« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật cạnh tranh


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật cạnh tranh.
- Các vấn đề chung về pháp luật cạnh tranh.
- Cạnh tranh trong kinh doanh và vai trò của pháp luật cạnh tranh.
- Trong kinh doanh, các chủ thể kinh doanh (gọi chung là “doanh nghiệp”) có quyền cạnh tranh..
- Cạnh tranh là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp với nhau để đạt được, duy trì hay cũng có lợi thế trên thị trường.
- Vì vậy, cạnh tranh cũng là động lực để doanh nghiệp cung ứng hàng hóa, dịch vụ đa dạng hơn, với chất lượng tốt hơn, giá cả hợp lí hơn, qua đó thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và đem lại phúc lợi lớn hơn cho xã hội.
- Tuy nhiên, cạnh tranh tự do không có giới hạn sẽ dẫn đến tình trạng “cá lớn nuốt cá bé” và như vậy thì cuối cùng chính cạnh tranh bị triệt tiêu.
- Bởi vậy, pháp luật cạnh tranh đóng vai trò bảo hộ cạnh tranh, đảm bảo hoạt động cạnh tranh diễn ra một cách trung thực, không xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp cũng như của người tiêu dùng..
- Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật cạnh tranh.
- Thứ nhất, pháp luật cạnh tranh được thiết lập nhằm tạo công cụ pháp lí để nhà nước thực hiện nhiệm vụ bảo hộ cạnh tranh.
- Pháp luật cạnh tranh bảo hộ cạnh tranh bằng phương pháp cấm đoán các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh..
- Thứ hai, pháp luật cạnh tranh đảm bảo nhà nước, thông qua cơ quan quản lí cạnh tranh, chủ động kiểm soát, điều tra các hành vi cạnh tranh có dấu hiệu vi phạm pháp luật cạnh tranh..
- Thứ ba, bên cạnh đó, pháp luật cạnh tranh đảm bảo rằng, khi doanh nghiệp hay người tiêu dùng cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật Cạnh tranh thì có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lí cạnh tranh..
- Thứ tư, pháp luật cạnh tranh đảm bảo hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh được điều tra, xử lí thông qua một thủ tục tố tụng cạnh tranh đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc nhà nước pháp quyền..
- Thứ năm, các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh đều phải được xử lí nghiêm minh, đảm bảo khôi phục được quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng bị xâm phạm và khôi phục môi trường cạnh tranh công bằng, lành mạnh..
- Chống cạnh tranh không lành mạnh.
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Pháp luật cạnh tranh cấm một nhóm hành vi cạnh tranh cùng có đặc điểm chung là không lành mạnh.
- Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc của người tiêu dùng (khoản 4, Điều 3 Luật LCT).
- Các hành vi cạnh tranh được xem là không lành mạnh bao gồm: (i) Chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
- (iv) Gièm pha doanh nghiệp khác;.
- Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác.
- (vi) Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
- (vii) Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh nêu trên được cụ thể hóa tại các Điều 40 - 48 LCT.
- Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh đều bị cấm, không phụ thuộc vào vị thế của doanh nghiệp thực hiện hành vi trên thị trường..
- Ví dụ: (i) Chỉ dẫn gây nhầm lẫn: Doanh nghiệp A và B cùng sản xuất một loại sản phẩm, A sao chép bao bì sản phẩm của B.
- (ii) Xâm phạm bí mật kinh doanh: Doanh nghiệp A mua chuộc nhân viên của doanh nghiệp B để nhân viên này tiết lộ thông tin được bảo mật về quy trình sản xuất một sản phẩm của doanh nghiệp B;.
- Ép buộc trong kinh doanh: Doanh nghiệp A cho người đến để dọa khách hàng của doanh nghiệp B không được tiếp tục sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp B;.
- Gièm pha doanh nghiệp khác: Doanh nghiệp A phát tán thông tin, theo đó sản phẩm của doanh nghiệp B chứa hóa chất bị cấm sử dụng trong thực phẩm, mặc dù điều đó không đúng sự thật.
- (v) Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác: Doanh nghiệp A cho người đến cản trở không cho công nhân của doanh nghiệp B vào nhà máy của B.
- (vi) Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Doanh nghiệp A quảng cáo sản phẩm mì ăn liền của mình làm từ khoai tây, mặc dù khoai tây chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong thành phần sản phẩm.
- (vii) Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: Doanh nghiệp A thực hiện chương trình khuyến mại theo hình thức quay số trúng thưởng, nhưng thực tế không hề tổ chức quay số trúng thưởng.
- (viii) Phân biệt đối xử của hiệp hội: Hiệp hội ngành nghề A từ chối doanh nghiệp B gia nhập, mặc dù B đáp ứng điều kiện gia nhập theo điều lệ của Hiệp hội ngành nghề A.
- Doanh nghiệp bán hàng đa cấp A yêu cầu người muốn tham gia phải mua một số lượng hàng hoá ban đầu trị giá 20 triệu đồng để được tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp..
- Xử lí hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Doanh nghiệp có hành vi cạnh tranh không lành mạnh phải bị xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại Nghị định quy định về xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh (hiện nay là Nghị định số 71/2014/NĐ-CP).
- Đối với một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh, có thể áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “buộc cải chính công khai”.
- Cơ quan có thẩm quyền điều tra và xử lí là Cục Quản lí cạnh tranh (Cục QLCT).
- Cục QLCT tiến hành điều tra khi: (i) Phát hiện doanh nghiệp đang hoặc đã thực hiện hành vi có dấu hiệu là hành vi cạnh tranh không lành mạnh hoặc (ii) Có đơn khiếu nại của tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi cạnh tranh không lành mạnh..
- Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh.
- Khái quát về hành vi hạn chế cạnh tranh.
- Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế (khoản 3, Điều 3 LCT)..
- Hành vi hạn chế cạnh tranh có các đặc điểm: (i) Chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh là doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp.
- (ii) Hành vi hạn chế cạnh tranh có thể là hành vi độc lập của một doanh nghiệp hoặc của một nhóm doanh nghiệp trên cùng thị trường liên quan;.
- (iii) Mục đích của hành vi hạn chế cạnh tranh là nhằm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường..
- Tuy nhiên, không phải hành vi hạn chế cạnh tranh nào cũng bị cấm.
- Một số hành vi hạn chế cạnh tranh chỉ bị cấm khi doanh nghiệp thực hiện hành vi có vị trí độc quyền hoặc vị trí thống lĩnh thị trường hoặc nhóm doanh nghiệp tham gia thực hiện hành vi có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc đạt được một thị phần kết hợp nhất định.
- Vị trí của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp trên thị trường được xác định theo thị phần của doanh nghiệp hoặc thị phần kết hợp của nhóm doanh nghiệp đó trên thị trường liên quan..
- Ví dụ: Trong vụ việc hạn chế cạnh tranh Công ty TNHH Tân Hiệp Phát khiếu nại công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam (VBL).
- Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh kết luận VBL có hành vi cản trở đối thủ cạnh tranh gia nhập thị trường dưới dạng yêu cầu khách hàng của mình không giao dịch với đối thủ cạnh tranh mới.
- Tuy nhiên, do VBL không có vị trí thống lĩnh thị trường (thị phần của VBL chỉ chiếm dưới ngưỡng 30%) nên hành vi nêu trên của VBL.
- Cũng có một số hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm nhưng chủ thể thực hiện hành vi được miễn trừ trách nhiệm hoặc được cho phép thực hiện, nếu hành vi đó có lợi cho người tiêu dùng hoặc có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ kĩ thuật, công nghệ (Điều 10,18 LCT)..
- Các loại hành vi hạn chế cạnh tranh bị cấm.
- Luật Cạnh tranh quy định ba loại hành vi hạn chế cạnh tranh, bao gồm:.
- Thoả thuận hạn chế cạnh tranh.
- Thoả thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm.
- Các hành vi thỏa thuận cạnh tranh sau đây mặc nhiên bị cấm, không phụ thuộc vào thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận cạnh tranh là bao nhiêu: (i) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
- (ii) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận.
- Tuy nhiên, các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh nêu trên được miễn trừ có thời hạn (được phép thực hiện) nếu đáp ứng một trong các điều kiện quy định tại Điều 10 LCT nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng..
- Còn các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh sau đây chỉ bị cấm khi các doanh nghiệp tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên: (i) Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp.
- (v) Thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện kí kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng (khoản 1-5, Điều 8.
- Ví dụ: Năm 2008, 19 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ với thị phần kết hợp chiếm tới 99,79% trên thị trường bảo hiểm vật chất xe ô tô tại Việt Nam đã tham gia kí “Bản thỏa thuận hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm trong lĩnh vực bảo hiểm xe cơ giới” và “Điều khoản Biểu phí bảo hiểm vật chất xe ô tô” nhằm ấn định các mức phí bảo hiểm vật chất xe ô tô.
- bị xử phạt theo Quyết định số 14/QĐ-HĐXL của Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh ngày 29/7/2010..
- Doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nếu doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp đó có thị phần hoặc thị phần kết hợp trên thị trường liên quan đạt một mức tối thiểu theo quy định tại Điều 11 LCT.
- Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm bao gồm: (i) Bán hàng hóa, CƯDV dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
- (iv) Áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh.
- (v) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác kí kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;.
- Ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới..
- Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan (Điều 12 LCT).
- Doanh nghiệp có vị trí độc quyền cũng bị cấm thực hiện các hành vi như đối với doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường.
- ngoài ra còn bị cấm thực hiện các hành vi.
- Hành vi này bị kết luận là hành vi “áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng” và “đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lí do chính đáng” và bị xử phạt theo Quyết định số 11/QĐ-HĐXL của Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh ngày 14/4/2009..
- Các hành vi tập trung kinh tế bị cấm.
- Các hành vi tập trung kinh tế bao gồm: (i) Sáp nhập doanh nghiệp.
- (ii) Hợp nhất doanh nghiệp;.
- (iii) Mua lại doanh nghiệp.
- (iv) Liên doanh giữa các doanh nghiệp;.
- Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật (Điều 16 LCT)..
- Sáp nhập doanh nghiệp: là việc một hoặc một số doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị sáp nhập.
- Hợp nhất doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của các doanh nghiệp bị hợp nhất.
- Mua lại doanh nghiệp: là việc một doanh nghiệp mua toàn bộ hoặc một phần tài sản của doanh nghiệp khác đủ để kiểm soát, chi phối toàn bộ hoặc một ngành nghề của doanh nghiệp bị mua lại.
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp: là việc hai hoặc nhiều doanh nghiệp cùng nhau góp một phần tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình để hình thành một doanh nghiệp mới..
- Tập trung kinh tế bị cấm, nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia chiếm trên 50%.
- trên thị trường liên quan, trừ trường hợp được miễn trừ hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật (Điều 18 CLT).
- Xử lí hành vi hạn chế cạnh tranh.
- Hành vi hạn chế cạnh tranh cũng bị xử phạt và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
- Các hình thức xử phạt hành vi hạn chế cạnh tranh cũng tương tự như đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh.
- Nhưng mức xử phạt tiền căn cứ trên tổng doanh thu trong năm tài chính trước năm thực hiện hành vi vi phạm của doanh nghiệp hoặc từng doanh nghiệp tham gia thực hiện hành vi.
- Biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi hạn chế cạnh tranh bao gồm: (i) Buộc cơ cấu lại doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.
- (ii) Buộc chia, tách doanh nghiệp đã sát nhập, hợp nhất.
- buộc bán lại phần doanh nghiệp đã mua.
- (v) Buộc loại bỏ những biện pháp ngăn cản, kìm hãm doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh.
- (vi) Buộc khôi phục các điều kiện phát triển kĩ thuật, công nghệ mà doanh nghiệp đã cản trở.
- Tuy nhiên, sau khi kết thúc điều tra, Cục QLCT chuyển hồ sơ cho Hội đồng cạnh tranh.
- Hội đồng cạnh tranh lập Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh để xử lí vụ việc.
- Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh có thể quyết định: (i) Mở phiên điều trần.
- (iii) Đình chỉ giải quyết vụ việc cạnh tranh..
- Trường hợp quyết định mở phiên điều trần, Hội đồng xử lí vụ việc cạnh tranh quyết định xử lí vụ.
- việc bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày, nếu trong thời hạn đó không bị khiếu nại, Hội đồng cạnh tranh có thẩm quyền giải quyết khiếu nại