« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN NÔNG DÂN CANH TÁC CÂY ĂN TRÁI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG


Tóm tắt Xem thử

- Nghiên cứu được thực hiện tại các tỉnh trọng điểm về cây ăn trái của vùng ĐBSCL nhằm phân tích thực trạng hoạt động huấn luyện nông dân.
- Kết quả cho thấy Hội nông dân là tổ chức thu hút nông dân làm vườn tham gia đông nhất.
- Kiến thức làm vườn của nông dân tích lũy được từ người hàng xóm và bà con dòng họ, xem chương trình khuyến nông trên TV, và tham dự các lớp tập huấn..
- Hạn chế lớn nhất là chưa đáp ứng nhu cầu về chuyên đề tập huấn và số lượng tham gia của nông dân.
- Hoạt động huấn luyện nâng cao tay nghề của nông dân đang là chủ đề được chính quyền các cấp quan tâm.
- Đây là những hoạt động được cụ thể hóa từ việc “tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức khoa học kỹ thuật sản xuất nông nghiệp tiên tiến, hiện đại cho nông dân” (Ban chấp hành trung ương, 2008).
- Trong bài báo này, chúng tôi phân tích thực trạng hoạt động huấn luyện nông dân canh tác cây ăn trái vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được giới hạn trong phạm vi: vai trò của các tổ chức địa phương đối với hoạt động tập huấn của nông dân, các nguồn cung cấp thông tin cho nông dân, quan hệ trao đổi thông tin giữa nông dân với cán bộ khuyến nông, tình hình nông dân tham gia các lớp tập huấn cây ăn trái, một số phản hồi và hoạt động sau lớp tập huấn, và những hạn chế của các lớp tập huấn về cây ăn trái..
- Chủ thể chính là nông dân canh tác cây ăn trái có diện tích canh tác từ 0,2 ha trở lên và vườn cây trong giai đoạn kinh doanh.
- Đáp viên (respondents) là những nông dân trực tiếp sản xuất, có trình độ học vấn và có kinh nghiệm trong sản xuất.
- Số mẫu điều tra là 183 nông dân.
- Trong số 183 nông dân được phỏng vấn có 92,3% là nam, tuổi trung bình là 48 tuổi, thấp nhất là 23 tuổi và cao nhất là 76 tuổi.
- Chỉ có khoảng 2% nông dân đã qua đào tạo nghề..
- 3.2 Vai trò của các tổ chức địa phương đối với hoạt động tập huấn của nông dân Bên cạnh cơ quan khuyến nông, các tổ chức đoàn thể, câu lạc bộ (CLB) nghề nghiệp và chính quyền địa phương góp phần quan trọng đối với hoạt động chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và đặc biệt là tập huấn - đào tạo nghề của nông dân.
- Kết quả điều tra cho thấy Hội nông dân là tổ chức có tỷ lệ nhà vườn tham gia nhiều nhất (65,8%) vì đây là tổ chức rất gần gũi với nông dân.
- Hợp tác xã (HTX) có tỷ lệ nông dân tham gia ít nhất (khoảng 1.
- Nông dân vẫn còn quen lề lối sản xuất riêng lẻ, họ chưa hợp tác trong sản xuất.
- Hoạt động của HTX vẫn chưa đem lợi ích thiết thực cho nông dân.
- Đối với CLB làm vườn và chính quyền ấp đều có tỷ lệ 8,8% nông dân tham gia, Hội Phụ nữ có 7% nông dân tham gia, sự tham gia của CLB khuyến nông và Đoàn thanh niên (Đoàn TN) tương đương nhau có tỷ lệ 3,5%, và kế đó là Hội cựu chiến binh (2,6.
- Hội nông dân.
- Hình 1: Tình hình tham gia tổ chức ở địa phương của nông dân Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 183 nông dân tại Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre, năm 2010-2011.
- 3.3 Các nguồn cung cấp thông tin cho nông dân.
- Hình 2 dưới đây cho thấy kiến thức làm vườn của nông dân được cung cấp từ nhiều nguồn thông tin khác nhau.
- Trao đổi với người hàng sớm, và bà con thân thuộc là nguồn thông tin được cung cấp quan trọng nhất cho nông dân (chiếm tỷ lệ khoảng 60.
- Đây là cách tiếp cận thông tin, chia sẻ kiến thức dễ dàng qua sự gần gũi của nông dân trong cộng đồng.
- Xem các chương trình khuyến nông trên TV là nguồn thông tin được cung cấp khá phổ biến cho nông dân (chiếm tỷ lệ khoảng 53.
- Tham dự các lớp tập huấn và hội thảo là nguồn thông tin được cung cấp cho nông dân tương đối khá nổi bật (chiếm tỷ lệ khoảng 48%)..
- Những nguồn cung cấp thông tin cho nông dân ít phổ biến hơn, thông qua những hình thức như: trao đổi với cán bộ khuyến nông (CBKN) địa phương (39.
- Hình 2: Nguồn cung cấp thông tin cho nông dân.
- Nguồn: Kết quả điều tra thực tế 183 nông dân tại Vĩnh Long, Tiền Giang và Bến Tre, năm 2010-2011.
- 3.4 Quan hệ trao đổi thông tin giữa nông dân với cán bộ khuyến nông.
- Cán bộ khuyến nông là người cung cấp thông tin, những tiến bộ kỹ thuật cho nông dân và đồng thời họ cũng là người giải đáp những khó khăn, thắc mắc cho nông dân.
- Nông dân trao đổi với CBKN ba tháng một lần tương đương một năm một lần (tỷ trọng khoảng 20.
- Nông dân trao đổi với CBKN sáu tháng một lần có tỷ trọng khoảng 14% (xem Bảng 2)..
- Bảng 2: Số lần nông dân trao đổi với cán bộ khuyến nông.
- 3.4.2 Chủ đề nông dân thường trao đổi với cán bộ khuyến nông.
- Chủ đề sử dụng phân hữu cơ, phân chuồng, phân vi sinh được nông dân trao đổi nhiều nhất, có 109 trong số 183 ý kiến trả lời chiếm tỷ lệ 93,2%, kế đến là chủ đề sử dụng phân bón hợp lý (86,3.
- Bảng 3: Chủ đề nông dân thường trao đổi với cán bộ khuyến nông.
- Đáp viên có thể chọn lựa nhiều phương án phù hợp với chủ đề nông dân trao đổi với CBKN.
- Nhóm chủ đề về thị trường đầu ra của nông sản, hợp đồng mua bán, chính sách hỗ trợ của nhà nước và kỹ thuật sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP ít được trao đổi giữa nông dân và CBKN.
- 3.4.3 Lý do nông dân không trao đổi với cán bộ khuyến nông.
- Lý do 37% nông dân trong nghiên cứu này không trao đổi với CBKN được trình bày ở Bảng 4 sau đây.
- Có 3 lý do nổi bật, đó là: Nông dân không biết CBKN (27,3.
- Nông dân không có thời gian để gặp CBKN (25.
- Nông dân không có điều kiện để gặp CBKN (18,2.
- Bảng 4: Lý do nông dân không trao đổi với cán bộ khuyến nông.
- CBKN không hiểu được nhu cầu của nông dân 1 2,3.
- Kết quả này phù hợp với nhận định của Võ- Tòng Xuân (2005) và Phan Thành Khôi (2006) cho rằng, lực lượng khuyến nông còn quá mỏng ở trung ương cũng như ở cơ sở và lực lượng này thiếu so với nhu cầu, nông dân ít thấy bóng dáng CBKN.
- Cuối cùng, lý do nông dân không trao đổi với cán bộ khuyến nông có tỷ trọng thấp nhất là CBKN không hiểu được nhu cầu của nông dân (2,3%)..
- 3.5 Tình hình nông dân tham gia các lớp tập huấn cây ăn trái.
- Nguồn thông tin quan trọng được cung cấp để nâng cao kiến thức cho nông dân là thông qua các lớp tập huấn về cây ăn trái.
- Kết quả nghiên cứu trên địa bàn cho thấy tỷ lệ nông dân có tham gia tập huấn chiếm 85%..
- 3.5.1 Vai trò các tổ chức địa phương thông báo tập huấn cho nông dân.
- Các tổ chức đoàn thể, CLB nghề nghiệp và chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc thông báo tập huấn cho nông dân.
- Hội nông dân có vai trò tích cực nhất chiếm tỷ lệ 82,4%, kế đến là CLB khuyến nông (32,7.
- 3.5.2 Số lần nông dân tham gia lớp tập huấn và nguyên nhân ít tham gia.
- Mức độ tham gia vào các lớp tập huấn của nông dân rất khác nhau.
- Tỷ lệ nông dân.
- Có nhiều địa phương khi những nông dân nào đã tham gia tập huấn rồi thì phải nhường cho nông dân khác tham gia ở lần sau.
- Do đó, cơ hội cho nông dân được tập huấn bị giới hạn và không thường xuyên, trong khi họ vẫn có nhu cầu..
- 3.5.3 Địa điểm tập huấn.
- Địa điểm tập huấn thuận lợi sẽ làm cho nông dân tham dự các lớp tập huấn dễ dàng.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy, cán bộ đảm nhiệm các lớp tập huấn cho nông dân là CBKN chiếm tỷ trọng 91,3%.
- Bên cạnh đó, các công ty vật tư nông nghiệp kết hợp với các đại lý vật tư nông nghiệp phối hợp với trạm khuyến nông huyện để tổ chức tập huấn cho nông dân.
- 3.5.6 Hình thức tổ chức tập huấn.
- Các hoạt động thực hành hay làm mô hình trình diễn ứng dụng chưa được đẩy mạnh để đáp ứng sự mong đợi của nông dân..
- 3.5.7 Phương pháp tập huấn.
- Phương pháp tập huấn sinh động, dễ hiểu, thu hút được sự chú ý thì mức độ hài lòng của nông dân sẽ cao.
- nông dân tự tham khảo cũng khá phổ biến (57,4.
- Phương pháp thực hành và xây dựng mô hình trình diễn được nhiều nông dân ưa thích, nhưng có lẽ do hạn chế về thời gian và kinh phí nên rất ít được sử dụng (28,4%)..
- 3.5.8 Tình hình tổ chức lớp tập huấn.
- Buổi tập huấn trong ngày thường bắt đầu từ 8 giờ sáng, số giờ học trong mỗi buổi thường kéo dài ba giờ đồng hồ, số ngày tập huấn trung bình trong mỗi đợt là 1,2 ngày, số lần tập huấn trung bình trong năm đối với mỗi nông dân là 2 lần, số lượng học viên/lớp trung bình là 32 nông dân.
- Số lần tập huấn/năm cho mỗi nông dân (lần) 1 12 2.
- 3.6 Một số phản hồi và hoạt động sau lớp tập huấn 3.6.1 Ý kiến của nông dân đối với tài liệu tập huấn.
- Kết quả nghiên cứu cho thấy có đến 89% nông dân cho rằng tài liệu được cung cấp trong lớp tập huấn là dễ hiểu và có thể áp dụng kiến thức vào sản xuất.
- Đối chiếu với kết quả phỏng vấn PRA cho thấy có một bộ phận nông dân chưa đủ trình độ học vấn để tiếp thu thông tin qua việc đọc tài liệu.
- Ngoài ra cũng có những nông dân không thích chủ đề mặc dù họ có mặt trong buổi tập huấn.
- Mặt khác, nội dung được biên soạn và hình thức trình bày của tài liệu cũng làm cho một số nông dân chưa hài lòng..
- Nông dân mong muốn áp dụng kiến thức được tập huấn vào sản xuất có hiệu quả..
- Sau lớp tập huấn, nếu CBKN quay lại thăm hỏi nông dân nhằm kiểm tra việc áp dụng nội dung tập huấn thì sẽ tốt hơn.
- Kết quả nghiên cứu này cho thấy, CBKN quay lại hỏi thăm nông dân sau lớp tập huấn có tỷ lệ khoảng 50%..
- 3.6.3 Tỷ lệ nông dân phổ biến kiến thức tập huấn cho những người xung quanh Sau khi được tập huấn, nông dân thường trao đổi với nhau để chia sẻ thông tin để.
- Hạn chế lớn nhất của việc tổ chức lớp tập huấn là số lượng nông dân tham dự quá đông làm họ khó tiếp thu kiến thức mới, chiếm tỷ lệ 51%.
- Hai hạn chế kế tiếp là địa điểm tập huấn không phù hợp, thường là quá xa nhà, và số lượng nông dân tham dự tập huấn quá ít đều chiếm tỷ lệ 35,5%.
- Thành phần nông dân không chuyên canh tham dự không phù hợp với chủ đề tập huấn (33,6.
- Số lượng nông dân tham dự quá đông 56 50,9.
- Số lượng nông dân tham dự quá ít 39 35,5.
- Thành phần nông dân tham dự không phù hợp với chủ đề.
- tập huấn 37 33,6.
- Chủ đề tập huấn không đúng yêu cầu của nông dân (23,6.
- Hội nông dân là tổ chức thu hút nông dân làm vườn tham gia đông nhất, hội luôn đóng vai trò tích cực nhất trong việc tổ chức và thông báo tập huấn cho nhà vườn..
- Kiến thức làm vườn của nông dân tích lũy được từ người hàng xóm và bà con dòng họ, xem chương trình khuyến nông trên TV.
- Tỷ lệ nông dân có tham gia tập huấn một lần trong năm khá cao, nhưng các chủ đề chưa phù hợp với yêu cầu của họ.
- Nông dân ít hoặc không tham gia tập huấn là do:.
- CBKN chưa phát huy việc quay trở lại hỏi thăm nông dân.
- Hạn chế lớn nhất là chưa đáp ứng nhu cầu số lượng tham gia tập huấn của nông dân.
- Bên cạnh đó, chuyên đề tập huấn đặc biệt là các chuyên đề về quản lý, tiếp cận thị trường tiêu thụ hàng hóa của nông dân vẫn chưa đáp ứng.
- Tăng cường vai trò của tổ chức khuyến nông và CBKN đối với nông dân..
- Củng cố và cải thiện hình thức tổ chức, nội dung và phương pháp tập huấn cho nông dân..
- Ban chấp hành trung ương, 2008, Nghị quyết hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
- Bộ NN&PTNT [Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn], 2004, Nghiên cứu nhu cầu nông dân