« Home « Kết quả tìm kiếm

Phân tích truyện ngắn Hai đứa trẻ – Thạch Lam


Tóm tắt Xem thử

- Trung tâm Luyện thi Amax – 39 LK 6A Làng Việt Kiều Châu Âu HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM) 1.Phố huyện trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam có "nguyên mẫu" từ phố huyện Cẩm Giàng, nơi tuổi thơ ông sống, gắn bó với những người thân trong gia đình, trong dòng họ và trong cộng đồng làng phố của ông, nghĩa là một hình ảnh mang vốn sống rất riêng tư.
- Đã vậy, chuyện mà nhà văn kể với ta cũng không phải chuyện gì đặc biệt, chỉ là những sinh hoạt thường ngày về một chiều, một đêm nơi ấy : Hai đứa trẻ, một chị một em, theo lời mẹ dặn, trông coi một gian hàng tạp hoá bé xíu, lời lãi chẳng bao nhiêu, nhưng ngày nào cũng ngồi chờ chuyên tàu đêm khởi hành từ Hà Nội đi qua rồi mới đóng cửa hàng đi ngủ.
- Trong lúc chờ tàu, hai chị em cô bé ngắm nhìn, lắng nghe quang cảnh, nhịp điệu phố huyện diễn ra trước mắt, từ lúc hoàng hôn cho đến tận đêm khuya.
- Chuyện chỉ có thế mà sao ai đọc cũng cảm thấy lòng mình xao xuyến bâng khuâng, cảm thấy tâm hồn mình thật sự lay động và như là bị những dòng chữ của ông quyến rũ, mê hoặc ? Sức lay động của Hai đứa trẻ chủ yếu xuất phát từ bức tranh phố huyện, từ chính sự rung động rất thực của tâm hồn nhà văn, hay từ cách viết rất giản dị, trong sáng mà giàu sức dụ dẫn, khơi gợi ? Từ cản hai, và từ sự hoà kết nhuần nhị, tự nhiên giữa các yếu tố này.
- Những rung động sâu xa, tinh tế trong tâm hồn hai đứa trẻ, cũng chính là những rung động rất thực của Thạch Lam, nhà văn có tâm hồn nhạy cảm đến độ có thể lắng nghe được từng rung động khẽ như cánh bướm non trong lòng nhân vật, có thể cảm nhận được sắc điệu của ánh trăng.
- Thạch Lam lắng nghe, ngắm nhìn phố huyện, cảm nhận rõ rệt đến từng chi tiết và ghi lại được tất cả : tiếng trống thu không đang "gọi" buổi chiều .
- cảm giác "êm như ru" của chiều quê, cảm giác "êm như nhung" của đêm hè phố huyện .
- con đường làng với độ lấp lánh của cát hay độ mấp mô của đá khi có cả ánh sáng lẫn bóng tối soi vào .
- mùi vị của đất quê, cái náo nức chốc lát của phố huyện khi có chuyến tàu đi qua, hay cái tịch mịch của phố xá khi mọi hoạt động của ban ngày lắng xuống và chìm vào giấc ngủ "mênh mông và yên lặng.
- Hơn thế, Thạch Lam còn lắng nghe và ghi lại rất thực cả những cảm giác mong manh, mơ hồ nhất của tâm hồn những đứa trẻ trước bấy nhiêu sự vang động trong từng bước đi của thời gian.
- Hai đứa trẻ của Thạch Lam thuộc trường hợp sau.
- Làm sao để một truyện "không có chuyện", một truyện toàn những cảm giác, cảm tưởng rất tinh vi nhưng rất nhỏ ấy quyến rũ, mẽ hoặc được người đọc ? ở đây, vai trò tết dệt, dẫn dắt của người viết, người kể quả là rất lớn.
- Vậy, bằng cách nào để Thạch Lam dệt những cảm giác, cảm tưởng, những rung động mong manh, mơ hồ kia thành truyện ? Bằng cách nào Thạch Lam dẫn người đọc tham gia vào cuộc chơi của ông ? Điều cực kì quan trọng là phải tìm kiếm được một ô cửa, một hành lang tiện dụng nhất để dẫn người đọc vào thế giới phố huyện, chuẩn bị cho họ một tâm thức thích hợp để lắng nghe, ngắm nhìn phố huyện cùng với nhân vật của ông.
- Ô cửa ấy là đây : nhìn bức tranh phố huyện qua cái nhìn của Liên, nhân vật chính.
- Trong mỗi người chúng ta đều có một đứa trẻ của tuổi xưa mà ta dù đã giã từ, nhưng khi có dịp, hay được ai đó gợi nhắc, đứa trẻ ấy dễ dàng thức dậy, lại hồn nhiên náo nức trong ta.
- Chọn đúng góc nhìn của cô bé Liên và nương theo diễn biến tâm trạng của cô, là một cách lặng lẽ và tự nhiên nhất, Thạch Lam chậm rãi, nhẹ nhàng đánh thức kí ức tuổi thơ trong tâm hồn người đọc, chủ động và thoải mái dẫn dụ người đọc vào cuộc chơi của ông.
- Theo sự dẫn dắt của ông, người đọc tham dự vào cuộc chơi nơi phố huyện bằng những phiêu lưu "trí nghĩ", và những ấn tượng, cảm giác của "hai đúa trẻ", nhân vật chính.
- Những cảm giác, cảm tưởng ấy, có thể lan man, non nớt, mơ hồ, đầy vẻ mong manh.
- Trong bức tranh phố huyện dệt bằng cảm giác như vậy, mọi thứ hiện lên vừa rõ nét vừa mơ hồ.
- Những cảm tưởng, cảm giác này được thể hiện bằng một lối đặt câu công khai nhấn mạnh tính mơ hồ trong ý nghĩ của nhân vật, gắn với các cụm từ "không hiểu", "không biết đến", "không rõ rệt gì", "mong đợi một cái gì.
- "Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm giác mơ hồ không hiểu.
- đang ngắm nhìn "vũ trụ thăm thẳm bao la" thì "chỉ một lát hai chị em lại cúi nhìn về mặt đất.
- Cũng có khi ông dùng đến sức mạnh liên tưởng cảm giác, kiểu như : "hoi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc quá, khiến chị em Liên tưởng là mùi riêng của đất, của quê hương này".
- Âm hưởng, nhịp điệu của những câu văn như thế vọng vào tâm hồn người đọc thật nhiều bâng khuâng man mác.
- Một chiều như mọi chiều, bức tranh phố huyện tự nó phô bày ra bao nhiêu hình ảnh buồn bã đập vào nhãn quan non nớt của hai đứa trẻ : mặt trời là mặt trời tàn "như hòn than sắp tàn", chợ là phiên chợ vãn (chợ đã vãn từ lâu), cái chõng chị em Liên ngồi là cái chống nát (cái chõng này "sắp gãy rồi", đã đến lúc "mua cái khác thay vào.
- Theo cái nhìn của chị em Liên, người đọc còn thấy những gì ? Kia là mấy đứa trẻ con nhà nghèo lom khom "nhặt nhạnh" trên bãi chợ rác rưởi .
- Người dân nghèo bán hàng vặt phố huyện bồn chồn chờ khách mà "người cứ vắng mãi.
- Cũng theo cảm giác, cảm tưởng của hai đứa trẻ, người đọc ngắm nhìn và cảm nhận sắc độ của bóng tối và ánh sáng với những buồn vui thường nhật.
- Bóng tối phố huyện thật mênh mông, nhưng rõ ràng có sắc độ khác nhau : "Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa".
- Ánh sáng phát ra từ những ngọn đèn lại càng nhiều hình thù, sắc độ bất ngờ : khe sáng, vệt sáng, quầng sáng, chấm sáng, hột sáng.
- ánh sáng như thế thỉnh thoảng loé lên, điểm vào bức tranh mênh mông buồn những chấm vui le lói.
- Cùng Thạch Lam, nhập vào hành trình cảm giác của hai đứa trẻ, từ chiếc chõng tồi tàn chìm khuất trong bóng tối dưới gốc bàng nơi sân ga, người đọc, khi thì ngước lên bầu trời xa, ngắm nhìn từng ánh sao .
- Mỗi lần hai đứa trẻ gặp một đốm sáng, đời sống nội tâm của chúng lại bừng lên, một ánh vui nhỏ bé chiếu rọi vào.
- Những lúc ấy, nhà văn và người đọc như reo lên cùng nhân vật : Kìa, hàng phở của bác Siêu đến kia rồi.
- Có thể trên bầu trời cao xa "ngàn sao lấp lánh" kia còn có biết bao thứ ánh sáng kì thú, huyền ảo của thiên nhiên, vạn vật.
- Nhưng với chị em Liên, sáng nhất, đẹp nhất, xao xuyến, nao nức nhất mỗi đêm, vẫn là hình ảnh đoàn tàu : "Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới.
- Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre".
- Dư ảnh, dư âm ấy như một thứ ánh sáng soi vào thực tại, định vị thân phận cho con người nhỏ nhoi nơi ga xép, phố huyện quẩn quanh và tăm tối : "Liên lặng theo mơ tưởng.
- Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực, vui vẻ và huyên náo.
- Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua.
- Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu." Theo trình tự thời gian, truyện Hai đứa trẻ được bố cục thành ba cảnh : phố huyện lúc chiều xuống, phố huyện lúc đêm về, phố huyện lúc đoàn tàu đêm đi qua.
- Điều này rất ăn nhịp với cảm giác về nhịp điệu thời gian : với tâm trạng chờ đợi khắc khoải, thời gian trở nên như chậm rãi hơn .
- Thế giới đã được dệt nên bởi cảm giác, thì giọng, điệu, lời, câu, chữ cũng thấm nhuần những cảm giác, cảm tưởng ấy.
- Trong tấm thảm chiều, đêm phố huyện dệt nên bằng cảm giác, từng con chữ của Thạch Lam như những nốt nhạc, những chấm sáng, thỉnh thoảng chúng lại ánh lên bao vẻ đẹp kín đáo, rất có hồn : Trống thu không "từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều", "vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh", "trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn khô khan", "Người vắng mãi.
- Hai đứa trẻ là bức tranh phố huyện dệt bằng cảm giác.
- Nhưng phải nói thêm rằng : Cảm giác ấy là nhũng gì đã được trải nghiệm, cảm giác gắn với kí ức tuổi thơ.
- Tác phẩm phảng phất chất tự truyện, ở đó, phố huyện cẩm Giàng, chị em Thạch Lam gần như là những nguyên mẫu cho phố huyện và chị em Liên trong truyện ngắn này.
- Bởi vậy, sức lay động tâm hồn người đọc ở đây, cũng có thể nói là sức lay động của những dòng kí ức cảm động tinh cất từ tuổi thơ ông.
- Trong những dòng kí ức ấy, tất nhiên, không thể không chú ý đặc biệt đến hình ảnh đoàn tàu và vẻ hoa lệ của Hà Nội "băm sáu phố phường".
- Nếu như tuổi thơ Thạch Lam đã có không biết bao nhiêu đêm ngắm nhìn đoàn tàu đi qua ga xép, thì cũng đã có không biết bao nhiêu đêm từ ga xép ấy, ông mơ về Hà Nội phồn hoa.
- Nhà văn đã lấy chính lòng đam mê, khao khát ánh sáng, niềm vui, cùng cuộc sống tốt đẹp của mình mà hiểu và nói thay cho những đứa trẻ.
- Cái "thế giới khác" mà chị em Liên hằng đêm mơ tưởng, tất nhiên là thế giới tưởng tượng, nhưng nó được lấy nguyên mẫu từ Hà Nội, hay chính xác hơn từ kí ức, ấn tượng tuổi thơ của Thạch Lam về Hà Nội.
- Phải chăng đó là lí do khiến nhà văn để cho nhân vật Liên trong truyện, nhiều lần nhớ, nghĩ, mơ về Hà Nội.
- Từ mùi phở thơm của bác Siêu, Liên nao nức nhớ về "một vùng sáng rực và lấp lánh", và "Hà Nội nhiều đèn quá".
- "Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo.
- Bức tranh phố huyện là bức tranh dệt nên bởi những cảm giác rất tương phản về ánh sáng và bóng tối.
- Ở một cấp độ khác, cũng có thể nói, nó được dệt nên bởi những cảm giác tương phản gay gắt về thế giới phố huyện và "thế giới khác".
- Hiện thân đầy đủ cho cuộc sống nơi phố huyện là thứ ánh sáng leo lét toả ra từ ngọn đèn chị Tí, ánh lửa bác Siêu, "chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ".
- Hiện thân cho cuộc sống vui tươi, tốt đẹp là hình ảnh đoàn tàu chở ánh sáng niềm vui náo động từ Hà Nội về.
- Không hẹn mà gặp, Thạch Lam viết truyện ngắn Hai đứa trẻ vào cái thời mà sau, trước không lâu, Xuân Diệu viết Toả nhị Kiều, Vội vàng, Giục giã, Nam Cao viết Đời thừa, Sống mòn.
- Vào cái thời ấy, chẳng hay khi tì mẩn "ngắt câu bằng màu, chấm câu bằng nốt nhạc, chuyển đoạn bằng hình ảnh", dệt nên bức tranh phố huyện bằng cảm giác của tâm hồn trẻ thơ như vậy, Thạch Lam có nhớ đến không mấy dòng thơ sau trong bài Giục giã của thi sĩ Xuân Diệu : Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối Còn hơn buổn le lói suốt trăm năm ? Fanpage: https://www.facebook.com/luyenthiamax/