« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Pháp luật về quyền con người (Chương trình đào tạo thí điểm).
- Luâ ̣n văn đi sâu vào phân tích một cách toàn diện và cập nhật các quy định trong pháp luâ ̣t quốc tế và pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về ngăn ng ừa và xóa bỏ lao động trẻ em, từ đó.
- Ngoài ra, Luâ ̣n văn cũng đưa ra thực tra ̣ng thực thi pháp luâ ̣t về ngăn ng ừa và xóa bỏ lao động trẻ em của Viê ̣t Nam trong thời gian qua , đề cập tới những thành tựu cũng như những bất cập còn đang diễn ra khi thực thi pháp luâ ̣t trong nước .
- Từ đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiê ̣n pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em..
- Pháp luật Việt Nam.
- Lao động trẻ em.
- Pháp luật quốc tế.
- Ngày nay, trên thế giới, tình trạng lao động trẻ em vẫn là một hiện tượng phổ biến, trong đó, nhiều trẻ em phải lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm và bị khai thác triệt để.
- Những mối nguy hại đe dọa từ lao động trẻ em thay đổi tùy thuộc vào loại hình lao động, điều kiện lao động và để lại những hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển bình thường của trẻ..
- Không những thế, lao động trẻ em gia tăng còn gây ra những tác động tiêu cực tới cộng đồng, xã hội, tăng trưởng kinh tế và sự phát triển lâu dài của mỗi quốc gia.
- Vì vậy, ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là mục tiêu chung mà cộng đồng quốc tế đang hướng tới..
- Ở Việt Nam, số lượng trẻ em lao động vẫn còn ở mức cao, trong đó có nhiều em đang rơi vào những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất được quy định trong Công ước số 182 của ILO về cấm và hành động ngay lập tức để xóa bỏ những hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
- Thực tế đó đặt ra những yêu cầu cấp bách cho Chính phủ và toàn xã hội Việt Nam trong việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em..
- Nhà nước Việt Nam đã rất tích cực trong vấn đề đảm bảo thực hiện quyền trẻ em.
- Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á và thứ hai trên thế giới phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.
- Việt Nam cũng đã phê chuẩn và gia nhập cả hai điều ước chủ chốt của ILO về lao động trẻ em, bao gồm Công ước số 182 và Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu.
- Đây là những bằng chứng cho thấy cam kết mạnh mẽ của nhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ quyền trẻ em nói chung và ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em nói riêng..
- Mặc dù vậy, Việt Nam hiện vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn trong việc giải quyết vấn đề lao động trẻ em.
- Các nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng lao động trẻ em ở Việt.
- Nam gồm có: do nghèo đói, do người sử dụng lao động muốn tiết kiệm chi phí sản xuất đã sử dụng lao động trẻ em với tiền công rẻ mạt, do sự thiếu hiểu biết của một bộ phận dân cư về điều kiện làm việc, về nguy cơ tiềm ẩn khi trẻ em tham gia lao động… Tuy nhiên, không thể kể đến nguyên nhân quan trọng là pháp luật về lao động trẻ em còn bộc lộ những bất cập, hạn chế nhất định: quy định hiện hành liên quan trực tiếp đến lao động trẻ em còn ít, đặc biệt là chưa xây dựng hoàn thiện khung pháp lý quy định các vấn đề cơ bản về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
- Bên cạnh đó, việc thực thi pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em còn kém hiệu quả, công tác thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm pháp luật lao động trẻ em vẫn hạn chế và bị coi nhẹ, việc tuyên truyền và phổ biến pháp luật trong lĩnh vực này chưa thường xuyên và chưa sâu rộng.
- Điều này đòi hỏi một số quy định pháp luật lao động, pháp luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cần được sửa đổi, bổ sung nhằm điều chỉnh và phù hợp với tình trạng lao động trẻ em đang ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp..
- Vì những lý do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình, nhằm nghiên cứu pháp luật quốc tế và làm sáng tỏ lý luận, thực tiễn pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này..
- Vấn đề lao động trẻ em đã thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế và được tổ chức nghiên cứu ở nhiều phạm vi khác nhau.
- Có thể kể tới các báo cáo thường kỳ của Tổ chức Lao động quốc tế ILO như: Báo cáo về xu hướng lao động trẻ em toàn cầu giai đoạn Báo cáo “Đánh dấu sự tiến bộ chống lại lao động trẻ em năm 2013”....
- Các báo cáo này đã đưa ra tình hình lao động trẻ em ở nhiều khu vực trên thế giới và chỉ ra những nỗ lực của nhiều quốc gia trong việc ngăn chặn và loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ.
- Báo cáo cũng khuyến nghị các quốc gia thực hiện các chính sách kinh tế, giáo dục, xóa đói giảm nghèo cần thiết nhằm loại bỏ lao động trẻ em..
- Ở Việt Nam, ngày càng có nhiều công trình khoa học, báo cáo thường kỳ, bài viết và các cuộc hội thảo, hội nghị chuyên đề về lao động trẻ em, lao động chưa thành niên.
- “Vấn đề lao động trẻ em” của Vũ Ngọc Bình, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Hà Nội, năm 2000, phân tích vấn đề lao động trẻ em trên thế giới và vấn đề lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay, đưa ra các giải pháp nhằm giải quyết vấn đề lao động trẻ em trong nền kinh tế thị trường..
- Bài viết “Quản lý và ngăn ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Bao Cường đăng trên Bản tin số 23 - Viện Khoa học và Lao động xã hội đưa ra một số điểm cơ bản về tình trạng, nguyên nhân của lao động trẻ em, một số hoạt động ưu tiên nhằm giải quyết tình trạng lao động trẻ em giai đoạn 2010-2015..
- Bài viết “Giúp trẻ thoát khỏi các hình thức lao động tồi tệ: cần sự chung tay của toàn xã hội” của tác giả Anh Nguyễn đăng trên Báo Giáo dục và Thời đại số 22 ra ngày 30.5.2010.
- bài viết “Xóa bỏ lao động trẻ em - một việc làm cấp bách” của tác giả Lan Hương đăng trên Tạp chí Cộng sản số 844 ra ngày 01-4-2013.
- bài viết “Giải quyết vấn đề lao động trẻ em và trẻ em lang thang trong Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em” của tác giả Quách Thị Quế đăng trên Tạp chí Cộng sản số 846 ra ngày 01-06-2013.
- Tuy nhiên, các bài viết, công trình này chủ yếu tập trung vào đối tượng trẻ em và lao động trẻ em mà không đi sâu vào nghiên cứu vấn đề ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em hoặc nếu có đề cập tới vấn đề xóa bỏ lao động trẻ em thì mới chỉ được thực hiện dưới góc độ kinh tế, xã hội mà chưa đề cập nhiều dưới góc độ luật học..
- Tóm lại, đã có khá nhiều công trình nghiên cứu dưới các dạng khác nhau về vấn đề lao động trẻ em nhưng các công trình nghiên cứu này hầu như chưa đề cập tới ngăn ngừa và xóa bỏ lao động.
- trẻ em - mục tiêu chung mà cộng đồng quốc tế đang hướng tới cũng như chưa đưa ra được những bất cập của thực trạng pháp luật về vấn đề này.
- Cho nên, có thể nói đề tài “Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và cập nhật về pháp luật quốc tế và thực tiễn pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em..
- Mục đích của luận văn là nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam..
- Phân tích cơ sở lý luận của việc cần thiết phải hoàn thiện pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em..
- Nghiên cứu, phân tích nội dung các Công ước quốc tế liên quan đến ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em..
- Đánh giá thực trạng pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam..
- Tổng kết lý luận và đánh giá thực tiễn, luận văn đề xuất phương hướng, giải pháp để hoàn thiện pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam..
- Lao động trẻ em là vấn đề phức tạp, liên quan tới cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội.
- Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các quy định cơ bản của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
- phân tích, đánh giá việc thực thi pháp luật về vấn đề trên tại Việt Nam và từ đó nêu ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này..
- Luâ ̣n văn được tiếp câ ̣n nghiên cứu trên cơ sở kế thừa các công trình nghiên cứu trước đây cùng cơ sở lý luâ ̣n và pháp luâ ̣t thực đi ̣nh quốc tế và của Viê ̣ t Nam về lao đ ộng trẻ em nói chung và ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em nói riêng..
- Luận văn được thực hiện trên cơ sở áp dụng các phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, đường lối của Đảng, Nhà nước Việt Nam về pháp luật và xây dựng pháp luật..
- Trong Chương 1, để làm sáng tỏ vấn đề lý luận về lao động trẻ em, luâ ̣n văn sử du ̣ng phương pháp hê ̣ thống , phân tích , so sánh để làm rõ khái niê ̣m “trẻ em.
- “lao động trẻ em”,.
- “ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em”.
- Phương pháp phân tích cũng được vận dụng để đề cập tới nguyên nhân, tác động tiêu cực, mục đích và ý nghĩa của ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em..
- ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em..
- Với Chương 3, phương pháp thống kê , phân tích, tổng hợp được sử du ̣ng đ ể nghiên cứu thực trạng lao động trẻ em tại Việt Nam , tính cấp thiết của việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa , xóa bỏ lao động trẻ em và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiê ̣n pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam về vấn đề này..
- Lao động trẻ em là một thực tế đã có từ rất lâu.
- Vấn đề bảo vệ lao động trẻ em cũng đã được Đảng và Nhà nước quan tâm.
- Các nghiên cứu và nhận thức từ trước tới nay luôn cho rằng, lao động trẻ em vẫn cần được duy trì để đáp ứng nhu cầu của xã hội và của chính bản thân, gia đình các em.
- Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ quyền con người, lao động trẻ em cần phải được ngăn ngừa và xóa bỏ, đặc biệt là các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất.
- ra việc xác định một cách rõ ràng khái niệm “lao động trẻ em”, phân biệt với một số loại hình khác gần giống nhưng dễ gây nhầm lẫn, đó là trẻ em làm việc, trẻ em tham gia hoạt động kinh tế….
- Luận văn là công trình đầu tiên đi sâu vào phân tích một cách toàn diện và cập nhật hệ thống các quy định quốc tế và quy định pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, đánh giá thực trạng thực thi pháp luật về vấn đề này ở Việt Nam.
- Từ đó đóng góp một số giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em..
- Luận văn làm rõ một số nội dung cơ bản về lao động trẻ em và ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam.
- Đánh giá mức độ tương thích của pháp luật Việt Nam với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và thực trạng thực thi pháp luật Việt Nam, nêu ra một số vấn đề tồn tại cần sửa đổi, bổ sung trong pháp luật Việt Nam hiện hành nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa, xóa bỏ lao động trẻ em..
- Chương 1: Cơ sở lý luận, thực tiễn của việc ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
- Chương 2: Khuôn khổ pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em.
- Chương 3: Thực trạng thực thi pháp luật và phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em ở Việt Nam..
- Vũ Ngọc Bình (2000), Vấn đề lao động trẻ em, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BLĐTBXH ngày 10-6-2013 ban hành danh mục các công việc và nơi làm việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên, Hà Nội..
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2013), Thông tư số 11/2013/TT-BLĐTBXH ngày 11-6-2013 ban hành danh mục công việc nhẹ được sử dụng người dưới 15 tuổi làm việc, Hà Nội..
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2014), Điều tra quốc gia về Lao động trẻ em 2012 - Các kết quả chính, Tổng cục thống kê Việt Nam, Hà Nội..
- Nguyễn Bao Cường (2010), Quản lý và ngăn ngừa lao động trẻ em ở Việt Nam hiện nay, Viện Khoa học và Lao động xã hội..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22-8-2011 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, Hà Nội..
- Nguyễn Đăng Dung, Vũ Công Giao, Lã Khánh Tùng (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội..
- Ngô Quỳnh Hoa, Đinh Hồng Nga (2004), Tìm hiểu Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, NXB Lao động, Hà Nội..
- Lan Hương (2013), “Xóa bỏ lao động trẻ em - một việc làm cấp bách”, Tạp chí Cộng sản,.
- Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Giới thiệu các văn kiện quốc tế về quyền con người, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội..
- Khoa Luật Đại học quốc gia Hà Nội (2011), Luật quốc tế về quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương, NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội..
- Anh Nguyễn (2010), “Giúp trẻ thoát khỏi các hình thức lao động tồi tệ: cần sự chung tay của toàn xã hội”, Báo Giáo dục và Thời đại, (22)..
- Quách Thị Quế (2013), “Giải quyết vấn đề lao động trẻ em và trẻ em lang thang trong Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em”, Tạp chí Cộng sản, (846)..
- Tổ chức Lao động quốc tế (1973), Công ước số 138 về tuổi lao động tối thiểu, Geneva..
- Tổ chức Lao động quốc tế (1973), Khuyến nghị số 146 về tuổi lao động tối thiểu, Geneva..
- Tổ chức Lao động quốc tế (1999), Công ước số 182 về cấm và hành động ngay lập tức các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Geneva..
- Tổ chức Lao động quốc tế (1999), Khuyến nghị số 190 về cấm và hành động ngay lập tức các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, Geneva..
- Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 267/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2011 về việc phê duyệt Chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em giai đoạn Hà Nội..
- Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 1555/QĐ-TTg ngày về việc phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn Hà Nội..
- Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế Hà Nội (2009), Bộ tài liệu tập huấn về ngăn ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em, Hà Nội..
- Văn phòng Tổ chức Lao động quốc tế Hà Nội, Viện Khoa học và Lao động xã hội (2009), Báo cáo tình hình lao động trẻ em ở 8 tỉnh, thành phố Việt Nam, Hà Nội..
- Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2008), Báo cáo quốc gia lần thứ ba và lần thứ tư Việt Nam thực hiện Công ước quốc tế quyền trẻ em giai đoạn Hà Nội.