ở giai đoạn đầu, tuy nhiên thì càng về sau mức độ đóng góp của hiệu quả giảm dần, mà thay vào đó là sự đóng góp của việc thay đổi công nghệ sản xuất..
- Từ kết quả nghiên cứu, trong giai đoạn hiệu quả kỹ thuật trong nông nghiệp của 13 tỉnh/thành ĐBSCL ở mức khá cao so với trung bình của cả nước trong các nghiên cứu trước đây, hiệu quả về quy mô hay sự mở rộng về quy mô sản xuất đóng góp vào hiệu quả kỹ thuật nhiều hơn là so với sự đóng góp của hiệu quả thuần túy..
- Ngoài ra kết quả cũng chỉ ra 10/13 tỉnh/thành có sự gia tăng về năng suất tổng hợp và sự gia tăng chỉ số TFP đó là do sự thay đổi về công nghệ hơn là thay đổi về kỹ hiệu quả kỹ thuật.
- Năng suất tổng hợp tăng bình quân ở mức khá thấp chỉ đạt 2,57%/năm bởi do công nghệ sản xuất hạn chế ở những giai đoạn đầu, vì vậy năng suất tổng hợp trong những năm đầu của số liệu nghiên cứu là do sự đóng góp của hiệu quả kỹ thuật.
- Tuy nhiên do sự tiến bộ của khoa công nghệ mới được ứng dụng vào trong sản xuất nông nghiệp cũng như sự đầu tư quan tâm của nhà nước vào nông nghiệp – nông thôn Việt Nam thông qua các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng như thủy lợi, đường hay công tác khuyến nông mà công nghệ đã thể hiện được vai trò trong tăng trưởng năng suất và sản lượng nông nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long bắt đầu từ những năm 2000.
- Sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp – nông thôn vùng ĐBSCL không chỉ tác động làm gia tăng quy mô sản xuất mà còn gia tăng hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp.
- Kết quả trong nghiên cũng cho thấy xu hướng tăng trưởng nông nghiệp ĐBSCL phù hợp với xu thế cả nước và các nền nông nghiệp của các quốc gia khác..
- Nông nghiệp Việt Nam sau khi gia nhập WTO – thời cơ và thách thức