« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích tính cách cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải


Tóm tắt Xem thử

- Đề bài: Phân tích tính cách cô Hiền trong truyện ngắn Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải Ngữ văn 12.
- Một người Hà Nội rút từ tập truyện Hà Nội trong mắt tôi là một tác phẩm tiêu biểu cho ngòi bút Nguyễn Khải ở giai đoạn sáng tác thứ hai.
- Trong truyện Một người Hà Nội Nguyễn Khải đã xây dựng khá thành công hình tượng nhân vật bà Hiền – một nhân vật khá tiêu biểu cho người Hà Nội..
- Một người Hà Nội nói riêng và cả tập truyện Hà Nội trong mắt tôi nói chung là chứa đựng một tình yêu sâu nặng với Hà Nội với những hiểu biết sâu sắc và tinh tế của Nguyễn Khải về nét đẹp của cảnh vật và con người Hà Nội..
- Cô Hiền xuất thân từ một gia đình giàu có, lương thiện, có học thức, yêu thích thơ văn.
- Cô Hiền đẹp, thông minh, được bố mẹ cho phép mở phòng tiếp khách văn chương, vẻ đẹp của cô Hiền là một vẻ đẹp khá toàn diện được tác giả thể hiện qua nhiều góc độ khác nhau, từ cách chọn người bạn trăm năm đến việc thu xếp việc nhà, sinh con và răn dạy con cái..
- Về hôn nhân, cô Hiền đã vượt qua thói thường tình của con người, cô không ham danh, hám lợi, không cơ hội, không tính toán.
- Là một phụ nữ có nhan sắc, yêu văn chương, thời còn con gái tiếp xúc nhiều với những văn nhân nghệ sĩ, nhưng cô lại không sống theo lối sống lãng mạn, viển vông.
- Cô chọn người bạn đời của cô cũng không phải là một ông quan nào mà là một ông giáo cấp tiểu học, hiền lành, chăm chỉ, khiến cả Hà Nội phải kinh ngạc.
- Cô Hiền luôn đặt trách nhiệm làm vợ, làm mẹ lên trên mọi thú vui khác.
- chăm sóc cho chồng con là một niềm vui, là niềm hạnh phúc của cô.
- Trong việc quản lý gia đình cô Hiền luôn là người chủ động, tự tin và xác định rõ vai trò quan trọng của người vợ trong gia đình.
- Vì vậy mà cô Hiền đã phê phán cái thói “bắt nạt vợ” quá đáng của người cháu.
- Cô là một người sớm có nhận thức về “bình đẳng nam nữ”..
- Về việc dạy con, cô Hiền dạy con khi chúng còn nhỏ và dạy từ những chuyện sinh hoạt hàng ngày trong gia đình như cách ngồi ăn, cách cầm bát, cầm đũa, múc canh … vì cô cho đó là một hình thức văn hóa: văn hóa ẩm thực, văn hóa sống … và hơn nữa, đó là văn hóa của người Hà Nội.
- Theo cô, người Hà Nội phải sống cho thật chuẩn mực: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”..
- Về việc sinh con, cô Hiền cũng có quan điểm rất tiến bộ so với những người đương thời.
- Cũng ở vào cái thời đại đó nhưng cô Hiền lại có một nhận thức đúng đắn, tiến bộ.
- Tình yêu thương con của cô Hiền là một thứ tình cảm sáng suốt của một người mẹ có nhân cách, giàu lòng tự trọng, có suy nghĩ sâu sắc, đúng đắn, có tầm nhìn sâu rộng..
- Một nét đẹp ở cô Hiền mà khiến chúng ta phải khâm phục và trân trọng đó là.
- “lòng tự trọng“ rất cao cả của cô.
- Chính vì có lòng tự trọng cao nên cô Hiền bằng lòng cho đứa con trai lớn của mình là Dũng đi chiến đấu mặc dầu lòng cô đau đớn lắm vì cô “không muốn nó sống bám vào sự hy sinh của bạn bè”.
- Tiếp đến, cô Hiền cho đứa em Dũng tiếp bước anh mình “bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”.
- Lòng tự trọng ấy cũng chính là lòng yêu nước, ý thức cộng đồng thâm trầm, sâu sắc mà không cần ồn ào của cô Hiền..
- Cô Hiền là một người sống chuẩn mực có bản lĩnh, tự tin ở chính mình.
- Cô Hiền có cách sống và vẻ bề ngoài có vẻ tư sản nhưng không hề bị đi học tập cải tạo vì cô chẳng hề bóc lột ai, cô chỉ sống bằng cái nghề làm hoa giấy.
- Cô Hiền là một con người mang đậm chất Hà Nội.
- Chất Hà Nội của cô Hiền được thể hiện qua cách sống lịch lãm, sang trọng của cô.
- Điều này được thể hiện rất rõ ngay trong phòng khách của cô.
- Phòng khách của cô như lưu giữ cái hồn Hà Nội: cổ kính, quý phái và tinh tế mà “suốt mấy chục năm không hề thay đổi”..
- Chất Hà Nội của cô Hiền được thể hiện qua thái độ ung dung, tự tại trước những biến động của thời cuộc: cô không hề lo sợ trước sự thắng lợi của cách mạng và cũng không tỏ ra mừng vui quá mức.
- Câu trả lời của cô trước câu hỏi hơi nghiệt của đứa cháu:.
- “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn chứ?” đã thể hiện khá rõ chất ung dung tự tại của cô Hiền..
- Hơn thế nữa, chất Hà Nội ở cô Hiền còn được thể hiện qua sự khôn ngoan, sâu sắc của trí tuệ như việc cô nói về lẽ tuần hoàn: “Thiên địa tuần hoàn, cái vào ra của tạo vật không thể lường trước được”, hoặc việc cô bộc lộ niềm tin vào tương lai vào cái đẹp của Hà Nội vẫn tồn tại vĩnh viễn, dẫu mỗi thời điểm cái đẹp có khác nhau: “Mỗi thế hệ điều có thời vàng son của họ.
- Hà Nội thì không thế.
- Nhìn chung lại, ta thấy cô Hiền là một người phụ nữ không những có nhan sắc mà còn có một vẻ đẹp tâm hồn rất lớn.
- Cô Hiền là một người phụ nữ mẫu mực rất yêu chồng và thương con, có lòng tự trọng cao, có nhiều quan điểm rất tiến bộ như trong việc sinh con, giáo dục con, sống chuẩn mực, lịch lãm, điềm đạm, luôn giữ phong cách của một người Hà Nội và rất yêu Hà Nội, tin tưởng vẻ đẹp của Hà Nội không bao giờ mất đi.
- Hay nói một cách khác cô Hiền là một người tiêu biểu cho vẻ đẹp của người Hà Nội..
- Truyện Một người Hà Nội của nhà văn Nguyễn Khải, in trong tập truyện cùng tên xuất bản năm 1990, thời kì đổi mới của nền văn học Việt Nam..
- Cô Hiền là nhân vật chính của truyện.
- Qua nhân vật cô Hiền, tác giả phát hiện ra bao vẻ đẹp trong chiều sâu tầm hồn, tính cách con người Hà Nội, tiêu biểu cho người phụ nữ Việt Nam trước bao biến động, thăng trầm và phát triển của đất nước..
- Nhân vật “tôi” giới thiệu về cô Hiền, nói lên về những suy nghĩ và tình cảm quý mến đối với cô Hiền — “Chị em đôi con dì ruột với mẹ già tôi”..
- Tác giả không nói về ngoại hình của cô Hiền mà chỉ kể, chi giới thiệu về ngôn ngữ, cách sống, cách ứng xử của cô Hiền trong các quan hệ gia đình chồng con với người thân, với bạn bè, với thời cuộc..
- Hà Nội được giải phóng thì năm 1956, cô bán ngôi nhà ở Hàng Bún cho một người bạn mới ở kháng chiến về.
- một cán bộ tới hỏi về nhà cửa, nhắc tới ngôi nhà ở Hàng Bún, cô Hiền trả lời rất lịch thiệp:”Xin mời anh tới ngôi nhà anh vừa nói, hỏi thẳng chủ nhà xem họ trả lời ra sao.
- Khi ông chồng không được phép mở trường tư thục muốn mua một máy in nhỏ đế kinh doanh, cô Hiền đã hỏi chồng: “Ông có đứng máy được không? Ông có sắp chữ được không.
- Cô Hiền cũng kinh doanh, cũng buôn bán, cũng có cửa hàng cửa hiệu.
- Cô Hiền thật khôn ngoan, cô biết sống hợp lí, ứng xử theo thời thế.
- Cô Hiền rất mẫn cảm, sắc sảo và tế nhị.
- Khi nghe chị vú kể lại cho cả nhà nghe có anh cán bộ bám theo “xui”, cô Hiền bình luận: “Cách mạng gì toàn để ý những chuyện lặt vặt”..
- “Cô Hiền bên ngoại, chị Đại bên nội” là những phụ nữ Hà thành giỏi giang, giàu bản lĩnh, tất cả mọi việc đều được các bà ấy “tính toán trước cả”, và luôn luôn “tính đúng”.
- Đó là lời nhận xét của người cháu - đồng chí Khải..
- Cô Hiền tuvên bô thẳng thừng với đứa cháu: “Một đời tao chưa từng bị ai cám dỗ, kể cả chế độ”.
- Cô chỉ chọn một ông giáo cấp Tiểu học hiền lành kết bạn trăm năm, để làm vợ, làm mẹ, “khiến cả Hà Nội kinh ngạc”..
- Cô Hiền đặc biệt coi trọng vai trò người phụ nữ gia đình: người vợ không chi là nội trợ mà là “nội tướng”.
- Cô khuyên con cháu: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng, nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng”..
- Phải chăng cô Hiền đã dạy con cháu cách sống theo nền nếp của người xưa? Cô đã nói rõ với người cháu về '‘nghĩa vụ” của người mẹ là dạy con cái: “biết tự trọng, biết xấu hổ, còn sau này muốn ra sao là tùy”..
- cô Hiền đã thể hiện tình mẹ con và ý thức công dân rất rõ..
- Năm 1965, Hà Nội có đợt tuyển quân vào chiến đấu trong Nam, đợt đầu được tuyên chọn rất kĩ càng, có khoáng 660 người, “là những chàng trai ưu tú của Hà Nội”.
- Dũng là con đầu của cô Hiền vừa tốt nghiệp trung học, tình nguyện xin đi đánh Mĩ lần ấy.
- Khi đứa cháu hỏi: “Cô bằng lòng cho em đi chiến đấu chứ?”.
- Nhưng khi đứa em kêu làm đơn đi đánh Mĩ, cô đã trả lời khi người cháu hỏi: “Tao không khuyến khích, cũng không ngăn cản, ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó”..
- Giữa thời khói lứa, cô Hiền đã dạy con như vậy đó về lòng tự trọng, về nghĩa vụ của người thanh niên.
- Cô cũng đã tỏ rõ lòng yêu nước, tâm thế của một người mẹ, một người phụ nữ Hà Nội giữa cộng đồng: “Tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc sống cả, hoặc chết cả, vui vẻ thì có hay hớn gì"..
- Cô Hiền đã may mắn hơn bà mẹ của Tuất, may mắn hơn hàng ngàn, hàng vạn bà mẹ khác.
- Người con của cô gầy ốm quá, da đen quá, râu ria cũng nhiều quá chả có dấu vết gì là một chàng trai Hà Nội nên người mẹ sao kịp nhận ra được..
- Ngày thường, cô Hiền, các bạn của cô Hiền..
- còn cô Hiền xuất hiện “như diễn viên sân khấu, lược giắt trâm cài hoa hột lấp lánh.
- Đó là cách ứng xử của cô Hiền, của những bè bạn của cô, của người Hà Nội.
- Đúng như cô Hiền đã thổ lộ: “Xã hội nào cũng có giai tầng thượng lưu của nó để làm chuẩn cho mọi giá trị.
- Đó là cách sống của cô Hiền..
- đã kể chuyện từ Thành phố Hồ Chí Minh ra Hà Nội đến thăm cô Hiền sau nhiều năm đã trôi qua.
- Nhưng “cô vẫn là người của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn”..
- Người cháu nói về phòng khách của gia đình của cô Hiền với bộ xa lông gụ.
- Hình ảnh cô Hiền - một bà lão đang lau đánh cái bát thủy tiên men đỏ khi.
- ngoài trời rét, mưa rây lả lướt mà đứa cháu “thấy tết quá, Hà Nội quá, muốn ở thêm ít ngày ăn lại một cái tết Hà Nội”.
- Cô Hiền đã nâng niu trân trọng những gì tốt đẹp của văn hóa Thăng Long.
- Hình ảnh cô Hiền làm cho đứa cháu lan man nghĩ cách sống, cái tâm lí sống ồ ạt, xô bồ của đám người vừa thoát cái chết cái khổ “đã dễ gì có được sự bình tĩnh để thưởng thức vẻ đẹp trang trọng của một dò hoa thủy tiên”..
- Cô Hiền nhắc lại: “Nhiều người tới Hà Nội đã sống lại”.
- Cô Hiền than thở về tuổi già hay nghĩ ngợi mọi chuyện một cách duy tâm y hệt một bà già nhà quê”.
- Cô Hiền suy ngầm:.
- Cô Hiền là “một hạt bụi vàng”, nhỏ bé, nhưng rất đẹp..
- Tâm hồn cô, tính cách của cô cùng với bao người khác là biểu tượng tuyệt đẹp cho vẻ đẹp thanh lịch trong sáng và phẩm chất cao quý của con người Hà Nội..
- khi một người như cô Hiền phải chết đi, “một hạt bụi vàng của Hà Nội rơi xuống chìm sâu vào lớp đất cổ”.
- Chúng ta hi vọng và ước mong vẻ đẹp thanh lịch, cốt cách của người Tràng An “Những hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội hãy mượn gió mà bay lên cho đất kinh kì chói sáng những áng vàng!”..
- Những suy ngẫm của cô Hiền, của người cháu ở phần cuối truyện Một người Hà Nội làm cho giọng kể thấm đượm chất trữ tình triết lí, vẻ đẹp thanh lịch, nếp sống văn hóa của con người kinh kì được thể hiện đầy ấn tượng qua nhân vật cô Hiền.
- Nhân vật cô Hiền, một hạt bụi vàng, trong tập Một người Hà Nội của Nguyễn Khải đã và đang tỏa sáng tâm hồn mỗi chúng ta.