« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng phát triển Việt Nam


Tóm tắt Xem thử

- PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN.
- THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
- 6 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN.
- THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ...6.
- KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ.
- Khái niệm về cho vay và nguyên tắc cho vay.
- Khái niệm “cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.
- KHÁI QUÁT VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ.
- Khái niệm pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.
- Sự cần thiết điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủError! Bookmark not defined..
- Nội dung pháp luật điều chỉnh hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ.
- CÁC NHÂN TỐ CHI PHỐI ĐẾN QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ.
- Chính sách tín dụng của tổ chức tín dụng cho vay.
- KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAMError! Bookmark not defined..
- Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủError! Bookmark not defined..
- THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
- Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Chức năng và nhiệm vụ của Ngân hàng Phát triển Việt Nam .
- ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM .
- Đánh giá thực trạng áp dụng các quy định về dự án mà Chính phủ chỉ định Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay để thực hiện.
- Đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam Error!.
- ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
- ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.
- Định hướng hoạt động cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt NamError! Bookmark not defined..
- Định hướng hoàn thiện pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định tại Ngân hàng Phát triển Việt NamError! Bookmark not defined..
- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ.
- Hoàn thiện quy định về dự án mà Chính phủ chỉ định Ngân hàng Phát triển Việt Nam cho vay để thực hiện.Error! Bookmark not defined..
- Hoàn thiện các quy định trong quy trình cho vay và một số quy định khác.
- MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CHO VAY THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAMError! Bookmark not defined..
- Kết quả cho vay dự án đầu tƣ 2012-2014Error! Bookmark not defined..
- Cho vay dự án đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là công cụ đắc lực để đáp ứng nhu cầu đó..
- Hoạt động cho vay dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam có ý nghĩa tác động sâu sắc đến sự phát triển kinh tế xã hội thời gian qua bởi lẽ tại các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, luôn tồn tại các ngành, nghề kém phát triển, những khu vực vùng sâu, vùng xa.
- Nhìn chung, hoạt động cho vay thực hiện dự án.
- Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đạt được, hoạt động cho vay thực hiện các dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam cũng gặp phải những hạn chế như sự không bền vững về tài chính, tỷ lệ nợ xấu cao, rủi ro tín dụng lớn, không chủ động trong các quyết định cho vay, xử lý rủi ro,… Những hạn chế này khiến cho hoạt động cho vay dự án tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam vẫn chưa phát huy hết vai trò của mình trong việc cung cấp vốn cho các dự án đầu tư thuộc đối tượng được chỉ định cho vay trên cả nước.
- Điều này xuất phát từ nhiều lý do nhưng có một phần không nhỏ là từ những vướng mắc trong pháp luật cho vay thực hiện dự án và bản thân các quy định về cơ chế hoạt động của Ngân hàng.
- Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài “Pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ luật học..
- Liên quan đến đề tài cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thời gian qua đã có các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước đề cập đến một số khía cạnh như: thẩm định dự án đầu tư, quản lý rủi ro cho vay dự án đầu tư, chất lượng tín dụng đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cũng như các công trình nghiên cứu tổng quát về hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể như:.
- Luận văn thạc sĩ “Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam” (2014) của tác giả Huỳnh Duy Tiến đã phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề về lý luận cũng như thực trạng quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam..
- Luận văn thạc sĩ “Nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh” (2014) của tác giả Trần Thị Bích Hà đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay dự án đầu tư, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh..
- Nhìn chung, tác giả nhận thấy tuy được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu trên các khía cạnh khác nhau nhưng vấn đề cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam chưa được tiếp cận dưới góc độ tìm hiểu và phân tích các quy định của pháp luật hiện hành..
- Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ, luận văn đánh giá thực trạng các quy định pháp luật hiện hành đang được áp dụng trong hoạt động cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Qua đó, đưa ra những định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam..
- Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ..
- Đánh giá thực trạng pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ đang được áp dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam..
- Định hướng và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và góp phần nâng cao hiệu quả cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam..
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, các văn bản có liên quan và hoạt động cho vay thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam..
- Những quy định của pháp luật hiện hành về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ đang được áp dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Đánh giá quy định pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam thông qua phân tích thực trạng hoạt động cho vay thực hiện các dự án được chỉ định giai đoạn từ năm .
- Chương 1: Một số vấn đề lý luận về pháp luật cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ..
- Chương 2: Thực trạng áp dụng pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam..
- Chương 3: Định hướng và một số kiến nghị nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật về cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam..
- VỀ PHÁP LUẬT CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ..
- KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY VỐN THỰC HIỆN DỰ ÁN THEO CHỈ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ..
- Khái niệm về cho vay và nguyên tắc cho vay 1.1.1.1.
- Khái niệm về cho vay.
- Cho vay là một hiện tượng kinh tế khách quan, xuất hiện khi trong xã hội loài người có tình trạng tạm thời thừa và tạm thời thiếu vốn.
- Việc điều hòa vốn này có thể là sự gặp gỡ trực tiếp giữa người có vốn cho vay với người cần vay vốn.
- Theo Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam, cho vay - theo nghĩa chung nhất được hiểu là “việc một người thỏa thuận để cho người khác được quyền sử dụng tài sản của mình (vật cùng loại) trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả, dựa trên cơ sở sự tín nhiệm của mình đối với người đó” [29, tr.83].
- Theo khoản 1 Điều 3 Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với khách hàng (Ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày.
- 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam), khái niệm “cho vay” được hiểu là:.
- “Cho vay là một hình thức cấp tín dụng, theo đó, tổ chức tín dụng giao cho khách hàng sử dụng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi”.
- Như vậy, hoạt động cho vay theo quy định của pháp luật chính là một trong những hình thức cấp tín dụng của các tổ chức tín dụng hiện nay và là một hoạt động mang tính chất nghề nghiệp của các tổ chức tín dụng.
- Thông qua hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, các vùng, địa phương kém phát triển có nguồn vốn để xây dựng các công trình công cộng.
- các cá nhân, hộ gia đình nghèo có thể vay nhằm hỗ trợ sản xuất kinh doanh, đặc biệt việc cho vay đối với các dự án tại một số vùng, ngành kinh tế trọng điểm theo chỉ định của Chính phủ nằm trong chính sách kinh tế của Nhà nước nhằm thúc đẩy sự phát triển của ngành, vùng đó đã góp phần quan trọng đem lại sự phát triển cân đối, bền vững cho nền kinh tế nói chung..
- Đặc điểm hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng.
- Hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng có những đặc điểm sau:.
- Thứ nhất, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng là một hoạt động nghề nghiệp mang tính chức năng, là một trong những nghiệp vụ chính được thực hiện thường xuyên, liên tục của tổ chức tín dụng.
- Thứ hai, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng là ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
- Điều này thể hiện ở chỗ hoạt động cho vay chuyên nghiệp của tổ chức tín dụng phải thỏa mãn một số điều kiện nhất định như có vốn pháp định.
- Thứ ba, vì tính chất rủi ro trong hoạt động tín dụng rất lớn và mang tính chất dây chuyền có thể ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế - xã hội nên ngoài việc chịu sự điều chỉnh của các quy định pháp luật chung về hợp đồng trong dân sự, hoạt động cho vay của các tổ chức tín dụng phải tuân thủ sự điều chỉnh chặt chẽ của pháp luật ngân hàng và các tập quán thương mại về ngân hàng..
- Căn cứ vào tình hình thực tiễn và các quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng hiện nay có thể phân loại dựa vào các tiêu chí cơ bản sau:.
- Cho vay ngắn hạn: Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Cho vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay đến 12 tháng”.
- Có thể thấy, loại hình cho vay có thời gian dưới một năm này phù hợp với mục đích đáp ứng nhu cầu vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng của khách hàng trong thời gian ngắn..
- Cho vay trung hạn: Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Cho vay trung hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ trên 12 tháng đến 60 tháng”.
- Cho vay trung hạn phù hợp cho việc đầu tư tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh như mua máy móc, trang thiết bị sản xuất hay nhu cầu tiêu dùng có giá trị lớn của khách hàng như vay du học, vay mua nhà,.
- Cho vay dài hạn: Theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN thì “Cho vay dài hạn là các khoản vay có thời hạn cho vay từ 60 tháng trở lên”.
- Cho vay đầu tư sản xuất kinh doanh: là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình như cho vay làm nông nghiệp, cho vay để kinh doanh xuất nhập khẩu,…..
- Cho vay tiêu dùng: là hình thức cho vay trong đó các bên cam kết số tiền vay sẽ được bên vay sử dụng vào việc thỏa mãn nhu cầu sinh hoạt hay tiêu dùng như mua sắm đồ dùng gia đình, mua sắm bất động sản hay phương tiện đi lại.
- ngoại trừ những nhu cầu không được cho vay theo quy định [29, tr.84].
- Cho vay có bảo đảm bằng tài sản: Đây là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ trả nợ tiền vay được bảo đảm bằng tài sản của bên vay hoặc của người thứ ba.
- Hoạt động cho vay có thể được bảo đảm bằng biện pháp cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh hoặc bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay,….
- Cho vay không có bảo đảm bằng tài sản: Đây là hình thức cho vay mà trong đó nghĩa vụ hoàn trả tiền vay không được bảo đảm bằng các tài sản cụ thể, thuộc quyền sở hữu của khách hàng vay hoặc của người thứ ba.
- Trước khi quyết định cho vay không có bảo đảm bằng tài sản, cán bộ tín dụng cần tiến hành thẩm định dự án, mục đích, phân tích tín dụng đối với khách hàng một cách nghiêm túc, chặt chẽ để giảm thiểu rủi ro [29, tr.84]..
- Nhìn chung, hoạt động cho vay nhằm đáp ứng các nhu cầu về vốn khác nhau của cá nhân, tổ chức trong xã hội tham gia mở rộng sản xuất kinh doanh, phục vụ mục đích và đem lại lợi nhuận cho chính họ và sự phát triển cho nền kinh tế nói chung..
- Nguyên tắc cho vay.
- Theo quy định tại Điều 6 Quy chế cho vay ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN, khách hàng vay vốn của tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc sau:.
- Tuy nhiên, việc sử dụng vốn vay phải đảm bảo đúng mục đích cam kết trong hợp đồng tín dụng mà khách hàng đã ký với tổ chức tín dụng cho vay..
- Việc khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích góp phần tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn vay, qua đó đảm bảo khả năng hoàn trả nợ cho tổ chức tín dụng cho vay.
- Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay là một nguyên tắc không thể thiếu trong hoạt động cho vay.
- Điều này xuất phát từ tính chất tạm thời nhàn rỗi của nguồn vốn mà tổ chức tín dụng sử dụng để cho vay.
- Bởi lẽ nguồn vốn cho vay của tổ chức tín dụng chủ yếu là vốn huy động từ các cá nhân, tổ chức khác gửi vào.
- Khái niệm “cho vay vốn thực hiện dự án theo chỉ định của Chính phủ”.
- Khái niệm “dự án”.
- Bộ tài chính (2013), Thông tư 189/2014/TT-BTC ngày về việc quy định lãi suất cho vay tín dụng đầu tư, tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và mức chênh lệch lãi suất được tính hỗ trợ sau đầu tư.
- Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2007), Quyết định số 41/QĐ-HĐQL ngày 14/9/2007 về việc ban hành Quy chế cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước.
- Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2013), Quyết định số 93/QĐ-HĐQL ngày về việc sửa đổi bổ sung Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 41/QĐ - HĐQL ngày 14 tháng 9 năm 2007, số 46/QĐ-HĐQL ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Hội đồng quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
- Huỳnh Duy Tiến (2014), Quản lý rủi ro tín dụng trong cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh..
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2001), Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng (ban hành theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày .
- Trần Thị Bích Hà (2014), “Nâng cao chất lượng cho vay dự án đầu tư tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam khu vực thành phố Hồ Chí Minh”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, TP.Hồ Chí Minh.