« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật và luật tục: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật và luật tục: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay.
- Abtract: Xác định vị trí, vai trò của pháp luật và luật tục đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay.
- Phân tích những nét tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và luật tục và mối quan hệ giữa chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay.
- Trình bày thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục trong thực tế đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay.
- Phân tích lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục hiện nay rút ra mặt ưu điểm và hạn chế của mối quan hệ, nêu được nguyên nhân những hạn chế.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc kết hợp mối quan hệ pháp luật và luật tục trong việc điều chỉnh xã hội hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số..
- Keywords: Luật tục.
- Pháp luật.
- Thực tế cho thấy, đồng bào các dân tộc thiểu số vẫn sống và điều chỉnh hành vi bằng luật tục của dân tộc mình và ít quan tâm đến pháp luật của Nhà nước.
- Mặt khác, có những phong tục, tập quán tiến bộ là kết tinh từ lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số lại chưa được pháp luật của Nhà nước ta ghi nhận.
- Vì vậy, pháp luật đi vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số còn chưa hiệu quả, phần nào tạo nên sự cách biệt không đáng có giữa pháp luật và luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số..
- Nhà nước ta đã sử dụng nhiều phương pháp để đưa pháp luật vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Tuy nhiên, về mặt lý luận, mối quan hệ giữa pháp luật với luật tục vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để.
- Việc tồn tại song song trong thực tế hai hệ thống pháp luật Nhà nước và luật tục của đồng bào dân tộc thiểu số đặt ra vấn đề là: xác định vị trí của các hệ thống này, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa chúng trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay.
- Với lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Pháp luật và luật tục: Những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay".
- Mỗi công trình có cách tiếp cận vấn đề pháp luật và luật tục riêng, nhưng chưa làm rõ mối quan hệ pháp luật và luật tục trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh ở đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta.
- Do vậy, có thể thấy việc nghiên cứu làm rõ mối quan hệ pháp luật và luật tục về cả mặt lý luận và thực tiễn là yêu cầu cần thiết trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền hiện nay..
- Xác định được vị trí, vai trò của pháp luật và luật tục đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay..
- Phân tích những nét tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và luật tục và mối quan hệ giữa chúng đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay..
- Nêu được thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục trong thực tế đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay.
- mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục hiện nay rút ra mặt ưu điểm và hạn chế của mối quan hệ, nêu được nguyên nhân những hạn chế..
- Phân tích rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật và luật tục..
- Nêu được thực trạng về mối quan hệ pháp luật và luật tục hiện nay..
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc kết hợp mối quan hệ pháp luật và luật tục trong việc điều chỉnh xã hội hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số..
- Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật và luật tục..
- Chương 2: Thực tiễn mối quan hệ pháp luật và luật tục ở Việt Nam hiện nay..
- Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc kết hợp pháp luật và luật tục hiện nay..
- NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁP LUẬT VÀ LUẬT TỤC.
- Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của pháp luật và luật tục 1.1.1.
- Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của Pháp luật.
- Thứ ba, pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước.
- Vị trí, vai trò của pháp luật.
- Như vậy, pháp luật có vị trí, vai trò to lớn trong đời sống xã hội..
- Vị trí, vai trò của Luật tục trong đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
- Những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa pháp luật và Luật tục 1.2.1.
- Điểm tương đồng giữa pháp luật và luật tục.
- Pháp luật và luật tục đều là hiện tượng xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng quyết định..
- Pháp luật và luật tục vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội.
- Pháp luật và luật tục còn mang tính xã hội.
- Tính xã hội của pháp luật và luật tục thể hiện ở việc chúng đều là công cụ ghi nhận, bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội..
- Sự khác biệt giữa pháp luật và luật tục.
- Hình thức chủ yếu của pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật..
- Sự tác động qua lại giữa pháp luật và luật tục 1.3.1.Sự tác động của luật tục đến pháp luật.
- Luật tục là một trong những yếu tố góp phần xây dựng nên những quy định của pháp luật và tác động đến việc thực hiện pháp luật của các chủ thể..
- Sự tác động của pháp luật đến luật tục.
- Pháp luật ghi nhận, củng cố và bảo vệ những quy định tiến bộ của luật tục.
- THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ PHÁP LUẬT VÀ LUẬT TỤC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
- Thực trạng mối quan hệ pháp luật và luật tục trong hoạt động thực hiện pháp luật.
- Một là, đồng bào các dân tộc thiểu số đã nhận thức được khá rõ ràng và đầy đủ những hành vi bị pháp luật ngăn cấm.
- Một là, Pháp luật chưa làm hình thành được những quy định tiến bộ trong luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số trong hoạt động tuân thủ pháp luật.
- Thực trạng mối quan hệ pháp luật và luật tục trong hoạt động áp dụng luật tục.
- Đây là hình thức phối hợp những quy định của pháp luật với luật tục.
- Hai là, hoạt động áp dụng luật tục không có sự tham gia của pháp luật.
- Thực trạng chung mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục hiện nay 2.3.1.
- Pháp luật của nhà nước đã thể hiện được ý chí và lợi ích chung của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, mà trong đó có lợi ích của đồng bào các dân tộc thiểu số tương tự với những quy định trong luật tục..
- Đây là những quy định mang tính tương đồng cao giữa pháp luật và luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số..
- Nhiều quy định tiến bộ của luật tục được thể hiện rõ nét, tương đồng với những quy định trong hệ thống pháp luật hiện nay..
- Có thể thấy, trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện hành, các quy định tiến bộ của luật tục được phản ánh tương đối đầy đủ.
- Pháp luật không thể dự liệu để điều chỉnh hết các mối quan hệ xã hội phát sinh, hay không thể cụ thể hóa được tất cả những trường hợp vi phạm trong cộng đồng các dân tộc thiểu số..
- Trong những trường hợp này, luật tục sẽ đóng vai trò bổ sung, thay thế cho pháp luật để điều chỉnh những mối quan hệ xã hội phát sinh..
- Cùng với đó, luật tục còn tạo điều kiện để pháp luật được thực hiện nghiêm túc..
- Thực tế cho thấy, những quy định của pháp luật phù hợp với các quy định của luật tục đều được người đồng bào các dân tộc thiểu số chấp hành và tự giác thực hiện..
- Nhà nước ta đã xây dựng hệ thống pháp luật trên cơ sở kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa, truyền thống của mọi dân tộc trên lãnh thổ, trong đó có những quy định tốt đẹp trong luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số..
- Điểm tích cực dễ nhận thấy trong mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục thể hiện ở khía cạnh pháp luật góp phần loại trừ những quy định lạc hậu, phản tiến bộ trong luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số..
- Pháp luật nước ta đã có những quy định nhằm loại bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu của các dân tộc thiểu số.
- Việc điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong buôn làng người dân tộc thiểu số trong nhiều trường hợp còn chưa phân định được ranh giới điều chỉnh giữa pháp luật và luật tục..
- Trong nhiều trường hợp, một quan hệ xã hội phát sinh được sự điều chỉnh của cả pháp luật và luật tục.
- Như vậy, một hành vi vi phạm nhưng người vi phạm phải chịu cả hai chế tài theo quy định của cả pháp luật và luật tục..
- Vẫn còn nhiều quy định phản tiến bộ của trong luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số còn tồn tại, gây cản trở cho cuộc sống lành mạnh của người dân chưa được pháp luật loại bỏ và ngăn chặn một cách hiệu quả..
- Pháp luật hiện hành đã góp phần khá quan trọng trong việc loại trừ các quy định lạc hậu của luật tục.
- Pháp luật hiện hành chưa phát huy vai trò làm hình thành những quy định mới, tiến bộ trong luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số..
- QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG, HIỆU QUẢ VIỆC KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ LUẬT TỤC HIỆN NAY.
- Giải quyết tốt mối quan hệ pháp luật và luật tục là yêu cầu cần thiết hiện nay.
- xã hội, pháp luật và đạo đức, phong tục, tập quán của các dân tộc trên lãnh thổ Việt Nam, trong đó có mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số..
- Do đó, cần phải giải quyết tốt mối quan hệ pháp luật và luật tục, kết hợp chúng trong quá trình sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong đồng bào các dân tộc thiểu số..
- Những giải pháp nâng cao chất lƣợng, hiệu quả việc kết hợp pháp luật và luật tục ở Việt Nam hiện nay.
- Khi tiến hành quản lý xã hội nói chung và đối với đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng cần vận dụng tốt sự kết hợp pháp luật và luật tục để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
- Pháp luật vẫn phải giữ vai trò quan trọng trong quản lý đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số, nhưng phải coi trọng luật tục của mỗi dân tộc.
- Khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm trong mối quan hệ pháp luật và luật tục trong thời gian qua.
- Khắc phục những hạn chế trong mối quan hệ pháp luật và luật tục.
- Nhà nước cần bổ sung những văn bản pháp luật hướng dẫn chi tiết thi hành pháp luật cụ thể áp dụng cho đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Trong các văn bản này, điều quan trọng phải tính đến việc sử dụng những quy định thích hợp của luật tục để phối hợp với quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cuộc sống của đồng bào.
- Tiếp tục hoàn thiện những quy định ghi nhận mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Tăng cường công tác tuyên truyền pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số.
- Tổ chức tốt việc thực hiện pháp luật kết hợp thực hiện tốt các quy định tiến bộ của luật tục..
- Để pháp luật được thực hiện nghiêm túc trong cộng đồng người dân tộc thiểu số, một trong những biện pháp quan trọng là phải phối hợp với việc thực thi các quy định tiến bộ của luật tục.
- Nâng cao vai trò của những người đứng đầu trong cộng đồng người dân tộc thiểu số trong quá trình phát huy mối quan hệ pháp luật và luật tục hiện nay.
- Nhà nước ta cần có biện pháp đào tạo họ trở thành những hạt nhân tích cực trong việc phát huy mối quan hệ và kết hợp pháp luật và luật tục để đạt được mục đích điều chỉnh xã hội nói riêng ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.
- Pháp luật và luật tục là những công cụ quản lý xã hội quan trọng cùng tồn tại trong xã hội hiện nay.
- cùng với đó là nhìn nhận được sự tác động qua lại, bổ trợ cho nhau của pháp luật và luật tục..
- Sự tác động giữa pháp luật và luật tục được thể hiện ở nhiều khía cạnh, trong một số trường hợp luật tục là cơ sở cho việc xây dựng pháp luật, nhất là trong vấn đề điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng đồng người dân tộc thiểu số.
- Luật tục cũng góp phần bảo đảm cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh trong cộng đồng của đồng bào các dân tộc thiểu số nước ta.
- Cùng với đó, pháp luật cũng có sự tác động mạnh mẽ tới luật tục.
- Với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa và yêu cầu hội nhập kinh tế của nước ta hiện nay, việc giải quyết mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục là nhu cầu cần thiết.
- Do đó, mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục của các dân tộc càng phải được quan tâm và nghiên cứu một cách có hệ thống để góp phần vào công cuộc quản lý xã hội công dân hiện đại..
- Từ đó có hướng khắc phục những hạn chế và phát huy những ưu điểm trong mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục.
- xem xét tới vấn đề tổ chức nghiên cứu và xây dựng luật tục hiện nay và cuối cùng là nâng cao vai trò của người đứng dầu trong cộng đồng người dân tộc thiểu số trong quá trình phát huy mối quan hệ pháp luật và luật tục..
- Nguyễn Trí Dũng Luật tục với thi hành pháp luật", Nghiên cứu lập pháp, (52)..
- Lê Đình Hoan Pháp luật và luật tục Êđê trong điều chỉnh các quan hệ cộng đồng", Kiểm sát, (3).