« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật thương mại


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật thương mại.
- Các vấn đề chung về luật thương mại.
- Thương nhân và hoạt động thương mại Thương nhân.
- Làm nghề buôn bán vốn đồng nghĩa với làm nghề thương mại.
- Nhưng làm nghề thương mại ngày nay được hiểu rộng hơn, bao gồm làm tất cả các nghề nhằm mục đích sinh lợi.
- Do đó, pháp luật thương mại Việt Nam quy định:.
- Cụ thể, ở Việt Nam có các hình thức thương nhân sau đây: (i) Hộ kinh doanh.
- Người làm các nghề này không đăng kí kinh doanh tại cơ quan đăng kí kinh doanh, mà đăng kí hoạt động tại cơ quan quản lí nhà nước chuyên ngành như Sở Y tế, Sở Tư pháp....
- Ngày nay, giao lưu thương mại giữa các quốc gia được mở rộng, các rào cản thương mại được dỡ bỏ dần.
- Thương nhân nước ngoài cũng đến Việt Nam để buôn bán, kinh doanh.
- Các hạn chế như vậy đều phải phù hợp với cam kết quốc tế của Việt Nam, như cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) hay với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)..
- Ngoài ra, họ còn có thể hoạt động thương mại tại Việt Nam dưới nhiều hình thức khác nữa..
- Hoạt động thương mại.
- Hoạt động thương mại là khái niệm chỉ hoạt động của thương nhân nhằm thực hành các nghề thương mại của họ.
- Có thể kể đến các hoạt động thương mại chính như: (i) Mua bán hàng hoá.
- (iv) Xúc tiến thương mại.
- Ngoài ra, các hoạt động khác của thương nhân mà nhằm mục đích sinh lợi thì đều được xem là hoạt động thương mại (xem Điều 3 LTM năm 2005).
- Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi không chỉ là các hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận, mà bao gồm cả các hoạt động cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công ích..
- Ví dụ: Đó là các hoạt động nhằm tìm kiếm lợi nhuận như: mua sỉ để bán lẻ kiếm lời, vận chuyển hàng hóa để thu cước vận chuyển, bỏ vốn đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất linh kiện để bán cho các nhà chế tạo máy móc, quảng cáo một sản phẩm mới để thu hút sự chú ý của người tiêu dùng....
- Bên cạnh đó, cũng có các hoạt động cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích như: trồng cây xanh, dọn vệ sinh trên các đường phố của các công ty dịch vụ công ích của thành phố..
- Hoạt động thương mại cũng không chỉ bao gồm các hoạt động trực tiếp theo đăng kí kinh doanh, mà còn bao gồm các hoạt động khác phục vụ, thúc đẩy, nâng cao hiệu quả của các hoạt động theo đăng kí kinh doanh..
- cũng được xem là hoạt động thương mại..
- Các nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thương mại.
- Pháp luật thương mại đề ra các nguyên tắc mà khi tiến hành các hoạt động thương mại thương nhân đều phải tuân thủ, cụ thể như sau:.
- Tất cả các hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam thì phải tuân theo pháp luật Việt Nam.
- Còn các hoạt động thương mại đặc thù được quy định trong luật khác thì trước hết áp dụng quy định của luật khác đó.
- Nhưng nếu có các vấn đề pháp lí liên quan đến hoạt động thương mại mà không được quy định trong LTM và luật khác thì áp dụng quy định của BLDS về vấn đề pháp lí dó (khoản 1, Điều 1, Điều 4 LTM năm 2005)..
- Ví dụ: Hai thương nhân mua bán hàng hóa với nhau thì việc đó được điều chỉnh bởi LTM.
- Còn nếu một thương nhân mua lại một cao ốc trung tâm thương mại của một thương nhân khác để.
- LTM cũng được áp dụng đối với hoạt động thương mại thực hiện bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, khi các bên tham gia giao dịch thương mại thỏa thuận chọn áp dụng luật này hoặc luật nước ngoài, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định áp dụng luật này (khoản 2, Điều 1 LTM năm 2005)..
- Ví dụ: Một thương nhân Việt Nam kí hợp đồng mua hạt điều với một thương nhân Campuchia tại Campuchia, giao hàng tại Campuchia.
- Nhưng khi hoạt động thương mại, các thương nhân không chỉ giao dịch với nhau, mà trong nhiều trường hợp thương nhân còn giao dịch với bên không phải là thương nhân.
- Nguyên tắc bình đẳng trước pháp luật (Điều 10 LTM năm 2005): Thương nhân thuộc thành phần kinh tế nào cũng được thực hiện các hoạt động thương mại với điều kiện như nhau, không phân biệt đối xử.
- Nhà nước cũng duy trì thương mại nhà nước trong hoạt động xuất, nhập khẩu một số mặt hàng thiết yếu đối với nền kinh tế hoặc nhằm đảm bảo an ninh văn hóa, bảo vệ sức khỏe cộng đồng..
- Ví dụ: Nhà nước độc quyền trong hoạt động truyền tải, điều độ hệ thống điện quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy điện lớn, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.
- Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận (Điều 11 LTM năm 2005): Các bên có quyền tự do thỏa thuận không trái với các quy định của pháp luật, thuần phong mĩ tục và đạo đức xã hội để xác lập các quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại.
- Trong hoạt động thương mại, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được thực hiện hành vi áp đặt, cưỡng ép, đe dọa, ngăn cản bên nào.
- Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên (Điều 12 LTM năm 2015): Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
- Thói quen trong hoạt động thương mại là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại (khoản 3, Điều 3 LTM năm 2005)..
- Ví dụ: Thương nhân A thường xuyên bán hàng cho thương nhân B trong nhiều năm liền.
- Như vậy, đã hình thành một thói quen thương mại giữa A và B, theo đó A giao hàng tại nhà máy của B.
- Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại (Điều 13 LTM năm 2005): Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thỏa thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong BLDS.
- Tập quán thương mại là thói quen được thừa nhận rộng rãi trong hoạt động thương mại trên một vùng, miền hoặc một lĩnh vực thương mại, có nội dung rõ ràng được các bên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hoạt động thương mại (khoản 4, Điều 3 LTM năm 2005)..
- Ví dụ: Trong hoạt động môi giới thương mại đã hình thành tập quán.
- Theo đó, thương nhân môi giới được hưởng thù lao môi giới tính trên tỉ lệ phần trăm giá trị hợp đồng mà các bên được môi giới kí kết với nhau.
- Nguyên tắc bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng (Điều 14 LTM năm 2005): Thương nhân thực hiện hoạt động thương mại có nghĩa vụ thông tin đầy đủ, trung thực cho người tiêu dùng về hàng hóa và dịch vụ mà mình kinh doanh và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đó.
- Thương nhân phải chịu trách nhiệm về chất lượng, tính hợp pháp của hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh..
- Ví dụ: Để đảm bảo nguyên tắc này, pháp luật thương mại quy định hàng hóa lưu thông trong nước, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (trừ một số ngoại lệ) phải ghi nhãn hàng hóa thể hiện nội dung cơ bản, cần thiết về hàng hóa để người tiêu dùng nhận biết, làm căn cứ lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng.
- Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lí của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại (Điều 15 LTM năm 2005): Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kĩ thuật theo quy định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lí tương đương văn bản.
- Như vậy, bên cạnh các phương thức giao dịch truyền thống, thương nhân có thể xác lập giao dịch thương mại và thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình thông qua giao dịch điện tử..
- Ví dụ: Thương nhân có thể thỏa thuận với nhau về việc giao kết hợp đồng bằng thư điện tử.
- Các hoạt động thương mại chủ yếu.
- Hoạt động mua bán hàng hóa.
- Mua bán hàng hóa (MBHH) là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán.
- Ví dụ: Giao dịch mua bán nhà xưởng (vật gắn liền với đất đai) giữa hai thương nhân là MBHH theo LTM.
- Trường hợp các bên không thỏa thuận về một vấn đề nào đó thì áp dụng thói quen thương mại đã hình thành giữa các bên.
- nếu không có thỏa thuận mà cũng không có thói quen thương mại thì áp dụng quy định về vấn đề đó của LTM.
- nếu LTM cũng không quy định thì áp dụng tập quán thương mại..
- Sở giao dịch hàng hóa là một thiết chế trung gian, có nhiệm vụ cung cấp các điều kiện vật chất - kĩ thuật cần thiết để giao dịch MBHH, điều hành hoạt động giao dịch cũng như niêm yết các mức giá cụ thể hình thành trên thị trường giao dịch tại từng thời điểm.
- Hoạt động cung ứng dịch vụ.
- (iii) Dịch vụ giám định thương mại;.
- Bên cạnh đó, LTM năm 2005 còn quy định một số hoạt động thương mại khác vừa có tính chất trung gian thương mại vừa có tính chất CƯDV như: (i) Đại diện cho thương nhân.
- (ii) Môi giới thương mại.
- (iv) Đại lí thương mại..
- Các quy định tại Chương III LTM (Điều 74 - 87) là các quy định chung về hoạt động CƯDV;.
- Trường hợp các quy định về một hoạt động CƯDV cụ thể không quy định về một vấn đề pháp lí nào đó, thì áp dụng các quy định chung về CƯDV tại Chương III LTM về vấn đề pháp lí đó..
- Còn có rất nhiều hoạt động CƯDV đặc thù được quy định trong các luật khác, trong trường hợp này các luật khác đó được áp dụng đối với các hoạt động CƯDV này..
- Hoạt động trung gian thương mại.
- Hoạt động trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch thương mại cho một hoặc một số thương nhân được xác định, bao gồm hoạt động đại diện cho thương nhân, môi giới thương mại, ủy thác mua bán hàng hóa và đại lí thương mại (khoản 11, Điều 3 LTM năm 2005)..
- Còn môi giới thương mại là việc một thương nhân làm trung gian (thương nhân môi giới) cho bên được môi giới trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng MBHH, CƯDV với bên thứ ba và.
- Một hoạt động trung gian thương mại phổ biến khác là ủy thác MBHH.
- Ủy thác MBHH là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc MBHH với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác (Điều 155 LTM năm 2005).
- Đại lí thương mại cũng là một hoạt động trung gian thương mại phổ biến.
- Đại lí thương mại có thể giúp bên giao đại lí là nhà sản xuất hoặc là nhà buôn thiết lập được một mạng lưới tiêu thụ hoặc thu mua riêng, mà không cần tự bỏ vốn đầu tư, còn bên đại lí là thương nhân nước ngoài có thể sử dụng được sự hiểu biết của bên đại lí về thị trường trong nước.
- Hoạt động thương mại chủ yếu khác.
- LTM năm 2005 còn quy định một số hoạt động thương mại khác như: (i) Gia công trong thương mại.
- (v) Nhượng quyền thương mại..
- Gia công trong thương mại: là việc một thương nhân (bên nhận gia công) sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của thương nhân khác (bên đặt gia công) để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao (Điều 178 LTM năm 2005)..
- Đấu thầu hàng hóa, dịch vụ: là việc một thương nhân mua hàng hóa, dịch vụ thông qua mời thầu (bên mời thầu) nhằm lựa chọn trong số các thương nhân tham gia đấu thầu (bên dự thầu) thương.
- Cho thuê hàng hóa: là việc một thương nhân chuyển quyền chiếm hữu và sử dụng hàng hóa (bên cho thuê) cho bên khác (bên thuê) trong một thời hạn nhất định để nhận tiền cho thuê (Điều 269 LTM năm 2005).
- Như vậy, thương nhân cho thuê lấy việc cho thuê hàng hóa để kiếm lời.
- Còn thương nhân thuê thì có được hàng hóa phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mình mà chỉ phải trả tiền thuê thay vì phải bỏ tiền ra mua..
- Nhượng quyền thương mại: là một hoạt động thương mại khá mới mẻ, nhưng đã và đang phát triển nhanh chóng ở Việt Nam.
- Một thương nhân (bên nhượng quyền) khi đã xây dựng được một thương hiệu có uy tín có thể khai thác triệt để giá trị của thương hiệu đó bằng cách cho phép các thương nhân khác (bên nhận quyền) kinh doanh dưới thương hiệu của mình.
- Hoạt động xúc tiến thương mại.
- Xúc tiến thương mại là hoạt động thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội mua bán hàng hoá và CƯDV, bao gồm: (i) Khuyến mại.
- (ii) Quảng cáo thương mại.
- Khuyến mại: là hoạt động nhằm xúc tiến việc MBHH, CƯDV bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
- Thương nhân có thể thực hiện các hình thức khuyến mại khác nhau quy định tại Điều 92 LTM năm 2005.
- khuyến mại, thời gian khuyến mại, về thông tin tới khách hàng, cũng như thông báo hay đăng kí và báo cáo kết quả thực hiện với cơ quan quản lí nhà nước về thương mại..
- Quảng cáo thương mại: là hoạt động giới thiệu với khách hàng về hoạt động kinh doanh hàng hóa, dịch vụ của thương nhân (Điều 102 LTM năm 2005).
- Quảng cáo thương mại phải tuân thủ quy định của LTM và các văn bản hướng dẫn thi hành cũng như quy định của Luật Quảng cáo 2012.
- Trường hợp có sự khác nhau trong quy định của hai luật này về quảng cáo thương mại thì áp dụng quy định của Luật Quảng cáo 2012 theo nguyên tắc áp dụng quy định của luật ban hành sau..
- Hội chợ, triển lãm thương mại: là việc trưng bày, giới thiệu hàng hóa, dịch vụ được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm nhất định nhằm mục đích thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hóa, hợp đồng dịch vụ (Điều 129 LTM năm 2005)..
- Chế tài trong thương mại.
- Chế tài trong thương mại là các biện pháp pháp lí mà LTM năm 2005 cho phép một bên hợp đồng áp dụng đối với bên kia của hợp đồng nhằm yêu cầu bên đó chịu trách nhiệm pháp lí cho hành vi vi phạm hợp đồng của mình.
- Các loại chế tài trong hoạt động thương mại.
- Trừ trường hợp miễn trách nhiệm, bên bị vi phạm hợp đồng có thể áp dụng các chế tài trong thương mại sau đây đối với bên vi phạm hợp đồng: (i) Buộc bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng (Điều 297, 299 LTM năm 2005).
- Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận các chế tài trong thương mại khác..
- Thời hiệu khởi kiện áp dụng đối với các tranh chấp thương mại là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm