« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật về khoảng không vũ trụ - tiếp cận từ góc độ luật học so sánh


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật về khoảng không vũ trụ - tiếp cận từ góc độ luật học so sánh.
- Abstract: Tìm hiểu những nội dung cơ bản của pháp luật quốc tế về vấn đề sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình, tình hình ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế về lĩnh vực này của các quốc gia trên thế giới để thấy được nguyên tắc chung, cơ bản thể hiện qua các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia trong hoạt động liên quan đến khoảng không vũ trụ.
- Nhằm mục đích tìm hiểu sâu hơn để hoàn thiện hệ thống các quy định của pháp luật Việt Nam về khoảng không vũ trụ, tác giả sẽ tập trung nghiên cứu tình hình ký kết, thực hiện các điều ước quốc tế có liên quan đến sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình.
- thực trạng các hoạt động vũ trụ ở Việt Nam và tình hình xây dựng và ban hành các quy định pháp luật của Việt Nam nhằm thực hiện các nghĩa vụ quốc tế và nhu cầu quản lý nhà nước đối với các hoạt động liên quan đến sử dụng khoảng không vũ trụ.
- Trong Chương III này, các nội dung cơ bản mang tính chất phổ quát, phương thức thực hiện theo quy định của pháp luật quốc tế cũng như của các quốc gia khác cũng được xem xét như những bài học kinh nghiệm trong việc xây dựng pháp luật vũ trụ của Việt Nam..
- Pháp luật vũ trụ Content.
- với các hoạt động của loài người đối với việc sử dụng khoảng không vũ trụ với nhiều ứng dụng khoa học hết sức to lớn phục vụ cuộc sống của con người..
- PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ.
- Hiệp ước quốc tế về những nguyên tắc điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ bao gồm Mặt trăng và các thiên thể khác (Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967).
- Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 được thông qua bằng Nghị quyết 2222 (XXI) của Đại Hội đồng Liên hợp quốc năm 1966 với nhiều nội dung của Tuyên bố về những nguyên tắc pháp luật điều chỉnh hoạt động của các quốc gia trong lĩnh vực thăm dò và sử dụng khoảng không vũ trụ được Đại hội đồng thông qua bằng Nghị quyết số 1962 (XVIII) năm 1963 nhưng có bổ sung một số quy định mới.
- Hiệp ước này được đông đảo cộng đồng quốc tế xem như là một nền tảng vững chắc cho tiến trình hình thành và phát triển của pháp luật về khoảng không vũ trụ và là một Điều ước quốc tế quan trọng đối với hoạt động xây dựng hệ thống pháp luật quốc tế đương đại thể..
- thứ hai, quyền nghiên cứu khoa học được tiến hành tự do trong khoảng không vũ trụ kể cả Mặt.
- Trong nội dung của Điều III quy định tính chất bắt buộc của tính hợp pháp quốc tế của các hoạt động thăm dò, khai thác khoảng không vũ trụ được quy định trực tiếp, rõ ràng là các hoạt động này phải được thực hiện "theo quy định của pháp luật quốc tế, kể cả Hiến Chương Liên hợp quốc".
- nghĩa vụ quốc tế đối với hoạt động của quốc gia trong khoảng không vũ trụ không kể là các hoạt động đó được các cơ quan nhà nước hoặc các thực thể phi chính phủ thực hiện bảo đảm việc tuân thủ với Hiệp ước (Điều VI khoản 1).
- đăng ký vật thể vũ trụ và quyền tài phán, kiểm soát đối với các vật thể đó dựa trên đăng ký (Điều VII, Điều VIII).
- Hiệp ước về cứu hộ nhà du hành vũ trụ, trao trả nhà du hành vũ trụ và các vật thể được phóng vào vũ trụ (Hiệp ước về cứu hộ 1968).
- Hiệp ước về Cứu hộ nhà du hành vũ trụ, trao trả nhà du hành vũ trụ và các vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ được thông qua bởi Nghị quyết 2345 (XXII) của Đại Hội đồng Liên hợp quốc .
- Nhóm các quy định đầu tiên được đưa vào 4 điều giải quyết các vấn đề liên quan đến việc hỗ trợ và trao trả các nhà du hành vũ trụ.
- Nhóm các quy định thứ hai, tập trung vào 5 khoản của Điều V, liên quan đến việc tìm kiếm và trao trả các vật thể vũ trụ.
- Vấn đề này dựa trên một số cách tiếp cận khác với các quy định trước đó, do xuất phát từ quyền sở hữu của vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ và đòi hỏi đền bù đối với dịch vụ tìm kiếm và trao trả..
- Trong trường hợp như vậy, lý do nhân đạo sẽ chiếm ưu thế và việc hoàn thành các hoạt động này cần phải được điều chỉnh bởi các quy định liên quan đến việc trợ giúp và cứu hộ các nhà du hành vũ trụ..
- cho thấy ưu thế của của quốc gia của lãnh thổ quốc gia nơi tàu vũ trụ hạ cánh..
- Không giống như việc cứu hộ nhà du hành vũ trụ, việc thu hồi và trao trả các vật thể vũ trụ qua các hoạt động nhằm mục đích dịch vụ được Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 công nhận và trong mối quan tâm chủ yếu của cơ quan phóng hành, do đó chi phí cho hoạt động này sẽ chỉ do cơ quan phóng hành chịu trách nhiệm..
- Công ước về trách nhiệm quốc tế về bồi thường thiệt hại do các vật thể vũ trụ gây ra (Công ước về trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1972).
- Công ước đã cụ thể hoá nội dung Điều VII Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 với nội dung chính là ràng buộc cho quốc gia phóng hành trách nhiệm bồi thường.
- Trước hết, Công ước chỉ áp dụng đối với các thiệt hại do vật thể vũ trụ gây ra như định nghĩa tại Điều I bao gồm "chết, bị thương hoặc thương tật vĩnh viễn.
- Công ước bồi thường thiệt hại đưa ra khái niệm về quốc gia phóng hành như được định nghĩa tại Điều I như sau: quốc gia phóng hoặc được quốc gia khác thực hiện cho việc phóng một vật thể vũ trụ.
- hoặc quốc gia có lãnh thổ hoặc thiết bị phóng vật thể vũ trụ..
- Theo Điều II, quốc gia phóng hành có trách nhiệm tuyệt đối trong việc bồi thường đối với các thiệt hại do các vật thể vũ trụ gây ra trên mặt đất hay với tàu bay đang bay.
- Trách nhiệm của quốc gia phóng hành áp dụng cho toàn bộ hoạt động từ khi phóng tên lửa đẩy, trong khi tiến vào quỹ đạo, tới khi vật thể vũ trụ hoạt động trên quỹ đạo, quay quanh quỹ đạo và đến khi ra khỏi quỹ đạo..
- Công ước này không áp dụng đối với các thiệt hại gây ra cho công dân của quốc gia phóng hành tham gia vào quá trình phóng vật thể vũ trụ (Điều VII).
- Công ước về Đăng ký các vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ (Công ước về đăng ký 1975).
- Công ước Đăng ký vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ bao gồm 12 Điều, được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua trong Nghị quyết số 3235 (XXIX) ngày 12/11/1974.
- Điều III Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 quy định "Các quốc gia thành viên Hiệp ước mà có vật thể vũ trụ được đăng ký sẽ giữ quyền tài phán và kiểm soát đối với vật thể vũ trụ và bất kỳ người nào trên đó trong thời gian trong khoảng không vũ trụ và trên thiên thể".
- thứ nhất, tất cả các vật thể vũ trụ phải được đăng ký theo quy định của quốc gia.
- thứ ba, những vật thể vũ trụ bị bị thất lạc phải được trao trả cho quốc gia đăng ký.
- Tuy nhiên, trong khi Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967 cho rằng vật thể vũ trụ phải được đăng ký nhưng lại không có quy định nào cụ thể về vấn đề đăng ký và nó cũng không đề cập đến quốc gia nào thực hiện quyền tài phán và kiểm soát đối với vật thể vũ trụ không được đăng ký..
- Do đó, Công ước đăng ký vật thể vũ trụ 1975 chỉ làm nhiệm vụ lấp khoảng trống này với các nội dung sau:.
- Thứ nhất, Công ước yêu cầu quốc gia phóng vật thể vũ trụ vào khoảng không vũ trụ phải cung cấp thông tin về vật thể vũ trụ cho Cơ quan đăng ký của Liên hợp quốc.
- "tin tưởng rằng một hệ thống đăng ký bắt buộc về các vật thể vũ trụ được phóng vào khoảng không vũ trụ sẽ đặc biệt hỗ trợ việc nhận dạng chúng...."..
- Thứ hai, các quốc gia được công ước yêu cầu duy trì cơ quan đăng ký quốc tịch của mọi vật thể vũ trụ do mình phóng vào quỹ đạo hoặc vượt ra ngoài quỹ đạo..
- không vũ trụ 1967, đặc biệt liên quan đến Mặt trăng và các thiên thể khác.
- PHÁP LUẬT QUỐC GIA VỀ KHOẢNG KHÔNG VŨ TRỤ.
- Chương này chủ yếu phân tích các quy định trong hệ thống pháp luật quốc gia nhằm thực hiện các quy định chung của Liên hợp quốc thường được đề cập đến với tên gọi pháp luật quốc gia về khoảng không vũ trụ (national space law) mà chứa đựng các nhóm quy định cơ bản giải quyết trực tiếp các vấn đề mang tính nguyên tắc từ hệ quả của việc tham gia vào các hoạt động vũ trụ của các thành phần tư nhân.
- Trong hệ thống pháp luật Achentina có hai văn bản pháp lý cho thấy vấn đề thực hiện trách nhiệm cấp phép và tiếp tục giám sát các hoạt động vũ trụ của các thực thể phi chính phủ là Nghị định số 995/91 ngày về việc Thành lập Ủy ban Quốc gia về các hoạt động vũ trụ và Nghị định số 125/95 ngày về Thành lập cơ quan đăng ký quốc gia các vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ..
- Nghị định số 995/91 nhằm mục đích thiết lập cơ quan quản lý Nhà nước (CONAE) về hoạt động vũ trụ với chức năng, nhiệm vụ quản lý hành chính, kiểm tra giám sát cụ thể.
- Qua nhiệm vụ này, các hoạt động vũ trụ cũng sẽ được xác định như là phạm vi điều chỉnh của pháp.
- luật vũ trụ.
- Luật khoảng không vũ trụ 1986 của Anh, có hiệu lực ngày là văn bản pháp lý duy nhất đề cập đến hoạt động về khoảng không vũ trụ.
- Luật về khoảng không vũ trụ Anh cấm thực hiện bất kỳ hoạt động nào điều chỉnh bởi Luật mà không được cấp phép.
- nguyên tắc hoàn trả lại tiền cho Chính phủ Anh vì các khoản bồi thường đòi Chính phủ đối với các thiệt hại do các hoạt động vũ trụ của mình gây ra.
- Các hoạt động vũ trụ ở Australia được điều chỉnh bởi các quy định của Luật hoạt động vũ trụ số 123 ngày được sửa đổi năm 2002..
- Luật này xác định đối tượng thực hiện là người thực hiện hoạt động vũ trụ trên lãnh thổ Australia cũng như các hoạt động vũ trụ do người Australia thực hiện ngoài lãnh thổ Australia.
- xác định cụ thể các điều kiện cho nhiều loại hoạt động vũ trụ phải được cấp phép.
- vấn đề cấp phép cho việc quay trở lại trái đất của các vật thể vũ trụ vào một vùng cụ thể của Australia.
- Luật về Hoạt động vũ trụ của Australia có các quy định rất chi tiết giải quyết về trách nhiệm bồi thường đối với thiệt hại do các vật thể vũ trụ gây ra..
- Hệ thống các văn bản pháp luật của Hoa Kỳ về các hoạt động có liên quan đến khoảng không vũ trụ rất đa dạng, bao gồm: Luật Hàng không và Vũ trụ 1958.
- Luật Phúc lợi y tế số 42 USC, Chương 26: Chương trình vũ trụ quốc gia.
- Luật phóng hành vũ trụ thương mại năm 1984 số 49 USC.
- Phát minh sáng chế trong vũ trụ - Điều 105 chương 10 Luật 35 USC..
- Các văn bản này phân chia trách nhiệm cho các cơ quan khác nhau trong việc quản lý các hoạt động vũ trụ: Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (Văn phòng vận tải vũ trụ - Cục Hàng không liên bang) có trách nhiệm giám sát và điều phối việc thực hiện các hoạt động.
- phóng hành và đưa vật thể vũ trụ quay trở lại Trái đất mang tính chất thương mại qua cơ chế cấp phép.
- Bộ trưởng Thương mại với sự giúp việc của Cục Đại dương và khí quyển quốc gia chịu trách nhiệm cho phép hoạt động và cấp phép cho hệ thống viễn thám từ khoảng không vũ trụ của các thực thể phi Chính phủ..
- cung cấp thông tin về vật thể vũ trụ trong cấp phép và đăng ký..
- Xây dựng Luật khoảng không vũ trụ nhằm quản lý một cách đồng bộ các hoạt động vũ trụ của Indonasia hiện tại cũng như trong tương lai kể cả của các thực thể Chính phủ và phi Chính phủ..
- Bộ trưởng có trách quy định các hoạt động vũ trụ phải cấp phép, điều kiện cấp phép bảo đảm an toàn, an ninh quốc gia, nghĩa vụ quốc tế.
- Luật cấm thực hiện các hoạt động vũ trụ không được cấp phép trong đó xác định phạm vi và đối tượng áp dụng của Luật theo tiêu chí quốc tịch và lãnh thổ Nam Phi nơi tiến hành các hoạt động vũ trụ.
- trách nhiệm mua bảo hiểm của người được cấp phép đối với các hoạt động vũ trụ của mình..
- vũ trụ và Nghị định số 486 của Chính phủ Liên bang ngày về Quy chế của Cơ quan vũ trụ Liên bang Nga là các văn bản pháp lý quan trọng về hoạt động vũ trụ..
- quan sát các vật thể và hiện tượng trong khoảng không vũ trụ.
- thử nghiệm công nghệ trong điều kiện vũ trụ.
- chế tạo vật liệu và sản phẩm trong vũ trụ và các loại hoạt động khác được thực hiện với sự hỗ trợ của công nghệ vũ trụ.
- xác định cơ quan RSA có trách nhiệm cấp phép nhiều hoạt động vũ trụ cụ thể theo chủ thể và địa điểm thực hiện.
- trách nhiệm cung cấp thông tin đăng ký vật thể vũ trụ.
- Luật số 161 ngày về Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
- Hoạt động cấp phép, giám sát hoạt động vũ trụ của các thực thể tư không được thể hiện rõ nét..
- Thụy Điển có hai văn bản pháp lý điều chỉnh các hoạt động vũ trụ là Luật về Hoạt động vũ trụ số và Nghị định về Hoạt động vũ trụ bổ sung cho các quy định của Luật..
- Luật áp dụng cho toàn bộ các hoạt động được thực hiện hoàn toàn trong khoảng không vũ trụ cũng như hoạt động phóng vật thể vũ trụ vào khoảng không vũ trụ và mọi biện pháp điều khiển hoặc cách thức tác động đến vật thể được phóng vào khoảng không vũ trụ.
- Luật còn xác định các nguyên tắc: hạn chế sử dụng giấy phép đảm bảo việc kiểm soát phù hợp đối với một hoạt động vũ trụ cụ thể.
- vấn đề thanh tra các hoạt động vũ trụ của người được cấp phép do cơ quan được Chính phủ chỉ định;.
- đăng ký vật thể được phóng vào vũ trụ mà Thụy Điển được coi là quốc gia phóng hành;.
- Luật về Hoạt động vũ trụ số 503/96-VR ngày 15/11/1996.
- Sắc lệnh số 117 ngày của Tổng thống Ucraina Cơ quan vũ trụ quốc gia Ucraina và Sắc lệnh số.
- 665/97 ngày của Tổng thống Ucraina Cơ quan vũ trụ quốc gia Ucraina là các văn bản thiết lập khung pháp lý nền tảng cho hoạt động vũ trụ của Ucraina..
- Luật về Hoạt động vũ trụ quy định cụ thể các hoạt động vũ trụ được phép thực hiện và các hoạt động bị nghiêm cấm.
- xác định Cơ quan vũ trụ quốc gia Ucraina thực hiện chính sách vũ trụ quốc gia và các hoạt động cấp phép, giám sát.
- Tình hình ký kết, thực hiện các Điều ước quốc tế và các chính sách, pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình của Việt Nam..
- Tình hình và xu hướng hoạt động liên quan đến sử dụng khoảng không vũ trụ của Việt Nam..
- Mô hình lý luận về xây dựng và hoàn thiện pháp luật về khoảng không vũ trụ của Việt Nam, bài học kinh nghiệm từ các nước..
- Phạm vi điều chỉnh của pháp luật đối với hoạt động vũ trụ.
- Điều ước quốc tế và pháp luật nước ngoài không có quy định thống nhất về vấn đề này và do trình độ phát triển và hoạt động vũ trụ thực tế quyết định.
- Thiết chế quản lý Nhà nước hoạt động vũ trụ.
- Các cường quốc vũ trụ thường giao trách nhiệm cụ thể cho một cơ quan chuyên môn như Nga, Ucraina, Australia hay Hoa Kỳ giao cho 3 cơ quan khác nhau quản lý các hoạt động vũ trụ..
- Nội dung cấp phép và giám sát các hoạt động vũ trụ.
- Vấn đề Đăng ký vật thể vũ trụ.
- Nhóm các quy định thứ nhất giải quyết các vấn đề liên quan đến cấp phép cho các hoạt động vũ trụ, phản ánh được các điều khoản trong Điều VI của Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967.
- hoạt động vũ trụ".
- quy định việc tuân thủ các nguyên tắc chung trong hoạt động vũ trụ như: không gây bẩn, nguyên tắc chia sẻ trách nhiệm rủi ro về tài chính giữa Chính phủ với các chủ thể phi Chính phủ.
- Nhóm các quy định thứ hai đề cập tới trách nhiệm tiếp tục giám sát các hoạt động vũ trụ bắt nguồn trực tiếp từ Điều VI của Hiệp ước về khoảng không vũ trụ 1967.
- Nhóm quy định thứ ba giải quyết về vấn đề đăng ký vật thể vũ trụ bao gồm cả phạm vi áp dụng và giải thích về cách hiểu về vật thể vũ trụ, thiết lập cơ quan đăng ký quốc gia và xác định cơ quan quản lý Nhà nước giám sát các hoạt động vũ trụ