« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích thị hiếu người tiêu dùng đối với sản phẩm cải thảo nhãn hiệu sinh thái: Trường hợp nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH THỊ HIẾU NGƯỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CẢI THẢO.
- Phương pháp thực nghiệm lựa chọn (CE) được sử dụng trong nghiên cứu này để xác định thị hiếu của người tiêu dùng thành phố Cần Thơ đối với các thuộc tính của cải thảo nhãn hiệu sinh thái.
- Kết quả cho thấy rằng đáp viên sẵn lòng chi trả cho cải thảo có nhãn hiệu “Cải thảo hữu cơ” khoảng 15.000 đồng/kg, khoảng 12.000 đồng/kg cho.
- “Cải thảo xanh”, và khoảng 10.000 đồng/kg cho nhãn hiệu “Cải thảo an toàn”.
- Ngoài ra, người tiêu dùng cũng đồng ý chi trả thêm khoảng 14.000 đồng/kg cho cải thảo có truy xuất nguồn gốc rõ ràng..
- Vì thế, rau quả sạch và an toàn thật sự là một nhu cầu cấp thiết cho người tiêu dùng.
- Trong khi đó, để phát triển thị trường rau sạch một cách bền vững, có hiệu quả thì việc có góc nhìn chính xác và khách quan xem người tiêu dùng nhận thức thế nào về rau sạch, các yếu tố nào tác động tới hành vi của người tiêu dùng và mức sẵn lòng chi trả của họ cho việc ưu tiên lựa chọn rau sạch so với rau thông thường hiện có trên thị trường là cần thiết..
- Điều này cho thấy xu hướng tiêu dùng RAT đang hình thành và có triển vọng nhiều trong thời gian tới khi nhận thức của người tiêu dùng thay đổi theo hướng tích cực trong hành vi tiêu dùng của mình.
- Đặc biệt, kết quả khảo sát về ý thức tiêu dùng RAT cho thấy có 100% người được hỏi nhận thức việc sử dụng RAT là có lợi cho sức khỏe.
- Tuy nhiên, vẫn còn một tỷ lệ cao (45%) người tiêu dùng chưa hiểu biết một cách đầy đủ về tiêu chuẩn RAT..
- Người tiêu dùng quan tâm đến sức khỏe, an toàn thực phẩm có xu hướng tiêu dùng nhiều hơn và những người có thu nhập và trình độ học vấn cao cũng chấp nhận mua rau hữu cơ với giá cao hơn rau thông thường.
- Ngoài ra, người tiêu dùng ở ĐBSCL sẵn sàng trả mức giá cao hơn trung bình là 59% cho rau hữu cơ so với loại rau thông thường.
- Đồng thời, nghiên cứu chỉ ra thu nhập, tỷ lệ người già và trẻ em trong gia đình, kiến thức về sản phẩm an toàn và số thành viên trong gia đình có ảnh hưởng đến giá sẵn lòng trả (WTP) của người tiêu dùng sản phẩm an toàn..
- Với mục tiêu cung cấp thêm bức tranh về hành vi của người tiêu dùng đối với sản phẩm RAT, bài viết này tập trung nghiên cứu về thị hiếu của người tiêu dùng đối với sản phẩm rau sạch với thương hiệu.
- đảm bảo an toàn, cụ thể trong bài viết này là thị hiếu về cải thảo nhãn hiệu sinh thái của người tiêu dùng, trường hợp nghiên cứu tại thành phố Cần Thơ..
- Nghiên cứu có thể cung cấp cái nhìn rõ ràng hơn về vấn đề tiêu dùng thực phẩm xanh hiện nay với mục đích đánh giá thực trạng sử dụng và nhu cầu đối với loại rau có nhãn hiệu sinh thái.
- từ đó có cơ sở đề ra các kiến nghị và hàm ý chính sách nhằm đảm bảo được lợi ích mà người tiêu dùng được nhận gắn với việc phát triển một nền nông nghiệp bền vững..
- Phương pháp thực nghiệm lựa chọn Phương pháp thực nghiệm lựa chọn (CE – Choice Experiment) được sử dụng trong bài viết để ước lượng nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm cải thảo nhãn hiệu sinh thái.
- Lý thuyết độ thỏa dụng ngẫu nhiên cho rằng độ thỏa dụng của cá nhân người tiêu dùng bao gồm hai phần: phần có thể quan sát được và phần không thể quan sát được.
- Phần có thể quan sát và đo lường được dựa trên sự đánh giá của người tiêu dùng đối với các đặc tính của sản phẩm và phần không thể quan sát được có tính ngẫu nhiên và tùy thuộc vào sở thích của cá nhân người đó.
- Hàm thỏa dụng (U ij ) của một cá nhân i khi tiêu dùng sản phẩm j là:.
- Với tập lựa chọn gồm nhiều sản phẩm khác nhau với các thuộc tính khác nhau, người tiêu dùng chọn sản phẩm nào mang đến độ thỏa dụng cao nhất cho họ.
- 𝛽 𝑘 là hệ số ước lượng thể hiện độ thỏa dụng biên của người tiêu dùng đối với đặc tính k của sản phẩm, k là số lượng các biến thuộc tính.
- 𝜆 𝑝 là hệ số ước lượng của các biến kinh tế, xã hội và thái độ của đáp viên, p là số lượng các biến phi thuộc tính.⁡𝑍 𝑘 là các biến thuộc tính của cải thảo “nhãn hiệu sinh thái”.⁡𝑆 𝑝 là các đặc điểm kinh tế, xã hội, và nhận thức của đáp viên (phi thuộc tính)..
- Thiết kế bản câu hỏi và khảo sát số liệu Bài viết với kịch bản là giả định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với một bên thứ 3 được nhà nước công nhận - chịu trách nhiệm cung cấp nhãn hiệu “Thực phẩm xanh - Green Food” cho cải thảo, được gọi là cải thảo nhãn hiệu sinh thái, để giải quyết các vấn đề tiêu cực trong an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường.
- Hình thức canh tác và quy trình sản xuất sẽ mang lại những lợi ích thiết thực cho sức khỏe người tiêu dùng và môi trường..
- Sau khi tham khảo ý kiến của chuyên gia và một người tiêu dùng đại diện, bài viết đưa ra bốn thuộc tính của “Cải thảo nhãn hiệu sinh thái” với các mức độ được trình bày ở Bảng 1 và được diễn giải cụ thể như sau:.
- Thuộc tính nhãn hiệu cải thảo với bốn mức độ: (1) “Cải thảo thông thường” là loại cải không rõ nguồn gốc xuất xứ, trồng bán mà không qua kiểm định, cấp phép.
- (2) “Cải thảo an toàn” là cải thảo được trồng bởi các cơ sở có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn, các yêu cầu về chất lượng:.
- (3) “Cải thảo nhãn hiệu xanh” là cải thảo được dán nhãn.
- (4) “Cải thảo hữu cơ” là loại cải theo tiêu chuẩn hữu cơ tuân thủ 3 điều kiện về: đất trồng, sản xuất và đóng gói, hoàn toàn không sử dụng chất hóa học trong suốt vòng đời của sản phẩm.
- Thuộc tính độ tươi của cải thảo: Được tính theo số ngày thu hoạch của cải thảo với 3 mức độ:.
- Thuộc tính này gồm 2 lựa chọn có và không..
- Thuộc tính mức giá của cải thảo: Tùy theo mức độ an toàn và thân thiện với môi trường, mức.
- giá của cải thảo có năm mức độ: 24.000 đồng/kg, 28.000 đồng/kg, 32.000 đồng/kg, 36.000 đồng/kg và 40.000 đồng/kg..
- Nhãn hiệu cải thảo (Safe, Green, Organic).
- Safe là nhãn hiệu “Cải thảo an.
- Cải thảo an toàn (mã hóa thuộc tính với 1 là đáp viên lựa chọn và ngược lại là 0)..
- Green là nhãn hiệu “Cải thảo.
- nhãn hiệu xanh”.
- Cải thảo nhãn hiệu xanh (mã hóa thuộc tính với 1 là đáp viên lựa chọn và ngược lại là 0)..
- Organic là nhãn hiệu “Cải thảo hữu cơ”..
- Cải thảo hữu cơ (mã hóa thuộc tính với 1 là đáp viên lựa chọn và ngược lại là 0)..
- Độ tươi cải thảo (Oneday, Twodays).
- Oneday là độ tươi của cải thảo thu hoạch trước 1 ngày..
- Twodays là độ tươi của cải thảo thu hoạch trước 2 ngày..
- Mức giá của “Cải thảo nhãn hiệu sinh thái” (VNĐ/kg), có 5 mức giá..
- Trong phần CE, đáp viên trả lời năm sự lựa chọn cải thảo loại A, cải thảo loại B và cải thảo thông thường.
- Tùy theo từng loại cải thảo.
- Người tiêu dùng sẽ lựa chọn mua cải thảo loại A và B sản phẩm thân thiện với môi trường hoặc sẽ mua loại cải thảo thông thường nếu không mua loại A và B, tùy vào sự lựa chọn và thu nhập của người tiêu dùng, nếu đáp viên không lựa chọn hai lựa chọn (A, B), họ vẫn lựa chọn loại cải thảo thông thường thì vấn đề về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường vẫn không được cải thiện và lợi ích của họ và cộng đồng cũng không được tăng lên.
- Việc lựa chọn trên hoàn toàn dựa vào mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng, họ có thể lựa chọn một trong ba loại sản phẩm đã được đề ra..
- lý khác nhau Cải thảo A Cải thảo B.
- Cải thảo thông thường.
- Nhãn hiệu cải thảo Cải thảo nhãn hiệu xanh Cải thảo hữu cơ Tôi không chọn cả 2 loại cải thảo A hoặc B.
- Tôi chỉ muốn mua loại cải thảo thông thường với giá 20.000 đồng/kg Độ tươi của cải thảo Thu hoạch trước đó 01 ngày Thu hoạch trước đó 02 ngày.
- Bảng 2 thể hiện mô hình mẫu của sự lựa chọn..
- Mô hình có 3 loại cải thảo A, cải thảo B và cải thảo thông thường.
- Cải thảo loại A mang nhãn hiệu xanh, có độ tươi thu hoạch trước 1 ngày, có nguồn gốc và giá là 36.000 đồng/kg.
- Cải thảo loại B mang nhãn hiệu hữu cơ, có độ tươi thu hoạch trước 2 ngày, không có nguồn gốc xuất xứ và giá bán là 40.000 đồng/kg.
- Cuối cùng là cải thảo thông thường giá chỉ 20.000 đồng/kg.
- Tuy nhiên, mỗi thuộc tính của từng loại cải thảo sẽ có mức độ khác nhau, được thay đổi ngẫu nhiên ở các lựa chọn và phiên bản của bản câu hỏi.
- Đáp viên có thể lựa chọn A hoặc B tùy theo sở thích và cảm nhận của họ..
- Phương pháp CE được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các dữ liệu thí nghiệm lựa chọn, sau đó áp dụng mô hình MNL để ước lượng mức sẵn lòng chi trả (WTP) của người tiêu dùng cho từng thuộc tính của cải thảo đề xuất bằng phần mềm Nlogit 5.0..
- Hàm thỏa dụng của người tiêu dùng được tạo ra bởi một trong ba sự lựa chọn như đã trình bày ở bản câu hỏi.
- Gọi 𝑉 i là độ thỏa dụng của người tiêu dùng nhận được khi lựa chọn j và ASC là hằng số của phương trình độ thỏa dụng cho từng lựa chọn cụ thể, nó còn chứa đựng giá trị trung bình, sai số và các yếu tố không thể quan sát được.
- Phương trình độ thỏa dụng tuyến tính gồm các biến thuộc tính của người tiêu dùng trong nghiên cứu này có dạng như sau:.
- Lựa chọn 1:.
- Lựa chọn 2:.
- Lựa chọn 3:.
- Kết quả cho thấy rằng các thuộc tính đều là những yếu tố quan trọng để khả năng chi trả của người tiêu dùng cho cải thảo được đề xuất.
- Hệ số ASC của mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1%, điều này cho thấy khi người tiêu dùng lựa chọn sử dụng cải thảo có đặc tính của nhãn hiệu sinh thái (cải thảo A và cải thảo B) thì thỏa dụng của họ cao hơn.
- so với khi sử dụng cải thảo thông thường (giả sử người tiêu dùng đang sử dụng).
- Khi giá càng tăng lên thì độ thỏa dụng của người tiêu dùng bị giảm đi, vì vậy hệ số của biến giá (Price) mang dấu âm với mức ý nghĩa 1%..
- thức đối với sự lựa chọn cải thảo Đơn vị tính: Đồng/kg.
- Các hệ số của các thuộc tính nhãn hiệu như “Cải thảo an toàn” (Safe), “Cải thảo nhãn hiệu xanh”.
- (Green), và “Cải thảo hữu cơ” (Organic) và thuộc tính truy xuất nguồn gốc (Traceable) đều mang dấu dương ở mức ý nghĩa thống kê 1%, chứng tỏ khi tồn tại các thuộc tính này lên thì độ thỏa dụng cũng sẽ cao hơn.
- Tuy nhiên, người tiêu dùng ở thành phố Cần Thơ không quan tâm nhiều đến thuộc tính độ tươi của cải thảo nên hệ số của thuộc tính về thu hoạch trước đó 01 ngày (Oneday) và thu hoạch trước đó 02 ngày (Twodays) không có ý nghĩa thống kê..
- Bảng 5 cho thấy giá ẩn cho mỗi thuộc tính của cải thảo.
- Kết quả cho thấy người dân ở thành phố Cần Thơ sẵn lòng trả thêm khoảng 10.000 đồng/kg cho “Cải thảo an toàn” (Safe), chi trả thêm khoảng 12.000 đồng/kg cho cải thảo với nhãn hiệu “Cải thảo xanh” (Green) và 15.000 đồng cho nhãn hiệu “Cải thảo hữu cơ” (Organic).
- Mức sẵn lòng chi trả cho các nhãn hiệu của rau cải thảo tăng dần theo mức độ tăng của nhãn hiệu.
- Cụ thể, nghiên cứu của Wang (2018) về sự sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho thịt heo với các nhãn hiệu chứng nhận cho thấy rằng người tiêu dùng sẵn sàng trả cao nhất cho thuộc tính chứng nhận “Organic Food”, theo sau đó là thuộc tính chứng nhận “Green Food” và cuối cùng là “Safe Food”.
- Nghiên cứu của Yu (2014) về sự sẵn lòng chi trả cho thực phẩm xanh ở Trung Quốc cũng cho thấy rằng người tiêu dùng sẵn lòng trả cao hơn 47% cho “Green vegetable” và 40% cho.
- Tương tự như vậy, nghiên cứu của Suanmali (2020) cũng cho thấy “Organic Fruits and vegetable” cũng được người tiêu dùng sẵn sàng trả cao hơn 60% so với thực phẩm thông thường.
- Biến thuộc tính truy xuất nguồn gốc (Traceable) là biến khá quan trọng, vì vậy mức sẵn lòng chi trả của người tiêu dùng tương đối cao, cụ thể là người tiêu dùng sẽ sẵn sàng chi thêm 14.000 đồng/kg cho rau cải thảo có nguồn gốc rõ ràng, có thể nói đây là vấn đề được người tiêu dùng quan tâm đầu tiên khi lựa chọn mua rau..
- Giá ẩn hay mức sẵn lòng chi trả biên cho các thuộc tính của cải thảo.
- Từ đó cho thấy điều mà người tiêu dùng quan tâm nhất chính là sức khỏe của bản thân và chính gia đình của họ.
- Người tiêu dùng luôn lựa chọn những sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, chính vì vậy thuộc.
- tính nguồn gốc được người tiêu dùng chi trả rất cao, và nhãn hiệu “Cải thảo hữu cơ” nói chung đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, là nhãn hiệu an toàn tốt.
- nhất nên đây là nhãn hiệu người tiêu dùng chi trả cao nhất trong số 3 nhãn hiệu trên..
- Bài viết phân tích thị hiếu thông qua ước tính mức sẵn lòng chi trả của người dân ở thành phố Cần Thơ cho các thuộc tính của cải thảo được đề xuất với nhãn hiệu xanh bằng phương pháp thí nghiệm lựa chọn (CE).
- Kết quả cho thấy rằng đáp viên có mức sẵn lòng trả thêm cao đối với cải thảo có nhãn hiệu.
- “Cải thảo hữu cơ” (khoảng 15.000 đồng/kg), kế tiếp là cải thảo có thông tin truy xuất nguồn gốc rõ ràng (khoảng 14.000 đồng/kg).
- Các thuộc tính còn lại có mức trả thêm thấp hơn, cụ thể là người tiêu dùng sẽ trả thêm khoảng 10.000 đồng/kg cho “Cải thảo an toàn” và khoảng 12.000 đồng/kg cho “Cải thảo xanh”.
- Điều này cho thấy người tiêu dùng quan tâm nhất chính là sức khỏe của bản thân và chính gia đình của họ..
- Phần lớn người dân còn xa lạ với khái niệm thực phẩm xanh, vì vậy nhà nước cần đẩy mạnh hỗ trợ tạo điều kiện cho nhà nông canh tác cải thảo.
- “nhãn hiệu sinh thái” trồng nhiều hơn.
- giới thiệu quảng cáo thông tin về thực phẩm xanh, khuyến khích người tiêu dùng nên mua sử dụng thử, bên cạnh thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra an toàn thực phẩm tại nơi trồng trọt chế biến và bảo quản, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, trồng kết hợp sử dụng máy móc công nghệ cao, giúp tăng năng suất và hạn chế sử dụng lao động nhiều..
- cơ sở sản xuất nhỏ trồng theo tiêu chuẩn đó, giúp tăng sự hiện diện của sản phẩm nhãn sinh thái trong các cửa hàng để phục vụ nhu cầu con người, giá thành phù hợp với thu nhập của người dân, bày bán sản phẩm cải thảo nhãn sinh thái tại các cửa hàng ở từng khu vực giúp cho người tiêu dùng mua sắm thuận tiện.
- không dừng lại ở cải thảo “nhãn hiệu sinh thái – Eco-label” mà phải không ngừng nâng cao sản xuất ra nhiều loại sản phẩm an toàn khác với chất lượng ngày càng tốt hơn, vì một môi trường xanh sạch không bị ô nhiễm và bảo vệ sức khỏe của con người..
- tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng rau an toàn tại Thành Phố Cần Thơ