« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ tại ngân hang thương mạiở Việt Nam hiện nay


Tóm tắt Xem thử

- Ngân hàng thương mại và hoạt động của ngân hàng thương mại.
- 1.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại.
- 1.1.2 Hoạt động của Ngân hàng thương mại.
- 1.2 Khái quát về quyền đòi nợ và pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ tại Ngân hàng thương mại.
- 1.2.1 Khái quát về quyền đòi nợ.
- 1.2.2 Khái quát pháp luật thế chấp quyền đòi nợ Error! Bookmark not defined.
- Khái quát chung về hoạt động thế chấp quyền đòi nợ tại Ngân hàng thương mại………..28.
- Quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợError! Bookmark not defined..
- Quy định chung vể thế chấp quyền đòi nợ Error! Bookmark not defined..
- 2.1.2 Quy định của pháp luật về Hợp đồng thế chấp quyền đòi nợ.
- 2.2 Thực tiễn về thế chấp quyền đòi nợ để đảm bảo tiền vay tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.
- Quy định về thế chấp quyền đòi nợ để bảo đảm tiền vay của một số Ngân hàng thương mại tại Việt Nam.
- 2.2.2 Thực tiễn về thế chấp quyền đòi nợ tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.
- Hoàn thiện pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ để đáp ứng yêu cầu từ thực tiễn hoạt động của các Ngân hàng thương mạiError! Bookmark not defined..
- Tăng cường kiểm soát rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng nói chung và hoạt động nhận thế chấp quyền đòi nợ nói riêng .
- Trong thời gian gần đây, nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng gặp rất nhiều khó khăn, khủng hoảng, một trong những lĩnh vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng kinh tế là lĩnh vực tài chính – ngân hàng..
- Bằng chứng là hoạt động sáp nhập và tái cấu trúc các ngân hàng thương mại diễn ra khá mạnh mẽ trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2015, có thể kể đến một vài điển hình như thương vụ hợp nhất giữa Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western bank) thành Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVcombank), thương vụ sáp nhập Ngân hàng cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) vào Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB)..
- Trước tình hình kinh tế khó khăn, để duy trì hoạt động và phát triển, các tổ chức tín dụng nói chung và các Ngân hàng thương mại nói riêng đang nỗ lực đưa ra thị trường các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng và nâng cao doanh số..
- Một trong những phương án được các ngân hàng lựa chọn đó là đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, mở rộng đối tượng tài sản có thể nhận làm tài sản bảo đảm.
- Nếu như trước đây đối tượng tài sản được các ngân hàng ưa chuộng và hướng tới là các bất động sản thì những năm gần đây tài sản bảo đảm lại đa đạng, phong phú hơn rất nhiều, nó không chỉ bao gồm tài sản hiện hữu mà còn bao gồm cả tài sản hình thành trong tương lai.
- Một trong những quyền tài sản đang được khá nhiều các ngân hàng thương mại quan tâm và nhận làm tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ đặc biệt là biện pháp thế chấp quyền đòi nợ để bảo đảm tiền vay của khách hàng..
- Mặc dù quyền đòi nợ đã và đang trở thành một loại tài sản bảo đảm được các ngân hàng thương mại ưa chuộng nhưng các quy định của pháp luật về loại tài sản còn đang khá hạn chế và nhiều vướng mắc.
- Xuất phát từ lý do nêu trên, việc nghiên cứu đề tài “Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ tại các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay” nhằm chỉ ra các vướng mắc mà các ngân hàng thương mại gặp.
- Quyền đòi nợ được dùng để thế chấp đảm bảo rất nhiều nghĩa vụ của khách hàng với Ngân hàng thương mại như: cho vay, L/C tài trợ bên bán/ bên nhập khẩu hoặc L/C giáp lưng….
- Trong phạm vi luận văn này, tác giả luận văn chỉ đi sâu nghiên cứu vấn đề thế chấp quyền đòi nợ để đảm bảo nghĩa vụ vay vốn của khách hàng tại Ngân hàng thương mại vì đây đây là hình thức cấp tín dụng cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay..
- Các nội dung được tác giả đề cập đến trong luận văn này chủ yếu được xây dựng trên cơ sở đúc rút từ kinh nghiệm làm việc thực tế và tham khảo thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại..
- sự phát triển của các quy định pháp luật về quyền đòi nợ, thế chấp quyền đòi nợ.
- phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật hiện hành về quyền đòi nợ, thế chấp quyền đòi nợ;.
- Nêu lên thực trạng của hoạt động nhận thế chấp quyền đòi nợ tại các ngân hàng thương mại, trên cơ sở đó chỉ ra các bất cập của pháp luật hiện hành về quyền đòi nợ, thế chấp quyền đòi nợ;.
- Chương 1: Một số vấn đề chung về thế chấp quyền đòi nợ tại Ngân hàng thương mại..
- Chương II: Pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ và thực tiễn thế chấp quyền đòi nợ tại Ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay..
- Chương III: Một số giải pháp, kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về thế chấp quyền đòi nợ tại các Ngân hàng thương mại ở Việt Nam..
- Ngân hàng thƣơng mại và hoạt động của ngân hàng thƣơng mại.
- Ngân hàng thương mại đã hình thành tồn tại và phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển của kinh tế hàng hoá.
- Sự phát triển hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đã có tác động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn nền kinh tế thị trường thì NHTM cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính không thể thiếu được.
- Thông qua hoạt động tín dụng, ngân hàng thương mại đã tạo lợi ích cho người gửi tiền, người vay tiền và cho cả ngân hàng thông qua chênh lệch lãi suất..
- Tại các nước khác nhau trên thế giới, cách hiểu thuật ngữ ngân hàng thương mại cũng có sự khác biệt, ví dụ:.
- Tại Mỹ, Ngân hàng thương mại là công ty kinh doanh tiền tệ, chuyên cung cấp dịch vụ tài chính và hoạt động trong ngành công nghiệp dịch vụ tài chính..
- Đạo luật ngân hàng của Pháp (1941) cũng đã định nghĩa: "Ngân hàng thương mại là những xí nghiệp hay cơ sở mà nghề nghiệp thường xuyên là nhận tiền bạc của công chúng dưới hình thức ký thác, hoặc dưới các hình thức khác và sử dụng tài nguyên đó cho chính họ trong các nghiệp vụ về chiết khấu, tín dụng và tài chính"..
- Tại Việt Nam, trước khi Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 (Sau đây viết tắt là “Luật các TCTD năm 2010”) ra đời cũng có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ ngân hàng thương mại.
- Trong đó, đa số các chuyên gia kinh tế, các nhà đầu tư cho rằng “Ngân hàng thương mại là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền kí gửi từ khách hàng với trách nhiệm hoàn trả.
- Theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 thì: “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”..
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 thì: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này.
- Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã”..
- Như vậy, căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, thì Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tín dụng và là loại hình ngân hàng có phạm vi hoạt động rộng nhất trong số các loại hình ngân hàng, vì nó không chỉ được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng mà còn được thực hiện “các hoạt động kinh doanh khác” theo quy định của Luật các TCTD năm 2010..
- Như đã nêu tại mục 1.1, Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng có phạm vi hoạt động rộng nhất, theo đó, hoạt động của Ngân hàng thương mại bao gồm hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác được phép theo quy định của Luật các TCTD năm 2010..
- 1.1.2.1 Hoạt động ngân hàng của Ngân hàng thương mại.
- Khoản 7 Điều 20 Luật các TCTD năm 1997 được sửa đổi bổ sung theo Luật số 20/2004/QH11 quy định: “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”..
- Theo quy định tại Khoản 12 Điều 4 Luật các TCTD năm 2010 thì: “Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây:.
- b) Cấp tín dụng;.
- Như vậy, so với Luật các TCTD cũ, khái niệm hoạt động ngân hàng trong Luật các TCTD năm 2010 đã có sự thay đổi lớn về mặt nội hàm, cụ thể: hoạt động ngân hàng bao gồm một trong ba hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản thay vì phải thực hiện đồng thời cả ba hoạt động trên.
- a) Hoạt động nhận tiền gửi.
- Khoản 13 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Nhận tiền gửi là hoạt động nhận tiền của tổ chức, cá nhân dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo nguyên tắc có hoàn trả đầy đủ tiền gốc, lãi cho người gửi tiền theo thỏa thuận”..
- Hoạt động nhận tiền gửi là hoạt động đặc thù của loại hình tổ chức tín dụng là ngân hàng.
- Theo đó, ngân hàng có thể nhận tiền gửi của cả tổ chức và cá nhân, nhận tiền gửi dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn hoặc không kỳ hạn tùy thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng và người gửi tiền.
- Để kiểm soát hoạt động nhận tiền gửi của các ngân hàng, đảm bảo sự phát triển an toàn của hoạt động ngân hàng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với vai trò là Ngân hàng Trung ương đã có những biện pháp nhất định và một trong các biện pháp hữu hiệu đó là quy định trần lãi suất gửi tiền..
- Biện pháp này của Ngân hàng Nhà nước khi mới đưa vào áp dụng đã gây ra không ít khó khăn cho các Ngân hàng thương mại.
- Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, rõ ràng biện pháp này đã có những tác động tích cực đến hoạt động ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, bằng chứng là hoạt động ngân hàng diễn ra một cách minh bạch hơn, lãi suất cho vay giảm mạnh tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn từ đó thúc đẩy hoạt động đầu tư..
- b) Hoạt động cấp tín dụng.
- Khoản 14 Điều 4 Luật các Tổ chức tín dụng 2010 quy định: “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”..
- Tuy vậy, đến Luật các TCTD năm 2010, hoạt động bao thanh toán vẫn còn là một nghiệp vụ khá mới mẻ với các ngân hàng thương mại..
- Trong số các nghiệp vụ cấp tín dụng, cho vay là nghiệp vụ cấp tín dụng cơ bản, phổ biến, có ý nghĩa sống còn đối với các Ngân hàng thương mại và được các Ngân hàng thương mại chú trọng nhất.
- Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong năm 2014, tỷ lệ dư nợ cho vay chiếm tới 42,85% tỷ lệ dư nợ cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại..
- Hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng được điều chỉnh bởi Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng được ban hành kèm theo Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN.
- Trong điều kiện hoạt động cấp tín dụng nói chung và cho vay nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, để đáp ứng tình hình thực tế, Ngân hàng.
- nhà nước đang dự thảo văn bản thay thế cho Quy chế cho vay hiện hành, nhằm góp phần giải quyết được các vướng mắc mà hoạt động tín dụng hiện nay đang gặp phải..
- Ngoài hình thức cho vay, bảo lãnh ngân hàng cũng là một trong các hình thức cấp tín dụng truyền thống..
- Khoản 18 Điều 4 Luật Các Tổ chức tín dụng 2010 quy định:.
- “Bảo lãnh ngân hàng là hình thức cấp tín dụng, theo đó tổ chức tín dụng cam kết với bên nhận bảo lãnh về việc tổ chức tín dụng sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho khách hàng khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ đã cam kết.
- Như vậy, nếu cho vay là nghiệp vụ mà ngân hàng gần như chắc chắn phải giao cho khách hàng một khoản tiền thì bảo lãnh ngân hàng lại là nghiệp vụ phát sinh nghĩa vụ trong tương lai của ngân hàng và có thể nghĩa vụ này (nghĩa vụ trả nợ thay) sẽ không phát sinh (trong trường hợp bên được bảo lãnh không vi phạm nghĩa vụ)..
- Ngoài các hình thức cấp tín dụng phổ biến nêu trên, các hình thức cấp tín dụng khác như chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán cũng đang được các Ngân hàng thương mại ngày càng chú trọng nhằm đa dạng hóa sản phẩm tín dụng để có thể đáp ứng mọi nhu cầu của mọi đối tượng khách hàng..
- c) Hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
- Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản có thể nói là hoạt động ngân hàng đặc thù nhất, đây là hoạt động nghiệp vụ mà chỉ các ngân hàng mới được quyền thực hiện, cung ứng..
- sử dụng tài khoản (khách hàng) và các Ngân hàng thương mại.
- Tuy nhiên, sự phát triển của hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cũng đặt ra cho các Ngân hàng thương mại không ít thách thức, đó là áp lực nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh với các đối tác, áp lực về vấn đề an ninh thông tin, bảo mật đặc biệt là trong điều kiện tội phạm công nghệ cao đang gia tăng và diễn biến một cách phức tạp như hiện nay.
- Ngoài ra, vấn đề phòng, chống rửa tiền cũng là một thách thức rất lớn với các Ngân hàng thương mại, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động, có nguy cơ gây thiệt hại về vật chất cho các Ngân hàng thương mại mà còn là điều kiện để các Ngân hàng thương mại hội nhập kinh tế thế giới..
- Các hoạt động kinh doanh khác của Ngân hàng thương mại a) Góp vốn, mua cổ phần.
- Lĩnh vực ngân hàng là lĩnh vực quan trọng và có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực khác của nền kinh tế xã hội, vì vậy, sự quản lý, kiểm soát của Nhà nước đối với lĩnh vực này cũng chặt chẽ hơn so với các lĩnh vực khác.
- Nếu như ở các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế khác, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện những hoạt động mà pháp luật không cấm thì riêng đối với lĩnh vực ngân hàng các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp chỉ có thể thực hiện các hoạt động mà pháp luật cho phép..
- Do đặc thù ngành nghề nên hoạt động góp vốn, mua cổ phần của Ngân hàng thương mại cũng phải tuân thủ những điều kiện, quy định pháp luật nhất định, cụ thể là:.
- Ngân hàng thương mại chỉ được góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng.
- Trường hợp muốn góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác ngoài các lĩnh vực nêu trên thì phải được sự chấp thuận trước bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước theo quy định tại khoản 4 Điều 103 Luật các Tổ chức tín dụng 2010..
- Mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó (trừ trường hợp công ty con, công ty liên kết là công ty quản lý quỹ góp vốn, mua cổ phần từ nguồn vốn của các.
- quỹ do công ty quản lý) vào một doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng không được vượt quá 11% vốn điều lệ của doanh nghiệp nhận vốn góp theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Thông tư 36/2014/TT – NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài..
- Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, bao gồm cả mức vốn cấp, vốn góp vào các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư 36/2014/TT – NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
- Ngân hàng thương mại không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là cổ đông, thành viên góp vốn của chính ngân hàng thương mại đó.
- không được góp vốn, mua cổ phần của các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng khác là người có liên quan của cổ đông lớn, của người quản lý của ngân hàng thương mại đó theo quy định tại khoản 5 Điều 18 Thông tư 36/2014/TT – NHNN quy định về tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài..
- Như vậy, mặc dù pháp luật cho phép Ngân hàng thương mại được thực hiện hoạt động góp vốn, mua cổ phần, nhưng để có thể thực tế thực hiện được hoạt động này, các Ngân hàng thương mại phải đáp ứng khá nhiều các điều kiện chặt chẽ và tuân thủ nghiêm ngặt các giới hạn về tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp do Ngân hàng nhà nước quy định..
- Thị trường tiền tệ là thị trường vốn ngắn hạn, nơi diễn ra các hoạt động của cung và cầu nguồn vốn ngắn hạn.
- Thị trường sơ cấp là nơi diễn ra các hoạt động mua, bán lần đầu các loại giấy tờ có giá.
- Thị trường thứ cấp là nơi diễn ra các hoạt động.
- Báo Sài Gòn giải phóng Hoạt động ngân hàng 6 tháng đầu năm 2015”..
- Công ty TNHH MTV quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Báo cáo kết quả xử lý nợ 6 tháng cuối năm 2014..
- Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, Phòng Quản lý tài sản bảo đảm – Khối Tín dụng, Danh mục tài sản bảo đảm..
- Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam, Báo cáo hoạt động tín dụng 6 tháng cuối năm 2014..
- Quy định về việc nhận tài sản bảo đảm là quyền đòi nợ số 3736/2011/QĐ- TGĐ ngày 10/6/2011 của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng..
- Quy định nhận thế chấp tài sản là quyền đòi nợ số 116/2012/QĐ-TGĐ ngày 1/12/2012 của Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam;.
- Quy định nhận thế chấp tài sản là quyền đòi nợ số 166/2013/QĐ-TGĐ ngày của Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội..
- Thông tư quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài số 36/2014/TT-NHNN ngày .
- Thông tư số 30/2014/TT-NHNN ngày quy định về ủy thác và nhận ủy thác của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;