« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên.
- địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay.
- Keywords: Công chứng.
- Hà Nội.
- Pháp luật Việt Nam.
- Trong những năm gần đây, hoạt động công chứng ở nước ta đã có những bước chuyển biến tích cực, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Đồng thời khẳng định được vị trí, vai trò của công chứng trong đời sống xã hội, đáp ứng được nhu cầu công chứng của nhân dân trong nền kinh tế thị trường.
- Hoạt động công chứng đã tạo ra các bằng chứng, sự an toàn pháp lí cần thiết cho các hợp đồng và các giao dịch dân sự khác, thúc đẩy sự hợp tác giao lưu kinh tế, thương mại, góp phần vào việc phòng ngừa các tranh chấp, vi phạm pháp luật tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa..
- Nhận thấy tầm quan trọng của hoạt động công chứng với thực tiễn cuộc sống, tại kì họp thứ 10 Quốc hội khóa XI ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật công chứng số 82/2006/QH11 về công chứng (LCC 2006) đã được thông qua và có hiệu lực ngày 01 tháng 7 năm 2007.
- cùng với sự ra đời của LCC 2006, các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động công chứng cũng lần lượt được ban hành như: Nghị định số 79/2007/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 18 tháng 5 năm 2007 về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ kí (Nghị định số 79/2007/NĐ-CP).
- Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng (Nghị định số 02/2008/NĐ-CP), Nghị định số 04/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2008/NĐ-CP (Nghị định số 04/2013/NĐ-CP).
- Đồng thời, hiện nay Dự thảo Luật công chứng sửa đổi đang trong quá trình thảo luận, hoàn thiện để trình Quốc hội thông qua vào đầu năm 2014 đã góp phần tạo nên sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật công chứng nước ta..
- Có thể khẳng định rằng LCC 2006 ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình xây dựng, hoàn thiện chế định công chứng tại nước ta.
- Sau gần hai mươi năm kể từ khi được tái lập trong hệ thống pháp luật của Việt Nam, lần đầu tiên văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng đã được “nâng cấp”, thể hiện dưới hình thức một đạo luật.
- Đặc biệt, LCC 2006 đã chuyển tải một số quan điểm lập pháp hoàn toàn mới lạ với tư duy pháp lý truyền thống cũng như giải quyết thành công một vài hạn chế trong các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực công chứng trước đó.
- Có hiệu lực pháp lý kể từ ngày cho đến nay Luật công chứng đã đi vào cuộc sống được hơn sáu năm, tạo hành lang pháp lý cho tổ chức hành nghề công chứng (tổ chức HNCC) hoạt động một cách tương đối hiệu quả trong suốt thời gian vừa qua.
- Luật công chứng trong phạm vi cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm qua đã đem lại nhiều kết quả khả quan như: Số lượng tổ chức HNCC và công chứng viên (CCV) hành nghề ngày càng tăng về số lượng, vững vàng hơn về chất lượng, chất lượng phục vụ người dân ngày càng tốt và chuyên nghiệp hơn.
- Các Phòng công chứng duy trì được chất lượng và uy tín, nhiều Văn phòng công chứng (VPCC) xây dựng được thương hiệu tốt, đáp ứng được nhu cầu công chứng của cá nhân, tổ chức.
- Luật công chứng là cơ sở pháp lý quan trọng để Nhà nước quản lý các giao dịch dân sự, nhưng đến nay, do biến động của tình hình thực tế có nhiều vấn đề mà Luật công chứng chưa tiên liệu được.
- Điều này dẫn đến thực tiễn thi hành pháp luật công chứng hiện nay ở trên địa bàn cả nước nói chung, trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn những hạn chế, bất cập cần được khắc phục để hoạt động này phát huy tốt hơn nữa vai trò của mình trong thực tiễn cuộc sống..
- Với đặc điểm là dân số đông, đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động, phức tạp - đặc biệt là các giao dịch về bất động sản nên thực tiễn thực thi pháp luật về công chứng tại Hà Nội có nhiều thuận lợi song cũng phát sinh nhiều bất cập.
- Bởi vậy, tác giả đã chọn thành phố Hà Nội là địa bàn nghiên cứu cho luận văn..
- Với các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay” cho luận văn thạc sĩ của mình..
- Công chứng, với tư cách là một chế định bổ trợ tư pháp trong hệ thống pháp luật Xã hội chủ nghĩa, xuất hiện tại Việt Nam chưa lâu.
- Tuy nhiên, trong thời gian qua, kể từ khi Luật công chứng ra đời, đã có một số đề tài luận án, luận văn nghiên cứu về lĩnh vực này.
- Cụ thể như: Tuấn Đạo Thanh, Luận án Tiến sĩ Luật học, “Nghiên cứu so sánh pháp luật về công chứng một số nước trên thế giới nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay”, 2008.
- Phạm Thị Mai Trang, Luận văn thạc sĩ Luật học, “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp”, 2011.
- “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay”, 2008.
- “Nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, 2006… cùng một số khóa luận tốt nghiệp khác.
- Ngoài ra, còn có sách chuyên khảo: Pháp luật công chứng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, 2012 của tiến sĩ Tuấn Đạo Thanh cùng khá nhiều các bài báo, tạp chí viết về vấn đề này như Tạp chí Nghề Luật, số 5 tháng 10/2012 Chuyên đề về Công chứng.
- Tạp chí dân chủ và pháp luật, số 2/21010 Chuyên đề về công chứng.
- Đặng Thị Tân Mai, 2010, “Phát triển hệ thống tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí Quản lý Nhà nước - Học viện hành chính, số 177 (T10/2010)….
- Hầu hết các công trình nghiên cứu trên đều đi sâu phân tích các quy định của pháp luật về công chứng nói chung, tình hình công chứng trên phạm vi cả nước, xã hội hóa công chứng hoặc nghiên cứu chuyên sâu về pháp luật công chứng Việt Nam dựa trên sự phân tích, so sánh với pháp luật công chứng của các quốc gia khác trên thế giới… tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, cụ thể về tình hình và kết quả hoạt động công chứng của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội trong thời gian qua..
- Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích một số quy định pháp luật hiện hành về công chứng và tổ chức HNCC, luận văn đi sâu phân tích, đánh giá quá trình và kết quả hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội, đồng thời đưa ra các ý kiến góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam về công chứng và hoạt động công chứng trong điều kiện hiện nay..
- Một là, phân tích tổng quát các về đề lý luận về pháp luật công chứng và tổ chức HNCC..
- Hai là, phân tích, đánh giá về pháp luật công chứng và thực trạng thành lập, hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ kết quả đạt được nhằm rút ra các vướng mắc, hạn chế của pháp luật hiện hành và nguyên nhân của những bất cập trong thực thi pháp luật về công chứng..
- Ba là, đề xuất các ý kiến nhằm hoàn thiện pháp luật về công chứng và nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng hiện nay..
- Với khuôn khổ của Luận văn, luận văn sẽ tập trung đi sâu phân tích một số quy định của pháp luật công chứng hiện hành về thành lập và hoạt động tổ chức HNCC và thực tiễn hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội..
- Thứ nhất, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về pháp luật công chứng hiện hành..
- Thứ hai, đánh giá, tổng kết được kết quả hoạt động của các tổ chức HNCC trên địa bàn thành phố Hà Nội sau hơn sáu năm Luật công chứng có hiệu lực..
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp mang tính thực tiễn nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật công chứng, phát triển hoạt động công chứng trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung..
- Chương 1: Các vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật công chứng và hoạt động công chứng..
- Chương 2: Pháp luật về thành lập và hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng và thực tiễn thực thi trên địa bàn Hà Nội.
- Chương 3: Hoàn thiện pháp luật công chứng và nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng..
- Hà Thị Lan Anh - Lê Tuấn Hải (2012),“Một số vấn đề về sự phát triển nghề công chứng trên thế giới và tại Việt Nam”, Tạp chí Nghề luật số 5/2012, tr.40-47..
- Bộ Tư Pháp (1987), Thông tư số 574/QLTPK về công chứng nhà nước..
- Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành Luật công chứng..
- Chính phủ (1996), Nghị định số 31/CP ngày về tổ chức và hoạt động công chứng nhà nước..
- Chính phủ (2008), Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 01 năm 2008 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Công chứng..
- Chính phủ (2013), Nghị định số 04/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 07 tháng 01 năm 2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng, sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2008/NĐ-CP..
- Phùng Ngọc Hùng Cường (2012), “Thực tiễn hoạt động công chứng cần một hệ thống quy phạm pháp luật đồng bộ”, Tạp chí dân chủ và pháp luật số chuyên đề về công chứng tháng 5/2012..
- Hương Giang (2013), “Công tác công chứng và chứng thực: Gần dân để thuận lợi cho dân”, Báo Tư pháp số 72 ngày .
- Pv.Hương Giang, “Tìm cách xóa bất cập cho công chứng”, http://www.baomoi.com truy cập ngày .
- Phú Hằng - TTXVN, “Chuyên nghiệp hóa hoạt động công chứng chứng thực”, http://www.vietnamplus.vn/chuyen-nghiep-hoa-hoat-dong-cong-chung-chung-.
- Lê Thị Thu Hiền (2011), “Hoạt động công chứng ở nước ta hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội..
- Lê Thị Phương Hoa (2005), “Công chứng và xã hội hóa công chứng ở Việt Nam”, http://.
- Học viện Tư pháp (2010), Chuyên đề ba năm thực hiện Luật công chứng, Tạp chí Nghề luật 4/2010.
- CCV Vũ Việt Hoàn (2012), “Vai trò của hoạt động công chứng trong lĩnh vực tư pháp”, Tạp chí Nghề luật số 5/2012..
- Hội đồng Bộ trưởng (1991), Nghị định số 45/HĐBT ngày về Công chứng nhà nước..
- Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của Chính phủ Đặc san Tuyên truyền pháp luật số 13 - Chuyên đề về công chứng, chứng thực”..
- Hoàng Quốc Hùng, Phó chánh thanh tra Bộ Tư pháp (2012), “Báo cáo tham luận một số vi phạm trong lĩnh vực công chứng - Thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục”..
- Th.S Mai Lương Khôi (2012), “Nguồn nhân lực trong hoạt động công chứng”, Tạp chí Nghề luật số 05, tháng 10/2012..
- Thái Linh “Sai phạm của công chứng viên Việt Nam khiến thế giới ngạc nhiên”, http://toquoc.vn truy cập ngày .
- Pha Ly (2012), “Công chứng coi chừng tai nạn”, Tạp chí dân chủ và pháp luật số chuyên đề về công chứng, số 4/2012..
- Nguyên Lý (2013),“Công tác công chứng và chứng thực - Gần dân để thuận lợi cho dân”, Báo Tư pháp số 72, ra ngày NXB Tư Pháp..
- Đặng Thị Tân Mai (2010), “Phát triển hệ thống tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn Hà Nội”, Tạp chí quản lý nhà nước số 177 tháng 10/2010..
- Nguyễn Quang Minh (2008), “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội..
- Những nghề khác trong ngành luật - Công chứng viên, http://www.bachkhoatrithuc.vn truy cập ngày .
- Th.S Trần Ngọc Nga (2012), “Thực tiễn tổ chức và hoạt động của Phòng công chứng số 1 thành phố Hà Nội”, Tạp chí Nghề luật số 05, tháng 10/2012..
- Hà Nguyên - Gia Lai - Báo nhân dân (2013) “Hoạt động công chứng còn nhiều bất cập”, http://www.nhandan.com.vn/bandoc/duong-day-nong/item/20901802-.html truy cập ngày .
- Th.S Võ Đình Nho (2012), “Một số vướng mắc trong các quy định của pháp luật và trong thực tiễn hoạt động công chứng”, Tạp chí Nghề luật số 04/2012..
- Hồng Phúc, “Hạn chế miễn đào tạo với công chứng viên”, http://www.tienphong.vn/xa- hoi/656405/han-che-viec-mien-dao-tao-voi-cong-chung-vien-tpp.html, truy cập ngày .
- Quốc hội (2006), Luật công chứng 2006..
- Quốc hội (2013), “Dự thảo Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật công chứng”, 2013..
- Sở Tư pháp Hà Nội (2013), Công văn số 1000/STP-BTTP ngày về việc chấp hành luật công chứng..
- Tuấn Đạo Thanh (2008), Nghiên cứu pháp luật về công chứng một số nước trên thế giới nhằm nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về công chứng ở Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội..
- Tuấn Đạo Thanh (2012), Pháp luật về công chứng - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Sách chuyên khảo, 2012..
- Nguyễn Hoài Thanh (2012), “Đánh giá của học viện về hoạt động đào tạo nghiệp vụ công chứng của Học viện tư pháp”, Tạp chí Nghề luật số 5/2012..
- Nguyễn Thảo-Ban Nội chính Trung ương, “Quy định về công chứng viên một số nước trên thế giới”, http://noichinh.vn/ho-so-tu-lieu/201310/quy-dinh-ve-cong-chung-vien-cua-mot-so- nuoc-tren-the-gioi-292633/, truy cập ngày Bộ trưởng Hà Hùng Cường giải trình về hoạt động công chứng, chứng thực: Siết chặt quản lý, tăng cường kiểm tra”, truy cập ngày .
- Đàm Thị Thu Thảo (2010), “Cải cách thủ tục công chứng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, Khóa luận tốt nghiệp, Hà Nội..
- Nguyễn Chí Thiện (2006), “Nâng cao hiệu quả hoạt động công chứng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội..
- Thường trực tổ biên tập Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật công chứng (2013),.
- “Báo cáo chi tiết về định hướng xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật công chứng”.
- Phạm Thị Mai Trang (2011), “Xã hội hóa công chứng ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Hà Nội..
- Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), “Báo cáo tổng kết 5 năm thi hành luật công chứng”..
- Vụ Bổ trợ tư pháp - Bộ Tư pháp (2012), Báo cáo những định hướng lớn về sửa đổi, bổ sung Luật công chứng tại Hội thảo “Định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Công chứng”.