« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN TÍCH YẾU TỐ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRÊN NỀN ĐẤT LÚA TRONG MÙA LŨ


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN TÍCH YẾU TỐ KINH TẾ-XÃ HỘI CỦA MÔ HÌNH.
- NUÔI CÁ TRÊN NỀN ĐẤT LÚA TRONG MÙA LŨ.
- Tổng chi phí sản xuất lúa trong các vụ và tổng lợi nhuận/ha/năm không khác biệt giữa các mô hình canh tác (p>0,05)..
- Tổng chi phí vận hành của mô hình nuôi cá đăng quầng thấp hơn so với tổng chi phí vận hành của canh tác lúa vụ ba (p<0,05), trong khi đó không có sự khác biệt về lợi nhuận giữa việc nuôi cá đăng quầng và lúa vụ ba (p>0,05).
- Mô hình nuôi cá đăng quầng trên nền đất lúa có thể là một giải pháp khả thi để thay thế mô hình lúa vụ ba ở vùng ngập lũ trung bình..
- cá đăng quầng.
- Tuy nhiên, mô hình này chưa được nông dân áp dụng nhiều do chi phí xây dựng mương bờ cao, mất diện tích đất trồng lúa,.
- Mô hình nuôi cá đăng quầng trên nền đất lúa trong mùa lũ đã được thực hiện tại một vài nơi ở thành phố Cần Thơ, tỉnh An Giang và mang lại thu nhập đáng kể cho người dân do tận dụng tốt nguồn nước và thức ăn tự nhiên sẵn có trong mùa lũ, ít tốn chi phí xây dựng mương bờ, không mất diện tích trồng lúa.
- Cho đến nay có rất ít nghiên cứu về hiệu quả kinh tế và xã hội, những tác động về mặt kỹ thuật, các tương tác giữa nuôi cá và các chi phí đầu tư cho sản xuất lúa vụ tiếp theo của mô hình canh tác lúa-cá luân canh này.
- Mục tiêu nghiên cứu này là xác định mối tương tác giữa nuôi cá và sản xuất lúa, so sánh hiệu quả kinh tế của nuôi cá và canh tác lúa vụ 3.
- Cả 3 điểm nghiên cứu trên có đặc điểm chung là vùng thâm canh lúa 2-3 vụ/năm, có nuôi cá luân canh trên ruộng lúa trong mùa lũ.
- Những câu hỏi liên quan đến đặc tính chung của nông hộ bao gồm: tổng diện tích nông hộ, diện tích nuôi cá đăng quầng, diện tích trồng lúa và những câu hỏi liên quan tới các chi phí đầu tư cho lúa và cá.
- Những nông dân được lựa chọn ngẫu nhiên và phân loại theo mô hình canh tác để so sánh.
- Các mô hình được phân loại bao gồm: mô hình luân canh hai vụ lúa và một vụ l nuôi cá đăng quầng (2 lúa- 1 cá), mô hình ba vụ lúa và một vụ nuôi cá đăng quầng (3 lúa-1 cá), mô hình độc canh hai hoặc ba vụ lúa (2 lúa hoặc 3 lúa).
- Những khó khăn trở ngại của mô hình nuôi cá đăng quầng được thực hiện bằng phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (PRA-Participatory Rural Appraisal).
- Các số liệu về chi phí nuôi cá được phân tích theo phương pháp T-test.
- Mục đích sử dụng đất đai của các nông hộ được chia ra như sau: đất vườn và thổ cư, đất canh tác lúa và đất nuôi cá đăng quầng.
- Chuồng heo thường được xây dựng gần ao cá để tận dụng nguồn chất thải để nuôi cá.
- Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là vịt lấy trứng được nông dân kết hợp nuôi trong ruộng nuôi cá đăng quầng.
- Tổng diện tích trồng lúa trung bình của các nông dân hơn 1,5 ha và tổng diện tích nuôi cá đăng quầng trên nền đất lúa thấp hơn 1,5 ha.
- Kinh nghiệm nuôi cá đăng quầng giữa hai nhóm nông dân áp dụng mô hình 2 lúa 1 cá và 3 lúa 1 cá, trung bình là 2 năm (Bảng 1)..
- Bảng 1: Đặc tính tự nhiên của các nông hộ thực hiện các mô hình canh tác.
- Mô hình canh tác.
- Diện tích nuôi cá (ha .
- Diện tích trồng lúa (ha Kinh nghiệm nuôi cá (năm .
- Tỷ lệ lao động trong nông nghiệp không biết chữ chiếm tỷ lệ rất thấp giữa các nông dân áp dụng các mô hình (Bảng 2).
- Số lao động trong nông nghiệp có trình độ học vấn cao hơn (Đại học hoặc cao đẳng) chiếm 1,76% ở mô hình 2 lúa..
- 3.2 Cơ cấu mùa vụ của mô hình luân canh lúa-cá đăng quầng và độc canh lúa Canh tác lúa vẫn là hoạt động quan trọng nhất của nông dân tại các điểm điều tra..
- Năng suất lúa không khác biệt có ý nghĩa giữa 4 mô hình trong từng mùa vụ như:.
- Bảng 4: Năng suất lúa (tấn/ha) trong mô hình lúa-cá đăng quầng và độc canh lúa.
- Năng suất Mô hình canh tác.
- 3.4 Hoạt động nuôi cá đăng quầng.
- Hoạt động nuôi cá đăng quầng có thể bắt đầu sau khi vụ lúa Hè Thu được thu hoạch.
- Mật độ thả cá tương đương giữa mô hình 2 lúa-1 cá và 3 lúa-1 cá.
- Tổng năng suất của các loại cá nuôi và cá đồng cũng không khác biệt giữa hai mô hình 2 lúa-1 cá và 3 lúa-1 cá.
- Loài cá Mô hình canh tác.
- Trong các mô hình làm lúa và nuôi cá đăng quầng, chi phí cá giống, chi phí lưới, tràm tương đương nhau (p>0,05.
- Chi phí phí cá giống chiếm tỷ lệ cao nhất (30%) trong tổng chi phí biến đổi của mô hình.
- Các nông dân nuôi cá đăng quầng liền kề nhau thường làm vần đổi công với nhau khi bắt đầu thu hoạch để giảm chi phí mướn lao động.
- Tổng thu nhập, tổng chi phí và tổng lợi nhuận của từng mô hình thể hiện qua Bảng 7.
- Tổng chi phí vụ lúa Đông Xuân giữa các mô hình không khác biệt.
- Trong vụ Hè Thu, có sự khác biệt trong tổng chi phí giữa mô hình 3 lúa-1 cá và các mô hình còn lại (p<0,05).
- Tổng thu nhập từ lúa giữa hai mô hình 3 lúa 1 cá và 3 vụ lúa khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
- Lợi nhuận/ha của từng mô hình khác biệt không ý nghĩa (p>0,05)..
- 3.6 Các khó khăn trở ngại của mô hình lúa cá đăng quầng.
- Kết quả PRA xác định các trở ngại khó khăn trong mô hình nuôi cá đăng quầng cho thấy thị trường cá đầu ra và năng suất cá thấp là hai nguyên nhân chủ yếu làm cho lợi nhuận của mô hình thấp.
- Bên cạnh đó, yếu tố xã hội là nạn đánh bắt trộm cũng là một nguyên nhân gây thiệt hại cho người nuôi cá..
- Trong nghiên cứu này kết quả cũng tương tự, việc áp dụng mô hình nuôi cá đăng quầng trên ruộng lúa không bị hạn chế bởi các yếu tố trên..
- Nông dân không chỉ nuôi cá đăng quầng trên một mảnh đất mà còn làm lúa 2 hoặc 3 vụ trên những mảnh đất còn lại.
- Ngoài ra, các nông hộ không có đất sản xuất cũng có thể áp dụng mô hình nuôi cá đăng quầng do họ thuê đất của các hộ khác không nuôi cá trong mùa lũ với giá tương đối thấp.
- (2000), quan điểm của nông dân khi áp dụng mô hình kết hợp lúa-cá là giảm lượng thuốc trừ sâu, kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh.
- Nghiên cứu này, nông dân áp dụng mô hình nuôi cá đăng quầng trên nền đất lúa trong mùa lũ là do việc thâm canh tăng vụ lúa (3 vụ/năm hay 2 năm 7 vụ) làm gia tăng sâu bệnh, giảm độ màu mỡ của đất, chi phí đầu tư vụ ba cao, lợi nhuận thấp và rủi ro về sâu bệnh, thời tiết và ngập lũ cao đã thúc đẩy người nông dân chuyển đổi sang nuôi cá đăng quầng với chi phí đầu tư thấp nhưng hiệu quả kinh tế có thể chấp nhận (Bảng 6, 7)..
- Kinh nghiệm nuôi cá đăng quầng giữa hai nhóm nông dân áp dụng mô hình 2 lúa 1 cá và 3 lúa 1 cá trung bình là 2 năm, cho thấy mô hình này mới được phát triển tại đây.
- Trong những nghiên cứu của nhiều tác giả trước đây cũng cho rằng kinh nghiệm nuôi cá trong ruộng lúa của nông dân đồng bằng sông Cửu long không quá lâu, kinh nghiêm nuôi cá trong ao khoảng 15 năm, trong khi đó kinh nghiệm nuôi cá trong ruộng lúa khoảng 7 năm, so với các nông dân áp dụng mô hình lúa cá có xây dựng hệ thống bờ bao bắt đầu từ năm 1997 (Sinh et al., 2000).
- Nghiên cứu của Berg, 2002 cho thấy kinh nghiệm nuôi cá ruộng của nông dân tại một số tỉnh Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp là 3,6 năm, so với thời điểm hiện tại khoảng gần 10 năm..
- (2000), những vấn đề chủ yếu ảnh hưởng tới áp dụng nuôi cá của nông dân trong ruộng lúa là ngập lũ hằng năm xảy ra thất thường gây thất thoát cá nuôi cao, giảm diện tích ruộng trong khi đó người nông dân phải mất 1 phần diện tích để xây dựng mương bờ, điều này có nghĩa là họ mất 1 phần diện tích lúa và sản lượng.
- Trong nghiên cứu này các yếu tố mực nước lũ và diện tích không phải là những vấn đề chính ảnh hưởng tới áp dụng nuôi cá đăng quầng.
- Ngược lại, hầu hết các nông dân nuôi cá cho rằng mực nước lũ về càng cao cá lớn nhanh và năng suất cá cao hơn.
- Mặt khác, nuôi cá đăng quầng nông dân không mất diện tích đất xây dựng mương bờ.
- Bảng 6: Chi phí nuôi cá (triệu đồng/ha/vụ) mô hình lúa cá đăng quầng Mô hình canh tác.
- Kết quả cho thấy năng suất lúa năng suất lúa vụ Đông Xuân giữa các nông dân áp dụng các mô hình nuôi cá và không nuôi cá trong ruộng lúa khác biệt không ý nghĩa (p>0,05).
- Năng suất lúa của các nông dân thực hiện mô hình làm lúa có nuôi cá thấp hơn các nông dân làm lúa.
- Những nghiên cứu trước đây cho rằng nuôi cá trong ruộng lúa làm gia tăng hoặc giảm năng suất lúa nhưng những nguyên nhân giải thích chưa rõ ràng.
- (1992a), nuôi cá có xây dựng bờ bao kiểm soát rất tốt sâu bệnh trong ruộng lúa và làm gia tăng năng suất lúa.
- Trong nghiên cứu này năng suất lúa ở vụ Đông Xuân ở các mô hình không có sự khác biệt.
- Điều này có thể giải thích là do nuôi cá đăng quầng và canh tác lúa luân canh với nhau, những nông dân canh tác lúa độc canh cũng giống như các nông dân canh tác lúa có nuôi cá trong mùa lũ về mọi mặt.
- Mặt khác nuôi cá trong mùa lũ chưa có những ảnh hưởng rõ nét tới canh tác lúa vụ Đông Xuân..
- Trong hệ thống lúa cá có xây dựng bờ bao, tác động của cá lên kiểm soát cỏ dại và sâu bệnh trực tiếp và rõ hơn nuôi cá đăng quầng.
- Ngược lại, trong nuôi cá đăng quầng cá thường được thu hoạch trước khi chuẩn bị cho vụ lúa.
- Kết quả cho thấy chi phí sử dụng thuốc cỏ, thuốc sâu bệnh, thuốc diệt ốc của 4 mô hình tương đương nhau..
- Theo kết quả phỏng vấn nông dân cho rằng sau khi nuôi cá ruộng trở nên ít cỏ và ốc bươu vàng hơn các ruộng khác không nuôi cá.
- Tại sao nông dân nuôi cá đăng quầng vẫn sử dụng thuốc cỏ và thuốc ốc cao như những nông dân làm lúa không nuôi cá, mặc dù họ nhận ra rằng số lượng cỏ dại và ốc được hạn chế và kiểm soát bởi cá?.
- Điều này có thể giải thích trong nuôi cá đăng quầng, sau khi thu hoạch cá nông dân vẫn phải làm đất để chuẩn bị cho vụ Đông Xuân, các hạt cỏ vẫn còn nằm trong đất và được đưa lên bề mặt đất nảy mầm và phát triển vì vậy nông dân vẫn tốn tiền thuốc trừ cỏ giống như các hộ làm lúa độc canh..
- Bảng 7: Hiệu quả kinh tế (triệu đồng/ha/năm) của các mô hình.
- Chi phí Mô hình canh tác.
- Ở vụ Đông Xuân, lượng phân bón sử dụng cho mô hình làm lúa có nuôi cá không khác biệt so với độc canh lúa.
- Điều này cho thấy nuôi cá đăng quầng chưa ảnh hưởng rõ nét đến độ phì nhiêu của đất.
- Kết quả điều tra cho thấy cảm nhận khác của nông dân là chi phí vệ sinh đồng ruộng của những ruộng nuôi cá đăng quầng.
- thường thấp hơn các ruộng không nuôi cá và đất có tầng canh tác sâu hơn làm gia tăng tốc độ phát triển của cây lúa trong giai đoạn đầu.
- Câu hỏi đặt ra là nuôi cá đăng quầng có làm giảm chi phí làm đất?.
- Nuôi cá đăng quầng không làm giảm chi phí chuẩn bị đất cho vụ kế tiếp, hầu hết các nông dân đang thực hiện các mô hình trên đều phải tốn chi phí chuẩn bị đất gần như nhau.
- Những nguyên nhân chính làm cho chi phí không khác biệt đó là nông dân không nuôi cá vẫn phải làm đất để vùi gốc rạ vào đất khi nước lũ xuống thấp và rút hẳn.
- Trong khi đó, những nông dân nuôi cá cũng tốn chi phí làm đất do cá nuôi trong mô hình qua một vụ lũ đã làm cho đất ruộng có nhiều chỗ trũng sâu hơn (chủ yếu là cá chép).
- Các kết quả trước đây cho thấy năng suất cá trong hệ thống nuôi cá kết hợp với lúa phụ thuộc nhiều vào mật độ cá thả, tỷ lệ ghép giữa các loài cá và loại cá thả nuôi..
- So với nuôi cá bờ bao thì năng suất trung bình của nuôi cá đăng quầng cao hơn.
- Điều này có thể do nuôi cá đăng quầng có nhiều lợi thế với nguồn nước trao đổi liên tục tạo điều kiện cho tảo và phiêu sinh phát triển nhanh làm giàu nguồn thức ăn tự nhiên cho cá.
- Trong nuôi cá đăng quầng các nông dân đều cho biết họ không thả cá đồng vào ruộng nuôi.
- (1998), lợi nhuận của mô hình lúa cá giảm 20% so với lúa độc canh.
- Trong mô hình lúa cá đăng quầng cho thấy lợi nhuận của mô hình không giảm so với lúa độc canh do không mất diện tích đất để xây dựng mương bờ.
- Lợi nhuận/năm/ha của mô hình làm lúa có nuôi cá cao hơn mô hình làm lúa độc canh nhưng khác biệt không ý nghĩa.
- Khi so sánh lợi nhuận từ nuôi cá với làm lúa vụ 3 cho thấy lợi nhuận từ nuôi cá cao hơn, ngược lại tổng chi phí lại thấp hơn so với lúa vụ 3.
- Tỷ lệ phần trăm lợi nhuận của việc nuôi cá đóng góp vào tổng lợi nhuận/năm/ha cao hơn so với lợi nhuận từ lúa vụ 3, tương ứng là 20% và 13% (Bảng 7).
- Mặt khác hiệu quả sử dụng đồng vốn của việc nuôi cá đăng quầng cao hơn so với lúa vụ 3.
- Điều này chứng tỏ rằng nuôi cá đăng quầng trong mùa lũ có lợi nhiều hơn làm lúa 3 vụ như: tăng hiệu quả sử dụng vốn, giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật, làm cho đất nghỉ ngơi.
- Do đó, phát triển nuôi cá đăng quầng trong mùa lũ có thể là giải pháp thích hợp cho nông dân vùng lũ để từ từ tiến tới giảm và bỏ hẳn canh tác lúa vụ 3.
- ngại chính trong nuôi cá đăng quầng là năng suất cá thấp và cỡ cá chưa đạt kích cỡ thương phẩm (cá chép) dẫn tới giá bán và lợi nhuận của mô hình thấp.
- Mặt khác khi những hộ nuôi cá thu hoạch đồng loạt để chuẩn bị xuống giống lúa Đông Xuân và không có ao neo chứa phải bán nên thường bị các thương lái mua với giá thấp..
- Nuôi cá đăng quầng trong mùa lũ đã góp phần hạn chế lượng thuốc bảo vệ thực vật và sâu bệnh thay vì canh tác lúa vụ 3.
- Nuôi cá đăng quầng không ảnh hưởng tới chi phí sản xuất lúa vụ Đông Xuân tiếp theo.
- Lợi nhuận của nuôi cá đăng quầng có thể để cho người nông dân chấp nhận được so với canh tác lúa vụ 3