« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật tố tụng dân sự (Những quy định chung của pháp luật tố tụng dân sự)


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật tố tụng dân sự (Những quy định chung của pháp luật tố tụng dân sự).
- Các nguyên tắc cơ bản của Luật Tố tụng dân sự mang tính bắt buộc chung đối với các chủ thể tham gia tố tụng.
- Việc tuân thủ các nguyên tắc nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án nhân dân THTT một cách nhanh chóng, thuận lợi, đồng thời bảo đảm cho các đương sự có cơ hội thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ tố tụng nhằm bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ..
- Luật Tố tụng dân sự có những nguyên tắc đặc trưng sau:.
- Theo nguyên tắc này, Tòa án chỉ được phép giải quyết vụ việc dân sự trên cơ sở có đơn khởi kiện hoặc đơn yêu cầu của các đương sự và chỉ được phép giải quyết trong phạm vi các yêu cầu của đương sự.
- Thứ hai: Nguyên tắc cung cấp chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự (Điều 6 BLTTDS):.
- Xuất phát từ nguyên tắc quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự nên pháp luật tố tụng quy định đương sự có quyền chủ động yêu cầu Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự thì họ có nghĩa vụ phải chủ động tìm kiếm chứng cứ cung cấp cho Tòa án để làm cơ sở giải quyết các yêu cầu đó.
- Đương sự phải đưa ra chứng cứ để chứng minh cho tính hợp pháp và tính có căn cứ của các yêu cầu họ cấn Tòa án giải quyết hoặc đưa ra chứng cứ để phản đối yêu cầu của các đương sự khác.
- Ví dụ: Ông A khởi kiện yêu cầu Tòa án buộc bà B trả cho mình khoản nợ đồng thì ông A phải có chứng cứ về việc bà B có vay số tiền đó mà chưa trả.
- Tòa án chỉ tiến hành thu thập chứng cứ mang tính hỗ trợ trong những trường hợp quy định tại khoản 2, Điều 97 BLTTDS chứ không có trách nhiệm chủ động thu thập chứng cứ để làm căn cứ giải quyết vụ việc dân sự..
- Thứ ba: Nguyên tắc hòa giải trong tố tụng dân sự (Điều 10 BLTTDS).
- Áp dụng nguyên tắc hòa giải trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự là cũng nhằm bảo đảm quyền tự định đoạt của đương sự.
- Tuy nhiên, xuất phát từ đặc trưng của vụ án dân sự và việc dân sự nên nguyên tắc hòa giải chủ yếu được áp dụng vào quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự, đối với việc dân sự hòa giải chỉ bắt buộc áp dụng đối với trường hợp giải quyết thuận tình li hôn còn những việc dân sự khác không có thủ tục hòa giải, bởi việc dân sự không có tranh chấp giữa các đương sự.
- Khi giải quyết vụ án dân sự Tòa án có nghĩa vụ hòa giải giữa các bên tranh chấp trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, trừ trường hợp tranh chấp liên quan đến vấn đề đòi bồi thường thiệt hại cho tài sản của Nhà nước và những vụ tranh chấp phát sinh từ các giao dịch trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
- Việc áp dụng nguyên tắc hòa giải có ý nghĩa rất lớn đối với các bên đương sự và Tòa án..
- Bởi lẽ, nếu hòa giải thành thì Tòa án không phải tiến hành mở phiên tòa sơ thẩm và phiên tòa phúc thẩm, việc xét xử không diễn ra sẽ rút ngắn được thời hạn giải quyết tranh chấp.
- Bên cạnh dó, do hòa giải thành nên việc thi hành án cũng sẽ thuận lợi hơn rất nhiều so với trường hợp Tòa án xét xử..
- Ngoài các nguyên tắc đặc trưng nêu trên, Bộ luật Tố tụng còn quy định các nguyên tắc cơ bản như: Nguyên tắc tuân thủ pháp luật trong tố tụng dân sự (Điều 3);.
- Nguyên tắc quyền yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp (Điều 4).
- Nguyên tắc bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tố tụng dân sự (Điều 8).
- Nguyên tắc Hội thẩm nhân dân tham gia xét xử các vụ án dân sự (Điều 11).
- Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật (Điều 12).
- Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể (Điều 14).
- Nguyên tắc tòa án xét xử kịp thời, công bằng, công khai (Điều 15).
- Nguyên tắc bảo đảm sự vô tư, khách quan trong tố tụng dân sự (Điều 16).
- Nguyên tắc bảo đảm hiệu lực của bản án, quyết định của Tòa án (Điều 19).
- Nguyên tắc tiếng nói, chữ viết dùng trong tố tụng dân sự (Điều 20).
- Nguyên tắc kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự (Điều 21);.
- Nguyên tắc trách nhiệm chuyển giao tài liệu, giấy tờ của Tòa án (Điều 22).
- Nguyên tắc việc tham gia tố tụng dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Điều 23).
- Nguyên tắc bảo đảm quyền khiếu nại, tố cáo trong tố tụng dân sự (Điều 25)..
- Chủ thể tham gia quan hệ pháp luật tố tụng dân sự được chia làm ba nhóm dựa trên đặc trưng pháp lí của các chủ thể:.
- Khoản 1, Điều 46 BLTTDS 2015 quy định: Cơ quan THTT dân sự gồm có Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân..
- Toà án nhân dân: Tòa án nhân dân là cơ quan duy nhất có chức năng xét xử của nước CHXHCN Việt Nam.
- Trong tố tụng dân sự, Tòa án nhân dân xét xử các vụ án dân sự và giải quyết các việc dân sự trong phạm vi yêu cầu của đương sự nhằm tôn trọng quyền tự định đoạt của các đương sự..
- Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua những người THTT gồm: Chánh án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư kí Tòa án, Thẩm tra viên.
- Hoạt động xét xử của Tòa án có hai cấp sơ thẩm và phúc thẩm.
- Thủ tục đặc biệt xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao..
- Viện Kiểm sát nhân dân: Viện Kiểm sát tham gia trong tố tụng dân sự nhằm thực hiện chức năng giám sát việc tuân theo pháp luật của Tòa án nhân dân trong quá trình giải quyết các vụ việc dân sự.
- Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành được xác định như sau:.
- Kiểm tra giám sát việc thụ lí, lập hồ sơ vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân, hoạt động của những người tiến hành và tham gia tố tụng..
- Tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm và phiên họp giải quyết việc dân sự..
- Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm đối với các bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật theo quy định của pháp luật..
- Kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân đang giải quyết vụ án về quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc việc Thẩm phán không ra quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cáp tạm thời..
- Yêu cầu, kiến nghị đối với Tòa án cùng cấp và cấp dưới bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật..
- Khái niệm đương sự trong tố tụng dân sự bao gồm đương sự trong vụ án dân sự và đương sự trong việc dân sự.
- Đặc trưng pháp lí của nhóm chủ thể đương sự là họ có quyền tự định đoạt và quyền, lợi ích của họ là đối tượng Tòa án xem xét giải quyết trong vụ việc dân sự..
- Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
- Bị đơn là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm.
- Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan..
- Khi Tòa án giải quyết vụ án này, M được xác định có tư cách nguyên đơn, N là bị đơn và H là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan..
- Đương sự trong việc dân sự bao gồm: Người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
- Các đương sự trong việc dân sự không có đối kháng, mâu thuẫn về lợi ích, không đưa ra yêu cầu làm phát sinh nghĩa vụ của người khác đối với mình..
- Ví dụ: Anh A gửi đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố chị B là người mất năng lực hành vi dân sự.
- Đây là việc dân sự nên không có nguyên đơn, bị đơn, mà anh A được xác định là người gửi đơn yêu cầu..
- Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: là người được đương sự nhờ và được Tòa án chấp nhận tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Những người sau đây được Tòa án chấp nhận làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự: Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư.
- Người làm chứng: là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án, được Tòa án triệu tập tham gia tố tụng.
- Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng..
- Người giám định: là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần giám định được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn hoặc được Tòa án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự..
- Người phiên dịch được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch..
- Người đại diện: người đại diện trong tố tụng dân sự bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo uỷ quyền..
- Những chủ thể này tham gia tố tụng không vì lợi ích của họ mà nhằm hỗ trợ dương sự và giúp Tòa án giải quyết vụ việc dân sự một cách có căn cứ và hợp pháp..
- Thẩm quyền giải quyết các tranh chấp dân sự của Tòa án nhân dân.
- 3.1 Các tranh chấp về lĩnh vực dân sự.
- Cá nhân, cơ quan tổ chức được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết các tranh chấp về quyền nhân thân và quyền tài sản phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự theo quy định tại Điều 26 BLTTDS 2015, bao gồm:.
- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự..
- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự..
- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng kí mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự..
- Khi có tranh chấp về quan hệ dân sự các bên có quyền hòa giải, thương lượng để giải quyết hoặc có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết.
- Nếu hòa giải không đạt kết quả mới được quyền gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.
- Trường hợp chưa thông qua thủ tục hòa giải tại UBND thì đơn kiện sẽ bị Tòa án trả lại và không thụ lí giải quyết..
- Điều 28 BLTTDS 2015 quy định các tranh chấp về hôn nhân và gia đình được khởi kiện tại Tòa án gồm:.
- Khi có tranh chấp phát sinh trong quan hệ hôn nhân và gia đình, các bên có thể gửi đơn khởi kiện đến Tòa án yêu cầu giải quyết, không bắt buộc thông qua thủ tục hòa giải trước khi khởi kiện..
- Theo Điều 30 BLTTDS 2015, các tranh chấp kinh doanh, thương mại được khởi kiện tại Tòa án chia thành các nhóm với các đặc điểm như sau:.
- Tranh chấp lao động (TCLĐ) được khởi kiện tại Tòa án chia làm các nhóm sau đây:.
- Thẩm quyền giải quyết các yêu cầu dân sự của Tòa án nhân dân.
- Tòa án nhân dân có quyền giải quyết các việc dân sự phát sinh từ các yêu cầu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức ở những lĩnh vực sau đây:.
- 4.1 Những yêu cầu phát sinh từ quan hệ dân sự.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định vê dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong các bản án, quyết định về hành chính, hình sự của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành án tại Việt Nam.
- Yêu cầu công nhận kết quả hòa giải ngoài tòa án.
- Yêu cầu xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, phân chia tài sản chung để thi hành án và các yêu cầu khác theo quy định của Luật Thi hành án dân sự.
- Các yêu cầu khác về dân sự trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật..
- Yêu cầu công nhận thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung trong thời kì hôn nhân đã được thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án;.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về hôn nhân và gia đình của Tòa án nước ngoài hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của nước ngoài không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định kinh doanh, thương mại của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành án tại Việt Nam.
- Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành án tại Việt Nam.
- Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng.
- BLTTDS 2015 quy định Tòa án không được quyền từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lí do chưa có điều luật để áp dụng.
- Theo đó, nếu chưa có luật áp dụng thì tòa án áp dụng tập quán, tương tự pháp luật, các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng: Tòa án áp dụng tập quán để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không quy định.
- Tập quán không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015.
- Khi yêu cầu Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền viện dẫn tập quán để yêu cầu Tòa án xem xét áp dụng.
- Tòa án có trách nhiệm xác định giá trị áp dụng của tập quán bảo đảm đúng quy định tại Điều 5 của BLDS.
- Trường hợp các đương sự viện dẫn các tập quán khác nhau thì tập quán có giá trị áp dụng là tập quán được thừa nhận tại nơi phát sinh vụ việc dân sự.
- Tòa án áp dụng tương tự pháp luật để giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng.
- Khi áp dụng tương tự pháp luật, Tòa án phải xác định rõ tính chất pháp lí của vụ việc dân sự, xác định rõ ràng trong hệ thống pháp luật hiện hành không có quy phạm pháp luật nào điều chỉnh quan hệ đó và xác định quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự.
- Tòa án áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng để giải quyết vụ việc dân sự khi không thể áp dụng tập quán, tương tự pháp luật.
- Các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự là những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 BLDS năm 2015.
- Án lệ được Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong giải quyết vụ việc dân sự khi đã được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao lựa chọn và được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao công bổ.
- Lẽ công bằng được xác định trên cơ sở lẽ phải được mọi người trong xã hội thừa nhận, phù hợp với nguyên tắc nhân đạo, không thiên vị và bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của các đương sự trong vụ việc dân sự đó.