« Home « Kết quả tìm kiếm

PHÂN VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN HỒNG DÂN, TỈNH BẠC LIÊU


Tóm tắt Xem thử

- PHÂN VÙNG SINH THÁI NÔNG NGHIỆP VÀ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN HỒNG DÂN,.
- Phân vùng sinh thái và đánh giá thích nghi đất đai về điều kiện tự nhiên và kinh tế là cơ sở cần thiết để giúp cho việc xác định khả năng thích nghi của các loại cây trồng phù hợp trong sản xuất nông nghiệp.
- Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu từ tháng 9/2010 đến tháng 10/2011.
- Bằng phương pháp điều tra thực tế và đánh giá thích nghi đất đai (FAO, 1976) kết hợp với việc sử dụng công nghệ thông tin (ALES, PRIMER, IDRISI, MAPINFO) để đánh giá thích nghi và chọn lựa các mô hình canh tác có hiệu quả cho huyện..
- Kết quả nghiên cứu đã xác định được 3 vùng sinh thái trên địa bàn huyện gồm: vùng ngọt, vùng lợ và vùng mặn.
- Đánh giá thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên đã phân ra thành 19 đơn vị bản đồ đất đai làm cơ sở để đánh giá khả năng thích nghi cho 9 kiểu sử dụng có triển vọng.
- Đánh giá thích nghi đất đai kinh tế với hai chỉ tiêu là lợi nhuận và hiệu quả đồng vốn (B/C) kết hợp với kết quả phân hạng thích nghi đất đai tự nhiên đã phân được 5 vùng thích nghi cho 9 kiểu sử dụng đất đai..
- Từ khóa: Đánh giá đất đai, thích nghi tự nhiên, thích nghi kinh tế, vùng sinh thái, huyện Hồng Dân.
- Hồng Dân là huyện vùng sâu của tỉnh Bạc Liêu, tình hình sử dụng đất đai đang diễn ra phức tạp, nhất là sản xuất nông nghiệp.
- Nhiều mô hình có tiềm năng và thích nghi với điều kiện tự nhiên đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế nhưng chưa được ghi nhận và cũng như chưa được hỗ trợ về mặt chính sách và khoa học kỹ thuật để tăng hiệu quả hơn.
- Việc kết hợp với các chỉ tiêu kinh tế về lợi nhuận, hiệu quả đồng vốn để đánh giá đất đai định lượng kinh tế, chọn lựa và đề xuất mô hình canh tác thích hợp vẫn còn là vấn đề cần phải giải quyết.
- Số liệu phỏng vấn làm cơ sở để tiến hành phân tích và đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình canh tác tại địa phương..
- 2.2 Phương pháp ứng dụng công nghệ thông tin Phân vùng sinh thái nông nghiệp.
- Từ đó tiến hành số hóa, chồng lấp và phân vùng bản đồ sinh thái nông nghiệp.
- Sử dụng GIS (hệ thống thông tin địa lý), phần mềm MAPINFO, phần mềm IDRISI để số hóa, cập nhật thông tin, chồng lấp, khoanh vùng, xây dựng các bản đồ (phân vùng sinh thái, đơn vị đất đai, phân vùng thích nghi)..
- Đánh giá thích nghi đất đai.
- Đánh giá đất đai về điều kiện tự nhiên và kinh tế (lợi nhuận, B/C- hiệu quả đồng vốn) bằng phần mềm ALES (hệ thống đánh giá thích nghi đất đai tự động) theo nguyên lý của FAO (1976)..
- Phân vùng thích nghi đất đai dựa trên phần mềm PRIMER theo mức độ phần trăm tương đồng phân hạng thích nghi của các kiểu sử dụng đất đai..
- Kết nối qua GIS (Hệ thống thông tin địa lý) thông qua phần mềm IDRISI, MAPINFO để thể hiện sự phân bố không gian kết quả đánh giá sau khi phân vùng thích nghi..
- Trên cơ sở kết hợp kết quả đánh giá thích nghi tự nhiên và kinh tế tiến hành phân vùng thích nghi đất đai cho các mô hình hiệu quả kinh tế..
- 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Phân vùng sinh thái nông nghiệp 3.1.1 Đặc tính đất đai của huyện Hồng Dân.
- Kết quả khảo sát đất đai dựa và 2 yếu tố độ sâu xuất hiện phèn hoạt động, độ sâu xuất hiện phèn tiềm tàng, trên địa bàn huyện Hồng Dân được xác định có 5 nhóm đất có yếu tố thổ nhưỡng khác nhau với diện tích và sự phân bố như sau (Hình 1)..
- Nhóm không phèn: có diện tích 8.984,35 ha, chiếm 21,30% diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Phân bố chủ yếu ở vùng tam giác phía Đông kênh Ngan Dừa bao gồm các xã Ninh Quới, thị trấn Ngan Dừa, một phần các xã Ninh Quới A, Ninh Hòa, phân bố rải rác ở các xã Lộc Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A, Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A..
- Nhóm phèn hoạt động 0-50cm: có diện tích 9.147,11 ha, chiếm 21,68% diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Phân bố chủ yếu ở các xã Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A, Lộc Ninh, rải rác ở các xã còn lại..
- Hình 1: Bản đồ đặc tính đất huyện Hồng Dân.
- Nhóm phèn hoạt động >50cm: có diện tích 19.163,16 ha, chiếm 45,43% diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Phân bố rộng khắp trong toàn huyện tập trung ở các xã Ninh Hòa, Lộc Ninh, Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A, Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A, Ninh Quới A và một phần xã Ninh Quới, thị trấn Ngan Dừa..
- Nhóm phèn tiềm tàng 0-50cm: có diện tích 2.398,36 ha, chiếm 5,69% diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Phân bố dọc theo ranh giới giáp tỉnh Hậu Giang thuộc địa bàn các xã Ninh Hòa, Ninh Quới, thị trấn Ngan Dừa, tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Ninh Thạnh Lợi, rải rác các xã Ninh Thạnh Lợi A, Vĩnh Lộc..
- Nhóm phèn tiềm tàng >50cm: có diện tích 2.493,02 ha, chiếm 5,91% diện tích tự nhiên toàn huyện.
- Phân bố tập trung ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc và một phần ở xã Ninh Thạnh Lợi A..
- 3.1.2 Phân vùng đặc tính thủy văn của huyện Hồng Dân.
- Kết quả khảo sát trên địa bàn huyện được chia tách thành 3 vùng đặc tính nước rõ rệt (Hình 2)..
- Hình 2: Bản đồ phân vùng đặc tính thủy văn của huyện Hồng Dân.
- Vùng nước ngọt: Lấy trục kênh Ngan Dừa trở về phía Đông - Bắc của huyện gồm thị trấn Ngan Dừa, xã Ninh Quới, một phần xã Ninh Quới A và phần phía Bắc của xã Ninh Hòa.
- Đây là khu vực nằm trong vùng đầu nguồn nước ngọt thuộc tiểu vùng Quản Lộ - Phụng Hiệp cùng với hệ thống kênh rạch trên địa bàn nên diện tích toàn vùng được ngăn mặn triệt để và được cung cấp nguồn nước ngọt từ sông Hậu..
- Vùng nước lợ: Bắt đầu từ kênh Ngan Dừa trở về phía Tây đến kênh Cạnh Đền - Phó Sinh, bao gồm các xã như: Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A, Ninh Thạnh Lợi, Lộc Ninh, phần phía Nam của xã Ninh Hòa, và một phần của xã Ninh Quới A.
- Vùng nước mặn: Là phần còn lại của xã Ninh Thạnh Lợi A từ kênh Cạnh Đền - Phó Sinh trở xuống.
- 3.1.3 Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp huyện Hồng Dân Trên phạm vi địa bàn của huyện yếu tố khí hậu, địa hình không khác biệt.
- Cơ sở để phân vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào yếu tố thổ nhưỡng (loại đất), chế độ thủy văn (thời gian ngập, độ sâu ngập, thời gian mặn, độ mặn) của huyện.
- Kết quả điều tra và khảo sát cho thấy:.
- Kết quả xây dựng bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp cho huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu phân làm 3 vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau (Hình 3)..
- Hình 3: Bản đồ phân vùng sinh thái nông nghiệp nông nghiệp huyện Hồng Dân.
- Vùng I: Vùng này chiếm diện tích 10.946,48 ha, chiếm 25,95% diện tích toàn huyện, bao gồm toàn bộ vùng ngọt tam giác Ninh Quới, thuộc địa bàn của thị trấn Ngan Dừa, xã Ninh Quới, phần phía Bắc của xã Ninh Hòa và phần lớn diện tích xã Ninh Quới A.
- Nước ngọt tồn tại trong vùng quanh năm không bị mặn xâm nhập, độ sâu ngập tương đối thấp, khoảng 1300 ha diện tích đất trong vùng bị nhiễm phèn.
- Hiện tại trong vùng đang phát triển các mô hình như chuyên lúa, lúa kết hợp thủy sản ngọt, cây ăn quả, chuyên rau màu và một phần nhỏ diện tích được trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi..
- Vùng II: Vùng này có diện tích khoảng 26.666,21 ha chiếm khoảng 63,21% diện tích của toàn huyện.
- Vùng IIa: chiếm diện tích khoảng 19.038,69 ha chiếm khoảng 45,13% diện tích của toàn huyện và thuộc địa bàn của nhiều xã như Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc, phía nam của xã Ninh Hòa, một phần của các xã Ninh Quới A, Lộc Ninh, Ninh Thạnh Lợi và Ninh Thạnh Lợi A.
- Chính những điều kiện tự nhiên trên đã dẫn đến hiện trạng canh tác chủ yếu hiện nay của vùng là lúa kết hợp thủy sản nước lợ, một phần diện tích trồng cây lâu năm tập trung chủ yếu ở xã Vĩnh Lộc A, Ninh Thạnh Lợi trong đó khóm chiếm 13 ha..
- Vùng IIb: với diện tích khoảng 7.627,51 ha chiếm 18,84% diện tích toàn huyện, thuộc phần lớn xã Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A và một phần thuộc xã Lộc Ninh, Vĩnh Lộc, Ninh Hòa.
- Bên cạnh cây lúa được canh tác nhiều thì mô hình nuôi thủy sản lợ, mặn cũng tập trung rất nhiều và đây là vùng có diện tích thủy sản lợ, mặn lớn nhất so với các vùng khác trong toàn huyện..
- Vùng III: Đây là vùng hầu như bị nhiễm mặn quanh năm, thuộc khu vực phía Tây Nam của xã Ninh Thạnh Lợi A, có diện tích 4.573,31 ha, chiếm gần 10,84% diện tích toàn huyện.
- Một phần diện tích đất canh tác trong vùng bị nhiễm phèn nhưng nhìn chung cơ cấu sử dụng đất của toàn vùng là lúa kết hợp với thủy sản mặn và một phần nhỏ diện tích là cây lâu năm, trong đó tràm là loại cây được trồng chủ yếu..
- 3.2 Đánh giá thích nghi đất đai.
- 3.2.1 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai (ĐVĐĐ).
- Hình 4: Bản đồ đơn vị đất đai của huyện Hồng Dân.
- Kết quả chồng lấp các bản đồ đơn tính cho thấy huyện Hồng Dân có 19 đơn vị bản đồ đất đai được phân lập (Hình 4).
- Trong phần mô tả các đặc tính đất đai của bản đồ đơn tính bao gồm: độ sâu xuất hiện tầng phèn, độ sâu xuất hiện tầng sinh phèn, thời gian mặn và độ sâu ngập (Bảng 1)..
- Qua quá trình tiến hành điều tra, phỏng vấn xác định được 9 kiểu sử dụng đất đai có triển vọng ở thời điểm hiện tại của huyện Hồng Dân như sau:.
- Bảng 1: Bảng chú dẫn đơn vị bản đồ đất đai huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu Đơn.
- 7 >50 Không phèn 6 tháng <0,4.
- 8 Không phèn 0 - 50 6 tháng <0,4.
- 9 Không phèn >50 6 tháng <0,4.
- 3.2.2 Phân vùng thích nghi theo tự nhiên, lợi nhuận và hiệu quả sử dụng đồng vốn của các kiểu sử dụng.
- Sau khi nhập, xử lý số liệu và tính toán thông qua phần mềm ALES, xác định được kết quả đánh giá thích nghi đất đai về tự nhiên và kinh tế.
- Hình 5: Kết quả phân nhóm thích nghi theo tự nhiên, lợi nhuận, B/C của các LUT.
- Hình 6: Bản đồ phân vùng thích nghi tự nhiên, lợi nhuận, B/C của các kiểu sử dụng.
- Sau khi tiến hành phân nhóm vùng theo thích nghi tự nhiên, lợi nhuận, B/C bằng phần mềm PRIMER, phân vùng thích nghi cho các kiểu sử dụng bằng phần mềm MAPINFO để cho ra bản đồ phân vùng thích nghi tự nhiên, lợi nhuận, B/C (Hình 6)..
- Bảng 2: Kết quả phân vùng thích nghi tự nhiên, lợi nhuận, B/C của các kiểu sử dụng Nhóm.
- vùng Đơn vị đất đai.
- Kiểu sử dụng thích nghi.
- Diện tích (ha).
- Tự nhiên Lợi nhuận Hiệu quả đồng.
- Thích nghi kém đến không thích nghi.
- 16,18 Thích nghi kém đến không thích nghi.
- Ở đơn vị đất đai số 1 thích nghi trung bình đến cao cho LUT 1, LUT 2, LUT 5, LUT 6, LUT 7, LUT 8 và LUT 9, không thích nghi cho LUT 3 và LUT 4 với diện tích 5.829,37 ha chiếm 13,82% diện tích tự nhiên của huyện, tập trung ở thị trấn Ngan Dừa và xã Ninh Quới.
- một phần ở xã Ninh Hòa và Ninh Quới A.
- Đơn vị đất đai số 3 thích nghi trung bình đến cao cho LUT 1, LUT 5, LUT 6, LUT 7, LUT 8, LUT 9 với diện tích 3.876,34 ha chiếm 9,19% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố ở thị trấn Ngan Dừa, xã Ninh Quới, phía Bắc xã Ninh Hòa và Ninh Quới A, thích nghi kém đến không thích nghi cho các LUT còn lại..
- Ở đơn vị đất đai số 5 thích nghi trung bình đến cao cho LUT3, LUT 4, LUT 6, LUT 8, LUT 9 thích nghi kém đến không thích nghi cho các LUT còn lại với diện tích 2.758,68 ha chiếm 6,54% diện tích tự nhiên của huyện, phân bố rải rác ở các xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A, Lộc Ninh, Ninh Thạnh Lợi, phía Nam xã Ninh Hòa, một phần thuộc xã Ninh Thạnh Lợi A và Ninh Quới A.
- Ở đơn vị đất đai số thích nghi trung bình đến cao cho LUT 3, LUT 4, LUT 6, LUT 8, LUT 9 thích nghi kém đến không thích nghi cho các LUT còn lại với diện tích 16.143,67 ha chiếm 38,27% tập trung phần lớn diện tích ở các xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc, Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A..
- Thích nghi trung bình đến cao cho LUT 6, LUT 8, LUT 9, thích nghi kém đến không thích nghi N cho các LUT còn lại với diện tích ít nhất 1.224,90 ha chiếm 2,90% phân bố dọc theo ranh giới giáp Hậu Giang và một phần ở xã Ninh Quới, Ninh Quới A..
- Thích nghi trung bình đến cao cho LUT 3, LUT 4, LUT 6, LUT 8, thích nghi kém đến không thích nghi cho các LUT còn lại với diện tích 2.032,48 ha chiếm 4,82% tập trung ở xã Ninh Thạnh Lợi A..
- Về kinh tế thích nghi trung bình đến cao cho các LUT 3, LUT 4, LUT 6, LUT 8, LUT 9 thích nghi kém đến không thích nghi cho các LUT còn lại với diện tích.
- Về điều kiện tự nhiên thích nghi kém đến không thích nghi cho các LUT do yếu tố giới hạn là phèn và mặn, nếu cải thiện có thể nâng cấp lên thích nghi trung bình đến cao đối với LUT 3, LUT 4, LUT 6, LUT 8 trong điều kiện giữ nước mặt đối với LUT 3, LUT 4, LUT 8.
- Diện tích của vùng này là 10.320,87 ha chiếm 24,46% phân bố ở các xã Vĩnh Lộc, Vĩnh Lộc A, Lộc Ninh, Ninh Hòa, Ninh Thạnh Lợi, Ninh Thạnh Lợi A, Ninh Quới A..
- Trên cơ sở những đặc tính tự nhiên của đất đai và đặc điểm của chế độ thủy văn như độ sâu ngập, thời gian ngập, chế độ mặn trên địa bàn cho được kết quả phân vùng sinh thái nông nghiệp của huyện Hồng Dân thành ba vùng: vùng ngọt, vùng lợ và vùng mặn.
- Kết quả đánh giá thích nghi đất đai theo điều kiện tự nhiên và.
- kinh tế bằng phần mềm ALES và phân nhóm bằng phần mềm PRIMER, kết hợp ứng dụng GIS đã phân được 5 vùng thích nghi cho 9 kiểu sử dụng đất đai..
- Việc ứng dụng phần mềm ALES trong đánh giá thích nghi đai kết hợp cả tự nhiên và kinh tế là phù hợp và nhanh chóng đưa ra phương án trong việc sử dụng đất đai..
- Đây là cơ sở khoa học để chính quyền địa phương quy hoạch sử dụng đất đai phù hợp và hiệu quả với tình hình thực tế tại địa phương..
- Ưu tiên phát triển 6 kiểu sử dụng đất đai là cây ăn trái (LUT 5), khóm (LUT 6), lúa 2 vụ - cá trên ruộng (LUT 7), chuyên màu (LUT 9).
- Riêng đối với kiểu sử dụng lúa 1 vụ và 2 vụ tôm sú (LUT 3) và tôm sú nuôi quảng canh (LUT 4) nếu phát triển cần có chính sách hỗ trợ trong kỹ thuật canh tác..
- Báo cáo kết quả Nghiên cứu mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên vùng đất phèn xã Vĩnh Lộc - Vĩnh Lộc A - Ninh Thạnh Lợi huyện Hồng Dân, Bạc Liêu..
- Giáo trình Đánh giá Đất đai, Khoa Nông nghiệp và Sinh học Ứng dụng, Trường Đại học Cần Thơ..
- “Phân vùng sinh thái, cơ sở khoa học để nghiên cứu xây dựng hệ thống hồ sinh thái ở miền Trung”.
- Tuyển tập kết quả Khoa học và Công nghệ năm 2008.
- Phòng Thống kê huyện Hồng Dân.
- Đánh giá đất đai tổng hợp làm cơ sở cho quy hoạch sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đất đai ở huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu