« Home « Kết quả tìm kiếm

Pháp luật Việt Nam trong tương quan với Pháp luật quốc tế về lao động


Tóm tắt Xem thử

- Pháp luật Việt Nam trong tương quan với Pháp luật quốc tế về lao động.
- Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Quốc tế.
- Abstract: Trình bày cơ sở lý luận về sự tương quan giữa pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật quốc tế về lao động.
- Nghiên cứu một số vấn đề chung về tương quan giữa pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật lao động quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế.
- Đưa ra giải pháp nhằm góp phần làm tương thích pháp luật lao động Việt Nam với các cam kết quốc tế của nước ta về lao động..
- Keywords: Pháp luật Việt Nam.
- Luật Quốc tế.
- Pháp luật quốc tế.
- Luật lao động Content.
- Về phương diện pháp luật quốc gia, Nhà nước ta đang tiến hành sửa đổi Bộ luật lao động.
- Nhiều cuộc hội thảo quốc gia và hội thảo quốc tế đã được tổ chức để bàn luận về nội dung Dự thảo Bộ luật..
- Dự kiến Bộ luật lao động (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội vào năm 2011..
- Về phương diện pháp luật quốc tế, Nhà nước ta đã gia nhập 18 công ước quốc tế về lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO).
- Đồng thời nước ta sẽ tiếp tục đàm phán với Tổ chức Lao động Quốc tế, trong Hiệp hội các quốc gia Đông Nam á (ASEAN), một số diễn đàn khác để đạt được những cam kết quốc tế mới trong lĩnh vực lao động.
- Đó là một nhiệm vụ kép rất nặng nề trong xây dựng và thực thi pháp luật lao động của Việt Nam..
- Về phương diện xây dựng pháp luật, xét theo góc nhìn của đề tài luận văn, pháp luật lao động nước ta cần phải được xây dựng phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta về lao động, từng bước tương thích với các tiêu chuẩn pháp luật quốc tế đã được thừa nhận phổ cập..
- Về phương diện thực tiễn, trong lĩnh vực lao động ở nước ta đang phát sinh nhiều vấn đề mới.
- Hàng loạt vấn đề như về đại diện người sử dụng lao động.
- thỏa ước lao động tập thể ngành.
- tranh chấp lao động và giải quyết tranh chấp lao động.
- vệ sinh, an toàn lao động v.v.
- Các mặt của tình hình nêu trên đang diễn ra và tác động cộng hưởng với nhau trong lĩnh vực pháp luật về lao động ở nước ta..
- Trong bối cảnh như đã nêu ở trên, một mặt, có nhiều vấn đề đặt ra về pháp luật lao động cả về phương diện pháp luật quốc gia của nước ta, cả về phương diện pháp luật quốc tế..
- Mặt khác, trong thời đại hiện nay - thời đại phát triển kinh tế thị trường và toàn cầu hóa kinh tế quốc tế, pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế trong nhiều lĩnh vực, chẳng hạn như lĩnh vực thương mại, đầu tư, dịch vụ, sở hữu trí tuệ, lao động.
- Mối tương quan và thâm nhập lẫn nhau giữa các lĩnh vực pháp luật sâu đến mức thậm chí khó phân biệt được khía cạnh đối nội hay khía cạnh đối ngoại, khía cạnh quốc gia và khía cạnh quốc tế của chính sách pháp lý..
- Vì vậy việc nghiên cứu một số vấn đề pháp luật lao động của nước ta trong tương quan với pháp luật quốc tế về lao động là một nhu cầu có thực, rất thời sự và rất cần thiết..
- Theo tác giả luận văn biết, trong quá trình xây dựng Dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi), cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã đối chiếu, so sánh các công ước quốc tế của ILO mà nước ta gia nhập để xây dựng những qui định mới tương thích.
- Những nghiên cứu đó mang tính phục vụ tác nghiệp cho công tác soạn thảo Bộ luật lao động (sửa đổi)..
- Văn phòng ILO tại Hà Nội cũng đã phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức một số cuộc thảo luận về Dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) của nước ta.
- mà chưa nghiên cứu một cách tổng quát về tương quan giữa pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật quốc tế về lao động dưới giác độ lý luận khoa học pháp lý..
- Có thể nói, chưa có công trình nghiên cứu nào bàn tổng quan về pháp luật lao động của nước ta trong tương quan với pháp luật lao động quốc tế.
- Pháp luật Việt Nam trong tương quan với pháp luật quốc tế về lao động".
- Góp phần nâng cao sự hiểu biết về đặc thù của lao động và đặc thù của pháp luật về lao động cả ở phương diện quốc gia và phương diện quốc tế trong thời đại ngày nay..
- Góp phần tăng cường nhận thức khoa học về lý luận và thực tiễn mối quan hệ lẫn nhau giữa pháp luật lao động quốc gia và các cam kết quốc tế của quốc gia về lao động trong bối cảnh hiện nay của thế giới..
- Góp phần phục vục việc nâng cao chất lượng dự thảo Bộ luật lao động (sửa đổi) dưới góc nhìn tương thích với những cam kết quốc tế của nước ta về lao động..
- Góp phần vào việc phục vụ soạn thảo Bộ luật lao động tương thích với các cam kết quốc tế của nước ta về lao động cả trong xây dựng Dự thảo, cả từ góc độ thực thi những qui định của pháp luật lao động..
- Một là, xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn mối tương quan giữa pháp luật lao động nước ta với pháp luật quốc tế về lao động..
- Hai là, trình bày tổng quan về pháp luật lao động của nước ta.
- và tổng quan các cam kết quốc tế của nước ta về lao động trong khuôn khổ Tổ chức Lao động Quốc tế..
- Ba là, đề xuất một số giải pháp làm cho pháp luật lao động nước ta tương thích với các cam kết quốc tế của nước ta bắt nguồn từ các công ước quốc tế của ILO mà nước ta đã gia nhập để thực thi hiệu quả những qui định pháp luật về lao động cả trong quan hệ đối nội lẫn trong quan hệ đối ngoại..
- Thứ nhất: Tên gọi đề tài ngụ ý nói về "Pháp luật lao động Việt Nam trong tương quan với pháp luật lao động quốc tế".
- Nhưng để tránh lặp lại từ ngữ "lao động", đề tài được viết tắt thành "Pháp luật Việt Nam".
- Tác giả không nghiên cứu pháp luật Việt Nam nói chung, mà chỉ nghiên cứu về "pháp luật lao động Việt Nam trong tương quan với pháp luật quốc tế về lao động"..
- Thứ hai: Pháp luật quốc tế về lao động là một khái niệm rộng.
- Tác giả xin không bàn về pháp luật quốc tế nói chung về lao động, mà chỉ khoanh vùng và bàn về những cam kết quốc tế của nước ta về lao động trong khuôn khổ các công ước quốc tế về lao động của ILO trong mối tương quan với pháp luật lao động của nước ta.
- Vì những cam kết của nước ta trong các công ước của ILO mà nước ta đã gia nhập thể hiện tập trung nhất, điển hình nhất những vấn đề pháp lý mà chúng ta đang rất quan tâm..
- Thứ ba: Tác giả không có tham vọng và nhận thức rằng mình chưa đủ điều kiện và trình độ để bàn về tất cả các vấn đề có liên quan của pháp luật lao động dưới giác độ pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế, vì vậy tác giả chỉ xin bàn về một số vấn đề chung nhất nhằm góp phần phục vụ xây dựng Dự thảo Bộ luật lao động sửa đổi..
- Các điều ước quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế về lao động: Công ước số 5 về quy định tuổi tối thiểu của trẻ em được vào làm việc trong các công việc công nghiệp.
- Công ước.
- số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau thông qua ngày 29/6/1951.
- Công ước số 155 về an toàn lao động và vệ sinh lao động và môi trường làm việc ngày 22/6/1981.
- Công ước số 29 về lao động cuỡng bức.
- Công ước số 98 về quyền được tổ chức và thương lượng tập thể….
- Bộ luật lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2007)..
- Dự thảo (sửa đổi) Bộ luật lao động Việt Nam, năm 2010..
- Các văn bản dưới luật có liên quan đến lĩnh vực lao động..
- Tác giả tiếp cận các nội dung nghiên cứu từ: 1) nhu cầu thực tiễn của quan hệ lao động cần được điều chỉnh bằng luật pháp.
- 2) đòi hỏi của quản lý nhà nước đối với lao động và quan hệ lao động.
- 3) yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của nước ta về lao động trong.
- Đề tài có nhiều ý nghĩa lý luận về pháp luật lao động trong bối cảnh hiện nay của thời đại, đồng thời nó góp phần phục vụ thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật lao động ở nước ta..
- Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tương quan giữa pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật quốc tế về lao động..
- Chương 2: Một số vấn đề chung về tương quan giữa pháp luật lao động Việt Nam với pháp luật lao động quốc tế của Tổ chức Lao động Quốc tế..
- Chương 3: Một số giải pháp nhằm góp phần làm tương thích pháp luật lao động Việt Nam với các cam kết quốc tế của nước ta về lao động..
- Bộ Lao động- Thương binh và xã hội (1994), Điều lệ của Tổ chức ILO, (Tài liệu dịch từ tiếng Anh), Hà Nội..
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (1999), Thông tư 21/1999/TT-BLDTBXH ngày 11/9 quy định danh mục nghề, công việc và các điều kiện được nhận trẻ em chưa đủ 15 tuổi vào làm việc, Hà Nội..
- Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (2010), Dự thảo sửa đổi Bộ luật lao động, Hà Nội..
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Tài liệu hội thảo quốc gia tương lai của quan hệ lao động và việc sửa đổi Bộ luật lao động, Tổ chức tại Hà Nội, tháng 3, Hà Nội..
- Chính phủ (1994), Nghị định số 198/CP ngày 31/12 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động, Hà Nội.
- Chính phủ (2002), Nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31/12 quy định những ưu đãi dành riêng cho lao động nữ, Hà Nội..
- "Công ước số 5 của Tổ chức ILO về quy định tuổi tối thiểu của trẻ em được vào làm việc trong các công việc công nghiệp".
- (2004), Trong sách: Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội..
- "Công ước số 6 của Tổ chức ILO về làm việc ban đêm của trẻ em trong công nghiệp".
- "Công ước số 29 về Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, năm Trong sách:.
- Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội..
- Công ước số 81 của Tổ chức ILO về thanh tra lao động trong công nghiệp và thương mại, (2004), Trong sách: Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội..
- Công ước số 87 của Tổ chức ILO về quyền tự do hiệp hội và bảo vệ quyền được tổ chức Trong sách: Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội..
- Công ước số 98 của Tổ chức ILO về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể, (2004), Trong sách: Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội..
- "Công ước số 100 của Tổ chức ILO về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau thông qua ngày .
- "Công ước số 111 của Tổ chức ILO về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp, năm 1958".
- Công ước số 138 của Tổ chức ILO về tuổi tối thiểu được đi làm việc, (2004), Trong sách:.
- "Công ước số 144 của Tổ chức ILO về sự tham khảo ý kiến ba bên nhằm xúc tiễn việc thi hành các quy phạm quốc tế về lao động, năm Trong sách: Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội..
- "Công ước số 155 của Tổ chức ILO về an toàn và vệ sinh lao động và Môi trường làm việc, năm 1981".
- "Công ước số 182 của Tổ chức ILO về nghiêm cấm và hành động khẩn cấp xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất năm Trong sách: Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội..
- "Công ước số 183 của Tổ chức ILO về thai sản Trong sách: Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội..
- Công ước Viên năm 1969 về luật điều ước quốc tế giữa các quốc gia..
- Quốc hội (1994), Bộ luật lao động, Hà Nội..
- Tổ chức Lao động Quốc tế (2004), Một số công ước và khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.